Kính gửi Ban Biên tập các báo lề trái,
Tôi xin gửi quý Tòa soạn một bài viết của Khổng Minh Dụ - ông là
tướng công an, nguyên Cục trưởng Cục A25 (An ninh Văn hóa – Tư tưởng) –
đăng trên báo lề phải “An ninh Thế giới”.
Tôi có một kỷ niệm với Khổng Minh Dụ:
Tháng 3 năm 1998, tôi vào công tác ở Bình Phước, do bị mật vụ ngầm báo, tôi bị bắt và bị câu lưu tại Sở Công an Bình Phước. Do không thu được tang chứng (Hồi đó chưa có Internet, để tránh bị kiểm soát ở Bưu điện Hà Nội, tôi kết hợp đem tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” của Bùi Minh Quốc vào Sài Gòn gửi sang Hoa Kỳ. Rất may, tôi vừa gửi hôm trước thì hôm sau bị bắt. Nếu không, chắc chắn tôi đã bị tù khốn khổ từ ngày ấy vì ngày ấy gửi tài liệu “phản động” cho một đối tượng ở Mỹ thì bị kết án nặng hơn bây giờ nhiều nhiều lắm).
Không thu được tang chứng, lại do nghe tin tôi tuyệt thực, Khổng Minh Dụ đã kịp đến giải tỏa cho tôi và cư xử với tôi bằng một thái độ đáng trân trọng. Về Hà Nội tôi còn được ông gửi tặng một số bài thơ, truyện ký của ông. Ông là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam.
Tôi cũng xin gửi đính kèm bài viết của tôi ngày ấy để độc giả có dịp tham khảo và cùng chia sẻ chủ trương “phân hóa đối phương”. Công an không phải tất cả đều xấu như nhau. Cũng như “nhà dân chủ” không phải tất cả đều có trình độ hiểu biết cần thiết, đều có đạo đức tốt. Một số “nhà dân chủ” chống cộng tài tử, chống cộng mù quáng không chỉ căm ghét, thich gây sự với bất cứ người công an nào đối diện mà do đa nghi, do đố kỵ, sẵn sàng vu cáo những người đang trên cùng chiến tuyến đấu tranh dân chủ với mình là công an. Việc đó không những là tàn nhẫn với đồng chí mà còn phá nát nội bộ dân chủ, trúng kế các thế lực chống diễn biến hòa bình.
Nguyễn Thanh Giang
Tôi có một kỷ niệm với Khổng Minh Dụ:
Tháng 3 năm 1998, tôi vào công tác ở Bình Phước, do bị mật vụ ngầm báo, tôi bị bắt và bị câu lưu tại Sở Công an Bình Phước. Do không thu được tang chứng (Hồi đó chưa có Internet, để tránh bị kiểm soát ở Bưu điện Hà Nội, tôi kết hợp đem tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” của Bùi Minh Quốc vào Sài Gòn gửi sang Hoa Kỳ. Rất may, tôi vừa gửi hôm trước thì hôm sau bị bắt. Nếu không, chắc chắn tôi đã bị tù khốn khổ từ ngày ấy vì ngày ấy gửi tài liệu “phản động” cho một đối tượng ở Mỹ thì bị kết án nặng hơn bây giờ nhiều nhiều lắm).
Không thu được tang chứng, lại do nghe tin tôi tuyệt thực, Khổng Minh Dụ đã kịp đến giải tỏa cho tôi và cư xử với tôi bằng một thái độ đáng trân trọng. Về Hà Nội tôi còn được ông gửi tặng một số bài thơ, truyện ký của ông. Ông là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam.
Tôi cũng xin gửi đính kèm bài viết của tôi ngày ấy để độc giả có dịp tham khảo và cùng chia sẻ chủ trương “phân hóa đối phương”. Công an không phải tất cả đều xấu như nhau. Cũng như “nhà dân chủ” không phải tất cả đều có trình độ hiểu biết cần thiết, đều có đạo đức tốt. Một số “nhà dân chủ” chống cộng tài tử, chống cộng mù quáng không chỉ căm ghét, thich gây sự với bất cứ người công an nào đối diện mà do đa nghi, do đố kỵ, sẵn sàng vu cáo những người đang trên cùng chiến tuyến đấu tranh dân chủ với mình là công an. Việc đó không những là tàn nhẫn với đồng chí mà còn phá nát nội bộ dân chủ, trúng kế các thế lực chống diễn biến hòa bình.
Nguyễn Thanh Giang
Dân Luận xin lược bỏ phần bài viết của tướng Khổng Minh Dụ, vì bài
viết này đã được chúng tôi đăng tải cách đây ít ngày tại đây, mời độc
giả tham khảo: Khổng Minh Dụ -
Nghịch lý.
Nguyễn Thanh Giang - Về việc bị bắt trong chuyến đi công tác tại Bình Phước
Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt nam
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam
Các cơ quan Thông tấn và Báo chí
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam
Các cơ quan Thông tấn và Báo chí
Vào lúc 10 giờ sáng 12 tháng 3 năm 1998, tôi - Nguyễn Thanh Giang,
trong cương vị Cố vấn Cao cấp - cùng đồng chí Giám đốc và Trợ lý Giám
đốc của Trung tâm Giáo dục và Hỗ trợ Sức khoẻ Cộng đồng đang làm việc
với đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động và Thương binh - Xã hội tỉnh Bình
Phước tại văn phòng cơ quan của Sở thì bị một tốp công an ập vào cắt
ngang buổi làm việc, đưa ra một lá đơn gửi Bộ Nội vụ của một người khai
tên là Lê văn Chánh - đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam bị khai trừ - tố
cáo rằng khi tình cờ gặp tôi ở Nhà Xuất bản Văn học tại Thành phố Hồ
Chí Minh đã được tôi biếu Nhà văn - Giám đốc Hoàng Lại Giang và cho anh
ta bản viết của tôi về tướng Trần Độ. Công an buộc tất cả mọi người (kể
cả các cán bộ của tỉnh Bình Phước và hai người cùng đi công tác với tôi)
lên xe ôtô về phòng ở của tôi. Sau khi khám xét rất kỹ, các đồng chí
công an lập biên bản thu giữ tang vật, bắt tất cả những người có mặt ký
tên. Tang vật thu giữ gồm: (1) Bài viết 8 trang có tiêu đề “Trao đổi với
nhà cách mạng lão thành Trần Độ về Tình hình đất nước và Vai trò của
đảng Cộng sản “ mà tôi là tác giả. (2) Một cuốn sổ công tác của tôi.
Chỉ có vậy, mà rồi tôi bị dẫn lên xe công an trước sự ngơ ngác, kinh
hãi của mọi người!?
Tại Sở Công an tỉnh Bình Phước, tôi bị trung tá Hoàng Phước Thuận -
phụ trách A25 tại phía nam - từ Thành phố Hồ Chí Minh tới cùng một số
công an sở tại thẩm vấn suốt mấy buổi trong không khí nóng bức, ngột
ngạt của thị trấn Đồng Xoài. Không chịu nổi uất ức, tôi đã tuyệt thực để
phản đối.
Mười giờ sáng ngày 14 tháng 3 năm 1998, thiếu tướng Khổng Minh Dụ -
Cục trưởng A25 Bộ Nội vụ mời tôi gặp, bảo rằng, ông vừa đáp máy bay tức
tốc từ Hanoi vào chỉ vì việc của tôi. Ông vừa giải thích chủ trương,
đường lối của Đảng, vừa ra sức thuyết phục tôi phải nhận một sai phạm
nào đấy. (Ví dụ như: không quán triệt điều 4 Hiến pháp CHXHCNVN, bênh
vực Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự một cách không đúng, tán phát tài
liệu và vi phạm điều 205a Bộ Luật Hình sự...)
Tôi xác quyết mình không hề mắc bất kỳ sai phạm nào nên không tự kìm nén nổi, đã vượt qua cả sự khiêm nhường cần thiết, tuyên bố trước mọi người: “Các anh xử lý thế nào, trước mắt, tôi cũng đành chịu, chỉ mong đảm bảo được 3 điều: một là đúng luật pháp, hai là đúng trách nhiệm, ba là hợp đạo lý, có nghĩa có tình. Về phần tôi, tôi đã bắt đầu tuyệt thực từ hôm qua, tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi hoặc được về với gia đình hoặc sẽ chết ở đây. Nếu tôi chết, tin tưởng rằng những trang viết của tôi sẽ cháy bừng lên không chỉ với lưong tri trí thức trong và ngoài lãnh thổ, mà ngay trong lòng những đảng viên Cộng sản Việt nam. Tôi không huyễn hoặc như ai hy vọng được muôn năm, được đời đời, nhưng rất có thể sẽ trong vài thế hệ. Chắc chắn như vậy nên dẫu thế nào đi nữa tôi vẫn rất vui“.
Tôi xác quyết mình không hề mắc bất kỳ sai phạm nào nên không tự kìm nén nổi, đã vượt qua cả sự khiêm nhường cần thiết, tuyên bố trước mọi người: “Các anh xử lý thế nào, trước mắt, tôi cũng đành chịu, chỉ mong đảm bảo được 3 điều: một là đúng luật pháp, hai là đúng trách nhiệm, ba là hợp đạo lý, có nghĩa có tình. Về phần tôi, tôi đã bắt đầu tuyệt thực từ hôm qua, tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi hoặc được về với gia đình hoặc sẽ chết ở đây. Nếu tôi chết, tin tưởng rằng những trang viết của tôi sẽ cháy bừng lên không chỉ với lưong tri trí thức trong và ngoài lãnh thổ, mà ngay trong lòng những đảng viên Cộng sản Việt nam. Tôi không huyễn hoặc như ai hy vọng được muôn năm, được đời đời, nhưng rất có thể sẽ trong vài thế hệ. Chắc chắn như vậy nên dẫu thế nào đi nữa tôi vẫn rất vui“.
Về Thành phố Hồ Chí Minh tôi còn tiếp tục được mời đến Văn phòng Bộ
Nội vụ tại Thành phố vào sáng Thứ Hai, 16 tháng 3 năm 1998. Cuối đợt
thẩm vấn này tôi đã ghi những dòng sau đây trước khi ký vào biên bản:
“Tôi đánh giá tốt trình độ hiểu biết và tác phong làm viêc của ông Khổng
Minh Dụ và ông Hoàng Phước Thuận. Tôi trân trọng thái độ chân tình của
hai ông. Tôi cho rằng việc bắt giữ tôi ở Bình Phước là không đúng và
không cần thiết. Tôi hy vọng chúng ta cùng biết sẽ phải làm những gì có
ích cho Nhân dân, cho Đất nước, kể cả cho đảng Cộng sản Việt nam“.
Công bằng mà nói, những công an mà tôi tiếp xúc trong đợt vừa qua như
thiếu tướng Dụ, trung tá Thuận, thiếu tá - phó phòng an ninh điều tra
tỉnh Bình Phước - Nguyễn hữu Trần, đại uý Lê Bá Viện, đai uý Hải (người
Thanh Hoá) đều là những cán bộ trẻ có gương mặt hiền lành, có học. Nếu
họ không bị ép buộc thực thi những mệnh lệnh sai trái thì họ đều là
những người đáng yêu. Họ không chỉ tỏ tinh thần trọng thị, thái độ lịch
sự trong cách xưng hô nhã nhặn, khiêm nhường, trong việc đón - tiễn tôi
bằng những chiếc xe ôtô sang trọng, thết đãi tôi những bữa ăn thịnh soạn
mà còn làm tôi thực sự cảm động khi các đồng chí ấy, quá mức kiên trì,
thay nhau ngồi bên tôi nằn nì, cùng chờ cơm tôi suốt mấy tiếng đồng hồ
khi tôi tuyệt thực.
Dẫu sao, tôi không thể không phẫn nộ trước những hành động vừa phi
pháp vừa vô đạo lý. Tại sao tôi lại bị bắt giữ khi tôi chỉ mang bên mình
bài viết của chính tôi? Sao lại căn cứ vào một bức thư tố giác vô căn
cứ để quy kết rằng tôi tán phát tài liệu? Nhỡ anh ta do thù ghét mà dựng
chuyện hoặc do bị ai ép buộc phải làm thì sao? Bài viết của tôi đã được
gửi cho tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nhiều uỷ viên Bộ Chính Trị, uỷ viên
Trung ương Đảng, gửi tạp chí Cộng sản, báo Nhân Dân, tạp chí Thông tin -
Lý luận v.v... từ hơn một tuần trước khi rời Hanoi đi công tác và gần
một tháng tính đến ngày này. Tại sao không ai quy chụp là tài liệu xấu,
thậm chí không mảy may có ý kiến nhận xét, phê phán đúng sai mà tôi lại
bị bắt giữ vì nó? Tôi sẽ sẵn sàng khởi kiện việc này khi cần thiết.
Về vấn đề tán phát tài liệu. Thế nào là tán phát tài liệu? Tán phát
tài liệu có phải là tội trạng không?
Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 ghi “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp,
lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật“.
Điều 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã
được ta ký kết thừa nhận từ 1982 cũng nói rõ: “Mỗi người đều có quyền tự
do có ý kiến và phát biểu; quyền này cho phép bất cứ ai đều không phải
lo ngại về những ý kiến của mình. Nó bao gồm cả quyền tìm kiếm, thu nhận
và truyền bá các thông tin và các ý tưởng, bất chấp biên giới, bằng bất
cứ phương tiện nào“.
Vậy thì, việc nhận và lưu giữ bất cứ loại tài liệu nào phát hành
trong nước hay trên thế giới, việc viết bài để truyền tay nhau đọc hay
gửi đăng báo trong nước cũng như ở nước ngoài, việc trả lời phỏng vấn
với Đài Tiếng nói Việt Nam hay Đài báo Phương Tây đều là những việc phải
khuyến khích, phải hoan nghênh chứ không được xem là cấm kỵ. Người ta
có thể lợi dụng chỗ không chặt chẽ của điều 82 Bộ luật Hình sự nước ta
để trấn áp, để trù diệt người này, người khác, nhưng, nên nhớ rằng trong
thời đại văn minh tin học, dẫu ai đó cố tình đắp lên hàng nghìn tấm
“vải dầy” cũng không thể nào che nổi “mắt thánh” của lương tri nhân
loại. Người ta không thể nào ngăn được sức truyền siêu mạnh của các hệ
thống truyền thanh, truyền hình, của fax, của Intecnet..., cũng không
thể bằng bất cứ cách thức nào tẩy xoá được sức ghi chép chi tiết, sức
lưu giữ trường cửu của đồ sộ những sách báo, ổ cứng, đĩa mềm... Nhân
dân Việt Nam, nhân dân thế giới có đầy đủ tư liệu để, không lúc này thì
lúc khác, không nơi này thì nơi khác, phán xét công minh; sẽ ghi tội, sẽ
còn đời đời nguyền rủa những ai sử dụng bất cứ thủ đoạn xảo trá nào để
chà đạp lên lẽ phải và công lý.
Mấy năm gần đây, nhiều người xuất phát từ lòng yêu thương hoặc chủ
trương bắn tin đe doạ thường thì thầm nhắc nhở tôi về vụ việc vợ chồng
nhà thơ - kịch tác gia tài năng Lưu Quang Vũ. Tôi không thể nào tin rằng
đấy là một cuộc xử lý. Tôi chỉ thắc mắc, không tài nào hiểu nổi rằng
tại sao trong xã hội mình lại xuất hiên và tồn tại những trạng thái tâm
lý ma quỷ như vậy? Thực tế uy hiếp nào đã đẩy nhiều quần chúng, đảng
viên vào trạng huống đến nỗi có thể hiểu ngầm được rằng đấy là một
phương thức xử lý của chúng ta?!
Dẫu sao, sau vụ bắt bớ hết sức phi lý này, tôi thấy có lẽ cũng phải
cảnh giác với cả những gì mà ở một xã hội lành mạnh bình thường nếu đặt
vấn đề cảnh giác thì sẽ có tội với lương tâm. Tôi xin khẩn thiết tấu
trình với Quốc hội và Uỷ ban Trung Uơng Mặt trận Tổ Quốc Việt nam; tôi
tha thiết kêu gọi sự quan tâm theo dõi sát sao của tất cả những tấm lòng
ưu ái trong và ngoài nước để kịp thời hỗ trợ ngăn chặn triệt để những
đối xử không đúng đắn với những người trong tay chỉ có cây bút với nồng
nàn tâm huyết được dồn ra mong đóng góp bằng tất cả trách nhiệm của mình
cho Nhân dân, cho Đất nước.
Thế là đợt công tác của chúng tôi không đạt được kết quả mong muốn.
Kế hoạch dự định vạch ra là triển khai bước đầu đồng thời thu thập dữ
liệu thuyết minh tạo cở sở mở rộng dần một dự án vừa được Trung tâm của
chúng tôi thiết lập cuối năm ngoái:” Chăm sóc và hỗ trợ các đối tượng
thiệt thòi do chiến tranh“ . Nhiệm vụ “triển khai bước đầu” mới chỉ làm
đươc phần rất nhỏ so với khả năng và dự tính. Chúng tôi mới chỉ kịp tặng
trại trẻ mồ côi ở Lộc Ninh một con bò đặc chủng Mỹ và những người tàn
tật ở Bình Phước ít chiếc xe lăn. Nhiệm vụ thứ hai cũng chỉ làm được rất
dở dang, trong khi đó, tôi còn mặt mũi nào trở lại gặp gỡ các cán bộ
Bình Phước để xúc tiến những chương trình công tác dù là hết sức thiện
chí!
Không hiểu do đâu mà các lực lượng an ninh nhiều khi cứ phải thực thi
những mệnh lệnh mà từ đấy buộc phải triển khai các hoạt động làm thương
tổn cho đồng bào, làm hại đến lợi ích quốc gia như vậy. Dư luận cho
rằng việc tạo hồ sơ bôi nhọ nhà văn Dương Thu Hương, việc gây tình huống
bắt bớ để dẫn tới phiên toà xử các ông Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang,
Hà Sỹ Phu một cách không chính đáng, chỉ vì phải truy tìm người đầu tiên
phát tán bức thư của uỷ viên Bộ Chính trị đảng CSVN Võ văn Kiệt; việc
lục soát, khám xét ngưòi này người kia để săn lùng tập “Thơ vụt hiện
trong phòng thẩm vấn” của nhà thơ Bùi Minh Quốc v.v... là những việc làm
rất phản chính trị. Đàn áp trí thức ở thời đại nào cũng là sai lầm và
cũng tự tích luỹ nhiều hiểm hoạ ngày càng lớn. Sénèque đã nói “Sự tàn
bạo tự nó uống một phần lớn thuốc độc của nó“ (La méchanceté boit elle-
même la plus grande partie de son poison). Sự đè nén đối với tinh thần,
đối với tư tưởng bao giờ cũng chỉ càng tạo nên sức bật giải toả mạnh mẽ
khôn lường. Những xuất bản phẩm như: “Un excommunier“ của Nguyễn Mạnh
Tường, “Người tù xử lý nội bộ“ của Trần Thư, “Đêm giữa ban ngày“ của Vũ
Thư Hiên... cùng những chồng chồng xếp xếp di cảo của Trần Dần, Đặng
đình Hưng v.v... đang và sẽ còn tồn tại khắp nơi trên thế giơí cũng như
trong lòng xã hội ta đều có sức thấm nhiễm rung động lòng người mà hàng
trăm ngàn trang viết phản bác cũng khó bề lấn át. Sao ta không biết “tri
bỉ, tri kỷ “ để hoà hợp, để thu phục được nhân tâm mà cứ lăm lăm quy
kết tất cả những gì khác ý thành phản động để rồi trong lòng lúc nào
cũng thấy bất an, thấy phải đối phó. Do bản thân đường lối chính sách
của ta tạo nên kẻ thù hay do ta cứ cho rằng tất cả những gì vận động hợp
quy luật trong tiến trình “diễn biến hoà bình“ đều là kẻ thù ? Nửa thế
kỷ hoặc bất hoà hoặc phải trực tiếp đánh nhau với hầu hết các nước lớn
nhất thế giới chưa đủ sao mà nay nhìn đâu cũng vẫn thấy kẻ thù cần phải
đấu tranh, phải trấn áp: kẻ thù là những ngoại bang, kẻ thù là người
Việt Nam ở nước ngoài, kẻ thù là chính các đồng chí trong Đảng!
Lòng tôi chua xót nhưng vẫn loé sáng nhiều hy vọng. Chính vì vậy tôi
viết bức thư thẳng thắn đến quyết liệt này. Tin rằng Quốc hội, Uỷ ban
Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với những gương mặt đã trẻ trung
hơn xưa, trí tuệ hơn xưa có thể thấu hiểu được; từ đấy nhiều điều bức
bối phải được thực sự nhận thức lại và công cuộc đổi mới sẽ được tiến
hành có bề sâu, có chất lượng.
Chúng ta mắc lỗi rất nhiều với Nhân dân, với Đất nước và tất cả cũng
đang trông mong ở ta rất nhiều.
Nguyễn Thanh Giang
Hà Nội 26 tháng 3 năm 1998
Nguyễn Thanh Giang
Hà Nội 26 tháng 3 năm 1998