Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Nhật ký trong tù - Mẹ Nấm

Mây hôm ngồi đọc Thuỵ An, hôm nay đọc lại Nhật ký trong tù I, II, III để thấy sự can đảm của một phụ nữ khác, Mẹ Nấm, một người phụ nữ còn rất trẻ, không dùng thời gian để suy nghĩ về những món hàng đắt giá, những áo quần thời trang mà để suy nghĩ về những bất công của xã hội, để phải trả giá cho sự suy nghĩ ấy bằng những ngày tù. Nghĩ lại tôi thấy ngày ấy tôi hèn nhát quá, tôi không có tiếng nói gì cho ai như Lê Thị Công Nhân hay những người phụ nữ, người tù nữ lương tâm của xã hội Việt Nam hiện nay, tôi không chịu nổi sự o ép của suy nghĩ nên bỏ bờ bỏ biển ra đi. Không có sự can đảm nói lên ý nghĩ của mình để trả giá những ngày tù như mẹ Nấm. Họ sẽ là những tấm gương sáng ít nhất cho con cái họ, niềm hãnh diện cho gia đình họ, và tổ quốc sau này, nhất định là như thế.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Nhân văn giai phẩm - Thụy An

Đã có nhiều chuyện kể về Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng câu chuyện về bà Thuỵ An, một người đàn bà trí thức đầu thế kỷ trước, bà đã làm nhiều việc trong một xã hội còn giới hạn vai trò của người nữ, và bà đã phải chiụ tù đày và sống sót cho đến sau biến cố 75.  Phải mất mấy ngày tôi mới đọc xong bài viết của bài Thụy Khuê viết về bà Thụy An, không biết tại sao, có lẽ để cảm nhận tất cả những khốn khổ đau xót của một người đàn bà trong giai đoạn tăm tối của đất nước (?) hay của người mẹ phải xa con, phải đương đầu một mình trong bóng tối của tù đày (?).  Sẽ không bao giờ tôi hiểu và thấm được nỗi đau khổ bi hùng của bà! 

Diễm Xưa

hu hu, tôi còn không hát được nhạc của ông Trịnh Công Sơn, thế mà anh chàng người Anh Lee Kirby này hát hay ra phết, thật là xí hổ cho tiếng Việt và cái giọng vịt cồ của tôi quá :-( Bây giờ có nên nói ngày nào có người ngoại quốc nói được tiếng Việt thì tiếng Việt còn không? Chứ coi bộ trong nước ngoài nước, người Việt Nam nói tiếng này xọ sang tiếng kia, chả ra làm sao cả. 

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Lò máy điện hạt nhân ?

Thế giới blog VN xôn xao về chuyện xây dựng lò máy điện hạt nhân ở VN, sao không thấy xây những trường tiểu học, tin nói trường tiểu học nào đó gần Saigon có tới 5 ngàn học sinh. 
Tôi chẳng hiểu những suy nghĩ của các "đỉnh cao trí tuệ" ở nước CHCNXHVN. Chỉ đọc bài của Nguyễn Trung Ngôn thì thấy quả là một sự "giải trí" mới của các tiến sĩ ở VN, và là một tai họa cho các thế hệ sau?

Chữ nghĩa

Đã có rất nhiều bài báo nói về ngôn ngữ Việt Nam trong và ngoài nước, hay lấy mốc trước và sau 75, cũng khiến tôi băn khoăn nên dùng loại chữ gì cho đúng cho hợp thời, cho người đọc hiểu mình nói gì dù tôi chả có mộng viết văn, chỉ là mong không quên tiếng Việt, vì nhiều khi xem TV trong nước , tôi không hiểu họ nói cái gì dù chỉ là một mẫu tự mà thôi, thí dụ quảng cáo nói về điện thoại 3G, ở đây tôi nói " ba giê", chính xác thì tôi nói theo tiếng Anh là "three G", thế nhưng ở trong nước nói là "ba gờ", tôi không hiểu tiếng Việt có chữ gờ, cho đến khi thấy hiện cái phone mới hiểu họ nói cái gì, biết là ở VN đã đổi cách đọc âm vần, nhưng mà cứ nghe cờ, gờ, thì vẫn thấy âm Việt đã không còn dịu dàng thanh thoát thế nào đầy, thảo nào mà âm giọng mấy đưá cháu nghe cứ như là búa bổ vào tai.  Và đọc mẫu quảng cáo sau thì mới thấy văn hoá chữ nghĩa ở VN đã lùi không biết mấy bực rồi nữa.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Việt Kiều

Vẫn chuyện hội nghị Việt Kiều đọc cái bản tin cũ sau đây mà không khỏi thắc mắc sao chẳng bao giờ hay có ai đọc được bản tin nào của báo chí Việt Nam nhắc tới cái doanh nghiệp hiệp hội doanh nhân ở nước ngoài này làm cái công việc gì cho công cuộc cứu trợ những đồng bào khốn khó vì lũ lụt vừa qua không? Hay họ chỉ  chung tiền đóng niên liễm, đóng tiền để đầu tư ở nước ngoài hay làm kinh tài cho đảng và nhà nước ta?
Cứ đọc lời ông cụ Tô Hải này nhắn nhủ cho những VK thì có lẽ còn lâu lắm (hay còn khuya) VN mới được như Do Thái, dù đã có một "sức mạnh" của người VN ở khắp năm châu đang thành hình.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Chuyện chữ nghiã

Người viết blog có cái tên rất là đẹp, nghe cứ như có họ với những cô ca sĩ họ Hồ, hay ngay cả cố chủ tịch VN. Nhưng đọc văn trong bài viết "kẹt xe" thì mới thấy được "bản sắc" chanh chua đanh đá cá cầy. Dĩ nhiên như người viết họ Hồ  viết trong comment là đừng nhìn lối viết mà đánh giá văn hoá của họ, nhưng mà đọc thì cứ tượng hình những lời nói cách đối xử của đại đa số, mà khi về VN dễ thường thấy.


Cho nên chắc cũng phải tập lối viết như thế kẻo ngươì VN lại bảo mình viết "tử ngữ", họ đọc chẳng hiểu :-)

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Làm sao trở nên "thân cộng"

Lâu nay tôi vẫn thắc mắc vài điều tại sao có những người đi về VN làm cái gì coi bộ cũng suông xẻ, và có những người luôn gặp khó khăn thì ra có một sự giải thích đâu đó ở trên x-café coi bộ cũng đáng chú ý đó chứ :-)
Chép lại đây để "ngâm cứu" , trong các điều trên chỉ quan tâm mỗi một việc, những chuyện khác thì tôi không thể nào rơi vào mấy chuyện đó được. (he he, việc gì thì bí mật nhé)



Theo forvnfuture
Một số người hải ngoại thân cộng vì:

- kinh tế (buôn bán, làm ăn, ca hát)
- danh vọng (về đi dạy thích hơn)
- háo danh (khoái ngôi với ông to, bà lớn, được ca tụng)
- dân tộc
- làm việc thiện, việc xã hội
- bị lừa gạt, chiêu dụ (u mê)
- bị trúng kế (mỹ nhân kế, bị chụp hình, quay phim)
- lý tưởng (vì chủ nghĩa cộng sản)

Tóm lại có 2 nguyên nhân ảnh hưởng nhiêu nhất: DANH & LỢI

Theo Le Quoc Tuan
Theo tôi có ba thành phần thân cộng :

1. Những người ở hải ngoại đang cộng tác với chế độ CS cầm quyền qua các tấm dù che khác nhau (nghiên cứu, giáo dục, phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng, bảo trợ xã hội, tôn giáo...).

2. Những người ở hải ngoại gián tiếp, từng thời điểm thích hợp đã bày tỏ các thái độ chính trị đồng cảm với một phần hoặc toàn phần chính sách cai trị của đảng CS cầm quyền trong nước.

Hai thành phần này, thuộc nguyên nhân danh và lợi, đa số rơi vào một trong các thành phần mà bác forvnfiture đã nêu ra [kinh tế (buôn bán, làm ăn, ca hát),danh vọng (về đi dạy thích hơn), háo danh (khoái ngôi với ông to, bà lớn, được ca tụng), làm việc thiện, việc xã hội , bị lừa gạt, chiêu dụ (u mê), bị trúng kế (mỹ nhân kế, bị chụp hình, quay phim), lý tưởng (vì chủ nghĩa cộng sản)] mà đại biểu ưu tú nhất của họ là các thành phần về tham dự Đại hội Việt Kiều lần thứ nhất từ ngày 21-27 tại HN tháng này.

Tuy nhiên, còn thành phần thứ ba:

3. Những người ở hải ngoại không hề tin tưởng vào các phong trào, xu thế chính trị chống cộng ở hải ngoại, ngược lại, họ ít nhiều tin vào vào khả năng lãnh đạo, khả năng có thể sửa chữa của đảng CS cầm quyền. Những người này trong ba mươi mấy năm nay, thường tự chọn cho mình một thái độ im lặng dửng dưng, đứng ngoài tất cả mọi biểu hiện chống cộng ở hải ngoại.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

TGIF

Chiều thứ Sáu bạn sẽ làm gì để giải trí (tiếng Việt Nam của người Việt Nam, hổng phải VK thì là thư giãn đấy ạ).  Tôi đang ngồi đọc cái blog này mà nghĩ "Trời, sao mình không đi ăn mày mà lo lắng làm chi cho tương lai nhỉ".  Ăn mày ở VN bây giờ cũng cao cấp lắm chứ bộ, có khi có cả một hệ thống, nhưng phải nói cái ông ăn mày này là "siêu" rồi.  Đọc mà không cười nữa thì thôi.

TGIF (Thanks God it's Friday)!

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Hội nghị Việt Kiều

Tin tức "đại biểu" ở hải ngoại về tham dự "Hội nghị Việt Kiều" cuối tuần này làm tôi cũng tò mò xem ai là đại biểu, đọc bài báo của Người Việt tôi mới biết tôi cũng có thể là đại biểu đó chứ, hoá ra là thế, lâu  nay cứ tưởng đại biểu là đại diện cho ai, thì ra theo chữ này thì mấy ông bà đại biểu ở quốc hội VN thì họ đại diện cho chính họ chứ có phải cho dân đâu :-).
Và cái chuyện phải có giấy mời, có ghi danh thì mới được xe đưa xe đón chỗ ăn chỗ ở. Cũng phải thôi, chứ mà để đi lạng quạng nhìn những thấy những bất công , "bất cập" không nên nhìn thì cũng phiền cho nhà nước lắm.  Nghe cứ như các phái đoàn nước ngoài đến Bắc Hàn, được xe của nhà nước chở cho đi tham quan những nơi đẹp đẽ không được đi ra ngoài vùng được cho phép.
Cho nên phải theo đúng thủ tục là đúng thôi hay là cứ coi như là một cuộc du lịch "escorted tour" cho mấy ông bà khi không làm đại biểu, mà chắc chắn là không là "đại biểu" cho tôi đâu nhé, vì đại biểu tôi không có tham dự :-)

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Bức tường (?)








Truyền thông khắp nơi nói về ngày 9-11-1989 khi bức tường Berlin sụp đổ khiến cho tôi cũng nao nao lòng, ít ra năm nay cũng vì lý do đó mà tôi đến "Berlin wall", đến đứng ở Brandenburg, ở cổng Charlie để cảm nhận sự nô nức tìm tự do của những người sống bên kia bức màn sắt cho tới những năm cuối của thập niên 80. Bức tường ngăn cách cả một dân tộc hay như chính nó đại diện cho một sự ngăn cách hai thế giới của hàng triệu triệu người trên thế giới của thế kỷ trước.

Đã hai mươi năm trôi qua, thế mà bức tường "vô hình" nào đó vẫn giam giữ những người dân Việt.  Ở một diễn đàn nào, có người đã viết "hãy để cho người dân VN tự chọn lựa và quyết định số phận của họ và những người VN đã ra đi, hãy phục vụ cho tổ quôc mới của họ, đừng xen vào chuyện của đất nước VN", nghe cũng chí lý lắm đấy chứ, nhập gia tuỳ tục, xen làm gì cho nó mệt trí, mà thật ra mấy ai có lòng nghĩ tới đất nước VN chứ, ai cũng cho là "hết thuốc chữa" , cha mẹ chú bác tôi thuộc thế hệ còn gắn bó tấm lòng với quê hương thì nghĩ "lực bất tòng tâm" cho nên họ cũng ... thôi.  Thế hệ sấp xỉ như tôi, thì không lo hưởng thụ thì cũng nghĩ lo cho mình còn hổng xong thì lo cho ai. Tấm lòng với đất nước cũng nhạt nhoà, khi hơn nửa đời người sống xa quê nhà, thế hệ con cháu thì lại không biết tí gì về VN, có biết thì cũng không hiểu gì về chế độ CS (vì có khi bố mẹ chúng cũng lơ ngơ ... cỡ như tôi),  bao nhiêu người thấy vui thấy đẹp thì cho là hạnh phúc, chỉ khi nào đối mặt với tai họa thì lúc đó "chửi" vài câu cho đỡ tức rồi thì vài tháng lại mua vé đi vế VN chơi tiếp. Nhà nước ta và người đi chơi "đều có lợi".

Cho nên khi nhà nước VN dùng truyền thông để tuyên truyền "các thế lực phản động ở hải ngoại chống nhà nước VN" , nghe nó xôm tụ lắm, thực ra có là bao nhiêu đâu (mà lo).  Họ có thể là có thực lực có tiếng nói để hỗ trợ cho đồng bào trong nước tranh đấu cho nhân quyền của người dân, nhưng họ không phải là một con số đông đảo như công an, quân đội đảng viên của đảng CSVN, do đó điều mơ tưởng bức tường nào đó sụp đổ ở VN thì chắc vài thế hệ nữa quá. Cứ nghĩ thế, cho nên người cỡ như tôi, ăn no ngủ kỹ, chuyện nước nhà để nhà nước lo, người VN như tôi chỉ nên lo phục vụ cho đất nước tôi đang ở.  Yên chí nhé! (Nghe có ba phải thì cũng xin chớ buồn, cũng tại "bức tường" đó thôi)



Và bài đọc sau của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng cùng Video Berlin Wall của ông nhắc lại là tôi được hân hạnh đứng cùng gia đình ông ở đây nhìn bức tường Bá Linh cùng một thời khắc của tháng Tám vừa qua.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Hội nhà văn VN giải tán!

Wow, sáng nay thức dậy đọc bản tin nóng "Hội nhà văn VN" tự giải tán.
Lâu nay tôi cứ thắc mắc người VN cứ thản nhiên ngâm thơ, viết văn chả ăn nhập gì tới nỗi đau của dân VN, hôm nay mới thấy những người cầm bút này làm một công việc có ý nghĩa là tự giải tán cho đỡ nhục!
Không biết có thực không hay là bị ép uổng gì không nữa.  Chờ xem! cái tin vịt bao giờ thành sự thực.

Không chừng cái hội lớn nhất đất nước gồm tới ba triệu người cũng xin tự giải tán. hihi, ngày đó chắc là cả nước sẽ là ngày hội lớn, mới thật sự là giải phóng (?)

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

Chuyện ở bếp

Cái tật từ trong bếp "nghĩ ra" mà có lần ông Đặng Tiến đã ví von đó là sự khác biệt giữa đàn ông đàn bà, tôi thấy rất chí lý. Cho nên từ cả tuần trước đọc bài của ông Đinh Tấn Lực mà lo cho ông này sẽ bị mời đi nói chuyện nên không dám post bài đại ý quan hệ chủ chó trong "Mối tương quan mất dậy", mà không post bài ông thì chả muốn post cái gì, mãi hôm nay đọc bài về văn hoá sống ở Mỹ chả liên quan gì tới bài trên nhưng cũng hữu ích cho chính gia đình người thân của mình, mới có tí siêng của buổi sáng để blog vào đây :-), nghĩa là cái gì liên hệ gần gần thì mới nói, xa quá tới chuyện đất nước nhà nước thì thôi khỏi nói!.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Viêt Nam War

Trong khi báo chí VN, đang nhắc lại nước Mỹ vẫn còn là kẻ thù, thì báo chí Mỹ đang nhắc đến một cuốn sách nói về cuộc chiến VN ở phương diện khác, tôn vinh những người lính Mỹ đã chết cho Tự Do tại VN gần 35 năm trước.

Bài báo VietNam: War without heroes? By Thunder, no!

"Chẳng có hữu ích gì cho những người mà linh hồn họ lãnh đạm không biết gì về những cảm xúc tuyệt vời và rộng lượng, niềm tự hào to lớn, niềm tin quyết, sự nhiệt tình cao cả, của những người đàn ông dập tắt cơn bão và cưỡi lên sấm sét." - Tổng thống Theodore Roosevelt

TRIANGLE, Va - Bạn có biết làm thế nào một quốc gia xem một cuộc chiến tranh bằng hình tượng của nó. Trong số các biểu tượng của Thế chiến II - là "cuộc chiến không vết đen" - theo sử gia Richard Botkin, đứa bé mồ côi Trung Quốc than khóc trong một sân đường sắt bị bom của Nhật Bản, các tàu USS Arizona cháy tại Trân Châu Cảng, và Joe Rosenthal's lình thủy / dương cờ trên núi Suribachi - hình ảnh mà xấu kẻ thù, vinh danh các nguyên nhân, hoặc chào mừng các chiến binh yêu nước. Chiến tranh Việt Nam như đã lấy mất những hình ảnh như thế, khi rừng bom napalm nổ như tiêng chim ca.

Botkin, tác giả của "Ride the Thunder: Một câu chuyện chiến tranh Việt Nam về danh dự và chiến thắng ghi nhận rằng hình tượng Việt Nam miêu tả trái ngược về đạo đức và thất bại - những nhà sư hy sinh , giết kẻ bị giam cầm, bao nhiêu người phủ máy bay trực thăng rời khỏi mái nhà đại sứ quán. Nhưng Botkin hy vọng rằng, gần 35 năm sau khi sụp đổ của Sài Gòn, người Mỹ đã sẵn sàng để viếng một phòng tranh của sự dũng cảm bị bỏ rơi, ở đó để chiêm ngưỡng ba bức chân dung dũng cảm - John Ripley, Gerry Turley và Lê Ban Bình.

Ripley, lúc đó là một đại uý Thủy quân lục chiến, Botkin của ví dụ của sự can đảm. Vào mùa xuân năm 1972, Hà Nội đã ném 14 đơn vị vào miền Nam Việt Nam. Với các đơn vị chiến đấu của Mỹ đã ra đi, các cuộc tấn công dịp Phục Sinh - "Tết với xe tăng" - nhằm chinh phục phía nam trong một cuộc tấn công. Trước cuộc tấn công dữ dội làm tan hàng hầu hết các lực lượng của quân đội miền Nam ngay phía nam của vĩ tuyến 17 . Bộ đội miền Bắc tiến quân, xe tăng hội tụ gần cầu Đông Đông, ngang qua đó là con đường thẳng đến thành phố đông dân Quảng Trị.

Về phía bắc của cây cầu 20.000 quân địch; về phía nam, Capt Ripley, một cố vấn cho Nam Việt Nam Thủy quân lục chiến, với 500 pound thuốc nổ - và một trách nhiệm nặng nề hơn của nhiệm vụ.

Nặng trĩu với TNT, di chuyển bàn giao tay dọc theo vòng đai, Ripley chạy đi chạy lại lắp ráp sự phá huỷ, khi kẻ thù bắn liên tục. Châm ngòi, Ripley nhảy vọt về bờ Nam and làm nổ cây cầu, ngăn chận bộ đội miền Bắc tấn công chớp nhoáng, đủ thì giờ quan trọng cho quân đội miền Nam củng cố lại sự phòng thủ


Turley, trong khi đó, thể hiện "sự can đảm đạo đức." Một trung tá tình cờ đến từ Quân đoàn I khi trận chiến nổ ra, Turley đã chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực lân cận khi vị sĩ quan quân đội cao cấp thoái vị. Qua bao nhiêu ngày bom nổ vào hầm trú ẩn, Turley chỉ đạo các cuộc phản công, yêu cầu pháo binh, hoả lực của hải quân và không kích, chống trả ba đơn vị bộ đội miền Bắc, Botkin nói, "và làn sóng lệnh chống đối của Sài Gòn. Một công việc giống như con số, Turley đã không được xác nhận. Ông bị "bắn tỉa" từ mọi phía. Nhưng ông đã làm những gì ông phải làm. "

Nếu không có Ripley và Turley, Nam Việt Nam cũng có thể đã bị sụp đổ vào năm 1972, ba năm trước khi thật sự thất bại. Nhưng không phải tất cả các anh hùng của Botkin là người Mỹ. Thủy quân lục chiến Nam Việt Nam Lê Ban Bình Botkin đã tóm tắt gọi "sự can đảm chịu đựng."

"Lê," Botkin nói, "có một công vụ ở Việt Nam: Nó kéo dài 13 năm." Sau chiến thắng của cộng sản, Lê, người đã bị thương chín lần, một Thủy quân lục chiến miền Nam can trường tại Đông Hà, trải qua hơn 11 năm trong trại cải tạo. Ông không bao giờ bị gục ngã. Ông hiện đang sống tại miền bắc California với vợ luôn bên cạnh ông.

Miền Nam Việt Nam cuối cùng cũng đấy lùi các cuộc tấn công dịp Phục Sinh đã chứng minh rằng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ không cần máu của người lính Mỹ, Sài Gòn có thể tự chống lại sự độc tài của miền Bắc. Khi cuộc tấn công mùa Phục sinh đã kết thúc, sau bảy tháng đẫm máu, quân đội miền Nam Việt Nam đẩy quân xâm lược ra các vùng thưa thớt dân cư. Ba năm sau, khi miền Bắc mở một cuộc xâm lược khác, Quốc hội Mỹ đã phản bội cắt viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam, kết thúc tự do cho 20 triệu người.

Botkin, nguyên là lính thủy, nói rằng những người đàn ông trong cuốn sách của mình đại diện cho tất cả những người vinh dự được phục vụ tại Việt Nam, những người đã làm nhiệm vụ của họ dũng cảm mà không được vỗ tay. "Tâm thức của công chúng Mỹ không có những nhận thức tích cực về chiến tranh Việt Nam," ông nói. "Tôi nghĩ đó là một tội phạm" Đồng ý - là một tội phạm mà "Ride the Thunder" cần mang lại một đánh giá rộng rãi cho một công lý đã quá hạn.

lược dịch bởi blogger.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"