Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Ai tin Trung Quốc hãy nhìn đây

 
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Đọc tiếp

Công an phong tỏa Thanh Minh Thiền viện và chùa Giác Hoa ở Saigon


THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 30.6.2012

-
 Hôm nay Công an phong tỏa Thanh Minh Thiền viện và chùa Giác Hoa ở Saigon – Ban Đại diện Gíao hội tại Thừa Thiên – Huế chuẩn bị biểu tình ngày 1.7 – Chùa Liên Hoa kêu gọi biểu tình tại thành phố Houston trước Tòa Lãnh sự Trung Cộng

PARIS, ngày 30.6.2012 (PTTPGQT) - Sáng nay, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế nhận được thông báo khẩn từ Viện Hóa Đạo cho biết công an đã dày đặc bao vây Thanh Minh Thiền Viện, nơi đặt trụ sở Viện Tăng Thống, và chùa Giác Hoa, nơi đặt trụ sở Văn phòng Viện Hóa Đạo.

Ai phải chịu trách nhiệm nếu Trung Quốc mời thầu thành công 9 lô dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam?

Đào Tiến Thi
Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký điều ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho triều đình, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đã bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công chuộc tội. Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản thấy sức mình chống không nổi đã giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau đó uống thuốc độc tự tử.

Thân gửi hai chị công an Hà Nội ;)

Thành

Nữ cảnh sát Nhân Dân (Minh họa) - Ảnh Internet
Em vừa mới trải qua 9 ngày thực tập ở Tam Đảo. Vui có, buồn có, bực mình cũng có. Nhưng phải nói rằng trong 9 ngày qua thì có một chuyện làm em quá khó hiểu, nên về đến nhà là em phải viết ngay cái note này để chia sẻ cùng anh chị em.
Hôm kia, 27/6/2012, đang chuẩn bị đi ăn cơm chiều với các bạn thì em nhận được một cuộc điện thoại từ bố. Bố nói rằng có 2 chị an ninh, 1 người phụ trách ở trường mình (Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN) và một chị phụ trách ở mấy trường kinh tế gì đó, cũng trong địa bàn thủ đô HN, có gặp và nói chuyện với bố khoảng 40 phút. Nội dung của câu chuyện thì cũng khá "đơn giản", nó xoay quanh việc em đi đá bóng với No-U FC. Họ đưa ra một bức ảnh em chụp cùng các anh chị em khác và nói cho bố em về đội bóng, có bao nhiêu người là sinh viên, bao nhiêu người đã đi làm... Sau đó thì họ hỏi bố em xem tình hình em ở nhà như thế nào, ở trường học ra làm sao...

Thủ đoạn chính trị hay đối sách chiến lược?

Lâm Nguyên
Kính gửi BBT báo Dân Luận Trước dư luận đang xôn xao về PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, tôi thấy cần phải đưa ra một vài ý kiến để độc giả rộng đường suy nghĩ.
Tôi mong BBT cho đăng bài viết dưới đây để đọc giả có thể tham khảo.
Cám ơn BBT báo Dân Luận
Lâm Nguyên
Sự kiện Con đường Việt Nam đang gây tác động mạnh đến dư luận, xáo trộn suy nghĩ của cả thành phần đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự hồ nghi ban đầu đang dần chuyển sang tin tưởng. Đầu tiên nhiều người cho rằng những người chủ xướng Con đường Việt Nam dùng thủ đoạn chính trị bằng cách lợi dụng lý tưởng của Chủ nghĩa cộng sản của Mác để tránh bới sự đối đầu với Đảng cộng sản cầm quyền hiện nay. Mà đã là thủ đoạn thì không đáng tin. Nhưng có lẽ do sự thù ghét những hậu quả tàn bạo của Chủ nghĩa cộng sản do Lê-nin tạo ra mà những người đả kích nó đã mất đi sự khách quan. Chúng ta hãy nhớ rằng trường phái Dân chủ xã hội đang thịnh hành ở các nước Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan… chính là xuất phát từ lý tưởng của học thuyết Mác. Các bạn có thể tham khảo nhanh tại đây [http://en.m.wikipedia.org/wiki/Social_democracy]

Sửa Hiến pháp từ đâu?

Hà Sĩ Phu
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 9 tại Hà Nội, trong đó có các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Tại hội nghị, việc đánh giá tình hình đã tương đối mạnh dạn hơn trước, song khâu quan trọng nhất là truy tìm nguyên nhân thì quá sơ sài, hầu như bị bỏ qua. Nguyên nhân chưa sáng tỏ thì thuốc chữa sẽ chỉ là suy diễn áng chừng theo đủ thứ sách vở, mà Y học gọi là “phác đồ điều trị bao vây”, như hiệp sĩ cứ chọc gươm khắp vùng may ra thì trúng. Vì thế, hai kiến nghị chính cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là thực hiện Quyền Phúc quyết của dân và có Điều luật riêng về sự lãnh đạo của Đảng (ĐCSVN) mà hội nghị đưa ra nghe thì lớn lao, nhưng e rằng cũng chỉ là hai đường gươm “chém gió”, cùng lắm là sát thương được mấy chú sâu nhãi nhép, rồi đâu vẫn vào đấy.

Bạn vàng, bạn tốt, và phản động

Vũ Thị Phương Anh
Trên đời không có gì quý hơn tình bạn, có lẽ điều này ai cũng đồng ý. Có được một người bạn đã là quý, bạn tốt thì tất nhiên quý hơn. Và một người bạn vàng thì rõ ràng là quý hơn rất nhiều.
Nhưng tình bạn giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo đúng những gì chính thức được hai nhà nước thừa nhận trên văn bản – hoặc nói đúng hơn là theo những gì người dân Việt Nam được nhà nước Việt Nam bảo cho mà biết, qua hệ thống thông tin tuyên truyền của báo chí cách mạng (mà dân thường hay gọi là báo lề phải, hoặc báo lề đảng) – thì còn đặc biệt hơn thế gấp bội phần. Không chỉ là bạn vàng, mà là bạn 16 chữ vàng, cũng không chỉ là bạn tốt, mà là bạn đến 4 lần tốt.

Cuộc Triệt Thoái Chiến Lược 2012

Đinh Tấn Lực

“Bá cáo thất lạc một đôi giày cao gót màu hồng, mũi hở lỗ nhỏ, da thật, hàng hiệu, số 37, có đệm mút silicon Combo bảo vệ gót, bị đánh rơi trên tuyến đường từ 34 Láng Hạ đến Câu lạc bộ ‘Đi lên bằng đôi chân của chính mình’, đối diện chếch vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Ai nhặt được xin vui lòng đem đến câu lạc bộ hoàn trả, sẽ hậu tạ”.
Bản bá cáo không ký tên khổ chủ, nhưng do các bản tin dồn dập trên trang nhất các tờ báo thừa xã luận và dư lá cải mấy hôm nay, cư dân Hà Nội đoán non đoán già ra nhiều chuyện…
Hóa ra là có người bị sút giày trên đường tháo thân, mà các báo không chịu nói rõ ngọn nguồn.

Việt Khang - Chiến binh vô danh?


“Nhất tướng công thành vạn cốt khô” là câu nói khẳng định định số của một con người được sanh ra làm tướng mà công thành được tạo nên trên cốt khô của vạn sinh mệnh có định số ngược lại. Trong số vạn cốt khô đó, có mấy ai còn được nhắc tên, bởi có thể họ được sanh ra để làm những chiến binh “vô danh”. Và giờ đây đang có một chiến binh “vô danh” mà tôi muốn nói tới, Việt Khang, người nhạc sĩ trẻ chưa có đủ thời gian để có thể trở thành “tài hoa”, nhưng chỉ với vỏn vẹn bốn bản nhạc, trong đó hai bản nhạc sau cùng đã “thưởng” cho anh hai lần tù.

Phong Trào Con Đường Việt Nam, không dành cho “trẻ em” dưới 18 tuổi.

Đinh Mạnh Vĩnh
Gửi tới TTHN
Vụ án Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Thăng Long – Lê Công Định – Nguyễn Tiến Trung (sau đây gọi tắt là “vụ án”) có thể xem là vụ án “đáng sợ” đối với ĐCSVN, mặc dù so về mức độ sôi động kém hơn so với vụ án TS. Cù Huy Hà Vũ. Không khó khăn để nhìn thấy tính chất hai vụ án này hầu như khác nhau khá nhiều, mặc dù cùng mục tiêu “Nhân quyền – Tự do – Dân chủ” cho người Việt Nam.

Cái “đáng sợ” thứ nhất: Vụ án dưới mắt ĐCSVN đủ để “kết tội” là một tổ chức hoạt động chính quy, chuyên nghiệp, thách thức rất lớn đến sự lãnh đạo của ĐCSVN, trong khi vụ án TS. Cù Huy Hà Vũ đơn thuần là hoạt động đơn lẻ để bảo vệ luật pháp và dân oan. Có thể nói, cùng mục đích, nhưng vụ án TS. Vũ là phần nổi, phần ngọn. Nếu hoạt động của TS. Vũ thành công (ví dụ thắng kiện Nguyễn Tấn Dũng thì cũng có một ông CS khác lên thay) cũng không giải quyết tận gốc rễ vấn đề cho Việt Nam chúng ta.

Phải làm gì ?


Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban biên tập Dân Làm Báo và bạn đọc đã hưởng ứng loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của tôi. Hiện nay tôi đã gửi và DLB cho đăng đến phần 6. Sở dĩ phần 7 chưa được đăng tải trên DLB vì tuần qua tôi có những công việc về mặt cá nhân chứ không phải do BBT DLB không cho đăng tải như một số bạn đọc thắc mắc. Các bài viết đã có sẵn từ khoảng 8 tháng nay, tuy nhiên sau đó một số links bị đảng cộng sản xóa đi khi họ thấy có “vết”. Tôi cần tìm lại các links khác và bổ xung tài liệu để cho ra đời những phần sau có sức nặng hơn nữa. Nhưng xin cam đoan với bạn đọc sẽ tiếp tục trong tuần này với những sự thật mà chúng ta cần phải để nhân dân hiểu, nhân dân biết.

Trong khuôn khổ bài này, tôi xin đề cập đến những vấn đề then chốt mà chúng ta cần phải giải quyết để có được một Việt Nam dân chủ , tự do thực sự.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

NHẬN XÉT về BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA ÔNG BÙI TÍN

 

Người ta đã tổ chức và gọi đó là một cuộc hội thảo; hiểu nôm na là họp nhau lại để trao đổi ý kiến, hay thảo luận về một đề tài. Đề tài được đưa ra là hiện tình Đất Nước, việc giải thể chế độ CS và xây dựng Dân chủ cho VN. Do một sự thỏa thuận nào đó, Ban Tổ Chức đã mời ông Bùi Tín làm diễn giả chính của buổi thảo luận, và đã đưa ra một vài quy tắc về thời lượng cho phần thuyết trình cũng như phần đặt câu hỏi của cử tọa dành cho diễn giả.

Những gì đã thật sự diễn ra cho thấy rằng dường như không có thảo luận, chẳng có mấy trao đổi đàng hoàng, và cũng chẳng có gì gọi là bàn luận quanh đề tài đặt ra. Chỉ có diễn giả trình bày quan điểm mình, còn cử toạ thì phần đông mượn dịp để bình phẩm và công kích cá nhân diễn giả. Thế thôi!

Những Người Bị Thiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
"Cách mạng không phải để xây dựng lên một chế độ độc tài." - Huỳnh Nhật Hải & Huỳnh Nhật Tấn
Mới đây, Thanh Nien On Line có bài tường thuật của nhà báo Nguyễn Công Khế về cuộc hội thảo phong trào đấu tranh đô thị từ 1954 đến 1975 (trong hai ngày 19 và 20.5.2012) tại Đà Nẵng:
Tôi nhìn xuống hội trường của Trường ĐH Duy Tân mà lòng bùi ngùi, xúc cảm. Xúc cảm bởi tất cả các mái đầu đều bạc hoặc chấm bạc. Những Nguyễn Hữu Thái, Phạm Chánh Trực, Lê Quang Vịnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Công Giàu, Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Vũ Hạnh... của Sài Gòn. Những Chu Sơn, Nguyễn Duy Hiền, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Phước Á, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Văn Bổn, Nguyễn Đồng Nhật, Hoàng Thị Thọ, Trần Hoài, Võ Quê, Phan Hữu Lượng… của Huế. Những Phan Duy Nhân, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Pháp, Lương Thanh Liêm, Lê Đức Hùng của Đà Nẵng. Còn những Bửu Chỉ, Vĩnh Linh, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Quí, Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Phạm Thế Mỹ... và nhiều người thì đã ra đi vĩnh viễn, không có mặt trong cuộc hội ngộ này…

Thông báo tham gia sáng lập phong trào Con Đường Việt Nam


THÔNG BÁO THAM GIA SÁNG LẬP PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Tôi tên : Trần Văn Huỳnh, 75 tuổi, địa chỉ: 439F8 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh; điện thoại: +84903350117; emai: 2tranvanhuynh@gmail.com. Tôi là một người được mời tham gia sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam do các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định khởi xướng và phát động rộng rãi hôm 11/06/2012.

Giới cầm quyền Việt Nam không thể chần chờ!

Nguyễn Ngọc Già
Động thái mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đòi đặt cơ sở quân sự tại cả Hoàng Sa - Trường Sa từ phía Bắc Kinh, đã một lần nữa, xác quyết sự tham tàn thâm căn cố đế của bè lũ bành trướng.
Những ai còn mãi giữ luận điệu: "nước ta cần nắm tay Trung Quốc để cùng nhau tiến lên XHCN" và nhiều luận điệu tương tự, chỉ thể hiện sự nhu nhược và thỏa hiệp với Bắc Kinh mà lãng quên tồn vong Dân tộc, Tổ quốc. Giới cầm quyền Bắc Kinh quyết không vì thế mà "nhỏ nhẹ" hơn cho Việt Nam. Chắc chắn không bao giờ. Vì thế hãy từ bỏ ngay luận điệu ru ngủ người dân như thế.

Đám đông thầm lặng (1)

Trịnh Hội
Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.
Không phải tự nhiên vào một ngày đẹp trời nhà cầm quyền quân phiệt bỗng phát hiện là đất nước Miến Điện sẽ khá hơn nếu như họ chịu san sẻ quyền lực với Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Cũng không phải một sớm một chiều mà đảng NLD lại nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ dân chúng. Từ anh tài xế lái taxi, chị tiếp viên trong khách sạn, cho đến các sinh viên, học sinh, giới trí thức mà tôi đã có dịp trò chuyện cùng vào năm ngoái ở Yangoon.

Internet: Một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN

Kính gởi quí cơ quan truyền thông, Vào 3 ngày 22-24 tháng 6 vừa qua, Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế lần 3 đã diễn ra tại Hán Thành, Nam Hàn, qua chủ đề “Tin Tức Nối Mạng: Các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng thế nào đến Á Châu và Thái Bình Dương”. Hội Nghị qui tụ khoảng 300 người đến từ 30 quốc gia khác nhau, bao gồm ký giả, đại diện các tổ chức phi chính phủ và nhà hoạt động nhân quyền dân chủ.
Kính gởi đến quí vị ban tin về Hội Nghị và bài tham luận của ông Đỗ Hoàng Điềm tại Hội Nghị, và kính mong được quí vị tiếp tay phổ biến.
Trân trọng
Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Việt Ngữ

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Con gái Thủ tướng thôi đại diện ngân hàng

Bà Thanh Phượng đứng giữa
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng đã thôi vai trò đại diện theo pháp luật cho ngân hàng này từ ngày 20/6/2012.
Bố cáo của Ngân hàng TMCP Bản Việt (tên tiếng Anh là VietCapital Bank) đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng hai ngày 27/6 và 28/6 viết người đại diện trước pháp luật của ngân hàng này là ông Đỗ Duy Hưng, Tổng Giám đốc; thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT.
Bản bố cáo này cũng cho hay quyết định này căn cứ theo nghị quyết ngày 28/3/2012 của Đạ̣i hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Bản Việt.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

anonymoX: add-ons vượt tường lửa hiệu quả cho Firefox


Hướng dẫn phương pháp vượt tường lửa truy cập Dân Làm Báo bằng cách sử dụng add-ons anonymoX cho trình duyệt Firefox

TÂM-8x (Danlambao)Hiện nay đã và đang có đợt chặn các blog, website lề trái từ VNPT, Viettel... Một số biện pháp để vượt tường lửa như Ultrasurf, Hotspot Shield cho Windows hay Tor cho Mac... nhưng cách thức này tỏ ra rườm rà và không phải mọi nền tảng đều có thể sử dụng.

Có một cách khá hay, cài đặt đơn giản và có thể giúp người dùng "vượt rào" triệt để, nó là một add-ons dành cho trình duyệt web Firefox. Hiện tại thì add-ons này mới chỉ dành cho Firefox, các trình duyệt web khác như Chrome, Safari không thể sử dụng với công cụ này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và sử dụng add-ons có tên anonymoX.

Vượt biên trong “thời đại mới”


VietTuSaiGon (RFA Blog)Hôm 25/6 vừa qua, một vài báo tại Việt Nam đưa tin việc bắt giữ 25 người tổ chức vượt biên tại Bà Rịa - Vũng Tàu, mà cái đích của họ là sẽ đến nước Úc. Dư luận lập tức có hai luồng: Một bên tự hỏi, thời này mà cũng còn vượt biên sao? Một bên đồng tình, một Việt Nam như hiện nay, không vượt biên, mới lạ!

Với mô hình cũ, chiếc tàu cá mang số hiệu BT 93700 TS do ông Nguyễn Ngọc Lợi (52 tuổi) làm thuyền trưởng đã được cải tạo kỹ thuật nhằm đưa 25 người, chủ yếu là dân Nghệ An - đồng hương của “cha già dân tộc” - với ước mơ đến Úc. Cũng xin nhắc lại, hồi đầu tháng 6 này, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 50 người từ Việt Nam đang tìm đường vượt biên đến Úc, nghĩa là chuyện không khan hiếm trong thời buổi “gia nhập WTO” kiểu Việt Nam.

Việc Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí: “Việc làm sai trái, không có giá trị”

Đoan Trang
Điểm gần bờ nhất của chín lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu chỉ cách bờ biển giữa Nha Trang và Phan Thiết 57 hải lý!
Tin liên quan:
Việc CNOOC công khai gọi thầu quốc tế cho các dự án dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chắc chắn là có sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc.
Chiều 27-6 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức họp báo, lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc mở thầu quốc tế chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.

Suy nghĩ của một người dân từ 2 tờ báo

Nguyễn Minh Phong
Tôi chỉ là một người dân thường, tuy trước đây cũng được học hành đến nơi đến chốn tại miền Bắc XHCN, nhưng nay đã về hưu non, chỉ là chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ buôn bán mưu sinh. Bận tối mặt tối mũi việc làm ăn, nên tôi cũng không nhiều thời gian đọc báo, vào mạng.
Tình cờ vừa qua được cô cháu gái đưa tôi 2 tờ báo có 2 bài báo của báo Năng Lượng Mới (báo của một tập đoàn DNNN) và báo Hà Nội Mới nội dung là đả kích cụ bà Lê Hiền Đức. Thời gian qua, tôi và rất nhiều bạn đọc khác, nhất là tầng lớp người lao động rất quan tâm và khâm phục cụ Đức, vì được biết cụ đã trên 80 tuổi, một cụ bà nhỏ nhắn gầy gò không có vẻ mạnh khỏe gì lắm, đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, có nhiều thành tích được Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng động viên, khen ngợi. Tôi cũng có lần tìm hiểu tiểu sử của bà qua từ điển bách khoa toàn thư mở “wikipedia” tiếng Việt. Hiện nay cụ vì lòng nhân từ, thương cảm người nông dân mất đất mà bênh vực họ, và theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ tích cực tham gia chống tham nhũng. Tôi đọc kỹ 2 bài báo này, và với chỉ bằng vốn sống thực tế của người dân lớn tuổi biết suy nghĩ, đã nhận ra những ác ý và bêu rếu có phần hơi thô và lộ liễu của người cho đăng bài và viết bài, hoặc nói cách khác là của lãnh đạo 2 tờ báo này.

Vẫn vượt biên


Việt Nam được đánh giá là người Việt Nam "hạnh phúc" thứ nhì trên thế giới, thế nhưng người dân VN vẫn đóng tàu vượt biên đến những quốc gia thiếu hạnh phúc trên thế giới, thế mới lạ.


Dân Nghệ An đóng tàu đưa người vượt biên  


BÀ RỊA - VŨNG TÀU (NV) - Thêm một con tàu đưa người vượt biên dự định xuất phát tại Vũng Tàu hướng tới Úc bị khám phá vào đêm 25 tháng 6. Có ít nhất 25 người bị bắt trong vụ này.

Tàu đưa người vượt biên sang Úc bất thành. (Hình: Vietnam net)
Báo mạng VietnamNet cho biết, đó là một chiếc tàu đánh cá do một cư dân Cần Thơ làm thuyền trưởng tên Nguyễn Ngọc Lợi 52 tuổi. Ông Lợi cho tàu neo đậu tại bãi Dâu thuộc thành phố Vũng Tàu, chứa đầy vật dụng, nhu yếu phẩm chuẩn bị cho cuộc hành trình vượt biển.

Chúng ta càng nhân nhượng thì bọn Tàu càng lấn tới !

Rất bất bình trước những hành động đầy tính bá quyền, ngang ngược của bọn Tàu chệt.
Luật biển Việt nam vừa được Quốc hội thông qua tại hội trường, chưa kịp in ra để đăng tải thì chúng đã ngang ngược phản đối, còn triệu ngoại giao chủ nhà đến để ...giáo huấn ! láo, hình như chúng nghĩ chúng là bố con chó bông, ông con chó xồm ?


Ngay sau khi phản đối luật của một Quốc gia còn chưa đăng tải, chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành thì chúng đã thể hiện ra mặt là nâng cấp nơi này nơi kia của Quốc gia khác thành một Thành phố với tên của chúng gọi là " Tam sa" gì đấy rồi tổ chức quảng cáo, bán vé, thiết lập tuyến du lịch, tổ chức giải này giải kia về thể thao, du thuyền du lịch này kia...rất coi thường thiên hạ.

Tranh nhau Biển Đông: Trung - Việt sập bẫy Diễn Biến Hòa Bình của Mỹ

Lý Đại Nguyên
-
Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của trợ lý ngoại trưởng Mỹ, ông Andrew Shapiro ngày 20/06/12, sau việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đến Cam Ranh và Hà Nội vào hồi đầu tháng sáu vừa qua, đã đem lại sự cam kết giữa Mỹ-Việt về an ninh khu vực và lời khẳng định một lần nữa cho quan điểm rằng: “An toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.
Ngay sáu đó, ngày 21/06/2012, Quốc hội Cộng Sản Việt Nam biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam, tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với 495/496 phiếu thuận. Chỉ có một phiếu chống duy nhất thuộc về một kẻ nào đó là tay sai trung kiên của Tầu Cộng.

CÁC ÔNG VUA NGHĨ GÌ KHI GIẶC TÀU SẮP SANG ĂN CƯỚP?


 MAI XUÂN DŨNG
.
Tổng công ty dầu khí hải dương Trung quốc đã ngang ngược gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế trên  thềm lục địa khắp khu vực Quảng ngãi, Phan thiết của Việt nam.
Bàn chân lông lá của “ông bạn 16 chữ vàng” đã thò vào cửa nhà chúng ta. Âm mưu ăn cướp ấp ủ từ lâu của Trung quốc đã lộ rõ. Bộ mặt tham lam đểu giả của họ đã phơi bầy.
Đối với nhân dân Việt nam, sự việc này là không bất ngờ, có chăng chỉ bất ngờ với nhà cầm quyền cộng sản Việt nam mà thôi.

Những người con H.O: Sức bật của một thế hệ

Ngọc Lan/Người Việt

Hình ảnh anh hai tôi đứng cạnh má, những ngón tay miết trên xấp vải áo mới toanh, mặt cúi xuống, giọng nghẹn đắng, “Ðể dành sang năm con thi lại, nếu đậu con sẽ may áo.” Má tôi ngồi, nước mắt vòng quanh, lặng lẽ, khóc.
Xấp vải là quà má dành dụm bao lâu để mua làm phần thưởng mừng anh vào đại học. Ngày anh đi nhận giấy báo điểm về. Má lấy xấp vải đưa cho anh, không cần hỏi kết quả. Giá mà lý lịch gia đình tôi không phải “đối tượng 13” thì anh đã dư nhiều lắm rồi, điểm đậu vào trường đại học y khoa.
Ngày đó, tôi còn là đứa bé chưa đến tuổi lên 10. Nhưng không hiểu sao khoảnh khắc tê lặng đó cứ ở mãi trong đầu tôi. Ám ảnh.
Tôi lớn thêm vài tuổi. Một bài báo nổi tiếng viết về anh học trò tên Huy, tôi quên mất họ anh rồi, quê ngoài miền Trung, anh thi đại học 3 lần, là 3 lần anh đậu thủ khoa, của 3 trường khác nhau. Và, cũng 3 lần, anh bị người ta từ chối cho anh đặt chân vào giảng đường đại học.
Lý do gì ư?

Dứt khoát Biển Ðông không phải là 'Ao nhà' của Bắc Kinh

Đại tá Bùi Văn Bồng

Trong vài tuần qua, trước nguy cơ can thiệp cả chiều sâu và diện rộng của Mỹ, Nga và một số nước lớn trên thế giới, cùng với những phản ứng quyết liệt, thái độ dứt khoát của các nước ASEAN, nhà cầm quyền Bắc Kinh chuyển sang chiến thuật mới về ứng xử ngoại giao: “Giải pháp mềm”. Tuy nhiên, tuyên bố ứng xử theo phương sách mới, ngụy trang bằng khẩu khí hòng sử dụng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” của TQ vừa thoát ra cửa miệng quen thói dối trá, thậm chí “chưa kịp gió bay”, thì ngày 21-6, Quốc hội VN thông qua Luật Biển. Đây là cú đau điếng mà TQ chưa thể ngờ tới, lâu nay cứ tưởng VN nghe mọi thứ răm rắp. Nhưng, TQ đã nhầm và quá chủ quan, cái gì cũng chỉ có giới hạn! Nhà cầm quyền TQ hãy thắp hương mà hỏi các đời vua thua trận ở VN mấy đời cố tổ xa xưa. Sẽ chẳng đem lại lợi ích gì khi coi thường và chọc giận Việt Nam. Không kìm được sự tức tối bởi lòng tham, Trung Quốc lại lộ nguyên hình “cá mập đầu búa trên Biển Đông”.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

TỐ HỮU

Ông Tố Hữu là người ngồi ở ngôi cao trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với Văn nghệ thì ông là đại thủ lĩnh, không có gì phải bàn cãi. Về thơ ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng hiện thực XHCN như những nhà phê bình có tên tuổi khẳng định. Về nghệ thuật thơ cũng vậy “Thì treo giải nhất chịu nhường cho ai ” như một nhà thơ lão làng đã viết.
Câu thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng” theo phân tích của nhà thơ nọ là hai câu thơ mẫu mực vừa kinh điển vừa hiện đại. Ai dám cãi hoa mơ không trắng vườn cam không vàng. Các cán bộ đi thuyết giảng ai cũng thuộc và trích dẫn vài câu thơ của Tố Hữu để tăng phần hấp dẫn của bài nói.

Những nhà thơ không thể bóp méo linh hồn

Đỗ Trường

Thế hệ những nhà thơ đã trải qua chiến tranh, phần đông (các nhà thơ Miền Nam) đã bỏ nước ra đi. Những nhà thơ còn lại, tuổi đã cao và rơi rụng khá nhiều. Họ là những người ít, nhiều đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tàn khốc nhất của lịch sử dân tộc, kể từ khi lập quốc đến nay. Có thể nói, dù ở chiến tuyến nào và ý thức hệ có khác nhau, nhưng lòng yêu nước của họ, không ai có thể phủ nhận.
Sau năm 1975, những nhà thơ còn ở lại phải đương đầu với cuộc chiến khác không kém phần khốc liệt. Các thi sĩ thua trận, được đưa ra vùng núi cao Hoàng Liên Sơn để “học tập“ thành con người mới. Một số trong họ không thấy trở về. Một nhà thơ tôi quen, may mắn hơn, sau hàng chục năm, khóa “tu luyện“ kết thúc, được con cháu đón sang Đức, bị chột, không còn viết lách gì được nữa. Không hiểu ở trong trại, họ cho “học tập“ những gì, sau mấy chục năm ở trời Tây, thế mà gặp ai bác vẫn co rúm người lại, cứ tưởng là mấy ông “thầy“ quản giáo trong trại. Khiếp thật! Một nỗi ám ảnh đến kinh khủng. Nên mỗi lần nghĩ đến bác thi sĩ này, tôi lại nhớ đến truyện cực ngắn Hạt Thóc của Phù Thăng. Nhưng ngược lại, nhiều bác sau những năm tháng bị học tập, thần kinh càng thêm vững trãi. Khi trốn được ra nước ngoài, các bác cứ nhả đạn đều đều.

"SỨC MẠNH MỀM" ECOPARK

Nguyễn Đình Ấm
Blog Huỳnh Ngọc Chênh
     Hôm 24/4/2012, từ sáng sớm hàng nghìn cảnh sát vũ trang, dân quân tỉnh Hưng Yên cùng đơn vị cảnh sát cơ động tinh nhuệ của bộ công an, cả mấy ngàn người trang bị vũ khí “đến tận răng”  cùng xe cộ, máy xúc, máy ủi…ào ạt đổ xuống cánh đồng xã Xuân Quan huyện Văn Giang(Hưng Yên) để giải tỏa gần 100 ha đất cho DN Ecopark. Sau cuộc cưỡng chế, cánh đồng Xuân Quang không khác chiến trường ác liệt vừa đi qua. Xích xe ủi cày xới tơi bời, cây cối, hoa màu ngổn ngang nát vụn dưới dấu xích sắt…
Sau khi những đội quân hắc ám rút đi bà con Văn Giang lại lóp ngóp đưới cái nắng như đổ lửa nhặt nhạnh tận thu những gốc cây cảnh, cây chuối, cây cau…trồng lại trên mảnh đất của mình. Thế nhưng, những ngày yên ả chưa được bao lâu thì bất thần, những chiếc xe xích lại ầm ầm kéo với đội quân kinh tởm: Những tên côn đồ bặm trợn ngực phanh trần chằng chịt rồng, rắn, những đốm lở loét HIV, tay lăm lăm hung khí…
   Những người nông dân phải đối mặt với sức mạnh kinh khủng của “đội quân Ecopark”(bà con gọi thế).

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Không hy vọng thì chết mất!

Hồ Trung Tú

Một số cây bút bày tỏ hy vọng về những bình luận của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Bài phỏng vấn chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/6 vừa qua đã làm nức lòng nhiều người.
Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thông, hay Trương Duy Nhất cũng đều có những thán từ như “quá đã”, “hy vọng”, với niềm hứng khởi đặc biệt.
Tui cũng hứng khởi như vậy, như hồi nghe ông nói về chuyện không phải một con sâu mà là một bầy sâu trong nồi canh.
Nhưng khi đọc đến đoạn “Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác” thì tui hết hứng khởi.
Bộ máy này còn có thể làm cho trong sạch được ư? Thì ừ, cứ cho là đem chém hết rồi tuyển bộ máy khác đi thì cái cơ chế nào để bộ máy mới lại không nhiễm bẩn tiếp tục? Vấn đề là cái cơ chế nào để giám sát bộ máy chứ không phải làm cho trong sạch bộ máy.

Bớt đi hai chữ… Nhân Dân

Hiệu Minh
Nhân dân. Ảnh: internet
Nhân đọc bài “Lặng lẽ ra khỏi đảng”, chợt giật mình, lo thay cho người rời đảng thì về đâu. Quan nhất thời, dân vạn đại. Làm dân thì làm tới cuối đời, không lo tăng chức, chẳng sợ mất chức, vừa sướng, vừa khổ.
Trước kia, nhiều nước trên thế giới họ hay nhấn mạnh từ Nhân dân trong các tên gọi của quốc gia, các tổ chức chính quyền hay xã hội, kể cả lực lượng vũ trang hay an ninh thường ăn theo.
Nay chỉ còn 5 quốc gia có People (nhân dân) là Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Lào, Bangladesh và Algeria. Còn hầu hết có thêm chữ Cộng hòa (republic).
Quốc gia nào thêm chữ “nhân dân” trong tên gọi là y như khổ. Sang hỏi Lào, Trung Quốc hay dân Bắc Triều tiên là biết ngay.

Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa

Dân nghèo è cổ nuôi cán bộ

Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ.

Góp thóc nuôi cán bộ ăn không ngồi rồi

Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Suốt quá trình đi thực tế để thực hiện loạt bài này, chúng tôi chưa thấy nơi nào nhiều cán bộ xã, thôn như ở Quảng Vinh. Phải mất gần một tiếng đồng hồ, tôi và ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã mới thống kê hết số cán bộ xã lẫn thôn ở Quảng Vinh. Mất thời gian là thế nhưng cũng chẳng thể đưa ra được con số chính xác vì bản thân vị Phó Chủ tịch xã không nhớ được. Ông chỉ áng chừng khoảng 500 người gì đó, cả xã và thôn.

Kinh

TRÒ CHƠI CỦA BỐ GIÀ ANH & QUANG 

Quan Làm Báo
Khác với bố già Nguyễn Đức Kiên, Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang là hai gương mặt của nhóm lợi ích thôn tính doanh nghiệp và tài sản. Cả hai đều là những ‘Soái Nga’ cùng về nước với Nguyễn Văn Bình.

PHÙ PHÉP BIẾN HOÁ THÀNH TÀI SẢN KHỔNG LỒ
Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, thực chất đầu tiên chỉ là công ty sản xuất mỳ gói và nước tương được thành lập vào ngày 18/11/2004 tại Thành Phố Hồ Chí Minh và đến trước 9/9/2009 thì vốn điều lệ là 763 tỷ đồng đã được bùa phép để tăng lên thành 4.763 tỷ đồng trước khi chuẩn bị đưa lên sàn niêm yết HOSE. Chính Công ty chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng là công ty tư vấn đã cùng với Quang và Anh phù phép lấy cổ phiếu mà Quang và Anh đang nắm giữ tại Techcombank chuyển sang góp vốn vào Masan, với mệnh giá 1.000 tỷ (Face Value) đã được Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh – Chủ tịch và Phó chủ tịch của Masan với sự tiếp tay của Công ty Chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng đã tự định giá gấp 4 lần và lập tức đẩy vốn điều lệ của Masan thành 4763 tỷ đồng! Từ một anh chàng tầm tầm, Masan nhảy lên sàn niêm yết với vốn điều lệ khổng lồ!  Sau khi lên niêm yết chính nhóm của Quang và Hùng Anh tiếp tục làm xiếc để đẩy giá cổ phếu của mình lên bán ra thu về một số lượng lớn tiền mặt bắt đầu mua sắm bất động sản, nhà cửa! Chỉ những người kinh doanh cổ phếu nhỏ lẻ ở Việt Nam là bị lừa mà vẫn không hề hay biết!  Với lợi thế giá cổ phiếu cao ngất ngưởng đã mang thế chấp vay vốn tại chính ngân hàng của mình và  móc với Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV và Vietcombank để vay vốn phục vụ cho quá trình thâu tóm và ăn cướp các dự án.

Nhàn đàm về trò nhân cách hoá người đã cắm cờ trên Dinh độc lập ngày 30/04/1975


Ông Bùi Quang Thận (cầm cờ) tại dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Tối nay lên mạng muộn khuya, biết vừa hôm nay chú Bùi Quang Thận đã qua đời, cảm động tâm tư có đôi dòng nghĩ ngợi.
Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20, sách giáo khoa cũng như giáo án giảng dạy cho học sinh rất ưu ái cho bài giảng về sự kiện ngày 30/04/1975 xe tăng T54 của lực lượng gọi là quân giải phóng ầm ầm tiến vào Đô thành Sài Gòn, đã húc đổ ngay tức thì cánh cổng Dinh Độc Lập, xông vào phòng Tổng thống đứng nghiêm dõng dạc hô vang trước nội các Dương Văn Minh, và treo cờ trên nóc Dinh, xem đó là cột mốc ghi dấu không chỉ là sự chiến thắng của một lực lượng, mà hơn hết là như muốn khẳng định bằng chứng sinh động sự chiến thắng của một hệ tư tưởng Chính trị đương thời "dân chủ gấp vạn lần tư bản" áp dụng thành công vào các dân tộc từng bị thực dân dô hộ. Tất nhiên hơn hết và xuyên suốt là sự vênh mặt nhau giữa 2 cực của Chiến tranh lạnh của thế giới bấy giờ.

“Công nương” Tô Linh Hương rời ghế: Quyết định khôn ngoan của ông Tô Huy Rứa

“Công nương” Tô Linh Hương từ giã chiếc ghế chủ tịch HDQT Vinaconex: Một quyết định tỉnh táo, khôn ngoan của ông Tô Huy Rứa! 
Hai Xe Ôm (Blog Phạm Viết Đào) - Khi đưa “công nương” Tô Linh Hương, con gái của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa lên chiếc ghế Chủ tịch HĐQT VINACONEX, một trong những “Tập đoàn 15 tên” doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Nghị định 101, (một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ… như đã phân tích trên phamvietdao.net ) có lẽ là một quyết định nóng vội, thiếu chín chắn về mặt chính trị nên chỉ sau 2 tháng quyết định này đã bị hủy bỏ…

Khi Chủ tịch nước cũng kêu buồn

Đào Tuấn

Trả lời Tuổi Trẻ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói “Không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật”. Còn trên Tiền Phong: “Ở Việt Nam chưa có văn hóa từ chức. Nghe mà buồn quá”. Nhân dân sẽ là người phải nói lời xin lỗi vì đã làm ông buồn?
Cả “trăm vấn đề” đã lại được đặt ra trong buổi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri.
VietnamNet dẫn lời cử tri Bùi Công Sự bày tỏ lo ngại về tình trạng quản lý lỏng lẻo khi để cho người nước ngoài vào mọi địa bàn thu mua nông, hải sản, nuôi trồng không tuân thủ luật lệ của nhà nước, thao túng giá cả, gây thiệt hại cho người dân, có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế. Cử tri này đề nghị: Quốc hội, Nhà nước xem lại con người trong hệ thống của mình. Đặc biệt là cần quy trách nhiệm tập thể, cá nhân gây ra hậu quả, chứ không thể nói mãi việc rút kinh nghiệm nghiêm khắc, nhưng nói xong cho an dân rồi để đấy.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Dầu đã sôi, coi chừng… bỏng lửa

Qua các hệ thống truyền thông “đa kênh” tuần qua, Việt Nam và Tàu Cộng (TQ) lại xào qua sới lại cái công hàm “bi hài” Phạm Văn Đồng thì tình hình tranh chấp biển đảo cục bộ “song phương” Việt Nam và Tàu Cộng trên Biển Đông như chảo dầu trên bếp lửa, nhiệt độ tăng lên khiến nó như đang sủi tăm, áng chừng muốn sôi lụp bụp.
 
Bởi bên cạnh “huyện Đảo Trường Sa” hiện hữu, Quốc Hội CHXHVN trong phiên họp cuối ngày 21-6-2012 mới thông qua Luật Biển VN khẳng định thêm nữa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì cứ như đồng bộ kiểu “4 tốt 16 vàng” tiếp theo là Tàu Cộng, Tân Hoa Xã cũng trong ngày này (21/6) dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa – Trung Sa – Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh). Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.(www.toquoc.gov.vn).

Nhân chuyện bà Aung San Suu Kyi tới Anh

Nguyễn Giang, BBCVietnamese.com

Thứ Ba vừa qua, tôi được mời dự cuộc gặp mặt với bà Aung San Suu Kyi vào thăm trụ sở của BBC tại London.

Vịnh Bắc Việt: Vài điều nói thêm

Trương Nhân Tuấn
Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ vùng biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, không ai có thể phủ nhận giá trị qui chiếu (référence) của công ước về phân định biên giới năm 1887, ký kết giữa Thanh triều và nhà nước bảo hộ Pháp, nhằm phân định biên giới giữa Bắc Kỳ (Tonkin) và các tỉnh Hoa nam (từ nay gọi là công ước Pháp - Thanh 1887). Công ước này, nếu không có các ký kết khác giữa hai nước sau này nhằm thay thế, thì giá trị pháp lý của nó vẫn còn đầy đủ hiệu lực cho đến hôm nay (kể cả trên phương diện công pháp quốc tế).
Theo tinh thần của công ước 1887, vịnh Bắc Việt đã được phân chia rạch ròi. Đây cũng là quan niệm của các chính phủ VNDCCH, sau khi phía Trung Quốc đề nghị phân định lại vịnh Bắc Việt.

Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam

Dương Danh Huy
Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc
Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các luật và tuyên bố trước đây
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển. Với tình hình tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đây là đạo luật mà nhiều người Việt Nam mong đợi. Trên cơ sở đạo luật này còn có thể thay đổi trước khi được ban hành, đây là một số nhận xét ban đầu về văn bản Luật Biển.
Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các văn bản và tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền và chế độ pháp lý các vùng biển. Có lẽ ba yếu tố đã dẫn đến điều đó.

Trần Huỳnh Duy Thức nói về Phong Trào Con Đường Việt Nam

Trần Văn Huỳnh
Chào các bạn,
Sáng nay tôi và gia đình đã đến thăm Thức tại trại giam Xuân Lộc. Thức vẫn khỏe và tinh thần luôn lạc quan, ánh mắt vẫn đầy niềm tin.
Tôi nói: “Long đã phát động phong trào Con đường Việt Nam đang lan tỏa rất nhanh nhưng cũng khá nhiều tranh cãi”.
Thức nói ngay: “Nhưng nó sẽ nhanh chóng đạt được niềm tin của đa số người dân”.
Rồi dường như đọc được suy nghĩ của tôi hoặc là đã tiên đoán trước được tình hình, Thức nói luôn mà không chờ tôi hỏi: “Long thay mặt cho cả con và Định để phát động nó. Đây là cách duy nhất hiện nay để củng cố nội lực đất nước nhằm vượt được khủng hoảng và chiến thắng cường quyền”.
Sau đó Thức rất vui. Tôi chưa từng thấy Thức vui như vậy từ lúc vào tù.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Cần gây phong trào chống ma túy


Ngô Nhân Dụng

Một người ở Hà Nội vào thăm Sài Gòn viết thư kể anh vừa trải qua một cơn hoảng hốt: “Có việc phải chạy vòng Hồ Con Rùa ra Trần Cao Vận quẹo trái Hai Bà Trưng đi về ngả Tân Định. Vừa đi một tí là thấy phất phới lá cờ Ngũ Tinh trong sân một tòa nhà to lớn. Hóa ra, đó là tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc mới dọn về, chiếm ngụ ngôi nhà sứ quán Đài Loan cũ!”


Ông bạn này chỉ phản ảnh một “cơn sốt” lo lắng về Trung Cộng trong dư luận người Việt Nam hiện nay. Một nhà báo khác nói cụ thể hơn: “Cho đến lúc này Trung Cộng đã dấn sâu vào Việt Nam. Trung Cộng đã cột chặt Việt Nam vào quyền lực Trung Cộng qua viện trợ, đầu tư và cả người của Bắc Kinh từ trung ương cho đến tỉnh và thành phố. Trong số 18,000 xí nghiệp vừa của Việt Nam, Người Trung Quốc (Hán Đỏ) chiếm từ 80%-90% vốn hoặc trực tiếp hoặc dưới tên vợ bé nàng hầu người Việt. Họ còn nắm lấy các “gói thầu” trong các công trình xây dựng lớn. Người của tổng cục tình báo Hoa Nam lúc nhúc trong hệ thống quyền lực ...”

‘Anh chỉ yêu một mình em thôi’

“Anh ấy chẳng bao giờ nói chữ yêu với em cả,” cô Ly vừa cười vừa kể chuyện. “Ngay cả khi tính chuyện lấy nhau, nhà em chỉ nói cả hai đứa mình đều không có ai bên này, bây giờ nương tựa bên nhau em nhé. Nhất định không nói câu anh yêu em”.

Tác giả Nguyễn Khanh (giữa) cùng nhân vật Dương (bên phải)
Câu chuyện tôi sắp kể với các bạn là câu chuyện có thể bắt đầu như thế này: ngày xưa có hai người yêu nhau, ngay ngày đầu gặp nhau đã biết bằng mọi giá phải có nhau. Từ Việt Nam họ đi sang Tiệp, từ Tiệp băng rừng qua Ba Lan mong ông tơ bà nguyệt dẫn đường để họ tìm đến nhau, cuối cùng họ gặp nhau và “chỉ nhìn nhau không thôi” đã đủ biết sẽ sống với nhau bằng tình nghĩa vợ chồng.

Quan hệ Hà Nội- Washington

Quan hệ Hà Nội- Washington

Từ lúc Hoa kỳ công bố quyết định chuyển hướng chiến lược từ Âu châu- Đại tây dương sang Á châu- Thái bình dương để “cân bằng” sức mạnh đang lên của Trung cộng tại vùng này, chúng ta thấy có những nỗ lực ngoại giao dồn dập để thực hiện chiến lược này.
Hãy còn quá sớm để hiểu được những bước đi và tính toán cụ thể của Mỹ, nhưng những gì đã diễn ra trong thời gian gần đây cho thấy ngoại giao và lòng người thật khó lường.
Biển Đông là nơi xảy ra tranh chấp giữa Trung cộng và Việt nam- Philippin. Nhưng tranh chấp của 3 nước này chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm của tảng băng này mới thực sự là bản chất của vấn đề biển Đông, đó là sự cạnh tranh và đối đầu của các thế lực lớn: Trung cộng- Mỹ -Nhật.
Trong một thời gian ngắn vừa qua, Mỹ đã gởi đến VN những phái đoàn hùng hậu với những “ông lớn” trên chính trường Mỹ quốc như phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ do ông John Mc Cain dẫn đầu, sau đó là phái đoàn của Trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ do ông Kart Cambell hướng dẫn.

Kêu gọi tuần hành ôn hòa chống TQ

Kêu gọi tuần hành ôn hòa chống TQ

LTS: Trên Facebook và một số trang mạng, blog cá nhân xuất hiện lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, ủng hộ luật biển mà quốc hội Việt Nam vừa thông qua. Đề giúp chuyển tải thông tin tơi những người quan tâm, chúng tôi xin lược đăng lại lời kêu gọi này.
Hình ảnh trong một cuộc biểu tình hè 2011
———————————————
Thời gian: 8h sáng ngày 01/07/2012 tại cả hai địa điểm:
Tại Hà Nội: Vườn hoa Lý Thái Tổ (khu vực tượng đài) bắt đầu tuần hành đến 46 Phố Hoàng Diệu – Đại sứ quán Trung Quốc.
TP.HCM: Tập trung tại công viên 30 tháng 4 bắt đầu tuần hành đến 175 Hai Bà Trưng – Lãnh sự quán Trung Quốc.
Thưa các bạn!

Công Nghiệp Nặng Thời Đại: Mài Lưỡi Gỗ

Đinh Tấn Lực

thằng cuội ngồi gốc cây đa
giận mình dối chú lừa cha thua người
mà mang tiếng xấu đời đời
trong khi thầy nó bao người hoan hô
thơ Nguyễn Hữu Nhật
Lê Doãn Hợp nhất định là một danh nhân. Bởi đã tuôn rất nhiều danh ngôn.
Chưa ai quên định nghĩa “Quản lý là quản có lý”. Hay định danh “Giáo trí – Cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí”. Hay định hướng “Làm kinh tế bằng văn hóa” (các bộ trưởng đều thành doanh gia bán bằng/ghế/giấy phép). Hay, định tính cho bộ máy công quyền là “Chậm, Chờ, Chán, Chạy”. Hay, định vị bản lĩnh chính mình là “Tâm, Trí, Tín, Tình”. Hay, định lượng tự thân: “Lương là của vợ – Nhà là của con – Sức khỏe là của mình”. Hay, định giá “Cán bộ thì cần có 4 chịu và 4 biết: Chịu học, chịu đọc, chịu nghe, chịu đi; Biết viết, biết nói, biết làm, biết điều”. Hay, định thức thời đại: “Phụ nữ Việt Nam có hai thiên chức quan trọng nhất là làm Vợ và làm Mẹ”. Hay định luật Báo Chí Có Lề buộc báo chí phải chấp hành luật giao thông trên con lộ truyền thông… với định suất 10 chữ “Trung thực, Nhanh nhạy, Dũng cảm, Sáng tạo, Hướng thiện”.

TÔI KHÔNG MUỐN LÀM NÔ LỆ CHO ĐẢNG NỮA! Để tôi yên!


Đàm Mai Đạo
Tác giả Đinh Văn Quế phản ánh đúng hiện trạng ra khỏi đảng lặng lẽ. Tuy nhiên, tôi không đồng ý 2 điểm:
1/ Ông Quế đặt vấn đề cho hiện tượng này là: "Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của sự “suy thoái” đối với một bộ phận đảng viên?".
Bản chất khái niệm "suy thoái" ám chỉ cho biến chất hay tha hóa về tư cách con người nói chung, đảng viên nói riêng. Ông Quế cần nhận thấy một hiện trạng đang lan nhanh và ăn sâu vào các cá nhân đảng viên hiện nay, nhiều người không còn thiết tha với đảng mà tôi là một ví dụ. Nhưng tại sao lại như vậy là điều chính đảng cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề. Điều này không khó, cũng chẳng còn phải tốn thời gian phân tích nguyên nhân, mổ xẻ chi tiết làm gì nữa.

Lược sử blog Việt - A Brief History of Blogs in Vietnam

Đoan Trang
24-6-2012 là tròn 7 năm Yahoo! 360° khai trương ở Việt Nam. Là một blogger, tôi nghĩ rằng nếu các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 gắn với Facebook, thì ở thời kỳ 2007-2008, Yahoo! 360° là một công cụ tập hợp không thể thiếu. Do đó, giới blogger chính trị ở Việt Nam rất nên nhớ đến mạng xã hội (đã đóng cửa) này. Cũng trong những ngày kỷ niệm một năm “mùa hè không đỏ lửa” 2011, tôi nảy ra ý định lập một “biên niên sử” ngắn về phong trào viết blog ở Việt Nam, kể từ khi blog xuất hiện ở đây. Kính mong các bạn blogger, Facebooker cùng đọc kỹ và góp ý sửa chữa, bổ sung nếu thấy thiếu sót. Ngoài ra, đã là “lịch sử” thì chỉ liệt kê sự kiện, hạn chế bình luận chủ quan – nhưng nếu có phần nào tôi thể hiện đánh giá cá nhân sai lệch, rất mong được lượng thứ. Bản tiếng Anh ở phía dưới.
June 24th 2012 marks the seventh year since Yahoo! 360° was introduced to Vietnam. As a blogger, I believe that while anti-China protests in 2011 were mostly attached to Facebook, Yahoo! 360° was an integral part of the protests in 2007. Political bloggers in Vietnam, therefore, should never forget this departed blog.
These days, one year after the summer of protests in Hanoi and Saigon, I’ve come up with the idea of writing a short chronology of blogging in Vietnam since the advent of blogs here. I would be very grateful if you could read it and make corrections to anything you find to be wrong or misleading information. The English version is below the Vietnamese one.
* * *

Đừng trở thành những con khỉ định kiến

Nguyễn Văn Kim Ngân chuyển ngữ và giới thiệu
Gần đây có những tác phẩm Việt, do người Việt, những người còn rất trẻ với khát khao sáng tạo, khát khao đi tìm cái mới đã bị vùi dập không thương tiếc, lý lẽ thường gặp là: những cái đó "suy đồi đạo đức", "ảnh hưởng xấu đến giới trẻ" ....
Mà chủ yếu là bọn hùa theo, gió chiều nào, theo chiều đấy
Có lẽ các bạn đoán ra mình đang nói về cái gì
Nguồn cơn xuất phát từ việc lẫn lộn giữa thế nào là "đạo đức" thế nào là "định kiến"
Nói dài dòng vào mấy vụ này cũng không thấm có khi lại gây tranh cãi vô bổ như mấy diễn đàn khác.
Mình tìm được một câu chuyện bằng hình rất hay trên G+, nên quyết định biên tập lại và đăng cho các bạn xem ^^
Hy vọng cái này thú vị với các bạn, bổ ích với nhiều người, và góp phần giúp mọi người có cái nhìn thoáng hơn với những gì mang tính chất đột phá....

HÀNG CHỤC NGƯỜI TỐ CÁO BỊ LỪA ÐƯA ÐI NGA TÌM VIỆC

Tin Hà Nội – Bị dụ sang Nga làm việc, hàng chục thanh niên miền Bắc lâm vào cảnh tiền mất tật mang và cuối cùng phải cuốn gói về nước. Trong tuần qua các nạn nhân mở cuộc biểu tình ngồi trước trụ sở công ty đòi tiền bồi thường. Báo chí cho biết hàng chục thanh niên trước đó đã nộp cho công ty nhân lực và thương mại Vinaconex 80 triệu đồng, tương đương 4000 đô mỗi người để được đưa sang Nga làm việc. Công ty Vinaconex hứa hẹn đưa họ đi xuất cảng lao động, đến thành phố Vladimia Vostok làm công nhân xây dựng trong thời hạn hai năm. Số thanh niên này từ các tỉnh miền Bắc như Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đến tận văn phòng công ty ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ghi tên, đóng tiền, chờ xuất ngoại. Họ còn được hứa trả lương căn bản mỗi tháng khoảng 500 đô.

Những con đường Việt Nam

Tiêu Dao Bảo Cự 

Trong lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị chia rẽ, phân ly và đứng trước nguy cơ như hiện nay. Ai cũng mong muốn có một con đường giúp đất nước thoát khỏi thảm họa, nhưng hiện nay không chỉ có một con đường mà rất nhiều con đường, kể cả những con đường đi ngược chiều nhau.
Đảng Cộng sản chọn con đường xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước đến độc lập, tự do, hạnh phúc nhưng cho đến nay mục đích đó hãy còn xa vời. Độc lập nhưng vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Quá nhiều quyền tự do thuộc dân quyền và nhân quyền bị vi phạm. Hạnh phúc sao được khi Việt Nam vẫn là một đất nước nghèo đói với bao nhiêu thiên tai nhân họa, mà nhân họa rình rập từng ngày từng giờ với bất cứ ai, nhất là những người thấp cổ bé miệng.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Đểu có hệ thống

 Văn Quang, Viết từ Sài Gòn

Không phải đợi tới bấy giờ người VN mới biết những trò đểu của những anh con buôn láng giềng Trung Quốc (TQ). Những chuyện như mua móng bò với giá tưởng như không bao giờ có khiến người nông dân vùng biên giới điêu đứng vì làm thịt hết bò, không còn phương tiện để cày cấy sinh nhai. Chuyện lấy cớ này cớ kia để làm hàng đoàn xe vận tải chở dưa hấu, rau quả sang TQ bán, nằm la liệt ở cửa khẩu làm mọi thứ thối rữa chỉ còn nước đổ đi. Và đầy rẫy những chuyện như thế đã từng xảy ra. Ở đây, tôi tạm thời tổng kết lại những trò lừa đảo trên toàn lãnh thổ VN, mỗi nơi một khác.

VIKILEAK 3 – ĐIỀU ĐÃ AI BIẾT?

Cái tên Lê Thăng Long và ‘Con đường Việt Nam’ những tuần vừa qua tốn khá nhiều thời gian của dân cư trên mạng và những người quan tâm đến nền dân chủ cho Việt Nam. Thật sự nếu có một người dám phất ngọn cờ để chúng ta quy tụ về thì đó là hồng phúc của đất nước! Nhân dân Việt Nam ta đã chịu nhiều nỗi thống khổ, sự bất công và bạo tàn của chế độ độc Đảng tham nhũng đang ngày càng thối nát, mục ruỗng, bóp nghẹt không chỉ quyền tự do, dân chủ mà ngay đến quyền cơ bản của mỗi con người cũng bị chà đạp. Mỗi tế bào sống của xã hội  chỉ  được phép như những con ngựa đeo Blinder và đi theo con đường người đánh ngựa vạch ra, không có bất cứ một ngoại lệ nào khác, bất cứ sự phản kháng của con ngựa ‘chứng’ (Ông bà ta có câu: “Ngựa hay thường là ngựa chứng“!) thì  ngay lập tức đều bị đè bẹp, bẻ gãy từ trong trứng nước….

Ngày nhà báo: lời động viên có cánh và những quả bồ hòn!

Hà Sĩ Phu

Nhân ngày nhà báo 21 tháng 6, bà con ta vừa được nghe những lời động viên có cánh và những ý răn đe của hai ông cựu và tân Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông (4T).
Ông “cựu” tuyên bố xanh rờn: “Có vùng cấm đối với báo chí không , tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”.
Quả bóng đã được ông chuyển sang chân các nhà báo tội nghiệp để bắt họ tự sút vào lưới nhà. Thế chưa đủ, người giữ độc quyền tác giả của khái niệm “LỀ PHẢI của báo chí” ấy còn đi xa hơn, khi ông trách các nhà báo và thúc giục: “Những vấn đề nóng bỏng của xã hội, báo chí chưa khoan đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc sâu đến tận cùng”.

Bản lĩnh còi của chính phủ

Lê Quốc Quân
Thế là cuối cùng cũng chẳng có ngân hàng nào bị phá sản, chẳng có công trình nào bị toi hẳn, không có cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước nào trở thành giấy vụn. Nền kinh tế này quay lại màu đục lờ nhờ và với hình ảnh lạm phát chực chờ phía sau.
Thế là, cuối cùng về lý luận cũng không có cực đoan. Nỗi niềm dân tộc vẫn tràn ngập một thứ khôn ranh, nhỏ mọn và vo tròn. Kỳ chất vấn tại quốc hội vừa rồi những "đại biểu của dân” luôn bắt đầu bằng những câu đầy nịnh bợ trước khi có một chút nhỏ gọi là chất vấn nằm phía sau chữ “tuy nhiên”. Chưa kể nhiều câu hỏi ngớ ngẩn đến lạ lùng mà thành viên chính phủ thừa biết nhưng cũng không đủ bản lĩnh để tấn công triệt để.

mà gian nan vẫn còn đấy…


Đỗ Trung Quân
 
Luật biển đã được thông qua từ cấp quốc gia. Gã nhà thơ ham chơi không nhảy tưng, không hét lên ầm ĩ. Hắn nằm ngả người trên ghế dựa, nghĩ và nhớ.
Hắn nhớ những gương mặt bừng bừng hào khí lẫn niềm phẫn nộ xuống đường một năm trước. Hắn nhớ những gương mặt hắc ám lén lút hay công khai của bọn sai nha tấn công, đàn áp những con người trẻ tuổi đang đòi công lý , chủ quyền cho lãnh hải Việt Nam. Hắn nhớ những tên bồi bút bôi nhọ chính đồng bào mình bằng phương tiện đang có trong tay. Hắn nhớ những kẻ từng đập bàn và lệnh cấm bằng mồm khi chiếc áo U-NO được in và chương trình “cùng ngư dân bám biển” phát động trên tờ báo mang tên Sài Gòn Tiếp Thị mà mỗi chiếc áo góp vào đấy số tiền cộng lại không bé mọn để ngư dân Việt Nam mua sắm lại phương tiện bị tịch thu , tài sản bị cướp bóc, sinh mệnh bị đe dọa bằng tiền chuộc.Hắn nhớ và cười khẩy vào tư cách không còn Việt Nam của những kẻ ấy.

Thư kêu cứu


Tôi gặp người thiếu phụ trẻ ấy tại một salon ôtô, cô ấy đang chuộc lại chiếc ô tô mình đã bán, trong nước mắt với khuôn mặt đau khổ và uất hận tột cùng. Cô nói với người mua xe của cô: “ Xe này bố mẹ chồng tôi cho chúng tôi, chồng tôi chết, tôi hết tiền nuôi con nên phải bán, bố chồng tôi đòi lại, ông ấy là 1 ông tướng Công an, nếu không trả ông sẽ nhốt tù rục xương”. Vừa nói cô vừa khóc.
Có chuyện ấy sao? thật hư thế nào? Tôi lân la làm quen với cô và rất dễ dàng được nghe cô kể.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Thư giải trình của Lê Thăng Long về bản thân và phong trào Con Đường Việt Nam

Lê Thăng Long
Thưa quý vị và các bạn!
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn những người đã ủng hộ Phong trào Con đường Việt Nam rất nhiều. Các bạn đã giúp cho những hạt giống đầu tiên của Phong trào nảy mầm. Nhưng tôi cũng thật lòng cảm ơn những người đã chỉ trích những thiếu sót của cá nhân tôi và việc điều hành hoạt động của Phong trào trong 10 ngày vừa qua. Quý vị đã giúp điều chỉnh các yếu kém để những mầm sống đầu tiên của Phong trào có được một môi trường phát triển tốt đẹp.
Mấy ngày qua có nhiều người gửi mail đến động viên an ủi tôi, nói tôi đừng buồn trước những mặt trái của dân chủ. Nhưng tôi nói thật là tôi cảm thấy vui vì lần đầu tiên tôi được tham gia các hoạt động chính trị – xã hội một cách dân chủ như vậy. Tôi cũng không xem những chỉ trích gay gắt đối với cá nhân mình trước công luận là mặt trái của dân chủ. Tôi thấy rằng sự khen chê, ủng hộ hay phản đối là một sự tồn tại cần thiết trong một xã hội dân chủ để giúp con người tự điều chỉnh mình đến một trạng thái cân bằng tốt hơn. Cho dù là có nhiều những ý kiến cả khen lẫn chê đều chưa chính xác, nhưng trách nhiệm này đối với tình trạng này thuộc về những đối tượng mà công chúng hướng đến. Nếu những đối tượng này cung cấp đủ thông tin cho công chúng thì sẽ giảm thiểu những ý kiến thiếu chính xác. Do vậy tôi nhận trách nhiệm về các vấn đề gây ra bởi việc thiếu thông tin liên quan đến việc phát động Phong trào Con đường Việt Nam. Nên tôi viết thư này giải trình trước công luận.

Khổng Tử và thùng phiếu bầu cử

Andrew J. Nathan
Quang Thành chuyển ngữ
Tại sao những giá trị châu Á không hề cản trở dân chủ
Bắt đầu từ giữa những năm 1980, làn sóng dân chủ hóa thứ ba đã quét qua châu Á, mang nền chính trị đa đảng sôi động đến cho các chế độ độc tài trước đây như Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy vậy, ngày nay, theo tính toán của Doh Chull Shin, trong 16 nước Đông Á và Đông Nam Á hiện nay chỉ bao gồm sáu nền dân chủ đang hoạt động - một tỷ lệ kém hơn so với mức trung bình trên toàn thế giới là cứ 10 nước thì có 6 nền dân chủ. Khu vực này tiếp một số chế độ độc tài dai dẳng nhất của thế giới. Trong khi đó, Campuchia, Philippines, và Thái Lan đã từ lâu chơi trò bập bênh giữa các chính phủ được bầu và không được bầu. Thêm vào đó,thành công kinh tế cũng như sự ổn định chính trị của Trung Quốc đã khiến cho quốc gia này trở thành một mô hình nghiên cứu đáng ghen tị bởi những “ông lớn” trên khắp thế giới. Vậy, mô hình này có ý nghĩa như thế nào đối với châu Á mà sao quá khó khăn để dân chủ bám rễ?
Một phần giải thích có thể bắt nguồn từ nền văn hóa. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về văn hóa đôi khi có thể bóp méo hơn là soi rọi mối quan hệ giữa các giá trị và nền quản trị. Đây chính là cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu các giá trị truyền thống châu Á có tương thích với nền dân chủ - một tranh cãi mà cuốn sách của Shin cố gắng giải quyết bằng cách tách biệt những gì là huyền thoại khỏi những sự kiện và những gì là giả định khỏi bằng chứng.

CÁC GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH

Cuộc tranh luận về các giá trị châu Á khởi phát vào những năm 1990 từ các nhà lãnh đạo của Malaysia và Singapore, những người lo ngại sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh và áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc về nhân quyền và dân chủ sau sự kiện Thiên An Môn sẽ làm mất ổn định khu vực.Trong bài phỏng vấn của Tạp chí Foreign Affairs năm 1994 với Fareed Zakaria ("Văn hóa là số mệnh," Tháng Ba / Tháng Tư 1994), nhà lãnh đạo Singapore khi đó, Lý Quang Diệu, cảnh báo các nước phương Tây "không nên gán một cách bừa bãi hệ thống của họ lên những xã hội vốn không thể dung nạp." Lý tuyên bố rằng dân chủ kiểu phương Tây, với sự nhấn mạnh về các quyền cá nhân, không phù hợp với các nền văn hóa hướng vê gia đình của khu vực Đông Á.Trong một bài phát biểu một vài năm trước đó, Lý đã lập luận rằng các xã hội châu Á sẽ phát triển mạnh không phải bằng cách áp dụng các mô hình kinh tế, các chuẩn mực xã hội, và các chiến lược quản trị phương Tây mà bằng cách bảo tồn những gì ông mô tả là năm mối quan hệ (ngũ thường) quan trọng nhất đối với đạo Khổng: "Một là, lòng yêu thương giữa cha và con (nhân); hai là, nghĩa vụ giữa người cai trị và dân chúng (nghĩa); ba, sự tôn kính giữa vợ và chồng (lễ); bốn là, tôn kính người có tuổi (kính), và năm là, đức tín giữa những người bạn (tín)".
Những quan điểm của Lý, và quan điểm tương tự của những người khác, trở thành giả thuyết "các giá trị châu Á". Theo quan điểm này, không chỉ các giá trị châu Á xung đột với dân chủ tự do phương Tây, mà cả những giá trị từng là yếu tố chính đằng sau sự tăng trưởng kinh tế mà các nước châu Á hưởng thụ trong những năm 1990. Nhưng giả thuyết này chưa bao giờ được chấp nhận rộng rãi, ngay cả trong khu vực. Như Kim Dae-jung, một nhà bất đồng chính kiến ​​Hàn Quốc - người sau này trở thành Tổng thống của Hàn Quốc, lập luận trong số tiếp theo của Tạp chí Foreign Affairs ("Văn hóa là số mệnh? Các giá trị kháng dân chủ của câu chuyện thần thoại châu Á," Tháng Mười Một / Tháng Mười hai năm 1994) thì trở ngại lớn nhất để dân chủ hóa ở châu Á không phải là văn hóa khu vực, cái mà Kim cho là: "đã có cả một di sản triết học và truyền thống định hướng dân chủ ", mà là "sự kháng cự của các nhà cầm quyền độc tài và những người biện hộ cho họ." Kim buộc tội Lý về việc thúc đẩy một quan điểm về văn hóa Châu Á là "không những không đáng ủng hộ mà còn có mục đích phục vụ nhu cầu riêng."
Cuộc tranh luận đã trở nên gay gắt từ đó đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình tranh luận đã lộ ra rất nhiều những ý tưởng mơ hồ và mâu thuẫn về “các giá trị châu Á”. Vậy, "các giá trị châu Á" thực sự đòi hỏi những gì?

THEO KHỔNG TỬ THÌ NÊN LÀM GÌ?

Shin đi theo hướng nghiên cứu đó bằng cách nhìn lại lịch sử của Khổng giáo: rà soát các văn bản cổ điển của triết học, lên biểu đồ tiến hóa của Khổng giáo theo thời gian, và ghi chép biên niên sử lan truyền Khổng giáo từ Trung Quốc tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, và Việt Nam, sáu quốc gia mà ông đã phân loại thuộc nhóm "Châu Á Khổng giáo ", dựa trên ảnh hưởng lâu dài của Khổng tử ở những nơi này. Ông xác định năm giá trị tiếp tục định hình nền văn hóa của các xã hội này ngày nay: chủ nghĩa tập thể thứ bậc (sự trung thành với các nhà lãnh đạo nhóm), chế độ tuyển chọn nhân tài gia trưởng (sự cai trị nhân từ của một giới tinh hoa đạo đức), sự nhân nhượng và thích nghi giữa các cá nhân (tránh xung đột với những người khác), nhấn mạnh lợi ích cộng đồng và sự hài hòa (hy sinh lợi ích cá nhân cho cộng đồng), và chủ nghĩa gia đình kiểu Khổng giáo (đặt gia đình lên trên bản nhân). Những đặc điểm này được cho là mang lại hiệu ứng mang tính khu vực trong đó đánh giá tập thể cao hơn cá nhân và sự hài hòa cao hơn sự tự khẳng định. Shin thiết kế việc đo lường xem mỗi giá trị này mạnh mẽ như thế nào ở các nước châu Á khác nhau bằng cách phân tích dữ liệu từ hai dự án nghiên cứu quan điểm ​​được tiến hành trong giai đoạn 2005-8: một cuộc khảo sát ở 57 quốc gia do Hiệp hội Khảo sát Các Giá trị Thế giới thực hiện và một cuộc Khảo sát Phong vũ biểu Châu Á ở 13 quốc gia . (Tôi là thành viên của ủy ban chỉ đạo Khảo sát Phong vũ biểu châu Á, và là đồng chủ biên một cuốn sách với Shin và các cộng sự khác dựa trên những phát hiện về làn sóng trước đây từ cuộc khảo sát.)
Các nhà phê bình coi nghiên cứu về văn hóa dựa trên khảo sát là khiếm khuyết dưới ba góc độ. Thứ nhất, nếu văn hóa là cái gì đó được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong xã hội, xem văn hóa như là việc phân bổ các giá trị và các quan điểm giữa các cá nhân sẽ bỏ qua biểu hiện văn hóa như một trải nghiệm mà cộng đồng cùng chia sẻ. Thứ hai, bằng cách giản đơn văn hóa xuống còn một loạt các mục câu hỏi, phương pháp khảo sát tỏ ra quá đơn giản hóa những quan điểm vốn phức tạp, nhiều lớp. Thứ ba, định dạng câu hỏi vô hình chung buộc người trả lời lựa chọn trong số các câu trả lời cứng nhắc có thể không phản ánh đầy đủ niềm tin của họ.
Dẫu biết tất cả những điều đó, phương pháp khảo sát vẫn không thể không có. Không có cách tiếp cận nào khác tốt hơn thế để tìm ra những điều chung nhiều người đang thực sự tin tưởng vào. Và phương pháp này cũng chỉ rườm rà hơn chút ít so với phương pháp “biểu lộ” cũ rích theo đạo diễn và tuyên bố rằng tất cả các thành viên của quốc gia chia sẻ một số chuẩn mực mơ hồ. Việc Shin sử dụng dữ liệu là đặc biệt chuyên nghiệp. Ví dụ, ông đo sức mạnh của chủ nghĩa gia trưởng ở mỗi nước trên cơ sở số người trả lời Khảo sát Phong vũ biểu châu Á đã nhất trí với hai mệnh đề: "Mối quan hệ giữa chính phủ và dân chúng nên giống như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái" và "các lãnh đạo chính phủ giống như ông chủ của một gia đình; tất cả chúng ta nên tuân theo quyết định của họ ". Shin kết hợp những dữ liệu này với câu trả lời đối với hai mệnh đề về chế độ tuyển chọn nhân tài : "Nếu chúng ta có các nhà lãnh đạo chính trị ngay thẳng về mặt đạo đức , chúng ta có thể phó mặc họ quyết định tất cả mọi thứ" và "Nếu có thể, tôi không muốn tham gia trong các vấn đề chính trị." Ông sử dụng bốn câu hỏi để tạo ra một thang điểm gắn với chế độ tuyển chọn nhân tài gia trưởng. Ông nhận thấy đây là giá trị mà công dân của các chế độ độc tài ở Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam theo đuổi cao nhất và công dân của các chế độ dân chủ ở Nhật Bản và Đài Loan ít theo đuổi nhất, theo đúng như giả thuyết các giá trị châu Á dự đoán.
Tuy nhiên, dữ liệu của Shin cho thấy một vài phát hiện mâu thuẫn với giả thuyết đang bàn. Trước hết, các giá trị của những người châu Á Khổng giáo không hề là "Khổng giáo hơn" so với những người ở nơi khác; mà quả thực, lại thường ít hơn. Có một tỷ lệ nhỏ hơn công dân trong khu vực “tôn thờ” chế độ tuyển chọn nhân tài gia trưởng so với khu vực châu Á Không Khổng giáo theo định nghĩa của Shin bao gồm Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Philippines, và Thái Lan. So với sáu khu vực khác trong Khảo sát Giá trị Thế giới, châu Á Khổng giáo chỉ ở vị trí thứ tư về hệ thống thứ bậc, sau thế giới Hồi giáo, châu Phi và Mỹ Latinh. Một giải thích thỏa đáng cho những phát hiện này là các giá trị Khổng giáo không hề mang tính đặc sắc Châu Á; thay vào đó, những giá trị này thuộc về một nhóm các giá trị truyền thống mang tính phổ quát. Giải thích đó được ủng hộ bởi một thực tế là các quốc gia châu Á Khổng giáo không hoàn toàn đồng nhất về chuẩn mực và niềm tin. Có ít hơn bảy phần trăm người Nhật Bản tuân thủ các giá trị về thứ bậc, so với hơn 40% của người Việt Nam; hơn một nửa số người Hàn Quốc theo chủ nghĩa quân bình, so với chỉ 30% của Trung Quốc.

SỬ DỤNG (VÀ LẠM DỤNG) VĂN HÓA

Sự kiện chủ nghĩa truyền thống là khác nhau giữa và trong các xã hội hầu như không đáng ngạc nhiên: một số phiên bản của phát hiện đó được đúc kết thành phương pháp khảo sát tích hợp từ các dữ liệu cấp độ vi mô. Phát hiện của Shin có ý nghĩa bởi nó xác nhận một lý thuyết thống trị về một trong những lý do chính vì sao các giá trị cá nhân và do đó các giá trị của các nhóm quần chúng thay đổi theo thời gian. Các giá trị truyền thống thường phổ biến trong số những người châu Á lớn tuổi, ít học, và có thu nhập thấp - nói cách khác, đó là những người ít tiếp xúc với các ý tưởng, công nghệ, và các hoạt động kinh tế đang ngày càng định dạng cuộc sống hiện đại ở thế giới phát triển và đang phát triển. Các học giả làm việc với các dữ liệu khảo sát cho thấy lâu nay các quan niệm truyền thống mất dần đi khi người dân di chuyển ra các thành phố, biết đọc biết viết, tiếp thu giáo dục chính thức, làm việc trong các doanh nghiệp hiện đại, và hòa mình với các phương tiện truyền thông hiện đại. Vì thế Shin lập luận rằng việc đa dạng giá trị trên toàn châu Á bắt nguồn từ những tác động không đồng đều của hiện đại hóa.
Các nền dân chủ cũng có thể ảnh hưởng hoặc khai thác văn hóa thành lợi thế riêng của mình. Shin phát hiện trên thực tế rằng sinh sống trong một nền dân chủ có tác động lớn hơn quá trình hiện đại hóa trong việc thay đổi quan điểm của dân chúng về giá trị truyền thống. Ông đã cho thấy một con người với giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, và thu nhập nào đó nhiều khả năng sẽ từ bỏ cam kết của mình đối với các giá trị truyền thống nếu người đó sống trong một quốc gia dân chủ hơn là nếu họ sống trong một hệ thống độc tài. Điều này phản ánh thực tế rằng một hệ thống dân chủ, một khi đặt đúng nơi, sẽ thúc đẩy các giá trị giữa các công dân của nó và những người này giúp nền dân chủ ấy hoạt động. Một số hình thức của chủ nghĩa truyền thống châu Á thậm chí có thể hữu ích cho nền dân chủ. Theo Shin, người Khổng giáo ủng hộ thuyết gia đình mạnh để giúp cố kết niềm tin và sự khoan dung trong xã hội rộng lớn hơn, trái ngược với nhận thức phổ biến cho rằng lòng trung thành tuyệt đối lại không tương thích với các chuẩn mực dân chủ. Cũng không phải chế độ lựa chọn người tài gia trưởng là một trở ngại cho dân chủ hóa: trong thực tế, điều đó dường như có khả năng thúc đẩy việc bảo vệ các chế độ dân chủ cũng y như bảo vệ chế độ độc tài. Giả thuyết các giá trị châu Á đã thất bại trong việc giải thích khả năng các chế độ định hình văn hóa, điều vốn được xem như là một nguồn tài nguyên được khai thác bởi các chế độ và các đối thủ của họ trên cả hai mặt của sự phân chia dân chủ - độc tài. Các giá trị của công dân không phải là điều duy nhất xác định kiểu chính phủ một xã hội sẽ có.
Nhưng các chế độ không hề bó tay trong việc chống lại các lực lượng này. Các chính phủ độc tài có thể sử dụng các hệ thống giáo dục và tuyên truyền để thuyết phục công dân rằng các quy tắc hiện hành mà họ có là đủ dân chủ. Shin thấy rằng hầu hết người châu Á nói rằng họ thích sống trong một nền dân chủ, nhưng sự ủng hộ cho dân chủ giảm mức độ khi họ được truy vấn về những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho dân chủ chính hiệu. Điều nổi bật hơn cả là khoảng trống giữa ủng hộ cho dân chủ như là một thương hiệu và ủng hộ cho dân chủ như là một tập hợp các thủ tục được thể hiện rõ ràng hơn trong những hệ thống độc tài so với trong những hệ thống phi độc tài. Ví dụ, ở Trung Quốc, 65% số người được hỏi ủng hộ dân chủ trên nguyên tắc, nhưng chỉ có 28% cho rằng cơ hội thay đổi chính phủ thông qua bầu cử là cần thiết để có dân chủ, và ít hơn bốn phần trăm nói rằng sự tự do chỉ trích người nắm quyền lực là điều cần thiết.
Bằng cách nuôi dưỡng những giá trị phi tự do trong lòng công dân của mình, một số chế độ châu Á được bên ngoài phân loại là độc tài, chẳng hạn như Trung Quốc và Việt Nam, có thể miêu tả bản thân mình là dân chủ trước các công dân của họ. Thực tế các quốc gia đã thành công hơn trong việc tự huyễn hoặc này so với các chế độ độc tài nhất ở những nơi khác cho thấy có ít điều để nói về các giá trị của công dân nước họ hơn so với việc bàn về các kết quả kinh tế sống động và hệ thống tuyên truyền tinh vi.
Các nền dân chủ cũng có thể ảnh hưởng hoặc khai thác văn hóa thành lợi thế riêng của mình. Shin phát hiện trên thực tế rằng sinh sống trong một nền dân chủ có tác động lớn hơn quá trình hiện đại hóa trong việc thay đổi quan điểm của dân chúng về giá trị truyền thống. Ông đã cho thấy một con người với giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, và thu nhập nào đó nhiều khả năng sẽ từ bỏ cam kết của mình đối với các giá trị truyền thống nếu người đó sống trong một quốc gia dân chủ hơn là nếu họ sống trong một hệ thống độc tài. Điều này phản ánh thực tế rằng một hệ thống dân chủ, một khi đặt đúng nơi, sẽ thúc đẩy các giá trị giữa các công dân của nó và những người này giúp nền dân chủ ấy hoạt động.
Một số hình thức của chủ nghĩa truyền thống châu Á thậm chí có thể hữu ích cho nền dân chủ. Theo Shin, người Khổng giáo ủng hộ thuyết gia đình mạnh để giúp cố kết niềm tin và sự khoan dung trong xã hội rộng lớn hơn, trái ngược với nhận thức phổ biến cho rằng lòng trung thành tuyệt đối lại không tương thích với các chuẩn mực dân chủ. Cũng không phải chế độ lựa chọn người tài gia trưởng là một trở ngại cho dân chủ hóa: trong thực tế, điều đó dường như có khả năng thúc đẩy việc bảo vệ các chế độ dân chủ cũng y như bảo vệ chế độ độc tài.
Giả thuyết các giá trị châu Á đã thất bại trong việc giải thích khả năng các chế độ định hình văn hóa, điều vốn được xem như là một nguồn tài nguyên được khai thác bởi các chế độ và các đối thủ của họ trên cả hai mặt của sự phân chia dân chủ - độc tài. Các giá trị của công dân không phải là điều duy nhất xác định kiểu chính phủ một xã hội sẽ có.

MỘT GIẢ THUYẾT SAI LẦM

Do văn hóa không phải là một cái lồng sắt nên người ta phải xem xét các yếu tố khác để dự đoán tương lai của nền quản trị ở châu Á. Một chỉ báo quan trọng là kết quả thực hiện. Xét cho cùng, sự ổn định của một chế độ nào đó phụ thuộc phần lớn vào năng lực của chế độ ấy đáp ứng nhu cầu của công dân của mình. Kinh tế trì trệ, bất bình đẳng thu nhập, và tham nhũng sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của bất kỳ chính phủ nào.
Tuy nhiên, phát hiện của Shin hàm ý rằng hệ thống độc tài dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp so với hệ thống dân chủ. Ở các nước độc tài châu Á, một tỷ lệ cao công dân xem dân chủ vừa là điều mong muốn vừa là sự hợp lý đối với đất nước mình. Ngược lại, ở các quốc gia mà dân chủ đã thay thế chế độ độc tài mất uy tín (ví dụ: lãnh đạo quân sự tại Hàn Quốc, chế độ độc đảng tại Đài Loan, và chế độ cai trị kiểu hoàng đế tại Nhật Bản), sự ủng hộ cho các giải pháp thay thế chế độ độc tài thay đổi từ 4% đến 17%. Các nền dân chủ châu Á đã chứng minh năng lực ứng phó với tác động của hoạt động yếu kém bởi trên thực tế công dân ở các nước này luôn nhìn thấy chính quyền của họ hợp pháp ngay cả khi có đấu tranh. Trong khi đó, các nước láng giềng độc tài có thể tránh cuộc khủng hoảng tính hợp pháp bằng cách ém nhẹm tham nhũng và giữ nền kinh tế tăng trưởng. Khi nền kinh tế hoặc các hệ thống phúc lợi xã hội của họ “trục trặc”, công dân sẽ có xu hướng đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn từ phía chính phủ.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"