Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Tạm biệt

Gửi các bạn đọc blog, lẽ ra cái post này phải xuất hiện vào ngày cuối năm 2014.  Sau 7 năm "copy and paste" để đọc những bài viết liên quan đến thời sự, con người Việt Nam, và cũng có thể chia sẻ chút tin...tức (mình) đến những bạn đọc xa xôi không thể đến cùng những trang blog nổi tiếng và cũng khỏi phải nhận hay gửi tin tức qua email.
Đến một lúc nào đó chủ blog cũng cảm thấy mệt mỏi vì những tin tức liên quan đến VN, một thời hay đọc báo online chính thống của VN rồi cũng chán không muốn đọc.  Bỏ sang đọc blog và post lại, và đến lúc này thì phải nghĩ, ừ thì VN cũng có những thay đổi tích cực, nhưng điều đó quá nhỏ so với thế kỷ 21 này.  Trong khi tuổi trẻ VN thì quá nửa dân số ở VN, khi thời đại Internet trở nên tân tiến hơn, tuổi trẻ VN sẽ thay đổi đất nước, phải hy vọng vào điều đó, cho nên thôi không đọc blog nữa.  Bởi vì nếu họ không thay đổi được đất nước thì cũng chẳng có gì cho người đọc blog như tôi phải quan tâm, cứ bắt chước họ, cứ để cho "đảng và nhà nước" lãnh đạo và quản lý cho khỏi rách việc :-). Chứ lâu lâu đọc kiến nghị, với thư ngỏ, đọc mãi chờ dài cổ chả thấy tin gì vui.  Life is too short.  Đã đến lúc phải vui với điều khác. Chia tay với ngàn người đọc hàng ngày cũng cảm thấy áy náy.  Nhưng đã có những trang blog khác đẹp và đầy đủ tin... tức cho người đọc.  Trang blog này sẽ vẫn giữ để cập nhật những bài mới của các trang blog nổi tiếng khác.  

Mến chúc những bạn đọc hàng ngày một năm mới tràn đầy những tin vui.

Blog 12Bếnnước

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Đầu năm thăm nhau

Nhóm Ủng hộ Luật sư Võ An Đôn - Văn phòng luật sư Võ An Đôn nằm tận sâu trong một con hẻm nhỏ giữa vùng quê thanh vắng. 

Chúng tôi đến thăm anh và gia đình vào một ngày đầu năm lạnh và mưa phùn. Đón chúng tôi từ đầu ngõ, anh Đôn vừa đi vừa kể về việc gần đây rộ lên tin đồn anh bị công an bắt khiến nhiều người xôn xao và những người dân cần trợ giúp pháp lý không đến văn phòng anh nhờ giúp đỡ nữa.

Trong căn nhà nhỏ nằm khiêm tốn cuối đường, chúng tôi nhìn nhau và đùa với nhau: “Nằm chỗ heo hút thế này, cộng thêm ông luật sư xong phiên xử án thì vác cuốc ra đồng chắc có lẽ đây là một trong những văn phòng luật sư có một không hai trên thế giới”.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Tôi nhớ Nguyễn Ngọc Già

Phạm Thanh Nghiên

Cho đến hôm nay, tôi phải thừa nhận điều ấy khi anh vắng bóng trên Dân Làm Báo và có tin anh bị bắt hôm 27 tháng 12 với tên thật là Nguyễn Đình Ngọc.

Việc đọc Dân Làm Báo đã trở thành thói quen của tôi kể từ những ngày đầu mới ra tù. Sau này, những cái tên như Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Bá Chổi, Vũ Đông Hà, Đặng Chí Hùng, Phan Châu Thành, Trần Quốc Việt, Huỳnh Thanh Trúc, Nguyên Thạch... đã rất tự nhiên đi vào trong cảm xúc của tôi. Bút danh Nguyễn Ngọc Già nghe thật lạ và ấn tượng. Không ít lần đọc bài viết của Nguyễn Ngọc Già xong, tôi tự hỏi: “Ông ấy là ai, ở đâu?”. Tôi thật sự “kết anh” (trong lòng) như cách thổ lộ của Phan Châu Thành, một cây viết khác trên Dân Làm Báo mà tôi cũng rất ngưỡng mộ.

Dân Sài Gòn

Cánh cò
Năm 2015 đến với một loạt sự kiện làm người có theo dõi sinh hoạt chính trị của đất nước không ít băn khoăn. Có cái gì đó đang cuồn cuộn chảy bên dưới xã hội mà sức chấn động của nó không khó để nhận ra. Tháng cuối năm là sự bắt bớ liên tiếp các nhà văn, blogger và người viết bài nhận định chính trị. Qua năm mới là sự ồn ào của trang web “Chân dung quyền lực”  với hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh ngồi xanh xao trên giường bệnh chờ ngày về nước. Hình ảnh này chiếu lại những thước phim về Giáo Xứ Cồn Dầu về những gì mà con hùm Quảng Đà đã từng làm, từng nói khi chưa rời khỏi lãnh địa của mình.

Người dân Đà Nẵng xôn xao. Người dân cả nước giật mình vì trang mạng có một không hai này. Người bên ngoài lẫn bên trong đảng cùng có một kết luận: Đây là sự đấu đá nội bộ và trang Chân dung quyền lực là của cấp cao nhất trong tứ trụ lập ra nhằm bôi xấu, lật tẩy, định hướng dư luận các khuôn mặt bẩn thỉu trong cái khung quyền lực đang hiện hữu tại Việt Nam.

Suy nghĩ của một số dân Đà nẵng về ông Nguyễn Bá Thanh

Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh
RFA files photos

Nghe

Tình trạng của ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và nguyên bí thư thành ủy Đà Nẵng, trong những ngày qua được cả báo chí chính thống của Nhà nước và các trang mạng loan tải.

Đối với một số người dân thành phố Đà Nẵng thì quan điểm của họ đối với ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?

Cầu an/ Nghĩa tử- Nghĩa tận/Trời có mắt

Ngay sau khi những trang mạng như ‘Chân Dung Quyền Lực’… loan tin về tình trạng ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phải sang Hoa Kỳ chạy chữa, thế nhưng các bệnh viện tại Hoa Kỳ không thể làm gì hơn đã khuyên gia đình đưa bệnh nhân về nhà tại Đà Nẵng; một số tờ báo trong nước như Lao Động, Thanh Niên… đều có tin chính quyền Đà Nẵng bác bỏ thông tin bị cho là đồn thổi như thế. Ngoài ra theo các báo trong nước, cơ quan an ninh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng cho tăng cường biện pháp kiểm soát tại nơi đó.

Nguyễn Bá Thanh, cốt cách và số phận

VietTuSaigon
RFA
Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh   RFA files
Với người dân Đà Nẵng nói riêng, và với người dân miền Trung, thậm chí người dân Việt Nam nói chung, Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật chính trị khá đặc biệt. Tính đặc biệt này nằm trong nhiều khía cạnh nhưng rõ nét nhất vẫn là cốt cách và số phận của ông. Dù nói gì, đứng trên chính kiến nào thì Nguyễn Bá Thanh cũng là một lãnh đạo thành phố có cốt cách hơn người và là nhà chính trị có số phận khá hẩm hiu, trên mọi nghĩa.
Sở dĩ nói ông có cốt cách đặc biệt, có lẽ cũng nên nhắc đến người cha của ông, tức ông Nguyễn Bá Tùng, một trong những công thần khai quốc của Việt Minh, sau này là công thần của đảng Cộng sản tại miền Trung. Nguyễn Bá Tùng là một trí thức, có phong cách điềm đạm, dáng người quắc thước (ông Thanh không bằng cha ở điểm này). Sau biến cố 1975, không hiểu sao ông Tùng lại lui về ở ẩn khá sớm trên núi Túy Loan để làm vườn, chăm sóc con cái. Ông Thanh là thành quả nuôi dạy con của ông Tùng.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Trung Quốc: Bên trong vụ Lệnh Kế Hoạch bay chức

Châu Quang

Chiếc Farrari nát bấy
Chiếc Farrari nát bấy
Mở hàng vào ngày đầu năm, wantchinatimes, một trang mạng của Đài Loan có khẩu hiệu “Tìm hiểu Trung Quốc thông qua Đài Loan” có bài tổng hợp dữ liệu từ các phóng viên hé lộ nhiều chi tiết giật gân về “sự cố Ferrari,” tai nạn chiếc siêu xe tư bản làm bay chức một quan to cộng sản.
Các chi tiết hé lộ của vụ này khiến nhiều người Việt nhớ đến Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, Phạm Quý Ngọ…
Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Trung Quốc, ông Lệnh Kế Hoạch đang bị điều tra về “một số vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” tuy không nêu cụ thể.
Ông này là Chánh Văn Phòng của nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, giúp nhà cựu lãnh đạo sắp xếp nhân sự vào Trung ương và được biết đến nhiều nhất trong vai giải quyết những khúc mắc lẻ tẻ về chính trị của ông Hồ.
Lẽ ra, viên Chánh Văn Phòng 58 tuổi đã trở thành một trong 25 ủy viên Bộ Chính Trị vào tháng 11 năm 2012, sau Đại hội Đảng lần thứ 18; nhưng hai tháng trước ngày đại hội, ông ta đã bị giáng chức, chỉ còn nắm một ban của cơ quan tương đương với Mặt Trận Tổ Quốc của đảng Cộng sản Việt Nam.

Cụ Bá khôn hơn Bác

Bác và tướng Thanh trước khi bị nhồi máu tim
Bác và tướng Thanh trước khi bị nhồi máu tim
Đầu tắt mặt tối quanh năm quen rồi, nay được nghỉ Tết vài ngày thư thái đến bâng khuâng. Đã chiều mồng Một mà chẳng ma nào rủ, nhậu một mình thì uống không dzô. Thôi thì đi tìm thú vui qua trang sách. Đèn Cù, nghe thiên hạ đồn hay lắm, nhưng chưa mua được, đành đọc lại Bên Thắng Cuộc. Huy Đức kể chuyện Đỗ Mười, tôi cười ngất ngưởng.
Cách nay một phần tư thế kỷ, Đỗ Mười lúc đó chưa lên hàng Bồ Tát. Ông đang giữ chức loàng xoàng ở hàng thủ tướng. Ông thường từ chối dùng hàng tư bản. Điển hình là ông chỉ thích đi xe hơi hiệu Lada, sản xuất tại Liên Xô, an toàn, an ninh, an tâm, lại được tiếng là giản dị, tiết kiệm.
Khổ nỗi, Lada thì vừa dằn vừa nóng, uống xăng còn hơn cả dân nghiền Hà thành uống beer hơi. Đi đường xa, có khi nằm vài tiếng ngoài đường chờ sửa. Hàng trợ lý cho thủ tướng phiền lòng lắm, nhưng chưa biết làm sao.
Một lần Đỗ Mười đi kinh lý Nghệ An. Từ Hà Nội vào Vinh khoảng 300 Km. Đường miền Bắc thời đó không phải chỉ có ổ gà, mà có cả ổ voi, ổ cọp. Người ta nghĩ ra một kế: Ngay trước khi khởi hành, báo cho Đỗ Mười biết. Chiếc Lada riêng của ông đang phải sửa gấp, tạm dùng chiếc Nissan thay thế.

Nên làm gì với Viện Khổng Tử ở Hà Nội?

Ngô Nhân Dụng
Cuối năm 2014, ngày 27 tháng 12 một Viện Khổng Tử đã chính thức được đặt trong đại học Hà Nội. Mục đích được nêu ra là “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt-Trung ...” Nhưng giới trí thức Việt Nam không ai tin.

Người Việt và người Trung Hoa đều nghi ngờ vai trò của Viện Khổng Tử. Thí dụ, ông Ngô Đức Thọ, thuộc Viện Hán Nôm Hà Nội, lo rằng Trung Cộng đang “mang ngay tư tưởng bành trướng Đại Hán cắm giữa thủ đô Hà Nội!” Bên Trung Quốc, nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình, cho rằng hàng động này nằm trong kế hoạch thúc đẩy đầu óc dân tộc cực đoan trong nước Tàu; để dân quên cảnh chính quyền độc tài đàn áp; và cũng vì đầu óc muốn làm bá chủ thiên hạ của đám lãnh đạo Bắc Kinh.
Có thể nói ở nước ta từ đời Lý, Trần đã lập các Viện Khổng Tử, mà các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy. Bởi vì từ thế kỷ 19 về trước các dân tộc Á Đông này đều học kinh điển Khổng, Mạnh, dùng làm nền tảng giáo dục. Nhưng tại sao bây giờ người Việt phải lo ngại về một Viện Khổng Tử? Hơn nữa, hiện nay nhiều nước chung quanh vẫn chấp nhận các Viện Khổng Tử do Trung Cộng đài thọ, như tại Nam Hàn đã lập 17 viện, tại Nhật Bản có 13, Thái Lan 12, Indonesia có 7 viện. Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc. Từ năm 1950 đến nay, chủ trương của Trung Cộng vẫn là muốn Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc Bắc Kinh; mở đầu bằng viện trợ quân sự, sau là dậy đấu tố, chỉnh huấn, tạo ra một đảng cộng sản người Việt nằm trong tay Trung Cộng.

Ai là tác giả bản Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu?

Trần Chí Phúc / SBTN


Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu, đồng hương hay gọi tắt là bản Cờ Bay Cờ Bay. Ngoài giá trị nghệ thuật của nhạc phẩm còn có một lý do khác là lúc làm lễ thượng kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau khi hát bản quốc ca “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi” , nhìn thấy lá cờ vàng thân yêu tung bay phất phới, thì lòng người phấn khởi cất lên bản Cờ Bay Cờ Bay.

Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu

Xin ghi lại lời ca như sau:

“Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu

Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương

Từng ngóng đợi quân ta tiến về

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu

Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng

Sinh viên Việt Nam suy nghĩ gì?

Đỗ Sơn Trà

           Sinh viên Việt Nam suy nghĩ gì?


                    Featured Image: Wikipedia

Lời mở đầu

Dưới góc nhìn là một sinh viên, tôi nêu ra những nhận thấy của mình nên không thể tránh khỏi những trường hợp chủ quan là điều tất nhiên. Tại sao chúng ta có một xã hội ấn tượng về dân số, theo số liệu 58% người Việt Nam dưới 25 tuổi, đây chính là phân khúc sáng tạo, năng động và cầu tiến của bất cứ xã hội nào. Nhưng tại sao khi những người nước ngoài họ tìm đến đây mua tiềm năng và cơ hội rồi âm thầm bỏ đi. Tôi thích Miura không phải vì cách ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam mà là cách ông chỉ ra những điều tồi tệ mà đa phần những con người Việt Nam đang mắc phải, và bài viết này tôi sẽ chỉ ra những cái đang mắc phải của sinh viên.

Ai trả học phí cho các con ông Dũng?

Mạc Việt Hồng
Theo tin từ nước Anh, vụ án liên quan tới việc trả học phí cho Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy đã được đưa ra xét xử. Doanh nhân người Anh, Bill Lowther, 71 tuổi, cựu giám đốc của một công ty có trụ sở tại London, liên doanh với công ty Úc châu Securency, đã bị cơ quan chống hối lộ của Anh buộc tội. Trong phiên tòa dự diễn ra hôm 20 tháng Chín, doanh nhân này được nộp tiền thế chân để tại ngoại trong khi quá trình điều tra vẫn tiếp tục.
Cơ quan chống tham nhũng của Anh xác nhận rằng, Bill Lowther đã đứng ra dàn xếp một chỗ học cao học cho con ông Thúy ở Đại học Durham và sau đó trả học phí cho anh ta trong thời gian học, tức 2 năm 2003 và 2004.
Đó cũng là thời gian mà cha của Minh là ông Lê Đức Thúy giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cương vị này, năm 2003, ông Thúy đã dành hợp đồng tin tiền Polymer cho công ty Úc có tên là Securency. Cuộc điều tra của cảnh sát Úc cũng cho biết, Securency thông qua công ty trung gian do Lương Ngọc Anh -một đại tá tình báo công an, có quan hệ thân thiết với 2 ông Lê Đức Thúy và Nguyễn Tấn Dũng – làm giám đốc, chi trả khoảng 12 triệu Úc Kim cho việc chạy hợp đồng.
Năm 2007, thủ tướng Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Thúy vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và ông Thúy ở cương vị này cho tới khi về hưu vào tháng Tư vừa rồi.
Tính đến nay, phía Úc đã bắt giữ 7 viên chức liên quan và nhiều lần nêu đích danh một số quan chức Việt Nam dính líu trong vụ việc này.

Tin Cập Nhật: Nguyễn Bá Thanh Sẽ Về Đà Nẵng Ngày 6/1/2015?


 Chân dung Quyền lực

Như tin đã đưa về việc ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng vào ngày 2/1/2015, tuy nhiên, vì lý do công tác chuẩn bị chưa hoàn tất nên lịch di chuyển được hoãn lại đến sáng ngày 6/1/2015. Máy bay cứu thương (Air Ambulance) sẽ đưa ông Nguyễn Bá Thanh cùng thân quyến cất cánh từ Seattle, Washington, Mỹ vào lúc 10:15 sáng thứ hai, ngày 5/1/2015. Sau 2 trạm dừng tại Alaska (Hoa Kỳ) và Osaka (Nhật Bản) sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào khoảng 08:35 tối thứ ba, ngày 6/1/2015, ông Thanh sẽ được đưa về Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục chăm sóc đặc biệt trong những ngày tháng cuối cuộc đời.

Tiếp tục bác bỏ tin đồn ông Nguyễn Bá Thanh về nước

Bạn đọc Danlambao - Một lần nữa, hệ thống truyền thông và nhiều quan chức nhà nước đã phải lên tiếng bác bỏ tin đồn nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh về nước để tiếp tục điều trị bệnh.

Trước đó, trang mạng có tên 'Chân dung quyền lực' nói rằng sau 4 tháng chữa trị tại Mỹ, vị trưởng ban nội chính trung ương đã 'không qua khỏi' và sẽ được đưa về Việt Nam vào ngày 2/1/2015 bằng chuyên cơ thuê riêng. Tin đồn này đã khiến nhiều người dân kéo đến sân bay Đà Nẵng đợi tin ông Nguyễn Bá Thanh, tình trạng an ninh tại khu vực sân bay siết chặt từ sáng sớm.

Cho đến chiều tối ngày 2/1/2015, không có chuyến bay chở Nguyễn Bá Thanh đáp xuống sân bay Đà Nẵng như tin đồn được loan ra trước đó.

Cùng ngày, các quan chức Đà Nẵng cũng đã lên tiếng bác bỏ tin ông Thanh được đưa về nước. 

Báo Người Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ sức khỏe trung ương cũng khẳng định tin ông Thanh về nước chữa bệnh chỉ là tin đồn.

Cuối năm nói về “Thủ Đô ngàn năm VĂN VẬT”

David Thiên Ngọc
Là người Việt Nam cho dù phiêu bạt nơi chân trời góc bể nào thì hai từ đất Mẹ, cố Quốc luôn canh cánh bên lòng nó chứa đựng vô vàn hình ảnh và nỗi niềm…trong đó núi sông, đất nước con người lồng chút tự hào về nền văn hóa dân tộc huy hoàng và rực rỡ.
Nói đến Văn Hóa dân tộc là nói đến cả một tổng quan không chỉ hạn hẹp sơ sài trong văn chương thơ phú…mà nó vô biên và thể hiện dưới nhiều hình thức cả trong sinh hoạt đời thường của mọi người dân trong xã hội, từ cách ăn mặc, chào hỏi, cung cách đi đứng và ứng xử với nhau cho đến các trò chơi dân gian trong những ngày lễ hội. Các nghi thức, âm nhạc lễ nghi từ làng xã cho đến cung đình.Từ phong tục tập quán, ca dao tục ngữ dân gian cho đến các hình thái nghệ thuật văn học có tính bác học hàn lâm. Do đó một đất nước, một dân tộc có được ngoại nhân tôn trọng hay xem thường là ở cái nhìn của họ vào nền văn hóa của nơi đó được thể hiện qua con người sở tại.
Không ít người VN cho dù trong nước hay phiêu bạt bốn phương trời cũng đều có một chút tự hào rằng Việt Nam có Thủ đô Hà Nội ngàn năm Văn Vật tuy khuynh hướng chính trị có khác nhau chưa nói là bất đồng hay đối nghịch nhưng cái tự hào dân tộc là tự hào chung.
Trang sử Việt hàng ngàn năm còn lưu lại với bao hình ảnh riêng về nền “Văn Hóa Dân Tộc” với gam màu tươi hồng và rực rỡ tựu trung quây quần ở đất ngàn năm Thăng Long với “Long tàng Hổ phục”.
Trên đây là vài nhận định chung về nét văn hóa và niềm tự hào về nền văn hiến của đất Thăng Long nhưng tất cả chỉ là tiếng xưa, chỉ là hoài niệm về “một thời xa vắng”  với chút phảng phất dư âm “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bà H.Thanh Quan) của một thời vang bóng.

Tìm hiểu sức khoẻ ông Nguyễn Bá Thanh qua tin '' chính thống ''

Người Buôn Gió

Sau khi trang Chân Dung Quyền Lực đưa tin ông Nguyễn Bá Thanh trở về quê hương vì hết nước chữa trị, dư luận bàn tán xôn xao. Có luồng dư luận còn tỏ ra thương tiếc ông là một người tài, có tâm huyết với đất nước. Một luồng khác thì cho rằng đây là cái kết đáng đời của một kẻ tàn bạo phá mồ mả, đẩy người dân vào chỗ chết ở Cồn Dầu. Một số khác thì lại nói so với những vụ '' dân oan '' người  '' bất đồng chính kiến '' thì có mười Nguyễn Bá Thanh cũng không làm họ bận tâm.

Đặc biệt là luồng ý kiến chính thống rất quan tâm đến số phận của ông Nguyễn Bá Thanh. Hơn chục người dân ở Đà Nẵng đến chùa cầu nguyện cho sức khoẻ của ông được báo chí '' chính thống '' đưa tin ngay lập tức. Từ khi ông Thanh đi chữa bệnh bên Mỹ, nhiều lần báo chí '' chính thống '' đã đưa những bản tin nói về sức khoẻ của ông.

Liên quan đến tin ông Nguyễn Bá Thanh trở về nước chiều ngày 2/1.2015 , các tờ báo ở Việt Nam đều có tin bài phản bác.

Ngồi chơi ở công viên cũng bị bắt như tội phạm


Một chị dân oan ở Tiền Giang kể:

Ngày mồng một tết dương lịch, chị cùng 8 chị em khác rủ nhau đi chơi đầu năm. Đến công viên Bách Tùng Diệp, các chị ngồi chụp hình làm kỷ niệm. 

Bỗng nhiên công an ập tới hỏi chứng minh nhân dân. Chị Cúc 67 tuổi đưa giấy chưng minh nhân dân thì họ chụp khiêng lên xe. Rồi tất cả 9 người đều bị đưa lên xe lên xe chở về phường Bến Nghé. Chị Hưng đang cầm điện thoại bị công an giật, chị la khóc tại phường. 

Khoảng 20 phút sau khi về phường, công an tách các chị làm 3 nhóm, mỗi nhóm 3 người đưa về 3 phường để đàn áp. Tại đây, các chị bị lột quần áo ra khám. Chị Thành chị Vân bị công an đánh. Chị Vân bị đánh bầm mắt.

Lãnh đạo Việt Nam có thực hiện các cam kết hồi năm ngoái?

Hoài Hương, VOA
Trong thông điệp đầu năm ngoái 2014, nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam cam kết sẽ dồn nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp quyền, “phát huy quyền làm chủ của nhân dân”.
Cách đây đúng một năm, ngày đầu năm 2014, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phổ biến một thông điệp đầu năm, trong đó ông vẽ ra một bức tranh lạc quan về tình hình kinh tế, và hứa sẽ “phát huy quyền làm chủ của nhân dân” và "tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững" cho đất nước. Một nhà báo sống lưu vong, ông Trần Quang Thành điểm qua một số sự kiện khiến ông quan tâm trong năm 2014, để tìm một giải đáp cho câu hỏi liệu Thủ Tướng Việt Nam có thực hiện được những lời cam kết năm ngoái? Mời quý vị theo dõi nội dung cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành sau đây.
Trong thông điệp đầu năm ngoái, nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam cam kết sẽ dồn nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp quyền, “phát huy quyền làm chủ của nhân dân”. Nhưng trong năm 2014, ít nhất 3 blogger nổi tiếng của Việt Nam lần lượt bị bắt giữ, giữa lúc các quan chức cao cấp trong guồng máy nhà nước tuyên bố quyết đánh bại mọi âm mưu nhằm hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước. Mới đây nhất, vào ngày 27 tháng 12, lại có thêm một blogger khác bị bắt, đó là ông Nguyễn Đình Ngọc, tức blogger Nguyễn Ngọc Già. Những vụ bắt bớ đó dường như không đi đôi với những lời cam kết mà Thủ Tướng Việt Nam đã đưa ra. Báo điện tử của chính phủ Việt Nam trong mấy ngày qua tường thuật rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu lực lượng công an “phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động chống phá; và tuyệt đối bảo vệ an ninh trong nước.”

Nếu ông Nguyễn Bá Thanh chết?*

Hoàng Xuân
Dân Luận: Hôm qua trang Chân Dung Quyền Lực bất ngờ đưa thông tin ông Nguyễn Bá Thanh đang nguy kịch và sẽ trở về Đà Nẵng vào hôm nay. Thông tin này đang xôn xao trên mạng thì sáng nay báo Lao Động đưa tin an ninh sân bay Đà Nẵng thắt chặt an ninh trước thông tin ông Thanh về nước. Rồi đến việc người dân Đà Nẵng cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Vậy đâu là sự thật? ông Thanh có thật sự bị đâu độc và đang rất nguy kịch hay không? Và sự việc sẽ thế nào nếu ông Thanh chết? Dân Luận xin chia sẻ với độc giả bình luận của nhà báo Hoàng Xuân đăng trên FB trước sự kiện này.
Hình ảnh được cho là ông Nguyễn Bá Thanh đang nằm chữa trị tại Mỹ trên blog Chân Dung Quyền Lực.
Cách đây mấy năm, nhà cháu cho gom hết các bài về ông Nguyễn Bá Thanh, hoặc các phát biểu của ông trong nhiều sự kiện vào một chuyên mục, đặt tên là Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh. Bạn đọc vào đọc rất, rất, rất nhiều. Các bài rất cũ cũng được moi lên đọc đi đọc lại, mặc dù toàn là chuyện khô khan chẳng có ngực mông chân dài đại gia gì trong ấy hết. Chứng tỏ cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh, qua những việc làm và phát ngôn của ông ấy, tạo ra sức hút rất lớn, có thực và bền vững.

Đất nước của những kẻ Lười Biếng

Lục Phong
Bạn có biết lý do chính dẫn tới việc nước Việt ngày càng sa sút? Câu trả lời là: LƯỜI!
Người ta cứ đang kéo cố gắng đất nước này đi lên. Hàng loạt bài báo được viết nên. Trong đó chỉ ra rằng đất nước này đang bị ô nhiễm hóa, đang bị bóc lột hóa, đang bị bất công hóa, và đang bị căng thẳng hóa… Nhưng rồi các bạn biết được điều gì là quan trọng? Ừ, CHẲNG AI THÈM ĐỌC NHỮNG BÀI BÁO ĐÓ. Nghĩa là người ta không biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh họ, không biết được mức độ căng thẳng leo thang của thế giới xung quanh. Tóm lại là, người viết thì cứ viết, người chơi thì cứ chơi, không ai thèm đọc. Dĩ nhiên là ta đang nói đến số đông thôi.
Vậy ra, người ta đang cố gắng thay đổi mọi thứ ở phần ngọn. Nghĩa là kêu gọi những con người đã góp sức gây nên hiện trạng này, hãy thôi đừng phá hủy đất nước nữa, hãy thôi xả rác, hãy thôi chém giết. Đó là một ý tưởng điên rồ. Kêu gọi người từng sát hại đất nước này hãy suy nghĩ lại, rũ chút lòng thương, đừng phá hoại nữa.
Bạn biết vì sao mà đất nước này cứ thụt lùi, thậm chí bây giờ thua cả Lào và Campuchia không? Nếu bạn định trả lời là chính phủ thì hãy tạm gác lại cái ý nghĩ đó. Bởi vì vấn đề là dân chúng ở đây mang một căn bệnh nan y không thể chữa nỗi: LƯỜI!

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng

Trần Trung Đạo

Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.
Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói về khuyết điểm của Khổng giáo

Thuyết của Khổng tử nói về chánh trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà nhờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi.
Bài viết được cụ Huỳnh Thúc Kháng cho đăng hai lần trên báo Tiếng Dân số ra ngày 11-10-1930 và ngày 16-2-1939.
Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực, thì cho là chân chính mà gắng sức học theo; điều gì mà ta thấy chỗ mặc vọng trái với chân lý và sự thực, thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng.
Học thuyết Âu tây nhờ cái mối tư tưởng tự do mà phát đạt rất sớm. Tư tưởng được tự do, nên phàm nhà hiểu biết, sáng lập và phát minh được cái thuyết gì thì làm ra sách vở, công bố cho người đời tha hồ biện bác phê bình. Nhờ lối biện bác phê bình ấy mà chân lý càng bày tỏ ra, không bị cái gì che lấp. Thuở nay, các bậc hiền triết Âu tây tiếp chân nối gót, vì chân lý mà dương cờ rung trống cùng cãi biện nhau, không những vì chủ nghĩa lý thuyết không đồng nhau mà có sự biện bác ấy, mà dẫu cho thầy trò bạn hữu đồng một học phái thường thường biện đi chiết lại để đính chính những chỗ mậu ngộ bồi bổ những nơi khiếm khuyết cho học thuyết được viên mãn hoàn toàn. Mỗi người đã lập một cái học thuyết thì trong cõi tư tưởng chỉ lấy chân lý làm chủ mà không làm nô lệ cho ai. Bởi vậy nên những điều gì hợp với chân lý thì cơ sở vững bền, không có cái gì làm cho lay chuyển, mà những điều mậu ngộ nhất thiết phải tiêu diệt. Học thuật Âu tây, có cái mãnh lực to lớn, đủ sức mà chuyển di được thời thế, có công trong cuộc tiến hóa của lịch sử loài người, chính là bởi cái đường tư tưởng tự do ấy mà đi thẳng tới, chứ không có gì lạ.

Lời cảm tạ pro&contra

Võ Thị Hảo
Hôm 31/12/2014, Phạm Thị Hoài đã đưa lời tạm biệt bạn đọc, tuyên bố đóng trang blog pro&contra của chị.
Dâng tặng bạn đọc bao điều tâm huyết
Mười ba năm làm báo và “ý nghĩa lớn cho một cuộc đời nhỏ”.
“Nó chấm dứt trong bối cảnh nền báo chí độc lập ở Việt Nam đang mất đi quá nhiều hi vọng, khiến một lời chia tay lúc này u ám hơn tự nó.”
Hôm 31/12/2014, Phạm Thị Hoài đã đưa lời tạm biệt bạn đọc, tuyên bố đóng trang blog pro&contra của chị. Ba năm nay, blog này đã dâng tặng bạn đọc bao điều tâm huyết.
Không khỏi rưng rưng cay mắt khi phải chia tay một người bạn lớn như pro&contra bây giờ, và như talawas cách đây ba năm. Dòng thời gian chẳng đợi người. Và ta thấy tất cả những gì tài năng nhất, chính trực nhất, tử tế nhất mà người VN dù ở trong hay ngoài nước làm cho cộng đồng VN cũng sớm muộn bị đe dọa, bị áp lực, chí ít là ở nỗi quá cô đơn khi người ây phải tư mình vác cây thập giá quá lâu lê bước mong manh.
Ra đời tháng 12/2012, pro&contra đặt mục tiêu giản dị và ít tham vọng: “Những năm trước, khi phụ trách trang talawas, tôi có rất ít thời gian để viết. Nay blog cá nhân này cho tôi cơ hội tự thử bút trong lĩnh vực báo chí truyền thông và dành chỗ cho một số khách mời”.

Bọ Lập, Basam: người của năm 2014

Bùi văn Phú
Nhà văn Blogger Nguyễn Quang Lập.
Cái tên được nhiều người biết đến nhất
Nếu hỏi người dân trong nước xem họ biết gì về những nhân vật như Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Nguyễn Vũ Bình, Basam Nguyễn Hữu Vinh, Trần Khải Thanh Thuỷ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Đỗ Thị Minh Hạnh, Việt Khang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Thị Minh Thuý, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân thì tôi tin chắc rằng Nguyễn Quang Lập là cái tên được nhiều người biết đến nhất.
Những nhân vật trên đều đã bị giam, có người đã được thả, có người còn đang trong nhà tù trên quê hương Việt Nam vì đã bày tỏ lòng yêu nước, đã lên tiếng cho quyền làm người, cho dân chủ, tự do của dân Việt và bị kết án theo những điều 79, 88 hay 258 của luật hình sự.
Nhưng vì sao Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, lại được nhiều người biết đến. Vì ông là một nhà báo, một người làm văn học, nghệ thuật đã để lại dấu ấn đẹp qua những tác phẩm điện ảnh, những kịch bản, những tập truyện với số người xem, người đọc lên đến hàng triệu. Những sáng tác của ông có chỗ đứng trong văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Ai đứng phía sau trang “Chân Dung Quyền Lực”?

cdql-622.jpg
Hình chụp trang mạng Chân Dung Quyền Lực.
Thời gian trước Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 người ta thấy xuất hiện một trang mạng có tên Chân Dung Quyền Lực với hàng trăm bài viết hình ảnh về các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam. Hầu hết các bài viết đều vạch ra những bí mật mà bên ngoài không biết và đặc biệt nhất là những hình ảnh khó tìm thấy ở bắt cứ đâu về các nhân vật mà nó nhắm tới. 
 
Cách hành văn như báo cáo nội bộ?

Theo một nhà báo kỳ cựu giữ mục an ninh nội chính không muốn nêu tên có nhận xét rằng văn phong của Chân Dung Quyền Lực là cách hành văn của báo cáo nội bộ mà người bên ngoài khó bắt chước hay giả mạo. Thứ đến, các văn kiện, tài liệu đưa lên cũng rất trùng khớp với hình thức những văn bản hiện nay. Cạnh đó trang Chân Dung Quyền Lực có thể được xem là được tổ chức rất bài bản, nó được sắp xếp khoa học và bài nào cũng có trọng tâm đánh người được nhắc tới theo một trình tự chuyên nghiệp.

Hình ảnh dồi dào mà nó trích dẫn không thể có từ một nhà báo nước ngoài ngay cả những cơ quan tình báo. Chỉ có công an bảo vệ chính trị mới có khả năng này và từ nút thắt ấy, giới thạo tin lần mở ra thủ lĩnh thật sự của Chân Dung Quyền Lực là ai là điều không khó.

Đúng là ân oán còn lâu

Gần 3 năm trước tôi viết bài “ Ân oán còn lâu” đăng trên trang Blog Buivanbong. Tôi chỉ kể lại những câu chuyện tai nghe mắt thấy về mối quan hệ giữa Huỳnh Phi Dũng tức Huỳnh Uy Dũng với Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thanh Tuyền tức Nguyễn Phương Hằng, Trần Văn Thìn và những chuyện xảy ra ở khu du lịch “Đại Nam Văn Hiến”. Tôi cho rằng mối quan hệ và việc làm đó sẽ dẫn tới ân oán lâu dài.

Vợ chồng Huỳnh Phi Dũng đã làm đơn gửi lên cơ quan An ninh điều tra Bộ công an kiện tôi về tội vu khống. Cùng với đơn tố cáo, Nguyễn Phương Hằng còn phát biểu trên một số tờ báo, rằng tôi bịa chuyện nói xấu vợ họ. Một vài nhà báo giấu tên, đã viết bài sai sự thật bôi nhọ tôi .

Sau khi tôi chứng minh trước cơ quan điều tra về sự trung thực của bài báo tôi viết, và động cơ không hề thù ghét ông Dũng, cũng không vụ lợi, mà chỉ muốn góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, Nguyễn Phương Hằng gọi điện cho tôi trách: “Sao anh không nói với anh Dũng, lại viết báo?”, và hỏi tôi: “Bây giờ anh muốn gì ?”. Một câu hỏi rất đa nghĩa và như một cái bẫy được dương lên. Tôi trả lời “Anh chỉ muốn vợ chồng em sống tốt hơn”. Trong thâm tâm tôi luôn mong Huỳnh Uy Dũng bình tĩnh xử lý các mối quan hệ gia đình, xã hội có tình có lý như Huỳnh Phi Dũng từng nói, và nêu cao tinh thần nhân văn như bốn chữ “Đại Nam Văn Hiến” Dũng khắc ở khu du lịch tâm linh lớn nhất tỉnh Bình Dương.

Về Nguyễn Bá Thanh

JB Nguyễn Hữu Vinh
Nguyễn Bá Thanh

Như vậy, Nguyễn Bá Thanh, một đảng viên CSVN đã dối trá khi thề nguyền tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác - Lenin để được đứng vào Đảng CSVN, một đảng theo Chủ nghĩa vô thần.

Nguyễn Bá Thanh dù thề nguyền nhưng vẫn âm thầm theo tôn giáo, là "thuốc phiện của nhân dân" - CN Mác - Lenin. Cháy nhà mới ra mặt chuột đây: "Thượng tọa Thích Quảng Tâm (chùa Pháp Lâm) chủ trì buổi lễ, đọc sớ cầu an nêu rõ: "Cầu cho ông Nguyễn Bá Thanh, sinh năm Quý Tỵ, 62 tuổi, pháp danh Chúc Phước, hiện lâm trọng bệnh, đang chữa trị tại Hoa Kỳ được thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ".

Nghĩa là Nguyễn Bá Thanh đã phỉ nhổ vào cái Chủ nghĩa mà ĐCS đang theo đuổi là vô thần vô thánh, vật chất có trước, tinh thần có sau.

Điều đáng tiếc, là Nguyễn Bá Thanh đã không tỉnh ngộ ngay khi còn quyền lực đầy mình.
Chỉ riêng vụ Cồn Dầu, linh hồn oan khuất Thomas Nguyễn Thành Năm bị đánh đập đến khi chết, những phần mộ ở Nghĩa trang Cồn Dầu bị cưỡng đoạt phá nát để buộc di chuyển khi họ đã nằm đó hơn 130 năm nay.

Rồi linh hồn bà cụ bị cướp xác, hàng loạt giáo dân Cồn Dầu bị đánh đập hàng tháng trời đến mức bạc nhược... đều có bàn tay Nguyễn Bá Thanh hoặc Nguyễn Bá Thanh không thể trốn tránh trách nhiệm của mình.

Và hôm nay, hậu quả nhãn tiền.

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Đình Ngọc



Trong thông cáo đề ngày 31/12/2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã đòi hỏi chính quyền Việt Nam « trả tự do lập tức »cho blogger Nguyễn Đình Ngọc, bị bắt ngày 27/12 tại nhà ở Saigon vì các « hành vi bất hợp pháp ».

Thông cáo nhắc lại, được biết chủ yếu với bút danh Nguyễn Ngọc Già, blogger 48 tuổi này thường xuyên viết bài cho các blog và trang thông tin độc lập như Dân Làm Báo, Dân Luận, hay cho đài Châu Á Tự Do. Các bài viết của Nguyễn Đình Ngọc đả kích chính quyền và chính sách trấn áp các nhà ly khai. Trong bài viết hôm 10/12 trên blog Dân Làm Báo, ông Ngọc cho biết hộp thư điện tử và tài khoản Facebook của mình đã bị tin tặc xâm nhập.

Bà Lucie Morillon, giám đốc chương trình của RSF tuyên bố : « Vụ bắt giữ mới này nằm trong khuôn khổ chính sách trấn áp của đảng cầm quyền ở Việt Nam, nhằm dập tắt mọi tiếng nói chỉ trích. Chúng tôi khuyến khích chính quyền trả tự do lập tức cho blogger Nguyễn Đình Ngọc, cũng như tất cả các blogger đang bị cầm tù mà tội phạm duy nhất chỉ là muốn thông tin một cách tự do cho đồng bào mình ».

Cám dỗ Việt Nam

Nguyễn Hữu Liêm
Dân Luận
Tự trong mỗi người Việt đang ở Âu Mỹ, hay ở trong nước, đồng lúc có hai nước Việt Nam. Một Việt Nam cho mệnh lệnh lý tưởng, và một Việt Nam trong thực tế đang là. Trên ngọn sóng điạ chấn từ thời đại nhiều xoay chuyển, từng chúng ta đều mang hai năng lực tình cảm giằng xé nhau: Giữa cái ta và tổ quốc, giữa tình cảm và lý trí, giữa lịch sử và dự phóng tương lai.
Một ngày đó, trước khi lên đường đi Việt Nam, tôi ngồi trong phòng vắng để đọc lại "The Temptation of the West," (Niềm cám dỗ phương Tây) (1926) của André Malraux. Từ một lá thư giả tưởng bởi một người Á đông mang tên Ling gởi cho một người Âu châu tên A. D., ông đã viết rằng, người Âu châu mang ý chí "đem vũ trụ đến cho con người"; còn người Á đông thì ngược lại, muốn "cống hiến chính mình cho vũ trụ." Người Tây chỉ muốn thông hiểu vũ trụ bằng ý chí nhân cách hóa không gian thành ra một đối tượng vật thể hữu hạn; người Đông thì muốn chính nhân cách mình biến mất vào hư không nhằm khai sáng cái chiều sâu vô cùng của vạn vật.(*)
Khi văn minh Tây phương đã thâm nhiễm thế giới, người Việt không còn là một biệt lệ bên ngoài. Đang ở Tây phương nhìn về quê mẹ, Việt Nam đối với tôi như là một vũ trụ tinh thần lớn cho mình, đồng lúc cũng như bao người Á đông khác, tôi muốn dâng hiến chính mình về cho quê cha, đất tổ. Trong khi đó, tôi hình dung ra tôi đang ở trong nước, thì cứ như là người Âu, muốn đem thế giới Tây phương về cho Việt Nam. Mỗi tâm hồn Việt, bất cứ ở đâu, đều nằm trong hai luồng tâm thức đầy mâu thuẫn và ngược chiều cho một tình yêu lớn đối với đất nước. Tâm hồn Việt Nam vẫn chứa đầy một nỗi băn khoăn của chính mình trước cái vũ trụ quốc gia bao la, không thế tách rời và thoát ra được khi nhìn về đất nước. Chúng ta mang một ám ảnh lớn từ lịch sử chỉ vì có lẽ chúng ta bị hoang tưởng về những khả thể quá lớn cho tương lai? Từ trong hai năng lực của vũ trụ và cá nhân, của quốc nội và hải ngoại, người Việt như tôi không thể ngồi yên. Ta vẫn loay hoay nhảy nhót trong một điệu nhạc khích động phát thanh từ một khối nội tâm đầy dằn vặt. Thảm kịch của Việt Nam khởi đi từ nỗi bất an thường trực này.

Bọ Lập và rừng cây

Nguyệt Quỳnh
Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh…
Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.
Đúng như cảm nhận của ông Sang khi thốt ra lời nói trên. Ông Nguyễn Khắc Mai là một trong số những đảng viên CS thầm lặng, những người từng thiết tha với đảng, hết lòng với đất nước; và nay đã thất vọng, đã cay đắng lắm trước thực trạng xã hội và lối điều hành đất nước của lãnh đạo CS hiện nay. Ông Mai cố đem những lý luận Mác Lê và lời nói ông Hồ làm chuẩn, nhưng người đọc có thể thấu cảm được hết cả nỗi buồn, nỗi thất vọng của ông qua bài viết mà có đến tám lần ông nhắc đến chữ Cay Đắng.
Tôi nghĩ đến những đảng viên thầm lặng khác qua ông Nguyễn Khắc Mai. Những người ngày hôm nay, đi trên đất còn nghe được máu ấm của đồng đội mình trên mỗi bước chân qua. Tôi chợt thấy cảm thương những con người đã bỏ cả cuộc đời tin theo chủ nghĩa cộng sản và chạnh lòng nhớ đến câu nói của một nhà văn: “Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?

Đại tướng Phùng Quang Thanh và những tin đồn.

Người Buôn Gió


Liên tục thời gian gần đây, đại tướng bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh có những phát biểu ôn hoà trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Trong những ngày căng thẳng mà giàn khoan Hải Yến của TQ xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh không hề có phát ngôn nào, cũng như chỉ huy '' lãnh đạo, trực tiếp và duy nhất '' của ông là TBT Nguyễn Phú Trọng.

 Vào hồi mùa thu năm 2014, khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du ở Châu Âu, tìm kiếm sự ủng hộ của Châu Âu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam,tại chuyến đi này ông Dũng đã tố cáo hành vi xâm lược với những hành động mang tích bạo lực của TQ. Khi mà ông Dũng còn mải mê lên án TQ với các nguyên thủ Châu Âu. Đầy bất ngờ ngay lúc đó, ông Phùng Quang Thanh dẫn một đoàn tướng tá cấp cao sang TQ tuyên bố hai nước hoà bình , hữu nghị. Dường như trong phát ngôn của ông Thanh, Việt Nam và Trung Quốc không hề có mối bất hoà nào. Đặc biệt ông Thanh còn đứng lên ở một vị trí cao hơn tất cả là ông phát ngôn trong vai trò đại diện ý nguyện nhân dân Việt Nam chứ không phải vai trò của một bộ trưởng quốc phòng.

Ông Nguyễn Bá Thanh Sẽ Được Đưa Về Đà Nẵng Chiều Ngày 2/1/2015?


Sự thật kinh hoàng: Không qua khỏi cú đầu độc hèn hạ của Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng chiều ngày 2/1/2015

Ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất đợt hóa trị thứ 3, kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy, hiện các bác sĩ đang dùng mọi liệu pháp nhằm duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống. Thể theo nguyện vọng, gia đình đã quyết định đưa ông về Việt Nam để gặp mặt người thân, họ hàng và thành phố Đà Nẵng thân yêu lần cuối. Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Việt Nam bằng máy bay cứu thương (air ambulance) của hãng Air Ambulance Specialists, Inc. Chuyến bay khởi hành từ Seattle, Washington, dự định sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào khoảng trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"