Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Vạn Lý Trường Thành???

Trung Quốc thì sao chép xây những ngôi làng nổi tiếng của Châu Âu làm cho dân Âu bực mình.  Trong khi đó thì dân Việt lại bắt chước xây "Vạn lý trường thành" của Trung Quốc.  Tại sao VN muốn xây thành gì thì xây, sao lại phải trưng bày những tướng sĩ của nhà Tần, đó là tham vọng của Tần Thuỷ Hoàng rằng Trung Hoa phải tiến chiếm tất cả các vùng đất ở phương Nam, không lẽ những "quân sĩ ma" của nhà Tần  đang làm nhiệm vụ trấn yểm cho quân Trung Quốc cứ chiếm dần đất Việt mà chẳng cần bắn một phát đạn nào?  Không biết những người làm lãnh đạo thành phố, đất nước VN đang nghĩ gì? Họ quảng cáo cho du lịch Trung Quốc? 
Một thành phố có một khung cảnh Tây Phương thì nay lại đem mang hơi hướm Tầu trấn vào đó.  Hết biết. Cả một cái thành như thế sao không khuân lên để ở thác Bản Giốc, rồi gọi là VN vạn lý thành có phải là hay hơn không?

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Tàu cao tốc dành cho... cán bộ

Đọc đoạn tin sau, nghe nói mai mốt Trung Quốc xây tàu cao tốc xuyên qua VN, người ta bàn cãi là với giá vé cao không thể phục vụ cho quần chúng.  Thế mà lại hay, ở VN chỉ có cán bộ mới giàu có, thế thì tầu cao tốc nên để dành cho cán bộ đi thôi, người dân không nên đi. :-)

Buộc tội người ngay bằng cáo trạng vu khống

Nghiêm Huấn Từ

(Lời tâm huyết của người hơn tuổi với 4 ông: Hùng, Dũng, Sang, Trọng)

Tự nhận chính nghĩa, dân chủ, công bằng, sao phải tạo ra điều 88?

Điều 88 vi phạm hiến pháp nước Cộng Hoà XHCNVN và Tuyên Ngôn Nhân Quyền về quyền tự do ngôn luận là chuyện đã rành rành, không phải chỉ trong nước thấy rõ mà thế giới cũng nhận ra từ lâu. Chưa bao giờ đảng CSVN và chính quyền của đảng dám cho công khai thảo luận ra ngô ra khoai.
Xin 4 ông trả lời: Có đúng vậy không?
Đảng CSVN và chính quyền của đảng đã từng cố ý vi phạm hiến pháp và Tuyên Ngôn Nhân Quyền, bị phản đối tới mức phải sửa. Dưới đây là bằng chứng:
Các ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng đều đủ thực tế để thấy rằng cái Nghị Định 31CP (do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký) cho phép công an bỏ tù “tại nhà” đối với người bất đồng chính kiến, dưới cái tên “cải tạo không giam giữ”. Nghe có vẻ nhân đạo, nhưng đối với người không có án mà làm như vậy thì không lương tri nào chấp nhận được.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Đề nghị tổ chức truyền thanh, truyền hình

Đề nghị tổ chức truyền thanh, truyền hình cho phiên tòa xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Chính trị - xã hộiCù Thị Xuân Bích

Tác giả gửi đến Dân Luận

Kính thưa Quý Báo,

Gia đình TS Cù Huy Hà Vũ đã có đơn Đề nghị Tòa án tổ chức truyền thanh, truyền hình cho phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai TS Cù Huy Hà Vũ. Vậy kính mong Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm tới "Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" được biết và đi dự phiên tòa xét xử công khai vào hồi 7giờ30 phút, thứ ba, ngày 02/8/2011, tại 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Cù Thị Xuân Bích

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Nhật Bản

Nguyễn Thị Yêu Nước
Tôi Theo Gót Đồng Hương Đi Biểu Tình Chống Trung Quốc Ở Tokyo
Hai tuần trước tôi biết được Cộng đồng người Việt ở Tokyo và vùng phụ cận sẽ tổ chức xuống đường vào ngày chủ nhật 24 tháng 7 nhằm phản đối Trung quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, nhưng vì công việc hãng khó thu xếp được để tham gia khiến lòng tôi áy náy vô cùng.
Thứ ba ngày 19 tháng 7, tôi nhận được tin người em trai tôi bị công an đến nhà răn đe chỉ vì hôm chủ nhật 17/07 đã đi biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội; thế là tôi quyết định ngay phải tham gia biểu tình với bà con mình ở Nhật cho dù có bị bà Xếp hãng cằn nhằn.

BLOGGER NGUYỄN VĂN HẢI BỊ THƯƠNG NẶNG Ở TRONG TÙ

VIỆT NAM: BLOGGER NGUYỄN VĂN HẢI BỊ THƯƠNG NẶNG Ở TRONG TÙ, MỐI QUAN TÂM VỀ AN TOÀN

DLB lược dịch – Uỷ ban Những Nhà Văn bị Cầm Tù của Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế (TTVB) được cảnh báo qua các báo cáo chưa được chính thức xác nhận rằng nhà báo và blogger Nguyễn Văn Hải (hay còn gọi là Điếu Cày) đã bị mất một bàn tay ở trong tù. TTVB kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền cấp bách cung cấp chi tiết đầy đủ về vụ việc và tình trạng của ông Nguyễn Văn Hải, và cho phép ông ta được gặp gia đình, đại diện pháp lý và điều trị y tế. TTVB cực lực phản đối việc tiếp tục giam giữ ông Nguyễn Văn Hải kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông dựa trên nền tảng nhân đạo và chiếu theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một bên ký kết.

Tự điển mới định nghĩa ác ôn.

Chiến sĩ công an:  tự điển mới định nghĩa ác ôn.

Ngày còn nhỏ, những lần học văn, hay học lịch sử, mỗi lần nghe thầy, cô giáo nhắc đến hai từ “chiến sĩ”, là trong tâm trí tôi sáng lên niềm tự hào, yêu mến và biết ơn những con người đã vì tổ quốc mà chịu mất mát, đau thương. Rất nhiều người trong số họ đã gửi lại tuổi xanh của mình nơi chốn rừng núi hoang vu hay nơi biển đảo xa xôi, mà đến bây giờ, người thân của họ còn chưa tìm được phần mộ của một phần da thịt mình.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

tôi không tin anh là người vô cảm



 Nghe 

tôi bật khóc - thấy cờ vàng bay cùng cờ đỏ
và tiếng hô vang tràn về biển đông
khi Tổ Quốc lâm nguy réo gọi
thì sắc cờ nào cũng vì Việt Nam ?

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Lễ tưởng niệm

Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức phối hợp với Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn văn Bình đã tổ chức buổi tưởng niệm nói trên vào lúc 09h00’ sáng nay thứ Tư 27.07.2011 tại 43 Nguyễn Thông, quận 3, TP HCM.
Theo thông tin ban đầu từ Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết, đến dự buổi tưởng niệm gồm có: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, BS Huỳnh Tấn Mẫm, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, GS Tương Lai, cùng rất nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, trong đó có GS-PTS Nguyễn Phương Tùng, là con gái của cố Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh. Đặc biệt là sự có mặt của bà Quả phụ Ngụy Văn Thà.
Sau phần thắp nhang tưởng niệm là các phát biểu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, GS Tương Lai, BS Huỳnh Tấn Mẫm, ông Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân và sau đó, các khẩu hiệu chống bá quyền Bắc Kinh, đường “lưỡi bò” của Trung Quốc v.v.. đã xuất hiện đầy trong hội trường.

Đơn giản là đi trước thời đại

Bùi Tính

Không biết dùng từ nào chính xác để gọi những con người ấy. Gọi là “nhà dân chủ” thì chưa chắc họ đã hài lòng vì chưa thấy họ tự xưng như vậy. Đã thế, báo chí quốc doanh rất thích dùng bai chữ “nhà dân chủ” theo nghĩa mỉa mai một cách ác độc. Đám cư dân mạng quốc doanh thậm chí còn hùa theo với những từ như “rân chủ”, “rận chủ”… Blogger Mẹ Nấm đã phải viết hẳn một bài về cái danh xưng này.
Gọi là “nhà bất đồng chính kiến” thì rõ ra là đối lập với chính quyền. Ở xứ sở văn minh thì chuyện bất đồng chính kiến là chuyện hết sức bình thường, thậm chí khuyến khích. Nhưng ở cái xứ lạc hậu này, quan tân đến chính trị đã là lạ rồi. Lại còn bất đồng chính kiến nữa thì ghê quá. Gọi như vậy chẳng khác nào đẩy họ vào thế khó một cách không cần thiết.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

tặng cô bé đi biểu tình



cô bé làm tôi rơi nước mắt
khi cô áo trắng, đời đang thơ
nghĩ hưng vong cô còn hữu trách
mà nhói lòng tôi, gã thất phu


Học lại hai tiếng "Đồng bào"

Nguyễn Ngọc Già

(Bài viết dành "tặng riêng những ai thật lòng đang còn hát yêu thương con người")
Qua bảy lần biểu tình (chưa tính cuộc xuống đường ngày 24/7/2011) của người Việt Nam trước hành động Nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm Tổ Quốc Việt Nam, một số người khăng khăng quan điểm: "Cuộc biểu tình có tổ chức từ một số trí thức Việt Nam" và "đó là cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ nhưng nấp dưới danh nghĩa chống Tàu", "cuộc biểu tình đã lợi dụng những người không hiểu biết, trong đó có cả sinh viên, học sinh để chống phá Nhà nước"... Đại loại, một số luận điệu:
- Họ bảo rằng, có làm (nghĩa là có tổ chức) thì có nhận, sợ cái gì?! Yêu Nước mà, quá chính đáng! Sao không dám nhận, không chịu nhận?!
- Họ quá rõ, dưới cái áo khoác "chống Tàu", là cái "thân thể đói khát dân chủ" hơn 60 năm qua, nhân chuyện "chống Tàu" rồi thì lợi dụng "chống Ta" (nghĩa là ĐCSVN).

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý đã bị đưa vào tù trở lại



Báo động: Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý đã bị Cộng sản đưa vào lại nhà tù

Kính thưa toàn thể Đồng bào VN và các Cơ quan Nhân quyền Quốc tế.

Vào lúc 14g30 ngày 25-07-2011 (giờ VN), công an CSVN đã tới Nhà Chung, thuộc Tòa Tổng Giám Mục Huế, 69-Phan Đình Phùng Huế, để đưa Linh mục tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý vào lại nhà tù. (Công an đem xe hơi và cả xe cứu thương đến).

Trước khi tiến hành công việc, công an đã yêu cầu vị Quản lý Nhà Chung là Linh mục Lê Quang Viên ký giấy xác nhận sự việc. Linh mục Lê Quang Viên đã ký nhận, với điều kiện ghi rõ rằng: "Linh mục Nguyễn Văn Lý đang còn trong tình trạng bệnh tật, chưa bình phục gì". Sau một hồi đôi co, cuối cùng công an phải chấp nhận. Mọi việc diễn ra chỉ trong vài phút. Đt của Lm Lê Quang Viên: 054.3824.937

Hoa hậu 24-7-2011

Nếu có cuộc thi Hoa Hậu VN ngay bây giờ, và tôi mà là giám khảo, thì cô gái Trịnh Kim Tiến sẽ là Hoa Hậu, tại sao những cô gái có tấm lòng đẹp lại không dự thi, và các hoa hậu VN  không có một tấm lòng với đất nước thì lại thành hoa hậu nhỉ? Câu trả lời xin dành cho nhân dân VN (hay đúng hơn cho những bậc nam nhi ở VN)


GÁC THÙ NHÀ, ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Chủ nhật, ngày 24 tháng bảy năm 2011


Hình ảnh cô gái trẻ trong đoàn biểu tình đã làm thẫn thờ các PV nước ngoài.


Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Thư gửi con trai

Đỗ Xuân Thọ - Thư gửi con trai trưởng trước cuộc biểu tình chống TQ ngày 24/07/2011

Hà Nội, ngày 23-7-2011
Hải Minh vô cùng yêu thương của bố
Bố viết lá thư này cho con có lẽ là lần cuối cùng bởi ngày mai trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc bố vẫn mang biểu ngữ “CÙNG CHUNG TAY XÉ TRUNG QUỐC THÀNH NHIỀU QUỐC GIA ĐỘC LẬP” để đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh.
Con biết không, khi bố kêu gọi như thế, câu khẩu hiệu làm Bắc Kinh khiếp đảm và làm tất cả các dân tộc láng giếng của Trung Quốc hỡi lòng hởi dạ. Câu khẩu hiệu này làm tăng thêm sức mạnh của các dân tộc khác Hán ở Trung Hoa đang quyết tâm ly khai khỏi Trung Quốc.

Hà Nội 24/07/2011

Diễn biến cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 8 ngày 24/07/2011

Theo trang tin Anh Ba Sàm:
6h45’: Trước hai đầu đường Hoàng Diệu dẫn tới ĐSQ TQ đã giăng dây ngăn không cho người vào. Trời Hà Nội mát mẻ sau 1 trận mưa rào nhỏ.
7h00’: Trước tượng đài Lý Thái Tổ nơi hình như dự định tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận Hoàng Sa, chiến tranh biên giới, Trường Sa, toàn bộ khuôn viên bờ hồ trước tượng “Quyết tử cho Tổ Quốc Quyết sinh” không khí thanh bình, không có một bóng công an.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Tôi cũng buồn cười



Người Buôn Gió


Mình viết cái này với tâm trạng thật tệ, đó là mình cười âm ỉ. Đáng ra sau cái chuyện cậu Đức bị anh Minh an ninh đạp mấy cái vào mặt, trong khi cậu bị bốn gã tóm tay tóm chân. Cảnh như thế ai mà chả phẫn nộ, cười sao được.

Thế nên mới bảo thật tệ là mình cứ cười tủm tỉm.

Nhưng lúc trước thì mình phẫn uất lắm, mãi đến hôm nay mới cười được.

Chả là tính mình hay quan sát, mấy lần mình đi biểu tình đều thấy Nguyễn Trí Đức, lần cậu Đức và thằng Tiến Nam đứng cạnh anh an ninh, hai thằng ba hoa về chủ quyền, về biển đảo, anh an ninh đeo kính trắng chỉ ầm ừ. Thằng Tiến Nam thấy đàn gảy tai trâu rồi, nó chuồn ra đám đông hô Hoàng Sa- Trường Sa.

Công viên biểu tình

Bài phỏng vấn ông giáo sư Carl Thayer của BBC cho thấy một điều là VN có rất nhiều tiến sĩ, mà sao BBC không phỏng vấn một vài ông tiến sĩ trong nước để xem họ có thông hiểu tình hình VN như cái ông giáo sư ở tận miền Nam trái đất ấy.  Ông tận bên Úc mà ông nói chuyện tình hình VN như là ông đang ở xứ Việt.  Còn mấy ngài "tiến sĩ Việt" thì có ông nói chuyện tình hình biển Đông như đang ở bên Trung Quốc thế mới khổ. 

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Chủ Nhật tới, 24/7/2011

Blog Nguyễn Xuân Diện – Biểu tình ngày Chủ Nhật tới, 24/7/2011


Giới nhân sĩ trí thức có ý kiến như sau:

1- Việc thanh niên, sinh viên, trí thức và đông đảo nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia biểu tình yêu nước là biểu hiện tình cảm trong sáng, cao quý, linh thiêng và đầy trách nhiệm đối với Tổ Quốc. Các cuộc biểu tình tại Hà Nội vừa qua cho thấy không một ai, cơ quan hay tổ chức nào trong và ngoài Việt Nam có thể xuyên tạc, bóp méo, lợi dụng hay dập tắt được các cuộc biểu tình chính nghĩa này.

Cho đến nay, không có bất cứ văn bản pháp luật nào cấm biểu tình, vì nếu có thì chính văn bản pháp luật đó là vi hiến.

Giáo sư Chu Hảo lên tiếng

Giáo sư Chu Hảo lên tiếng về việc đàn áp dã man người biểu tình


Lâm khang Nguyễn Xuân Diện thân mến,

Nếu Thư ngỏ của các bạn gửi Ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an T/p Hà Nội đã được phúc đáp một cách có trách nhiệm thì không cần công bố bức thư này của tôi. Trong trường hợp ngược lại, đề nghị Lâm Khang cho tôi được chia sẻ với bạn đọc những điều tâm huyết dưới đây. Xin chân thành cám ơn!

Hắn đạp vào mặt tất cả chúng ta

Nghe
Hắn đạp vào mặt anh, người thanh niên yêu nước
khi anh nằm bất lực
như bị tứ mã phanh thây.
Hắn đạp vào mặt anh
người đã hô to: Chặn tay bành trướng
Không được xâm lăng vùng biển thiêng này!
Hắn là ai
mà căm thù khi anh yêu Tố quốc?

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Nghề Luật sư tại Việt Nam

Luật sư Huỳnh Văn Đông


Trong quá trình hành nghề luật sư, tôi nhận ra một sự thật rất đau đớn mà đã có lần tôi muốn từ bỏ nghề Luật sư. Pháp luật Việt Nam được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam áp dụng một cách vô pháp. Đặc biệt, đối với những vụ án chính trị.

Tôi đã được tham gia nhiều vụ án chính trị từ Bắc đến Nam, tất cả đều có một đặc điểm chung là:

Vụ án không có chứng cứ hoặc chứng cứ không chứng minh được hành vi phạtội của các bị cáo;

Bản án dành cho các bị cáo không dựa trên các chứng cứ khách quan và trên cơ sở tranh luận;

Thư gửi nhanh

Thư gửi ông Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc công an thành phố Hà Nội


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------*------

Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2011

Kính gửi: Ông Nguyễn Đức Nhanh

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội

1. Chúng tôi những người tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông hoan nghênh Công an thành phố Hà Nội (CATPHN) đã phần nào tạo điều kiện cho một số cuộc biểu tình tại Hà Nội cho đến ngày 03/07/2011.

2. Đáng tiếc, hai cuộc biểu tình tự phát gần đây đã bị CATPHN trấn áp, đặc biệt là cuộc biểu tình diễn ra sáng ngày 17/07/2011. Chúng tôi đề nghị ông Giám đốc CATPHN trả lời trước công luận về mấy nội dung sau:

Trốn chạy khỏi Vạn Lý Trường Thành


Lời người dịch: Maria Kruczkowska là tác giả chuyên về mảng Á châu của nhật báo hàng đầu Ba Lan Wyborcza. Bà đã có hàng chục bài viết liên quan tới Trung Quốc. Vì sự ‘nhạy cảm’ của những vấn đề mà cây bút của bà đề cập tới, nên từ hơn 2 năm nay bà bị ‘cấm cửa’ vào Trung Quốc qua vài lần bị từ chối visa. Nhưng không vì thế mà bà từ bỏ mảng đề tài quen thuộc. Dưới đây là bài viết của bà về cuộc trốn chạy của nhà văn Trung Quốc, Liêu Diệc Vũ, qua ngả Hà Nội- Vacsava tới Berlin. Liêu Diệc Vũ đến Berlin tị nạn hôm 6/7/2011 sau nhiều lần bị nhà cầm quyền Trung Quốc đe dọa bỏ tù vì những tác phẩm gây tranh cãi của ông ở hải ngoại.

Bài báo đăng trên Gazeta Wyborcza với tựa đề “Ucieczka pisarza za Wielki Mur“.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Vật cổ truyền

Vật cổ truyền 17/7/2011

Người Buôn Gió

Hiện nay vào những ngày chủ nhật, tai khu vực vườn hoa Lê Nin ở Hà Nội, nhân dân yêu nước và chính quyền đã cùng nhau tổ chức hội vật tự do. Có cảnh sát làm trọng tài giữ trật tự, dẹp đường cho hai bên đấu vật.

n1.JPG

Ai xúi dục biểu tình?

"- Tôi chỉ hỏi ai ra trước, các anh ra từ sáng sớm, căng dây, cho người bảo vệ. Tôi thấy thế cho là nhà nước tổ chức biểu tình, tôi mới tham gia. Chứ ở chỗ khác không có công an , không có cơ động, không căng dây. Tôi biết làm sao được là chỗ đó có biểu tình mà đến. Lần nào các anh cũng đến trước chuẩn bị sẵn, sao lại bảo là ai xui. Tôi ở quê, quê tôi mỗi lần có hội nhà nước tổ chức, y rằng là có dân quân xã căng dây, cấm đường, rồi cảnh sát cũng dẹp đường, tôi lên Hà Nội, thấy y chang mọi thứ từ trước, mới nghĩ rằng nhà nước tổ chức mới tham gia. Lần sau các anh đừng có ở đấy, thì tôi không đến đó làm gì, còn có các anh thì chúng tôi mới đến.


Công an và cụ già đôi co, cụ già vẫn nhất quyết cho rằng nhà nước tổ chức biểu tình. Công an bắt cụ không được biểu tình, cụ già bảo nếu các anh không ra đó trước tôi cũng sẽ không ra. Còn các anh đã ra thì là tôi cũng ra."




Clip 7-17-11

Xin bấm vào mũi tên để xem video cảnh tượng người VN đối xử người VN trong công cuộc chống xâm lăng.  Nhũng người mang danh bảo vệ công lý lại hành xử như thế thì hỏi sao người ta không chết khi "được mời" vào trụ sở công an?


Hành động này nói lên điều gì?

Truy tìm danh tính viên C.A đạp vào mặt người biểu tình


Xem rõ hình ảnh ở Đàn Chim Việt
Người thanh niên này bị khiêng như khiêng lợn, sau đó bị đạp vào mặt

Một video clip rất ngắn, 25 giây, là bằng chứng không thể chối cãi về sự hành hung thô bạo của an ninh với những người biểu tình hôm 17/7/2011 tại Hà Nội.

Hành xử thô bạo

Video cho thấy, một thanh niên tham gia biểu tình đã bị khiêng như khiêng súc vật để ném lên chiếc xe buýt đang chờ sẵn nhằm hốt những người biểu tình khỏi hiện trường. Mặc dù bị 4 công an, sắc phục và thường phục nắm chặt cả 2 chân, 2 tay, hoàn toàn trong tình trạnh “bất khả kháng” nhưng thanh niên này vẫn bị một người mặc thường phục mà những người biểu tình nói là công an chìm, từ trên ô tô buýt bước xuống và đạp thẳng vào mặt.

Bức hình "ấn tượng" của tháng 7-11




anh AP[15].jpg


donghailongvuong nói:

Dùng từ "đánh" trong ngoặc kép là còn nhẹ đấy

Em là thằng trong bức hình đó đây, em đã bị khống chế như con lợn... nhưng mấy đồng chí công an này còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo. Thế mới đau sờ cau!

Trong đó có 2 phát được ăn bánh "giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực.

Ngón chân cái hơi tê tê nhẹ vì lúc va chạm. Mồm thì hơi đau đau một chút. Lúc chiều đang hăng nên không cảm giác, giờ mới có cảm giác.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc

Sau khi rời trụ sở CA

danlambao - Cuộc biểu tình sáng nay tại Hà Nội đã bị lực lượng CA nhanh chóng đàn áp, tin cho biết, 46 người bị trấn áp & lôi lên xe bus để đưa về Công an Huyện Từ Liêm (Mỹ Đình).
Đoàn biểu tình bị giữ tại trụ sở CA đến khoảng hơn 10h30 thì được thả về, nhưng những người bị bắt một cách vô cớ yêu cầu cơ quan CA phải điều xe đưa họ quay trở lại Đại sứ quán Trung Quốc, nơi họ bị bắt giữ trước đó, nhưng không được phía công an đáp ứng.
Khoảng 11h30' , đoàn biểu tình quyết định cùng nhau tuần hành trên phố, vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Mặc dù tuần hành giữa trưa nắng chang chang lên đến 40 độ, nhưng đoàn người vẫn hừng hực khí thế, khuôn mặt ai cũng tươi cười vui vẻ, bất chấp cuộc đàn áp dữ dội vừa xảy ra trước đó không lâu.

Lãng phí tiền của dân?

Bản tin sau cho thấy thực sự các lực lượng cảnh sát đang giúp cho tinh thần người VN thức tỉnh, "dậy mà đi" dứt khoát hơn trong việc chống Trung Cộng.  Có lẽ phải như thế, người dân VN đã ngủ quên trong hoà bình quá lâu cho nên mới xẩy ra chuyện giặc đến nhà mà không ai hay.  Một dân tộc gần 90 triệu mà cũng chỉ có 18 nhân sĩ kiến nghị đến nhà nước về vấn đề của Tổ Quốc? Chả lẽ trí thức VN chỉ có từng ấy người, và thanh niên rường cột của đất nước cũng chỉ một nhóm vài trăm người hàng tuần biểu tình tuần hành để dễ dàng bị xé nhỏ? 
Trong khi ngư dân không thể ra biển thì hàng tuần lại có hàng trăm lính cơ động, cảnh sát đi tuần hành khắp phố phường, sao không chia nhóm "rường cột" "hào hùng" nòng cốt này ra thành những lực lượng phòng vệ cho ngư dân khi ra biển lúc này? Thế có phải là hưũ ích hơn là làm cái công việc đi khiêng người vào những ngày cuối tuần?

Tin Chủ Nhật 17-7-11

Nguyễn Ngọc Già
 

8h30: "tình hình saigon chưa có gì mới"! (hề hề!!) cái này đã xin nhượng bản quyền từ Nguyễn Phú Trọng.
8h 40: Tại công viên trước dinh ĐL có khoảng 100 người ngồi... uống cafe. Không có bóng dáng lực lượng trí thức nào cả. Lượn qua lượn lại vài vòng.
Cafe ĐÁ: vẫn không hoạt động.
Các quán xá cafe quanh Hồ Con Rùa và Diamond hoạt động bình thường. Lực lượng chìm nổi không nhiều như lần trước chỉ khoảng trên dưới 100 chú. Không khí có vẻ hòa hoãn hơn với những nét mặt của các chú nom cũng nhẹ nhàng và hòa nhã hơn thấy rõ. Dòng đời vẫn ngược xuôi trên đường.

Yêu nước bị đàn áp

Tường thuật từ Hà Nội: Yêu nước bị đàn áp

Du Tử Thành (danlambao) Tôi có mặt ở trước cửa quán cafe Highland lúc 8h, quán cafe vẫn được lệnh đóng cửa như mấy tuần trước. Chỗ này lúc đó không có nhiều người dân chỉ có một cô trung niên và một người thanh niên mà tôi biết là những người sẽ tham gia biểu tình. Còn lại có rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục đứng trò chuyện chung quanh. Khoảng 8h 10 có mấy xe bus đã bắt đầu đến đổ sẵn ở đó.




17-7-2011

Công an bắt rất nhiều người biểu tình

Người Buôn Gió 

Yên tâm đê, hôm nay mật vụ chìm thì nhiều như mọi khi, nhưng cảnh sát mặc sắc phục lại có vẻ ít hơn.

Bà con cảnh giác với cái xe buýt đậu ngang ngược im lìm một chỗ này nhé, lúc này là 8 giờ sáng


Hình ảnh về cuộc biểu tỉnh phản đối China

Thông báo khẩn và hình ảnh về cuộc biểu tÌnh phản đối China sáng ngày 17/7/2011 tại Hà Nội, TP HCM

Thưa các Quý vị,
Nguyễn Huệ Chi, NHQ, Trần Nhương, Nguyễn Nguyên Bình, Dương Danh Dy, Nguyễn Vĩnh, NSND Nguyễn Văn Thủy, Ba Sàm và Nguyễn Trọng Tạo
(ảnh do Nguyễn Xuân Diện chụp tại Hà Nội ngày 24/2/2011)

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Cáo trạng của một phiên toà

Cáo trạng truy tố Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có 12 điểm sai lệch so với hồ sơ của vụ án
Hà Huy Sơn

Thưa các quí vị, những người có trách nhiệm liên quan, những người quan tâm đến vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị truy tố theo điểm c, khoản 1, điều 88 Bộ luật hình sự “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,

Tôi luật sư Hà Huy Sơn, một trong bốn luật sư tham gia bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng đáng tiếc tôi đã không thể thực hiện được trọn vẹn công việc bào chữa của mình tại phiên tòa. Chính vì vậy, tôi đã không có điều kiện để công bố nội dug bài bào chữa của mình tại tòa. Ngay sau phiên tòa sơ thẩm, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã có đơn kháng cáo, đến nay theo điều 242, Bộ luật tố tụng hình sự “Thời hạn xét xử phúc thẩm” thì đã quá thời hạn mà Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao chưa ra thông báo về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm. Việc công bố một phần nội dung bài bào chữa của tôi (dự định tại phiên sơ thẩm 4/4/2011) vào thời điểm này là cần thiết để góp phần yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo tính khách quan của vụ án.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Đảo Ngữ Hành

Bùi Chí Vinh
(Một bài thơ chơi chữ thuần túy bằng tiếng lái thu lượm từ dân gian nói về đề tài thời sự hiện đại)
Hành đảo ngữ kể từ GIẢI PHÓNG
Thi ca làm PHỎNG DÁI niêm vần
Muốn in báo phải làm đầy tớ
Nhưng ta nào phải kẻ lòn trôn
Ta nào phải là ông Hàn Tín
Phò Lưu Bang phản bạn lừa thầy
KỸ SƯ vì thế thành CƯ SĨ

Tàu Hải quân Trung Quốc lại tấn công ngư dân Việt Nam gần Hoàng Sa

Trọng Nghĩa

Theo Đài RFI

Trung Quốc bị người biểu tình Việt Nam đồng hóa với cướp biển. Ảnh chụp trong cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 3/7/11, phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông.Theo các hãng tin AFP và AP, một viên chức địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi vào hôm nay 14/7 đã lên tiếng tố cáo hành động hung bạo của Trung Quốc nhắm vào một chiếc tàu cá Việt Nam, hoạt động ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Vụ tấn công xẩy ra cách đây gần một chục ngày, nhưng mãi đến nay mới được tiết lộ, và hầu như không được báo chí Việt Nam loan tải.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Chúng tôi đi gặp Bộ Ngoại giao


14/07/2011
 

Sau khi bản Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc đề ngày 2-7-2011 do 18 người ký tên được LS Trần Vũ Hải trực tiếp đưa đến Bộ Ngoại giao ngày 4-7-2011 và nhận được chữ ký của người tiếp nhận là ông Nguyễn Văn Vượng, Phó phòng tiếp nhận công văn hành chính của Bộ, hết thảy những người đã ký vào Kiến nghị đều trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng một sự đáp ứng chân thành, nghiêm túc của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tối ngày 12-7-2011 tôi đang làm việc thì nhận được một cú điện thoại từ Bộ Ngoại giao gọi đến, xưng danh đầu dây bên kia là một phụ nữ tên Loan. Chị Loan cho biết Bộ có lời mời tôi, một trong những người ký tên vào Kiến nghị, đúng 9 giờ sáng mai, 13-7-2011 đến Bộ để được nghe giải đáp về những gì bản Kiến nghị đề xuất. Tôi hỏi lại: “Tại sao Bộ không gửi giấy mời đến từng người mà dùng hình thức gọi điện?” Trả lời: “Thời gian eo hẹp không gửi giấy kịp khắp tất cả, cho nên đành phải gọi điện cho nhanh”. Hỏi tiếp: “Người tiếp chúng tôi trong cuộc họp sẽ là ai?”. Trả lời: “Theo cháu biết thì có một lãnh đạo Bộ ra tiếp và trả lời các bác”. “Cũng được” – Tôi nghĩ vậy và cám ơn người gọi rồi ngưng máy.

Từ ngữ của một bức thư

Cuối tuần rồi người Việt ở Đức đã biểu tình chống TQ ở Berlin.  Đó là điều tốt, họ tổ chức ở chỗ người ta hay du lịch cũng là điểm hay. Nhưng mà đọc bản gọi là "THÔNG BÁO SỐ 5: LỜI CẢM ƠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO BIỂU TÌNH "VÌ HÒA BÌNH BIỂN ĐÔNG" và nội dung của "thông báo" nghe ngồ ngộ làm sao. Thư cám ơn thì cám ơn, gọi làm chi là thông báo cho nó nặng nề. Rồi thì "ban tổ chức" thì gọi là tổ chức cho nhẹ nhàng, một số người đồng thuận một việc làm tập hợp lại rồi thảo luận tổ chức với nhau, nói lên sự dân chủ. Sao lại có cái gọi là "ban chỉ đạo", cứ như là còn dưới sự lãnh đạo của một nhóm người nào, nói lên cái tinh thần của những người dù sao cũng đã sinh sống giáo dục quá lâu dưới sự lãnh đạo của một nhóm người, cho nên ngày nay dù sống ở một nền dân chủ, vẫn có cung cách "kẻ trên người dưới".  
Lá thư của "ban chỉ đạo" cũng cám ơn những người khác chính kiến mầu cờ đã tham dự, chỉ thắc mắc nếu có một cuộc biểu tình qui mô khác của màu cờ khác thì những người Việt Nam cờ đỏ có "hy sinh" đến tham dự cùng nắm tay đoàn kết chống Trung Quốc không? Sao đọc lá thư cám ơn, tôi có cảm tưởng chắc ban chỉ đạo sẽ chỉ đạo (hay ngăn cấm) họ quá. :-). Nếu thế thì tết Congo mới đuổi được giặc Tầu.


Nhật ký biểu tình

Đọc bài "Vợ chồng tôi đi biểu tình" và những kinh nghiệm của ông, tôi nghĩ lần sau nếu có những cuộc biểu tình, không cần phải đi ngang toà đại sứ Trung Quốc, chỉ cần đi đến con đường nào có nhiều toà đại sứ các nước khác, đặc biệt trước những toà đại sứ Anh Mỹ và các nước Âu Châu, để họ thấy cần phải cứu giúp VN, có khi cần thêm các biểu ngữ SOS, Help VN, và sau đó thì tuần hành vào các trung tâm thương mại,  chợ là nơi có đông người để kêu gọi đến số đông người dân bình thường còn chưa chú ý đến hiện tình đất nước.  Trước khi đi thì cũng gọi thông báo cho các cơ quan thông tấn ngoại quốc để họ thu hình chuẩn bị cho cuộc tuần hành.  Và điều quan trọng mình vì mọi người, một người đi chú ý người bên cạnh, nếu có chuyện gì xẩy ra cho họ, thì lập tức kêu cứu cho mọi người hỗ trợ cứu thoát họ khỏi công an chìm. 

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

 Đi biểu tình chống Trung Quốc được tiền!

 Người Buôn Gió


Hôm nay đọc bài của chị Phương Bích kể lại chuyện trong đồn công an Mễ Trì. Công an hỏi chị đi biểu tình thế được bao nhiều tiền. Nguyên văn đoạn chị Bích kể như sau:

“Khai báo thành khẩn” xong, tôi ngồi chờ. Một anh đến ngồi bên cạnh giả vờ hỏi thân tình:

- Đi thế này được bao nhiêu tiền?

Tôi lại nguýt anh ta:

- Anh hỏi thế chứng tỏ nghiệp vụ các anh quá kém, tôi nhận tiền mà lại đi khai với các anh à? Việc đó các anh phải tự điều tra ra chứ.

Anh ta cười:

- Có đấy!

- Có mà anh lại còn phải hỏi tôi – Ý là nếu có thì anh cứ việc bắt tôi đi

Chuyện người ta thắc mắc đi biểu tình được bao nhiêu tiền không phải là chuyện hiếm. Hôm qua ngồi với anh Lê Dũng ở quán bia, ai ngờ ông Lê Dũng cũng bị đứa quen nó hỏi:

- Nghe nói đi biểu tình chống Trung Quốc được 50 nghìn à?

Lê Dũng tức, anh hỏi lại:

- Thế nhìn tôi thế nào mà bảo tôi đi biểu tình để được 50 nghìn, còn các thầy tôi nữa, các giáo sư, nhân sĩ khác cũng đi biểu tình để lấy 50 nghìn à?

Sao mà người ta lại đặt câu hỏi vậy. Xuất phát từ đâu nhỉ?

Có lẽ người dân Việt Nam bình thường bây lâu nay sống quá thực dụng và cầu toàn, trước những sự việc biểu tình chống Trung Quốc của người khác. Họ nghĩ đi biểu tình thế chắc là được tiền?

Thế nhưng giờ bảo họ đi biểu tình đi, trả họ 100 nghìn xem họ đi không?

Họ sẽ lắc đầu, thậm chí nếu cái đứa hỏi anh Lê Dũng, nếu anh Dũng bảo trả nó 1 triệu chắc nó cũng không dám đi, có tăng lên 5 triệu bảo mày đi đi, cầm cái biểu ngữ phản đối Trung Quốc tao chụp kiểu ảnh đưa lên mạng cho bà con xem tinh thần, càng không dám.

Họ nói người đi biểu tình được tiền, chẳng qua họ không dám tin rằng, ở cái thời này có những con người dám vô tư, lăn xả, chấp nhận nguy hiểm để làm những việc có ích cho dân tộc, cho đất nước. Họ phải kiếm cái cớ mong manh nào đó để nghĩ rằng người ta đi biểu tình vì vụ lợi.

Một tư duy khiến cả một dân tộc sẽ bị thất bại, tiếc rằng chưa nhà phân tích tâm lý nào đi sâu để chứng minh cái bạc bẽo của lòng người Việt Nam, cái khiếp nhược ăn sâu vào tiềm thức, khiếp nhược đến nỗi không dám tin rằng trên đời còn có những người dân thân quên mình, quên gia đình để làm gì đó có ích cho đất nước, dân tộc nói chung.

Nhưng cũng có ý nghĩ khác.

Một lần ông cựu chiến binh phố tôi, chả là hôm ấy tự nhiên thấy ông đeo băng đỏ, khoác áo quân đội cùng mấy ông già nữa đi ngăn một đám đông bà con nhân dân. Ông ấy về kể hồ hởi với vợ:

- Đi tí có 2 tiếng mà được 100 nghìn, bọn nó đi biểu tình thế mỗi đứa chúng nó được 70 nghìn đấy.

A ha, thì ra là vậy. Nếu ông ta được 100 nghìn để ra trấn áp đám đông kia, chắc ông ấy nghĩ mỗi người trong đám đó được khoảng 70 nghìn là phải. Vậy thì giờ tung tin là đi biểu tình được 500 nghìn đi nhỉ, thế nào ông cựu chiến binh, các dân phòng phải thắc mắc, kỳ kèo ý đòi chính quyền trả 1 triệu chứ chả lẽ không.

Chuyện cựu chiến binh, dân phòng đi giải tỏa, đi canh giữ trật tự những ngày lễ hội, được bồi dưỡng là chuyện đương nhiên. Quen đến nỗi có cậu dân phòng tâm sự.

- Giờ chả thấy bọn dân oan tụ tập anh nhỉ, chúng nó tụ mình đi tăng cường lại lĩnh thêm ít.

Vậy là có thể, có thể thôi, có 2 loại người nghĩ rằng người khác đi biểu tình là được tiền:

Loại thứ nhất là bọn dân hèn, mất niềm tin vào sự vô tư, trong sáng còn có trên đời này.

Loại thứ hai, là loại muốn tìm xem người ta đi biểu tình được bao nhiêu, để mình khi tăng cường trấn áp còn biết giá mà đòi thù lao.

Thế nên khi bạn đi biểu tình chống bọn cướp Trung Quốc, đừng bao giờ phải bực với những kẻ nào hỏi bạn chuyện đó. Hãy trả lời chúng rằng:

- Hãy đi thì sẽ biết.

Sáng nay đi xem giải tỏa khu đất vàng Hai Bà Trưng-Hàng Bài thấy dân phòng, cựu chiến binh có cả, mặt mũi hơn hở lắm.

Picture-517.jpg

Picture-510.jpg

Sinh viên trường Cao Đẳng Y Tế

Một sinh viên trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên bị đuổi học vì hoạt động dân chủ

Trà Mi

Theo VoA

Một sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên phổ biến trên internet đơn khiếu nại kêu cứu về việc bị nhà trường buộc phải thôi học vĩnh viễn và bị chính quyền khủng bố tinh thần sau khi anh đọc những bài viết về dân chủ và công khai cổ súy phong trào dân chủ trong nước. Trao đổi với Tạp chí Thanh Niên, sinh viên Từ Anh Tú từ Bắc Giang thuật lại câu chuyện của mình.

Quyền tự do tìm hiểu, trao đổi thông tin là những quyền cơ bản nhất của con người. Chính quyền không được cấm người ta đọc hay ép buộc người ta theo một lề lối nào đó.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Tội yêu nước

Nguyễn Hưng Quốc (Tiền Vệ)

Ở đời, có nhiều thứ tội. Tội giết người. Tội cướp của. Tội ăn trộm. Tội lường gạt. Tội hiếp dâm. Tội tàng trữ hay buôn bán ma túy. Tội hành hung người khác. Tội trốn thuế. Tội lái xe quá tốc độ hoặc lúc đang say. Tội khai man hay làm giấy tờ giả (kể cả bằng cấp giả!). Tội phá rối trật tự công cộng. Tội bôi nhọ hay xâm phạm đời tư người khác. Vân vân.

Hầu hết các tội ấy đều được ghi rõ trong luật pháp với những khung án rõ ràng ở từng nước.

Riêng trong Hiến pháp, ít nhất là Hiến pháp Việt Nam, người ta còn nêu đích danh một tội: “phản bội tổ quốc là tội nặng nhất” (điều 76).

Cả trong Hiến pháp lẫn luật pháp, không những của Việt Nam mà còn của cả thế giới, tôi dám chắc không ở đâu ghi cái tội này: Tội yêu nước.

Sự dí dỏm của một nhà báo

Nhà báo Phi Khanh - Bị tạm giữ vì chụp ảnh những người biểu thị lòng yêu nước

Phi Khanh (Nhà báo)


  
Sáng 10/7/2011 khi đi đến chơi nhà bạn ở 28 phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP Hà Nội, tôi gặp một số người tự phát tụ tập biểu thị tinh thần yêu nước, bảo vệ biển đảo Việt Nam. Lúc ấy có hai xe bus đi đến, nhiều công an mặc sắc phục và những người mặc thường phục lao vào bắt giữ họ. Tôi vội lấy máy ảnh chụp nhanh vài kiểu. Một chiến sĩ công an thấy vậy túm ngay lấy tôi, đẩy lên xe bus. Tôi hỏi lớn: Tại sao lại giữ tôi? Người công an đẩy tôi lên xe đáp: Không cần biết, cứ lên đi! Thế là tôi cùng những người khác bị đưa đến trụ sở Công an Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Tại đây, các anh công an gọi từng người ra ghi biên bản. Tiếp xúc với tôi là một công an mặc thường phục.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Việt nam ngày Chủ nhật 10/7/2011

Tường thuật biểu tình chống TQ ở Việt nam ngày Chủ nhật 10/7/2011


Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 10-7, một số người bị công an bắt giữ



Sau năm tuần lễ liên tiếp biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, hôm thứ Bảy 9-7 trên một số trang blog có thông tin nói hôm nay 10 tháng 7 sẽ không có biểu tình, nghỉ một tuần. Lý do phía công an cam kết vào ngày 10 tháng 7 sẽ không mời nguời thanh niên đọc tuyên cáo hôm 3 tháng 7 trước Nhà Hát lớn đi làm việc vào ngày hôm nay. Thế nhưng sáng hôm nay Chủ nhật 10-7, một số người tại Hà Nội tiếp tục tập trung để biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc có những hành động xâm lấn lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông.

Tuy nhiên, cuộc tập trung hôm nay đã bị công an và lực lượng an ninh chận đứng, với việc bắt giữ những người tham gia và phản ứng lại biện pháp bắt người của công an, an ninh.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Làm gì khi "được mời"?

Mẹ Nấm

Tôi viết bài này tặng những người "được mời" và bị mời, mong các bạn luôn vững vàng và sáng suốt.
Có rất nhiều lý do để "được" (bị) mời, và điều mấu chốt là người mời sẽ phải gởi cho chúng ta ít nhất là 3 lần giấy mời. Phải nói rõ điều này để biết rằng, chúng ta có quyền từ chối lời mời khi không được giải thích rõ ràng về nguyên nhân, lý do mời làm việc, hoặc không rõ người mời mình làm việc là ai.
Phải nói rõ ràng rằng, dù "được" hay bị mời, thì cả hai bên - người mời và người được mời - đều phải có thái độ tôn trọng nhau trong tinh thần đối thoại. Cần nhắc nhớ chính bản thân chúng ta điều này, bởi chúng ta không phải là tội phạm. Nếu cảm thấy bị đe dọa, nạt nộ hay không được tôn trọng, chúng ta có quyền giữ im lặng.

Đại Vệ Chí Dị

 Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!

Người Buôn Gió
Nhân dân Vệ ở kinh thành suốt tháng nay, cứ cách đúng 7 ngày lại đi biểu tình chống dã tâm của bọn cầm quyền nước Tề.
Nhà Tề lấy làm lo, mà oái ăm thay nhà Vệ cũng lấy làm lo.
Ấy là người ta mới nói.
- Chung một mối lo, thắm tình hữu nghị.
Nhà Tề lo, bọn dân Vệ cứ nhặng xị như thế, thì chuyện thôn tính biển Nam Hải bao giờ mới xong. Chiến lược toan tính mấy chục năm, giờ là lúc chín muồi, không gặt hái thành quả bây giờ đợi đến bao giờ có cơ hội.
Nhà Vệ lại lo rằng, cứ biểu tình như thế, thì thể thống triều đình, uy tín với dân chúng còn đâu nữa. Chuyện này quan trọng hơn chuyện mất biển đảo.

Ám ảnh lòng yêu nước mỗi Chủ Nhật

Nguyễn Tiến Nam (danlambao) - Mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, tôi bị ám ảnh như một người bệnh bởi những tiếng hô vang: “phản đối trung quốc…”, “Hoàng Sa Trường Sa”... Sự ám ảnh đó đã là niềm thôi thúc, nó đã làm cho sự mệt mỏi của 1 tuần làm việc tan biến, và rồi ý định ngủ nướng cho đã đời của 1 buổi sang chủ nhật biến mất.

Trong tâm trí của tôi lúc ấy lại hiện về hình ảnh các cụ già tham gia đoàn tuần hành dưới cái nắng 34-37 độ mà vẫn quyết tâm đi đến cuối cuộc tuần hành. Gượng dậy, từ bỏ giấc ngủ nướng như mọi chủ nhật khác. Tôi bật dậy quần áo chỉnh tề lấy chiêc xe máy cũ phóng 1 vòng quanh khu đại sứ quán Trung Quốc nhưng chỉ toàn thấy là bóng dáng lực Lượng an ninh chìm nổi mà chẳng thấy đoàn biểu tình đâu, gọi điện cho bạn bè từng tham gia các buổi tuần hành trước chỉ thì mọi người cũng đang đi tìm đoàn như tôi. Vội vàng quay xe đi theo lộ trình đoàn vẫn đi như mọi chủ nhật that may mắn là đã bắt kịp đoàn tại đường Hai Bà Trưng.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Cẩm nang biểu tình

CHIỀU NAY, AN NINH ĐÃ LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI ĐỌC TUYÊN CÁO Ở NHÀ HÁT LỚN



Tôi – Nguyễn Xuân Diện, vừa gọi điện cho Em Phương – người thanh niên đọc TUYÊN CÁO TẠI NHÀ HÁT LỚN sáng 3.7.2011 vừa qua thì được biết em đang phải làm việc với công an quận Hà Đông. Đến 16h15 em Phương đã ra khỏi trụ sở công an. Phía công an yêu cầu em Phương, đúng 07h30 sáng Chủ nhật (ngày 10 tháng 07 năm 2011) có mặt tại Công an quận Hà Đông.

_________________________________________________

Thông tin trên mạng Anh Ba Sàm (lúc 08.07.2011 lúc 10:25)

Thưa anh ba và các bạn,

Có một sinh viên thương mại vừa ra trường, mới đi làm, rất đẹp trai và khôi ngô – người đi biểu tình 3 lần, bạn này hay cầm cái lá cờ có đầu lâu xương chéo đi đầu hàng. Hôm lần 4 thì bạn bị mấy anh ém áo thường phục xông vào giựt biểu ngữ và định bắt ở chỗ gần quán ca fe Cột Cờ. Mọi người xúm lại truy vấn, hỏi mấy anh kia là ai thì mới khỏi bị bắt.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Làm sao giải quyết "công hàm 1958"

Làm sao giải quyết "công hàm 1958" của ông Phạm Văn Đồng?

Nguyễn Ngọc Già
Dư luận tiếp tục rất nóng về quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam kể từ vụ cáp tàu Bình Minh 2 "bị cắt đứt" hôm 26/5/2011. Hình ảnh chắc chắn, dẻo dai của sợi cáp bị cắt đứt vô hình chung báo hiệu mối quan hệ "cơm thiu canh thối" giữa Nhà cầm quyền TQ và Nhà cầm quyền VN?
Một thông tin, có phải là thông minh không? khi trang VNExpress cho biết: Nga sẽ giao 6 chiếc tàu ngầm cho Việt Nam vào năm 2014 và không quên báo rằng "...đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga"(1), và rằng đó là loại tàu "lớp kilo 686". Thông tin này phải chăng là một cái nghếch mặt sưng xỉa để nói chuyện với anh hàng xóm? Vấn đề chẳng lẽ được tính bằng "lớp trăm cà ram", "lớp kilo", "lớp tạ", "lớp tấn" ở đây? Phải chi đạt được hình ảnh anh chàng võ biền với sức trâu hùng hục đâm sừng vào núi, cũng còn hay, đằng này, chỉ phô bày thân thể gầy còm, ẻo ợt của anh chàng vô công rỗi nghề, lười biếng tập thể dục bỗng chốc chạy ra anh hàng xóm oang oang nói: "mày có đồ chơi tao cũng có nè!". Nghe mà thảm hại!
Tranh chấp Biển Đông vẫn được cả khu vực và toàn thế giới khuyên sử dụng bằng con đường đối thoại, thương lượng ôn hòa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau của nhiều phía.

Trung Quốc “bỗng dưng” “thích” (!) đồng thuận?


Đọc báo mấy ngày rồi thấy chán, đau, buồn và âu lo nhiều hết biết. Ông Hồ Xuân Sơn chạy sang bên đó để đồng ca bài hát 16 chữ vàng, lập tức người ta kèm theo mệnh đề phụ mà ngay cả nhà ngôn ngữ học tài ba như GS – Thầy Nguyễn Tài Cẩn có sống lại cũng phải chạy mất dép: “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”, và Việt Nam “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng” (!).

Biển Đông

5xu

Đọc các tài liệu về Việt Nam ở thế kỷ 16, 17 và 18 thấy nhiều cái thực sự thích thú (thực ra lúc đó chưa có Việt Nam). Thích thú bởi bao lâu nay cá nhân tôi (và có lẽ nhiều người khác cũng thế) luôn nhìn đất nước, dân tộc và lịch sử từ trong ra. Kiểu như tự soi gương rồi tự nghĩ về mình. Hoặc cao thủ hơn chút là vẽ chân dung tự họa. Nay đọc các sách của người Châu Âu viết về đất nước, con người và lịch sử của chúng ta từ những năm cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, thấy họ nhìn nhận chúng ta thật là thú vị.
Một trong những điểm họ đánh giá về đất nước chúng ta, ở cái thời kỳ mông muội ấy, là chẳng có gì ngoài lợi thế địa lý. Họ ở đây là các hải đội của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và sau này là Pháp. Trên các con tàu ấy là hải quân, là các tu sỹ dòng Tên, dòng Đa Minh, dòng Phan Xi Cô, là các nhà buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. Ở giữa những người Châu Âu văn minh, người Việt mông muội, là các thương gia Hoa, thương gia Nhật và cả giáo dân Nhật, các linh mục lai giữa người Bồ và người Đông Nam Á.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Quốc tịch VN ?

Đọc bản tin sau, câu giải thích sau sao càng không hiểu, "vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài" là lý do gì được kể là lý do nào đó, và lý do nào là không phải lý do nào đó? Bản văn của chính phủ mà trả lời mù mờ thế này thì bố ai hiểu được, sao không kê rõ các lý do nào được chính phủ quan tâm? Và thế nào là chưa mất quốc tịch VN? Trường hợp nào như thế ?
Thế thì người có quốc tịch nước khác bao nhiêu năm nay, thì có tự nhiên mất quôc tịch VN? Mà mất rồi, thì nay nhà nước chưa biết nên phải tự nhiên khai báo để nhà nước quản lý người không còn quốc tịch? Vô lý nhỉ? Hôm qua lại nghe cái tin là bây giờ chỉ cần về VN xin nhập lại thường trú 6 tháng để nhập lại hộ khẩu thì có thể bán nhà, thủ tục dành cho người ra đi mà còn tài sản không bán được, bây giờ làm thế thì bán được. Toàn chuyện luật trời ơi đất hỡi ở đâu.

Vụ hối lộ bê bối dính líu đến đại tá tình báo Việt Nam

Richard Baker và Nick McKenzie

Richard Baker và Nick McKenzie là hai nhà báo của tờ The Age, phát hành ở Melbourne-Úc, đã theo sát vụ hối lộ bê bối này của hai công ty chuyên về thiết kế và in ấn tiền polymer cùa Ngân Hàng Dự trữ Úc khi họ ra nước ngoài tìm thêm thị trường. Hai nhà báo này đã và đang theo dõi vụ này từ đầu cho đến nay. Cảnh sát Liên Bang Úc đang chuẩn bị đưa các bị cáo ra hầu tòa. Tuy nhiên bài báo này nói riêng về vụ làm ăn bê bối với VN thông qua Đại tá Lương Ngọc Anh. Vụ án về giao dịch hối lộ ở VN khó mà làm rõ được vì nhiều lý do. Xin tạm dịch và mời bạn đọc Dân Luận xem và suy ngẫm vì sao? 
 
Ngày 4 tháng 7 năm 2011
Đại tá tình báo Lương Ngọc Anh
 
Các quan chức thương mại ÚC đã gặp hoặc nói chuyện với đại tá của một cơ quan gián điệp Việt Nam 18 lần trước khi đề bạt cho một công ty in tiền của RBA (Ngân hàng dự trữ tiền tệ Úc) rằng công ty nên thuê anh ta như một tác nhân trong một thỏa thuận mà hiện nay có thể sẽ dẫn đến thêm nhiều cáo buộc tham nhũng hơn nữa trong cuộc điều tra hối lộ lớn nhất nước Úc.
Báo The Age cũng có thể tiết lộ rằng cảnh sát liên bang Úc đã điều tra một ủy viên của Austrade, người này vẫn còn đang phục vụ ở châu Á, sau khi phát hiện tài liệu về vai trò của Austrade trong việc hỗ trợ cho công ty Securency International (công ty thiết kế tiền giấy quốc tế) cung cấp chi phí du hành hải ngoại cho các quan chức Việt Nam.
Sự tiết lộ về vai trò mật thiết của Austrade trong những vụ giao dịch bị cáo buộc tham nhũng ở Việt Nam của Securency xảy ra chỉ vài giờ sau khi cảnh sát Đức tóm bắt được một cựu giám đốc cao cấp điều hành thương mại của công ty In Tiền của Úc (Note Printing Australia - NPA), một công ty in tiền thứ 2 của Ngân hàng dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia - RBA) bị cáo buộc hối lộ quan chức nước ngoài.
Việc bắt giữ ngoạn mục hồi cuối tuần của ông Christian Boilott vì bị cáo buộc có vai trò trong một âm mưu hối lộ quan chức nước ngoài trong khi làm việc cho NPA đã xảy ra trước khi chiếc thuyền buồm của ông bắt đầu khởi hành trong một cuộc đua thuyền ở Boltenhagen, Đức quốc.
Ông Boilott, người mà các nhà chức trách Úc sẽ tìm cách dẫn độ về Úc, là người đàn ông thứ chín trên thế giới bị cáo buộc cho một vai trò trong vụ bê bối hối lộ của các công ty in tiền, với sáu người khác ở tiểu bang Victoria và hai người Malaysia bị bắt hôm thứ Sáu vừa qua.
Mặc dầu cũng bị nghi ngờ đóng vai trò quan trọng trong âm mưu hối lộ bị cáo buộc khởi sự bởi các công ty Securency và NPA của RBA, ông đại tá Việt Nam vẫn chưa được các chức trách của Việt Nam điều tra. Việt Nam cho đến nay vẫn từ chối hỗ trợ Úc trong cuộc điều tra toàn cầu này.
Cá nhân các cựu quan chức ngoại giao và thương mại Úc đã khẳng định rằng môi giới của Securency là ông Lương Ngọc Anh, một đại tá của cơ quan tình báo Việt Nam, Bộ Công an, và là người được Đại sứ quán Australia tại Hà Nội biết đến khi Austrade đề nghị Securency chỉ định ông và công ty của ông, CFTD, làm mối giới vào năm 2002.
Tài liệu do Austrade và Bộ Ngoại giao được đưa cho Thượng Nghị sĩ của Đảng Tự do ông Russell Trood cho thấy rằng các quan chức Australia tại Hà Nội đã gặp hoặc nói chuyện với ông Lương Ngọc Anh 18 lần từ năm 1999 đến năm 2001.
Đây là điều bất hợp pháp cho một công ty Úc thuê một quan chức nước ngoài làm môi giới có thù lao, và việc bổ nhiệm ông Lương Ngọc Anh bị nghi là đã khởi đầu một trong những thỏa thuận hối lộ trả tiền cao nhất mà Securency thiết lập trên toàn cầu, vị đại tá này được trả lên đến $20 triệu, hầu hết số tiền này bị nghi ngờ là tiền hối lộ.
Để đổi lại, ông Lương Ngọc Anh đã giúp Securency thắng một hợp đồng lớn để chuyển đổi tiền giấy của Việt Nam sang tiền nhựa.
Nhân viên đại sứ quán Úc tại Hà Nội vẫn tiếp tục có những giao dịch mật thiết, bao gồm cả những bữa ăn tối thân mật, với Đại Tá Lương Ngọc Anh ngay cả sau khi một ủy viên của Austrade chính thức cảnh báo Canberra và RBA trong năm 2007 và 2008 rằng ông Lương Ngọc Anh là một cán bộ sĩ quan cấp cao của Bộ Công an. Bộ này là bộ an ninh quốc nội và cơ quan phản gián của Việt Nam.
Thông tin này cũng đã được cho hội đồng quản trị của Securency biết vào thời điểm đó. Ban quản trị này đã không yêu cầu ban quản lý Securency kết thúc sự sắp xếp giao dịch của Securency với Đại Tá Lương Ngọc Anh.
Vị ủy viên của Austrade này, hiện thời bị Cảnh sát Liên Bang Úc điều tra về các giao dịch ở Việt Nam của Securency, được cho là đã giúp sắp xếp thị thực hộ chiếu cho các quan chức Việt Nam để nhập cảnh Hoa Kỳ cho một kỳ nghỉ du lịch ngắn hạn của họ do Securency tài trợ.
Quan chức Austrade này chưa bị buộc tội. Các quan chức khác của Austrade cũng đã khai báo cho Cảnh sát Liên Bang Úc.
Sự tiết lộ về sự liên hệ mật thiết của Austrade với những vụ giao dịch ở Việt Nam của Securency có khả năng làm tăng thêm áp lực lên chính phủ Gillard để tuân theo lời kêu gọi của Chủ Tịch đảng Xanh ông Bob Brown để mở một cuộc điều tra của quốc hội về các vai trò của cơ quan thương mại và RBA trong vụ hối lộ bê bối này.
Một quan chức cấp cao của chính phủ liên bang đã nói với The Age rằng nếu cuộc điều tra được tổ chức về mối quan hệ của Austrade với Securency và NPA “nó sẽ cho thấy rằng chính phủ Úc đã cho phép và tiến hành tham nhũng.”
Một giám đốc cao cấp của Austrade đã nói riêng với The Age rằng “trong trường hợp của Securency ... không có nghi ngờ gì về sự đồng lõa của Austrade là một cơ quan không những chỉ giới thiệu Securency cho CFTD mà còn cố vấn cách để giao dịch với họ”.
RBA sở hữu một nửa Securency và toàn phần công ty NPA. Trong thời gian bị cáo buộc hối lộ, cả hai công ty nằm dưới sự lãnh đạo của cựu phó thống đốc RBA ông Graeme Thompson và các quan chức cao cấp khác của RBA làm giám đốc.
Tại Việt Nam, Securency đã bị buộc tội hối lộ cựu thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam, ông Lê Đức Thúy bằng cách cung cấp học bổng cho con trai ông theo học tại một trường đại học danh tiếng ở Anh quốc. Ông Thúy hiện vẫn là một cán bộ cao cấp trong chính phủ Việt Nam và là chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Đại Tá Lương Ngọc Anh được cho là đã sử dụng một số tiền hoa hồng mà Securency trả cho ông và công ty CFTD của ông để tài trợ chi phí giáo dục cho con trai ông Thúy. Được biết tội hối lộ ở Việt Nam mang án tử hình.
Austrade đã cho quan hệ đối tác giữa Securency và công ty CFTD của Đại Tá Lương Ngọc Anh là thành công đến nỗi đã trao cho họ giải thưởng xuất khẩu đặc biệt trong năm 2004.
Trong tháng 11 năm 1999, Đại Tá Lương Ngọc Anh đã được mời đến Úc như là một thành phần của một hội thảo Austrade về thị trường Việt Nam. Trong tháng 8 năm 2008, ông là một thành phần của Ủy Ban Hợp Tác Kinh tế và Giao thương Úc-Việt Nam – hàng tháng sau khi ủy viên của Austrade tại Việt Nam cảnh báo về mối liên kết của ông Lương Ngọc Anh với Bộ Công an. Đại Tá Lương Ngọc Anh cũng đã tham dự một vài bữa ăn trưa và ăn tối được tổ chức bởi Đại sứ quán Úc.
Ông Lương Ngọc Anh đã hai lần gặp các quan chức đại sứ quán Úc trong những tháng sau khi The Age đã tiết lộ việc hối lộ của Securency và phát hiện ông là một môi giới vào tháng 5 năm 2009.
The Age trước đây đã có bản tin về các tài liệu nội bộ của Austrade từ năm 1998 tiết lộ rằng Đại Tá Lương Ngọc Anh được biết là có “những quan hệ gia đình với các quan chức bộ ngành quan trọng khác nhau của chính phủ Việt Nam”. Các tài liệu này cũng cho biết chi tiết làm thế nào mà ông Lương Ngọc Anh có cha là người có nhiều “kết nối tốt” và "cha vợ là Bộ trưởng Bộ Nội Vụ”.
Trong một cuộc phỏng vấn với một nhà báo Việt Nam trong năm 2007, các giám đốc điều hành Securency cho biết các dịch vụ cung cấp bởi Đại Tá Lương Ngọc Anh và công ty của ông chủ yếu liên quan đến việc dịch thuật, tổ chức các cuộc họp và đón rước người từ sân bay.
Cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Úc đối với công ty Securency và NPA vẫn đang diễn ra và dự kiến là sẽ có thêm nhiều cáo trạng khác đối với các cựu giám đốc khác.
Văn phòng điều tra Gian Lận Nghiêm Trọng của Anh (Serious Fraud Office) đang điều tra những hợp đồng của Securency ở Nigeria, trong đó liên quan đến gần $20 triệu tiền hoa hồng thanh toán cho một mạng lưới các môi giới và các tài khoản ngân hàng nước ngoài.
Austrade từ chối bình luận, viện cớ cuộc điều tra của cảnh sát đang tiến hành.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"