Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

TÍN HIỆU GÌ KHI TĂNG CƯỜNG BẮT BỚ


Nguyễn Ngọc Già
Sau Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, mới nhất là Từ Anh Tú vừa bị bắt giữ vào  sáng ngày 25/6/2013. Nguyên nhân nào, tội danh gì khiến Từ Anh Tú bị bắt vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên cho đến chiều cùng ngày, Từ Anh Tú đã được trả tự do [1]. Điều này cũng không có gì đảm bảo những cuộc quấy nhiễu anh cũng như các blogger khác không tiếp tục trong tương lai với chi tiết mà RFA cho hay việc bắt giữ Tú có thể liên quan đến cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" - một tác phẩm gây tiếng vang và tranh cãi lớn suốt nhiều tháng trước đây.

Huy Đức - tác giả bộ sách 2 phần nói trên - đã chia tay nước Mỹ để trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học tại Harvard.

Người Việt ở Âu Châu

Người Buôn Gió
Tôi đi không nhiều nơi, không gặp nhiều người lắm. Nên bài viết này không khái quát hết toàn bộ người Việt ở Châu Âu. Chỉ một góc hẹp trong số những người tôi gặp.

 Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản.

Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Thông báo

Blog ngưng hoạt động trong vòng hai tuần lễ, chủ nhà đi vắng không đọc báo. Nhưng bạn đọc vẫn có thể xem tin cập nhật ở hai bên và chọn báo để đọc.  


Trân trọng,

Chủ blog

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

‘Song ngữ’ của báo chí nhà nước



Phạm Chí Dũng
Báo chí, truyền thông mạng tham gia đưa tin bài, phóng sự về vụ Tiên Lãng
Báo chí, truyền thông mạng tham gia đưa tin bài, phóng sự về vụ Tiên Lãng
Hiện tình, dường như báo chí Việt Nam chỉ còn thốt lên được tiếng mẹ đẻ vào lúc chào đời. Nhưng một ngôn ngữ khác – tiếng nói phản biện dân chủ cho quyền lợi dân quyền và dân sinh – thì lại vẫn ngủ ngon như chưa bao giờ được ngủ.
‘Trùm mền’
Ngày Báo chí Việt Nam 21/6/2013…
Một nhà báo giấu tên rười rượi ánh mắt: “Viết cái gì nữa khi người viết không còn được nói lên tiếng nói của chính họ?”“Tham nhũng là nỗi sợ hãi bế tắc của cả dân tộc, nhưng chưa bao giờ và chưa ở đâu người ta dám tìm ra lối thoát bằng cách gọi thẳng tên của một nhóm lợi ích nào đó. Sau vụ nhà báo Hoàng Khương bị truy tố rồi nhận án tù, cánh phóng viên hầu như im bặt trong một nỗi sợ vô hình, còn người dân lại chứng kiến những cảnh sát giao thông hiện hình trong tư thế núp lùm để chặn bắt xe cộ…”.

Chính trị Việt Nam: Xảo thuật tín nhiệm

Bản dịch của Lê Thiên Hà

Đàn áp thì khốc liệt; tự phê bình thì nhẹ nhàng

TS luật Cù Huy Hà Vũ bên ngoài phiên tòa xét xử tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội vào ngày 04 tháng 4 năm 2011. AFP PHOTO
SINGAPORE | 21.6.2013 | Công an Việt Nam đương vào mùa bận rộn. Đối tượng của họ, như thường xuyên vẫn vậy, là những blogger gây nhiều phiền toái ở xứ sở này. Ngày 13.6, họ bắt giữ Phạm Viết Đào ở Hà Nội; hai ngày sau lại đến lượt Đinh Nhật Uy tại tỉnh Long An ở miền Nam. Cả hai đều chỉ trích chính quyền trên mạng internet; cả hai đều bị giam giữ theo một điều khoản “giết nhầm hơn bỏ sót” của bộ luật hình sự, cho phép bắt giữ với lý do “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Ông Đào, một cựu quan chức, là người có ảnh hưởng đặc biệt trong cộng đồng blog Việt Nam, tương tự như Trương Duy Nhất, một blogger khác, người bị bắt tại Đà Nẵng ngày 26.5. Theo pháp luật hiện hành, họ đều phải đối mặt với bản án lên đến 7 năm tù giam.

Cách làm bài giảng trực tuyến

Giáp Văn Dương
Sau khi giới thiệu kênh giáo dục trực tuyến GiapSchool[1], tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về cách thức soạn bài giảng trực tuyến dưới dạng video clip bằng máy tính. Vì thế, bài viết này có mục đích chia sẻ những kinh nghiệm của tôi, thu được trong quá trình làm các video clip bài giảng này. Tôi hy vọng những kinh nghiệm còn thiếu sót này sẽ giúp ích được ít nhiều cho các thầy cô giáo, hoặc những người muốn chia sẻ kiến thức với cộng đồng.
1. Bốn câu hỏi khởi đầu
Trước khi tiến hành làm các bài giảng trực tuyến, bạn phải trả lời rõ ràng 4 câu hỏi sau: Giảng cho ai? Giảng cái gì? Giảng để làm gì? Giảng như thế nào?
Chỉ khi nào bạn trả lời rõ ràng được 4 câu hỏi này, bạn mới ý thức được ý nghĩa việc làm của mình. Khi đó, bạn sẽ tìm ra cách làm phù hợp nhất, trọn vẹn nhất.
Vì mỗi người có một cách trả lời riêng cho các câu hỏi này, nên tôi sẽ để ngỏ câu trả lời cho các bạn. Trong các phần sau, tôi sẽ giới thiệu làm các video bài giảng trực tuyến mà không sử dụng camera ngòai để quay. Cách làm này có ưu điểm là đầu tư nhân lực và vật lực thấp. Một mình bạn cũng có thể làm được. Việc bạn lựa chọn cách làm này, hay cách quay bài giảng theo kiểu truyền thống, là theo sở thích cá nhân, và theo điều kiện của riêng bạn.

Tự do báo chí kiểu Việt Nam (kỳ 2)

Phạm Đoan Trang

Bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation.
Như đã nói trong bài trước, “hơn ai hết, Đảng – mà đại diện ở đây là bộ máy tuyên giáo và an ninh – ý thức được sức mạnh của sự bí mật. Công khai, minh bạch là tự làm mất mặt mình, tự giết mình”. Chính vì vậy, để bảo vệ chế độ, điều tối quan trọng là phải bảo đảm… bí mật, từ bí mật công tác đến an ninh quốc gia. Để làm được điều đó, nguyên tắc căn bản chỉ là “làm tốt công tác tư tưởng” và quản lý báo chí thật chặt chẽ, sát sao.
Nhưng đến khi Internet và nhất là mạng xã hội xuất hiện, thì nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn. Từ đây, bộ máy tuyên giáo và an ninh vừa phải quản lý báo chí chính thống, vừa phải kiểm soát truyền thông “phi chính thống”, tức thế giới mạng.
Duy trì chế độ thẻ nhà báo
Trần Hùng
Theo blog Trần Hùng và Anh Ba Sàm
Dân Luận: Sau khi cáo buộc bác Nguyễn Sĩ Bình đứng đằng sau các trang web giả mạo lãnh đạo Việt Nam, cơ quan an ninh chắc đã cảm thấy xấu hổ vì lời cáo buộc vô căn cứ này nên đã sửa đổi nội dung cáo buộc :D Hãy nhìn giao diện của trang Đảng Dân Chủ Việt Nam (http://ddcvn.info/) để thấy sự khác biệt: Các trang web giả mạo đều có thiết kế rất đẹp, phải nói là không có trang lề trái nào có thiết kế đẹp được như vậy, chứng tỏ người đứng phía sau có nguồn lực khá dồi dào, điều mà bác Nguyễn Sĩ Bình có vẻ là không có :D
Đây là tấm ảnh rõ nhất so với Những tấm ảnh truyền thông đã công bố về ông Cù Huy Hà Vũ trong Trại giam:

Lê Quốc Quân và cuộc truy đuổi vòng quanh

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Lê Quốc Quân lại bị bắt giam

Ngày 27/12/2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt. Việc bắt Lê Quốc Quân không phải chuyện lạ. Bởi đây là lần thứ 3 Lê Quốc Quân bị bắt vào nhà giam. Khác với hai lần trước, những lý do bắt bớ Lê Quốc Quân là “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và “gây rối trật tự công cộng”, lần này, lý do bắt là “tội trốn thuế” – một tội danh nghe qua rất “bình thường” ở Việt Nam. Nhưng đối với Lê Quốc Quân, đây là cả một câu chuyện có quá trình dài.
Ls Lê Quốc Quân noppj hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội
Ngày 7/3/2007, Lê Quốc Quân bị bắt, tận ngày 19/3/2007 mới bị khởi tố theo điều 79 tội “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau 3 tháng, anh được trả tự do với bản tin trên báo chí rằng: “Trong quá trình tạm giam để điều tra, Lê Quốc Quân đã thành khẩn, xin được khoan hồng và có đơn trình bày. Vì vậy sáng 16/6, Lê Quốc Quân đã được cơ quan bảo vệ pháp luật thả về đoàn tụ gia đình” mặc dù đến ngày 25/10/2007, mới có quyết định đình chỉ điều tra bị can. Thực ra, ai cũng biết Lê Quốc Quân đã được thả ra không vì sự nhân đạo quá mức của nhà nước, mà chỉ là vì áp lực mạnh mẽ khi Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước muốn sang thăm Hoa Kỳ.

NGOs nói TNS Kerry phải buộc Việt Nam trả tự do cho blogger bất đồng chính kiến

Hoàng Triết chuyển ngữ
Theo lời một liên minh gồm nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nên áp lực chính phủ Việt Nam trả tự do cho một nhà bảo vệ nhân quyền hàng đầu, khi ông tham dự hội nghị ASEAN vào cuối tháng này.
Trong một thư ngỏ phổ biến hôm nay, các tổ chức NGO đã kêu gọi chính quyền Obama yêu cầu phía Việt Nam trả tự do cho ông Lê Quốc Quân, một luật sư có trình độ và cũng là một blogger nổi tiếng đã bị bắt giữ tùy tiện vì "đã thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, cùng các hoạt động của mình ở địa vị một người bảo vệ nhân quyền."
Theo nội dung thư ngỏ có chữ ký của các tổ chức như Article 19, Electronic Frontier Foundation (EFF), English PEN, Frontline Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L), Lawyers’ Rights Watch Canada, Frontline Defender, Media Defence Southeast Asia, Media Legal Defence Initiative (MLDI), the National Endwoment for Democracy (NED), Reporters Without Borders, và World Movement for Democracy thì LS Quân trên blog phổ biến của ông đã đưa ra trước công luận nhiều vi phạm nhân quyền thường bị bỏ qua bởi phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam. Thư ngỏ còn cho biết:

Cảm giác như một Đại Tướng

Tháng trước bên Bộ Ngoại giao (Mỹ) hỏi mình có muốn đi dịch cho cuộc gặp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam gặp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc (Pentagon - trụ sở Bộ Quốc Phòng Mỹ) ngày 20/6 không. Mình thích quá nhận lời ngay. Là một "thông ngôn" chuyên nghiệp mình đã được đến nhiều nơi, gặp nhiều người hoành tráng rồi nhưng vụ này quả thực rất đặc biệt. Thứ nhất, thú thật mình chưa từng đặt chân vào trong Pentagon và vì thế vô cùng tò mò về cơ quan này. Thứ nhì, mình lúc nào cũng tâm niệm coi việc thúc đẩy quan hệ hai nước Mỹ Việt như một sứ mệnh cá nhân của mình và vì thế mình chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này. Cuộc gặp này là cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị Tổng tham mưu trưởng và lại càng đặc biệt hơn trong hoàn cảnh địa chính trị hiện tại.

Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ


Sáng nay 21/6/2013, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã gặp được chồng mình, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tại Trại giam số 5, Thanh Hóa. Bà Dương Hà cho biết do Trại giam số 5 Bộ Công an cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của anh nên từ 9 giờ sáng hôm nay anh đã kết thúc tuyệt thực. Từ nhà tù, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi thư cảm ơn đến tất cả mọi người đã ủng hộ cuộc đấu tranh của anh.
Bauxite Việt Nam
Tôi là Ts luật Cù Huy Hà Vũ
Thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội
Bị Toà án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế kể từ ngày 05/11/2010 vì "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự. Tôi luôn khẳng định tôi hoàn toàn vô tội vì tôi luôn đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bị giam tại B11, phân trại K3, Trại giam số 5-Bộ Công an, nhờ vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, kính báo với toàn thể mọi người như sau.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Bạn nghiện Internet tới mức nào?

Giáp Văn Dương
Chứng nghiện Internet (1), một dạng cụ thể của chứng nghiện công nghệ mà một phiên bản dễ thấy nhất là cơn say lướt Facebook, là một trong những vấn đề thời sự ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo.
Tuy nhiên, nghiện Internet có tương tự các chứng nghiện đã được biết đến như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy?

Nhiều quốc gia đã thừa nhận hội chứng nghiện Internet là nguy cơ tàn phá sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - Ảnh: Tự Trung
Hội chứng nghiện Internet được đề xuất lần đầu tiên năm 1995 bởi Ivan Goldber khi ông mô tả chứng nghiện đánh bạc theo các tiêu chuẩn của Sổ tay thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần (2), phiên bản 4 (DSM-4).

Các bạn dân chủ không thấy những vấn đề cốt yếu nhất với nhân dân

Văn Vương
Dân Luận 
Dân Luận: Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng phong trào dân chủ bản thân nó cũng có nhiều khuynh hướng và giải pháp, các khuynh hướng này không nhất thiết phải đối nghịch với nhau, mà có thể bổ trợ và hợp tác với nhau để đạt tới mục tiêu chung.
Những gợi ý của bác Văn Vương là đúng, tức là nông dân / công nhân là một lực lượng mà phong trào dân chủ cần khai thác. Nhưng KHÔNG PHẢI tổ chức dân chủ nào cũng phải đi khai thác nông dân / công nhân thì mới là đúng cách. Con Đường Việt Nam chẳng hạn, những điều mà nó đấu tranh cho, bao gồm tự do và quyền con người, là những giá trị thuộc giới trẻ, trí thức và trung lưu; do đó đối tượng trước mắt của phong trào là những người này. Con Đường Việt Nam không nên bỏ trận địa đó để đi sang khai thác nông dân và công nhân. Về lâu về dài, dù Việt Nam có thoát khỏi chế độ cộng sản, thì cũng vần cần xây dựng các nền tảng tự do và quyền con người để cho một xã hội dân chủ có thể nở hoa. Nếu tất cả mọi tổ chức dân chủ đều nhắm vào nông dân và công nhân thì e rằng sẽ lại có một cuộc cách mạng Tháng 8 long trời lở đất, để rồi sau đó lại có một chế độ cộng sản đệ nhị lên nắm quyền.

Về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ

Vũ Phương Anh

Suy nghĩ của tôi về những thông tin liên quan đến vụ tuyệt thực của CHHV

Cách đây vài ngày truyền thông nhà nước đã chủ động đưa ra trước dư luận những thông tin về người tù CHHV. Lý do: có thông tin CHHV đang tuyệt thực đến mấy tuần lễ liền rồi, và sức khỏe của ông đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi có thông tin về CHHV thì mọi người, trong đó có cả tôi, thực bỡ ngỡ, vì (cáo buộc về) sự “dối trá” của CHHV. Nếu quả CHHV và gia đình đã dối trá thì thực đáng trách. Nhưng mặt khác, video về CHHV thì cũng có nhiều điều khó hiểu, ví dụ chỉ cho thấy CHHV đi từ xa, tiếng nói được cho là của CHHV thì lẫn nhiều tạp âm nên nghe không rõ, có một tấm hình gần thì lại chỉ có lưng và tiếng nói mà không có mặt. Ngoài ra, còn một số thông itn cho rằng giữa tiếng nói được cho là của CHHV và khẩu hình không trùng khớp với nhau. Và video này nói về CHHV nhưng lại chỉ phỏng vấn những người khác về tình trạng CHHV chứ không phỏng vấn chính ông. Dường như có chút gì đó hơi quanh co, thiếu chính danh.

Một ngày giỗ Tổ nghề báo

Huỳnh Ngọc Chênh


Nhà báo đầu tiên: Trương Vĩnh Ký
Hàng năm đến ngày 21.6, thì người làm báo ở VN được vinh danh. Đó là ngày phát hành đầu tiên của tờ báo Thanh Niên do ông Nguyễn Ái Quốc chủ biên, đi theo đường lối Mác Lênin, khai sinh ra nền báo chí cách mạng VN. Và ngày ấy được chính thức gọi là "Ngày báo chí cách mạng Việt nam", do vậy chỉ có những người làm báo cách mạng tức là những người làm báo của đảng CSVN mới được vinh danh, mới được ghi nhận.

Nhưng báo gọi là cách mạng chỉ có từ sau năm 1925, trong khi nghề báo đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây đã gần 150 năm. Đó là khi tờ Gia Định Báo bằng chữ Quốc Ngữ của cụ Trương Vĩnh Ký phát hành số đầu tiên vào ngày 15.4.1865 tại Sài Gòn. Cụ Trương Vĩnh Ký đương nhiên là ông tổ của nghề báo ở VN.

Nhục nhã thay nền báo chí cách mạng

Lê Diễn Đức
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Trong cuốn "A History of Reading", Alberto Manguel, nhà văn Argentina, viết:
"Các chế độ độc tài không muốn chúng ta suy nghĩ, nên ngăn cấm, đe dọa và kiểm duyệt. Trước và sau đều nhằm mục đích làm chúng ta ngu ngốc và cam phận với sự xuống cấp về sự hiểu biết của mình. Vì vậy các chế độ này khuyến khích tiêu thụ những thứ rác rưởi. Trong bối cảnh này, đọc sách báo ngoài luồng kiểm duyệt trở thành hoạt động phá hoại".
Kiểm soát, cắt xén, ngụy tạo thông tin phục vụ mục đích tuyên truyền lừa mị là mục đích của các nhà nước độc tài toàn trị hay các chế độ chuyên quyền.
Tháng 6/năm 1989, chính phủ không cộng sản đầu tiên tại Ba Lan được thành lập. Việc đầu tiên mà chính phủ thực hiện là ngưng toàn bộ hoạt động của cơ quan kiểm duyệt trung ương, vào lúc bây giờ có tới 465 nhân viên, mỗi năm tiêu thụ hàng tỷ đô la và giải thể hoàn toàn cơ quan này vào năm 1990.

Những màn kịch cuối cùng

Minh Văn
Dân Luận
Khi con người sống giả dối và không thực lòng với nhau thì người ta gọi là đóng kịch. Nhiều người cùng đóng kịch để tự dối mình dối người thì gọi là diễn kịch. Công lý và sự thật đã không còn, niềm tin đã thực sự mất đi trong mỗi con người, đó là hiện thực xã hội Việt Nam ngày nay. Cả đất nước giờ đây đang sống những tháng ngày thê thảm nhất, dưới lừa trên, trên dối dưới – tất cả ngập chìm trong mê cung của sự lừa dối không có lối ra. Nói văn hoa hơn, thì cả xã hội Việt nam là một màn kịch lớn, và đó là những màn kịch tăm tối cuối cùng trước khi ánh bình minh xuất hiện.
Tại một kịch trường lớn nhất nước mà người ta vẫn thường gọi là “Hội trường Quốc Hội”. Ở đây họ bàn bạc những vấn đề đại sự quốc gia, có đến hàng ngàn con người từ khắp nơi tụ họp. Căn phòng được trang hoàng lộng lẫy tựa một sân khấu kịch với đủ màu sắc đỏ vàng chói mắt. Các diễn viên chính thì ngồi những hàng ghế phía trên, bên dưới là các diễn viên phụ với đủ giọng 3 miền. Đôi khi họ tranh cãi nhau chí chóe theo kịch bản để đánh lừa người dân về tính dân chủ. Diễn viên nào quên mà đi quá tính “dân chủ” cho phép thì lập tức bị ông trùm sò (chủ tọa) nhắc nhở là hết giờ và đi lạc chủ đề chính, vị diễn viên này liền lập tức ngoan ngoãn ngồi xuống. Thấp thoáng trong đám diễn viên chúng ta có thể thấy vài ba vị sư mặc áo cà sa, mấy vị sắc phục quân đội, một ít người mặc trang phục dân tộc thiểu số...; tất cả đều được tập duyệt và tổng duyệt trước khi diễn kịch để truyền hình trực tiếp lên ti vi.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Việt Nam gia tăng đàn áp giới blogger

Cần có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây
(New York, ngày 20 tháng Sáu năm 2013) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích vô điều kiện những blogger mới bị bắt trong thời gian gần đây và chấm dứt các vụ hành hung nhằm vào những người lên tiếng phê phán. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu chính quyền nước này hủy bỏ việc áp dụng luật hình sự để trừng phạt các nhà hoạt động ôn hòa.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người mới bị bắt trong thời gian gần đây, là blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào và nhà hoạt động trên mạng internet Đinh Nhật Uy, đồng thời tiến hành điều tra các tố cáo về việc công an hành hung các nhà hoạt động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các, những công dân cần được chính quyền bảo vệ an ninh.
“Chính sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những vụ bắt giữ và tấn công các blogger mới đây cho thấy chính quyền sợ thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến mức nào.”

'Không dễ chặn Facebook ở VN như TQ'

Đỗ Anh Minh
Biên tập viên trang Techasia.com
Người ta thường hay so sánh Việt Nam với Trung Quốc. Về phương diện nào đó, sự giống nhau cũng khá rõ rệt.
Các triều đại Trung Quốc đã đô hộ Việt Nam 1.000 năm. Người Việt ăn mừng Tết Âm lịch và tên của họ cũng có cội nguồn từ tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên ở thế giới mạng và công nghệ, mọi thứ hoàn toàn khác.
Ở Châu Á, có bốn nước cộng sản: Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Bắc Hàn. Lào và Bắc Hàn nhỏ đến nỗi họ không có tên trên bản đồ công nghệ (mặc dù Bắc Hàn đã bắt đầu sử dụng internet trên thiết bị di động). Như vậy là chỉ còn Trung Quốc và Việt Nam.
Ở Trung Quốc, các dịch vụ như Baidu, Tencent và Sina Weibo là những gã khổng lồ trên thị trường công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Ở Việt Nam, Google và Facebook lại đứng đầu, trong khi Twitter không bị chặn.
Chuyện gì đã xảy ra?

Từ Bỏ Quốc Tịch


(Bài 1 Trong Loạt Bài “ Khi Doanh Nghiệp Phải Trực Diện Khủng Hoảng)
T/S Alan Phan

Thay đổi tư duy của bạn và bạn sẽ thay đổi thế giới của bạn (Change your thoughts and you change your world) Norman Vincent Peale  
Tôi xin nói ngay để tránh những suy đoán lầm lẫn là bài này đụng chạm đến lòng yêu nước, tự hào dân tộc hay 4 ngàn năm văn hiến, văn hóa…của cá nhân người Việt. Đây thực ra là một giải pháp khách quan và tích cực về khả năng sáng tạo cùng đổi mới của các doanh nghiệp để vượt qua suy thoái và nâng tầm cạnh tranh của mình.
Bối cảnh toàn cầu
Nền kinh tế thế giới trong 3 thập niên qua đã rẽ vào một con đường lạ mà đầu tàu là công nghệ thông tin (IT) và tư duy toàn cầu trong việc vận hành chánh sách quốc gia cũng như doanh nghiệp. Sự sụp đổ của Liên Xô và đồng minh, sự hình thành các khối mậu dịch tự do (free trade agreements) như Liên Âu (EU) và sự biến thiên cơ chế tại Trung Quốc có thể truy nguồn vào 2 nhân tố nói trên.

Hướng dẫn sử dụng: Đào hầm để thoát chặn facebook

TTXVA.ORG
Thật là bực mình khi một sáng đẹp trời không vào được Facebook, biết bao thứ tình yêu tình báo nằm hết trên đó. A lô cho nhà mạng về cái sự bực bội của mình thì cô điện thoại viên trả lời bằng cái giọng ngọt như mía lùi : “Tụi em chặn Facebook vì an ninh cuốc gia, anh thông cảm cho em”.
Đổ cả mồ hôi cha mồ hôi con, không lẽ những lần chat đêm xuyên biên giới của mình lại làm ảnh hưởng an ninh tổ quốc? Vì an ninh tổ quốc thì đành vậy, kẹt một nỗi không vào facebook thì mấy tình yêu bỏ mình ra đi hết. Thôi thì thà xâm phạm an ninh tổ quốc còn hơn là Forever Alone cả đời.
Nhưng ngẫm lại thì nhà mạng Việt Nam cũng chặn gần hết những cách trèo tường thông thường như :
  1. Đổi DNS thì họ chặn truy cập tới những IP của DNS.
  2. Sửa file host để truy cập facebook bằng IP thì họ chặn hết cả những IP đó.
Còn dùng những phần mềm proxy như Ultrasurf hay HotpotShield, hoặc những addon như AnonymousX (firefox) hoặc Steathy (chrome) thì chất lượng nó hên xui tùy theo con nước. :)   Trèo tường bên trên không được thì  đào hầm mà chui qua dưới đất vậy. Miễn sao chỉ cần vào được facebook theo cách thoải mái nhất mà không ai biết là ta vui roài. Nào, cùng đào thôi bà con.

Ba và bài học về lòng can đảm

Người can đảm là một người có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình để dám nói lên hoặc làm điều gì mình tin là đúng. Với anh em chúng tôi, ba tôi là một gương can đảm, người bao giờ cũng cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình để sẵn sàng bảo bọc gia đình và bênh vực cho những người quanh ông.

Theo báo Người Việt
M&M

Những lời chúc và buổi tiệc nhỏ trong gia đình nhân ngày Father’s Day năm nay rồi cũng qua. Giờ đây, tôi xin dành những giờ phút cuối ngày để viết đôi dòng về ba tôi.
Sống bên ba từ nhỏ, nhưng tôi thật sự biết rất ít về cách hành xử của ba khi đối diện với những chuyện khó khăn, nguy hiểm, cho đến khi ba tôi dắt anh em chúng tôi đi vượt biên chuyến cuối cùng.
Ngày đó, ghe ra tới cửa biển, sóng rất cao làm ghe lắc lư dữ dội. Hầu hết người trên thuyền bị say sóng, ói mửa và ngất ngư như muốn xỉu, kể cả những thanh niên lực lưỡng và chú H., tài công của tàu. Vì chú tài công không đủ sức điều khiển ghe trong cơn sóng dữ, nên bác Mười Do, người phụ lái trong sông, phải cầm tay lái điều khiển cho chiếc thuyền dài 10 thước, được đóng với điều kiện để chỉ đi trên sông, vượt sóng Thái Bình Dương; và ba tôi, với kiến thức trong ngành công chánh, giữ tọa độ của hải bàn, ghi chú cặn kẽ giờ giấc, hướng gió, tốc độ của ghe để xác định vị trí của ghe trên bản đồ.

Nhật ký mở lại (mở lần thứ 53): Cứ yên tâm giơ cái mặt trơ trán bóng ù lì ra mà hưởng lộc!

Tô Hải

Kể ra cái đám “chuyên ra” của cái “Viện hàn (xì) lâm khoa (không) học” nào đó nghĩ ra cái trò “rân chủ kiểu mới” độc đáo nhất trên thế giới từ trước đến giờ là “lấy phiếu tín nhiệm” để tất cả 47 vị được lấy phiếu đều, dù ít, dù vừa phải, dù nhiều, đều cùng có tín nhiệm để chẳng… “chết” thằng nào thì:
- Dư luận công chúng, báo chí thế giới và lề dân (tất nhiên không có lề đảng) tùy theo trình độ, chỗ đứng,… tiếp tục bình luận, phân tích về cái trò ma tịt “đâu lại vào đấy” này!
- Bản thân mình, cũng không để ý nếu không đọc được những điều phát hiện mới như:
a/ Số người không “thèm” đánh giá tín nhiệm cao hay thấp gì mà bỏ phiếu trắng như:
- Phạm thị Hải Chuyền bị… 106
- Nguyễn sinh Hùng bị: 66
- Huỳnh phong Tranh bị: 66
- Phùng Quang Thanh bị: 18 v.v...
(sau khi cộng cả 3 kiểu tín nhiệm khác nhau) thì:

Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực

Nguyễn Hưng Quốc

Chỉ trong hơn hai tuần, chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt khẩn cấp hai blogger nổi tiếng ở Việt Nam: bắt Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng vào ngày 26/5 và sau đó, bắt Phạm Viết Đào tại Hà Nội vào ngày 13/6. Cả hai đều bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam.
Trước đó, ở Việt Nam, công an và chính quyền cũng đã từng bắt bớ và kết án nhiều người với tội danh tương tự: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Tôi tò mò vào đọc lại bộ Luật hình sự Việt Nam, thấy ghi:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

TỪ VỤ TRANH CÃI TUYỆT THỰC CỦA TS. CÙ HUY HÀ VŨ NGHĨ VỀ CHÍNH KHÁCH.

Nguyễn Ngọc Già

I. Tuyệt thực hay chỉ tẩy chay cơm tù?

Thông tin trong nước mấy hôm nay về việc tuyệt thực của TS. Cù Huy Hà Vũ, đã vẽ lên bộ mặt "truyền thông chính thống" được gọi là luôn phản ánh  "trung thực" quan điểm, chính sách của "Đảng và Nhà nước" như người cộng sản đã và đang tự hào, sao nó "đẹp" đến..."lạ" (!). Không biết các trang báo Vietnamnet, VNExpress v.v... cho đến truyền hình VTV, ANTV đang bảo vệ hay làm lem luốc thêm bộ mặt "đảng và nhà nước"?

Câu chuyện được "nhà nước" chuyển thành "cân ký lô" như những người bán hàng thịt (!). Bỗng nhiên thân thể trên 90kg của ông được đem ra làm trò cười và "cân đong" với những lời lẽ xúc phạm, thóa mạ tồi bại nhất xét về nhân phẩm cá nhân ông Cù Huy Hà Vũ đang bị chà đạp.

Nạn 'người Việt mất tích ở Anh'

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lớn về người mất tích đang được tổ chức với hy vọng tìm giải pháp cho tình trạng buôn người.

Tại Anh, một lượng lớn thiếu niên mất tích là người có nguồn gốc Việt Nam. Tại sao vậy?
Mỗi bức hình đăng trên trang chuyên thông báo vẻ trẻ mất tích ở Anh, Missing Kids UK, là một câu chuyện riêng rẽ, nhưng khi đặt chúng lại bên nhau, người ta dễ nhận thấy một mô hình đặc biệt, khó có thể bỏ qua.
Một lượng lớn các thanh thiếu niên này là người gốc Đông Á và Đông Nam Á, nhưng nếu xem xét cẩn thận hơn thì dường như hầu hết đều đến từ cùng một quốc gia.

Thư của học giả và chuyên gia thế giới bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ

Theo Blog Ba Sàm
Hai điểm then chốt trong bức thư này:

1. Sự kiện một tập thể khoa bảng, trí thức người nước ngoài cùng có tiếng nói chung về tình hình chính trị ở Việt Nam là điều chưa hề có trong hơn 30 năm nay.

2. Thư là một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Vì quyền lợi của đất nước, vì tương lai của dân tộc, lãnh đạo Việt Nam cần thực hiện đối thoại nghiêm túc với những người khác biệt chính kiến trong nước, thay vì đẩy họ vào vị trí đối kháng.

Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ họ có khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, qua đó, thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự, cấu trúc cần thiết cho sự phát triển và vững mạnh lâu dài của Việt Nam.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Nghi vấn chung quanh những cái chết

12Bennuoc: Ở Mỹ thường hay có những show hành động về những câu chuyện trinh thám được các cơ quan an ninh tìm ra tội phạm ra sao lồng vào những tình tiết tình cảm giữa các thám tử hay cảnh sát. Những show này được nhiều người xem, đặc biệt là những show nổi tiếng của một người thám tử hơi gàn gàn nào đó. Tôi không hay xem TV và cũng không thường xem những show này nên không nhớ tên. Nhưng nếu các nhà biên kịch Mỹ mà sang VN chỉ cần đọc những vụ án hay tin tức chém giết tủ tội trên báo VN, họ sẽ có cả một kho tư liệu để làm show và biết đâu họ lại có thể tìm ra tung tích tội phạm nhanh hơn những cơ quan tư pháp của VN ? Bởi vì cứ đọc câu chuyện sau và tin tức người bị chết khi bị gọi vào đồn công an như ở VN thì người ta sẽ thắc mắc cơ quan tư pháp VN đang làm gì?

Nhà báo "tham nhũng" như thế nào?

Ngô Minh

Người ta gọi “báo chí là quyền lực thứ tư” trong xã hội sau lập pháp,tư pháp và hành pháp. Vì là quyền lực nên bao giờ cũng có sự lạm quyền. Lâu nay ta chỉ nói đến lãnh đạo có chức có quyền tham những. Vậy nhà báo có tham nhũng không? Có! Một số nhà báo và cơ quan báo chí đang tham nhũng rất tinh vi. Báo mà đăng bài để “ chạy án” cho Năm Cam cách đây mấy năm là báo hại đích thị rồi. Mới đây, Hà Phan (Phan Hà Bình) phó tổng thư ký tòa soạn của một tờ báo lớn bị bắt khi nhận hối lộ 220 triệu đồng (11.000 đô la) để không viết bài tố các thương gia. Đó là những chuyện tham nhũng, hối lộ cụ thể. Từ nhiều năm qua báo chí ta cũng có không “mẹo làm tiền” các doanh nghiệp không kém những vụ việc trên. Không ít tờ báo đang trở thành báo hại. Hại đến mức hễ nghe nhà báo tới là giám đốc “sợ” tái mặt, phải tìm cách “chạy trốn”, nhưng lại ít người nói tới.

Văn Giang hình thành mô hình xã hội dân sự

Trần Đức Việt, nhà báo tự do
  Dân Luận
Nghe tin nhân dân Văn Giang (Hưng Yên) thu hoạch vụ chiêm đầu tiên trên đất bị cưỡng chế, chúng tôi vội đến hỏi thăm, chia vui cùng bà con. Cuộc đấu tranh của bà con kéo dài đã 9 năm, bằng cả một cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay có vụ chiêm đầu mùa. Thóc mới, gạo mới thơm phức, lòng bà con cũng rộn ràng. Đây là kết quả ban đầu của cuộc chiến đấu gay go, gian khổ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu đổ xuống.
Nhớ lại năm 2004, ba cấp chính quyền ở Hưng Yên tiến hành thu hồi đất, xây dựng khu đô thị mới. Gọi là thu hồi, nhưng thật ra là cướp đất, cướp trắng trợn trên tay bà con. Nhân dân gửi đơn khiếu nại, kêu cứu đến các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương đều không được giải quyết sao cho có lý, có tình. Đêm 7 rạng sáng ngày 8/1/2009, chính quyền dùng công an phối hợp với các loại côn đồ, đầu gấu bất ngờ đến cướp đất. Nhân dân không kịp chuẩn bị đành để bọn giặc nội xâm cướp trắng đất trên tay. Không chịu đầu hàng bọn giặc nội xâm, nhân dân gửi nhiều đơn khiếu nại lên các cấp. Bà con bầu ra một "Bộ tham mưu Xuân Quan" gồm những người tích cực, hiểu pháp luật để giúp bà con đấu tranh. Đơn từ gửi đi khắp nơi như bươm bướm nhưng chính quyền lạnh lùng tiếp tục chuẩn bị... cưỡng chế.

Một vài suy nghĩ về “nghệ thuật” trị dân của một nhà nước độc tài (2)

Song Chi
Một phương pháp thứ hai, nguy hiểm hơn nhiều, là sự dẫn dắt, định hướng dư luận bằng cách gây nhiễu thông tin, tạo những thông tin thật giả lẫn lộn. “Nghệ thuật” cai trị của những chế độ độc tài là bưng bít thông tin, gây nhiễu, tung hỏa mù…các kiểu. Khi dư luận, lòng căm giận của nhân dân đang hướng vào đâu đó thì nhà cầm quyền sẽ tìm cách lái dư luận sang hướng khác.
Ví dụ như lâu nay mối quan tâm của những người yêu nước đối với sự leo thang của TQ trên biển Đông có những lúc bị xao lãng đi, một phần do đủ thứ thông tin trong xã hội cứ ập tới. Khi thì Hội nghị TƯ lần thứ 6, tháng 10.2012 với đủ thứ đồn đoán vể thay đổi nhân sự, cuối cùng mọi sự hạ màn không ai bị kỷ luật, tiếp theo lại Hội nghị TƯ 7 tháng 5.2013 với việc bổ sung 3 nhân sự mới, rồi nào phong trào lấy ý kiến của nhân dân để sửa đổi Hiến pháp, cũng thu hút sự chú ý của người dân suốt một thời gian dài cuối cùng tất cả đều “vũ như cẩn”, hay mấy đợt bắt bớ gần đây cũng vậy…tất cả khiến người ta tạm quên đi mối nguy ngoài biển Đông hay tình hình kinh tế quá bết bát của đất nước.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Dự cảm chính trường Việt từ vụ bắt ba blogger

Thụy My thực hiện
Theo Đài RFI
Sau khi blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog « Một góc nhìn khác » bị bắt vào ngày 26/05/2013, thì hơn hai tuần sau, ngày 13/6 đến lượt một blogger nổi tiếng khác là Phạm Viết Đào cũng bị bắt theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam về « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ». Và hai ngày sau đó, tức ngày 15/6 thì blogger Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha – người vừa bị lãnh án cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » - cũng bị bắt theo điều 258.
Chính trường Việt Nam sắp tới liệu sẽ có những biến động gì khác ? Chúng tôi đã mời nhà báo tự do Phạm Chí Dũng hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là tiến sĩ về kinh tế, bình luận về vấn đề này. Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng đã từng bị bắt vào tháng 7/2012 với cáo buộc lật đổ chính quyền.
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cám ơn anh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI. Thưa anh, vụ bắt ba blogger vừa qua có thể cho thấy những dấu hiệu mới nào về chính trị?

Điều chúng ta cần là sự thật

 Dân Luận

ĐIỀU CHÚNG TA CẦN LÀ SỰ THẬT

Thưa quý vị và bạn hữu,
Chúng ta có một đồng thuận trong phong trào Con đường Việt Nam là “quyền con người được tôn trọng và bảo vệ ở Việt Nam”. Trong các quyền con người, không có gì quan trọng hơn là quyền được sống. Mạng người là quý nhất.
Có một thực tế là quyền con người ở Việt Nam nói chung chưa được tôn trọng trên hết và bình đẳng - cũng vì điều này mà phong trào Con đường Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mệnh lịch sử của nó - thì quyền con người cho tù nhân nói riêng khó mà bảo đảm. Chúng ta có nhiều nguồn để đo lường, phán xét điều này.
Bên ngoài xã hội, nơi mà cộng đồng dễ dàng biết và phán xét nhưng có rất nhiều trường hợp quyền con người đã bị vi phạm một cách nghiêm trọng và thô bạo thì tù nhân sẽ cô độc biết nhường nào khi giữa họ là bốn bức tường xám xịt nơi thâm sơn cùng cốc.
Ai biết hoàn cảnh của họ, ai đấu tranh cho họ? Không ai cả, vì tù là nơi cách biệt với xã hội. Bao nhiêu người tù bị ngược đãi, bao nhiêu người tù bị chết oan ức? Không ai biết. Số phận họ, nỗi oan họ có làm trái tim ta thổn thức?

Những vần thơ của Lê Quốc Quân: Hỏa Lò vọng sóng biển Đông

Luật sư Lê Quốc Quân
Dân Luận: Ngày 9/7/2013 tới đây, luật sư Lê Quốc Quân sẽ bị đưa ra tòa vì tội trốn thuế, theo khoản 3 Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Anh có thể phải đối mặt với bản án tối đa là 7 năm tù. Giống như trường hợp blogger Điếu Cày, bản án "trốn thuế" chỉ là vỏ bọc để chính quyền bắt giữ người luật sư bất đồng chính kiến này, vì anh đã có nhiều hoạt động tâm huyết với đất nước, đấu tranh cho một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Những bài thơ sau đây được luật sư Lê Quốc Quân dùng ghim đục chữ trên bìa cứng, và nhờ bạn tù chuyển ra ngoài. Dân Luận xin giới thiệu tới độc giả:

HỎA LÒ VỌNG SÓNG BIỂn ĐÔNG

Đọc vội trên ngay báo Nhân Dân của Đảng đủ làm dậy sóng lòng tôi.
Đêm nay!
Sóng biển đông uất ức vỗ vào nghềnh đá
Tha thiết gọi tên anh tên tôi.
Đêm nay!
Có đôi tay bất lực ghì vào song sắt
Da diết gọi Hoàng Sa-Trường Sa
Âm vang mãi của sóng giọng của người tù
Rơi vào khoảng không vô vọng!

Nếu có quay ngược dòng thời gian, tôi vẫn sẽ ủng hộ Thức bằng hết khả năng của mình

Dân luận
“Nếu có quay ngược dòng thời gian, tôi vẫn sẽ ủng hộ Thức bằng hết khả năng của mình.”
Vào ngày 10/5/2013, tôi có một buổi phóng vấn với phóng viên của đài SBTN. Trong buổi phóng vấn này, tôi có dịp nói đến hoài bão của con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức, và ý nghĩa của những việc mà Thức làm cũng như những mong mỏi của riêng tôi và cả gia đình của Thức.
Từ trước đến giờ, tôi vẫn luôn tin tưởng và ủng hộ quyết định của con tôi. Bản thân tôi, và cũng như với nhiều người khác, đều tin rằng Thức không có tội, vì những gì Thức làm đều xuất phát từ tình yêu đất nước và mong mỏi Việt Nam phát triển mạnh mẽ về kinh tế lẫn chủ quyền. Để đạt được nhửng điều đó thì Quyền Tự Do của công dân rất là quan trọng: tự do sẽ thúc đẩy sáng tạo và phát triển, tạo động lực để mỗi người có thể làm giàu và tạo hạnh phúc cho chính mình. Nhưng khi mà còn rất nhiều người dân trong nước có rất ít nhận thức về quyền tự do quan trọng của mình thì xã hội vẫn còn kém phát triển. Vì tin vào lý tưởng chỉ khi mỗi cá nhân trong một dân tộc có được tự do thì dân tộc đó mới độc lập, tự do thật sự mà Thức đã bị kết án 16 năm tù, một bản án hoàn toàn sai.

Một vài suy nghĩ về “nghệ thuật” trị dân của một nhà nước độc tài (1)

Song Chi
Một chế độc độc tài toàn trị đã tồn tại đủ lâu như chế độ cộng sản ở VN có nhiều cách để cai trị dân chúng, để kiểm soát từ trạng thái tinh thần, cảm xúc của người dân cho đến việc lèo lái, định hướng dư luận theo ý nhà cầm quyền.
Một trong những cách thức đó là tập cho người dân trở nên vô cảm trước tất cả những sự bất công phi lý, bất bình thường, kể cả bất lực của bộ máy cầm quyền, hay trước tất cả những cái ác cái xấu trong xã hội.
Ở VN bây giờ, ngày nào mở báo ra, bật TV lên (mà báo chí truyền hình nhà nước hẳn hoi chứ không phải của các “thế lực thù địch” chuyên bịa chuyện nói xấu đảng ta nhà nước ta nhé) mà lại không thấy đủ loại tin tức tiêu cực trong mọi lĩnh vực.
Những hiện tượng tham nhũng, lãng phí, phá hoại nền kinh tế, phá hoại tài sản chung của đất nước nhan nhản khắp nơi, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, đời sống khốn khổ của các tầng lớp nhân dân lao động đặc biệt là công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị bên cạnh một thiểu số những kẻ có chức có quyền với thu nhập gấp hàng chục hàng trăm lần và mức sống khác hẳn một trời một vực…Thái độ quan liêu cửa quyền, thói quen coi thường nhân dân, đứng trên luật pháp của nhà cầm quyền; nạn hối lộ, phong bì trở thành một thứ bôi trơn trong mọi hoạt động của xã hội; nạn chạy bằng chạy điểm, chạy chức chạy chỗ….Rồi cướp giết hiếp các kiểu, càng ngày càng tàn bạo, dã man; tai nạn giao thông từ bao nhiêu năm nay vẫn cứ thản nhiên cướp đi khoảng 11, 12 nghìn sinh mạng mỗi năm, chưa kể hàng nghìn người khác phải bị thương tật, tàn phế suốt đời; rồi nào thực phẩm “bẩn”, độc hại tràn lan…

Lương tri cựa quậy

Tâm Don
Theo Bauxite Việt Nam
Đối với tôi, nền báo chí Việt Nam là một nền báo chí ngờ nghệch và hèn nhát. Hàng triệu người ở đất nước này, hàng trăm triệu người trên trái đất này cảm nhận được điều này, nhưng tôi là người trong cuộc, tôi cảm nhận được điều này một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn những người ngoài cuộc. Rất nhiều chuyện cụ thể cười ra nước mắt chứng minh cho sự hèn nhát và ngờ nghệch. Quá nhiều. Kể ra chỉ thêm xát muối vào lòng tự trọng, chỉ thêm xót xa và cay đắng. Ngay bản thân đội ngũ những người làm báo Việt Nam từ lâu cũng đã nhận thức được sự hèn nhát của chính mình, sự áp đặt phi lý của nhà cầm quyền đối với nền báo chí lệ thuộc vào ngân sách bao cấp và nhân sự bao cấp. Nhiều tổng biên tập đã thú nhận với phóng viên: “Chúng ta ăn cơm của họ [Đảng và Nhà nước], uống nước của họ thì phải làm theo họ thôi. Đã làm người thì không thể chặt đứt ngón tay đã giúp mình đưa bánh mì vào miệng, hay nói theo ông cha mình, ăn cây nào phải rào cây ấy”. Lời tâm sự này đã nói lên tất cả đặc trưng của nền báo chí Việt Nam: nô dịch, đớn hèn và đau khổ.

Đinh Nhật Uy bị bắt vì "không thuyết phục được Đinh nguyên Kha nhận tội"?

Ký giả Trương Minh Đức

Kể từ sau khi phiên tòa xét xử 02 sinh viên Đinh Nguyên KhaPhương Uyên vào ngày 16 /05 /2013 tại Long An dư luận trong và ngoài nước đều khâm phục trước tinh thần đấu tranh của 2 sinh viên trẻ yêu nước và cũng từ đó làm cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (csvn) phải muối mặt với cái gọi bản nhận tội của 2 sinh viên trẻ. An ninh csvn cho phát sóng lên tivi nhiều ngày để cho là một thắng lợi trên truyền thông… nào ngờ phiên tòa ngày 16/05 tại Long An cho thấy những gì được đảng cộng sản VN dàn dựng đều lố bịch. Đinh Nguyên Kha và Phương Uyên vẩn đứng thẳng lưng nhìn thẳng vào mặt của những người gọi là “tòa án” đang ngồi ghế xét xử, hai sinh viên dõng dạc nói tôi là người yêu nước, tôi không chống Dân Tộc tôi, tôi chống đảng cộng sản không phải là cái tội.

Con dao hai lưỡi

Hà Hiển
Nhân ngày “Báo chí cách mạng Việt Nam”, xin được đăng lại entry dưới đây. Bài viết đã cũ nhưng tác giả cho rằng nó vẫn còn tính thời sự vì vấn đề mà nó nêu ra cho đến ngày hôm nay vẫn chưa chịu cũ ở “đâu đó” (người viết mới học được cụm từ này từ báo chí “lề phải”), khi mà người ta vẫn say sưa với thứ “nước đường” có tên là “định hướng thông tin” mà không biết rằng bản thân họ, khi đã say sưa quá thì cũng rất dễ bị lạc hướng bởi chính cái sự “định hướng” mà mình đầu têu ra ấy – mà hậu quả có thể bi thảm khôn lường cho chính họ – như sự kiện xảy ra ở Romania năm 1989 là một cảnh báo không thừa.

Từ chuyện xảy ra cách đây 20 năm tại Romania

Những ngày này cách đây 20 năm (bài này được viết vào cuối năm 2009), thế giới chứng kiến chế độ độc tài gia đình trị Ceauşescu mang danh nghĩa XHCN sụp đổ tại Romania, dẫn đến việc 2 vợ chồng ông bị những người tham gia chính biến xử tử vào ngày 25/12/1989.
Sự kiện bi thảm trên và những nguyên nhân của nó đã được đề cập, phân tích và đánh giá khá đầy đủ trên trang Bách khoa toàn thư mở (WIKIPEDIA) nhưng trên trang đó tôi chú ý nhất đoạn được trích dưới đây:

Chuẩn! Chúng tao bán nước đó!

Viên CA tại trại giam Lộc Hà tên Nguyễn Đức Trung (số hiệu 195-456)
Hiền Sỹ (Danlambao) - Theo lời kể về câu chuyện đi biểu tình của mình, chị Trần Thị Nga, một người yêu nước ở Phủ Lý, Hà Nam đã cho ta thấy bộ mặt bán nước trơ trẽn của đảng cộng sản. Đến mức chính viên công an cộng sản có tên Nguyễn Đức Trung, số hiệu 195-456 đã thẳng thừng tuyên bố “Chuẩn!” khi bị chất vấn về việc công an cộng sản làm tay sai cho Tầu.

Trên thực tế, tất cả các cuộc biểu tình của đồng bào trong nước chống giặc Tầu cho đến hôm nay đều bị đảng cộng sản đàn áp dã man. Những kẻ trực tiếp thi hành lệnh của đảng đó là những tên công an, an ninh, côn đồ khoác lên mình khẩu hiệu “Còn đảng còn mình, còn đảng còn tiền”. Nhưng từ trước đến nay, chưa môt tên công an nào dám đối mặt với người dân nói thẳng chúng làm tay sai cho Tầu mà chỉ mị dân bằng luận điệu “giữ hòa bình ổn định, đã có đảng và nhà nước lo”. Câu chuyện ngày 2/6 tại trại giam Lộc Hà của chị Trần Thị Nga đã cho thấy sự trơ trẽn đến mức bỉ ổi của đội ngũ công an nhà cầm quyền cộng sản. Đội ngũ này đang sống nhờ mồ hôi nước mắt của người dân Việt nhưng lại bán linh hồn cho giặc.

Từ Phất Lộc đến Weimar ( phần 2 về nhà tù)

Người Buôn Gió

 ... Trừ phòng 8D tôi ở, các phòng còn lại khác với chúng tôi một trời vực. Thằng Hải ở Ô Quan Chưởng làm trưởng buồng 6D. Gọi là Hải Cốp, Cốp là dành từ chỉ ông to hay con một quan chức to. Nhưng Cốp của thằng Hải là cốp xe máy, nó chuyên ăn cắp cốp xe máy Hon Đa nên có tên gọi vậy. Buồng thằng Hải có gần 60 phạm nhân. Bảo nhiều thế tha hồ kiếm, thằng Hải bảo toàn '' nhân dân'' cả, kiếm được gì.

Giờ phải giải thích chút về cơ cấu và tên gọi trong phòng giam, mỗi phòng có một tù nhân được quản giáo giao cho trách nhiệm giúp cán bộ làm trưởng phòng để nhắc nhở tù nhân chấp hành nội quy, kỷ luật. Tên này được gọi là '' trách nhiệm''. Nhưng có phải ai cũng được là trách nhiệm đâu, phải có tiền và có máu mặt. Trách nhiệm lập ra một bộ vây cánh gồm những tên '' trật tự'' để làm tay chân trấn áp các tù nhân khác. Trật tự có từ hai đến ba tên, là những tên to khỏe và hung hãn. Một tên phục vụ chung gọi là '' lái xe''. Nếu trách nhiệm mưu kế nhiều thì thôi, còn không hắn sẽ dùng thêm một tên quân sư gọi là quan văn. Số tù còn lại trong buồng được chia làm mấy tầng. Tầng 1 gọi là '' bộ đội'' .Tầng hai gọi là '' ưu tiên'' . Tầng 3 là nhân dân. Bao giờ thì bọn '' nhân dân '' cũng đông nhất. '' nhân dân '' là những tù không có máu mặt, không có tiền bạc, gia đình ít quan tâm.

Cái giá của sự thật trọn vẹn

Khi một thể chế chân chính biến chất trở thành một chế độ cầm quyền bất xứng, lỗi ở ai? do quần chúng thờ ơ chấp nhận? hay do cán bộ các cấp biết khôn khéo giữ thân? hay do những người lãnh đạo gian ngoan biết cách giữ quyền?

 
Đặng Thanh Chi - Trích "Cơn Bão Trong Tách Trà"
Facebook Tập hợp Dân chủ Đa nguyên
 
Có vị giáo sĩ, ngạc nhiên dừng lại bên quán nhỏ, nơi treo tấm bảng ghi: “Quán Bán Sự Thật”.
Người chủ quán ngước hỏi: “ngài muốn mua loại sự thật nào? loại “một phần sự thật” hay loại “toàn bộ sự thật”?
“Dĩ nhiên, tôi chỉ muốn “toàn bộ sự thật”, giáo sĩ trả lời không đắn đo. “Tôi không muốn có bất cứ sự che dấu nào, sự bảo vệ nào, sự tự biện giải nào. Tôi muốn toàn bộ sự thật, thẳng thắn và không hề bị cải sửa”. Giáo sĩ nói thêm một cách quả quyết.
Chủ quán trả lời: “Thưa ngài, ngài sẽ phải trả giá rất cao”.
 

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Quyền tự do dân chủ & lợi ích nhà nước

Mẹ Nấm/RFA
Tối ngày 13/06/2013, nhiều báo trong nước đồng loạt đưa tin “Bắt khẩn cấp ông Phạm Viết Đào” về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Ông Phạm Viết Đào là blogger thứ 2 sau ông Trương Duy Nhất (cho tới thời điểm này, đã 20 ngày trôi qua nhưng ông Nhất vẫn bặt vô âm tín) bị cơ quan An ninh bắt trong tình trạng khẩn cấp theo điều 258 Bộ luật Hình sự - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
 
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"