Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Mặt nạ



Đỗ Trường

Đây là câu chuyện thật một trăm phần trăm, xảy ra đã gần 30 năm về trước. Có chị nguyên là đội trưởng, kiêm phiên dịch cho một đội lao động ở Đức quốc, dẫn nữ công nhân của mình đến bác sỹ khám bệnh. Ông bác sỹ nói người nữ bệnh nhân giơ cao tay lên, không biết chị đội trưởng kiêm phiên dịch có hiểu hay không? Lại bảo nữ công nhân của mình, tụt quần ra. Tất nhiên chị công nhân cởi trần như nhộng theo lời người phiên dịch, làm cho ông bác sỹ nổi cáu, chị ngượng tím cả mặt.

Chuyện này xảy ra trong phòng khám kín, chỉ có ông bác sỹ, người phiên dịch và người nữ công nhân biết và sau này nó trở thành đề tài vui đàm tếu của công nhân người Việt. Lại có chuyện mới đây thôi, trong chương trình truyền hình trực tiếp liên hoan phim ảnh quốc tế tại Việt nam, ông dẫn chương trình Lại Văn Sâm chẳng biết có được giao nhiệm vụ, thông dịch cho khách nước ngoài khi phát biểu hay không? Mà ông ta dịch bậy dịch bạ, người nói một đường ông dịch một nẻo, làm cho những người xem truyền hình đỏ mặt tía tai tức giận vì xúc phạm, bị coi thường. Truyền hình là bộ mặt, tiếng nói của một quốc gia, ấy vậy cái ông Lại Văn Sâm coi như trò đùa. Nghe nói ông Lại Văn Sâm cũng là schef của nhà đài, qủa thật có những lãnh đạo vừa dốt lại sĩ hão như vậy, đất nước Việt Nam không khá lên được là phải.

Viết đến đây, ông bạn nguyên giảng viên trường đảng ở Hà Nội, năm 1986 không biết vì đói quá hay vì vấn đề gì, chuồn sang Đức đầu quân vào đám thợ cầy thuê, hiện đang hành nghề xóc chảo, ghé mắt đọc, cười khẩy:

- Mấy chuyện của ông còn nhỏ như con thỏ nhé, đến tổng thống Mỹ đọc điễn văn họ còn dám dịch khác đi nữa là…

- Bản chất hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Vì dốt, nhưng lại mắc chứng sĩ hão nên dẫn đến hậu quả đài truyền hình Việt Nam chỉ còn nước lấy mo úp vào mặt, xấu hổ và thối lắm.. Còn bài diễn văn Tổng thống Mỹ, họ chủ tâm dịch sai vì một động cơ nào đó, không thể nhập chung.

Tôi cự lại như vậy, nhưng ông bạn vẫn lý luận:

- Thì bản chất khác nhau, nhưng kết quả chẳng phải là sự lừa dối coi thường người đọc, người xem là gì.

- Ông không đọc tựa đề bài viết của tôi sao? Tôi chỉ bàn về sự dốt và sỹ hão thôi. Còn vấn đề ông nói là chuyện chính trị, chính em tôi không bàn ở đây.

Ông bạn tự nhiên sửng cồ, chỉ vào mặt tôi văng tục:

- Mang tiếng ông là người văn hay chữ tốt nhưng đ. hiểu gì cả, cũng chính từ cái ông nói không bàn tới, nó mới là cơ nguyên đẻ ra những kẻ dốt, sĩ hão như bà đội trưởng, ông Lại Văn Sâm của đài truyền hình VN. Thôi.. thôi hiểu nửa vời như ông vứt mẹ nó bút đi, nghỉ ngơi lấy sức ngày mai xóc chảo tốt hơn…

Tôi nghệt mặt nghe ông cựu giảng viên trường đảng giảng giải một thôi một hồi, không cãi lại được câu nào.

Thật vậy, không biết chỉ số IQ của người Việt ta có cao như ông lãnh đạo, kiêm đại biểu quốc hội tỉnh Hà Nam nói hay không, mà tôi thấy người Việt toàn làm những chuyện trái khoáy. Nói như các cụ nhà ta là chưa nặn bụt đã nặn… chim. Không nói ai cũng thừa biết Việt Nam là một nước nghèo, lụt lội phá tan các tỉnh miền trung, vùng núi phía bắc nước lũ dội về thường xuyên, người chết nhiều hơn thời chiến. Trẻ em nông thôn miền núi phải bơi, hoặc đu dây qua sông để đến trường. Ông đại biểu quốc hội này, kêu gọi xây dựng đường tầu cao tốc trên cơ sở hạ tầng đánh đu như vậy, dưới trình độ điều hành, quản lý không phân biệt được thế nào là tầu điện với tầu cao tốc của ông.

Không biết còn có nước nào nghèo như Việt nam mà dám đi vay tiền, để tổ chức những lễ hội phô trương, vô cùng tốn kém như ở ta? Tôi không thấy những nước giầu có như Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật dám tổ chức những lễ hội lãng phí như vậy. Phải chăng họ biết xót, hay họ sợ đụng chạm đến đồng tiền đóng thuế của dân?. Có lẽ chúng ta đã, đang, sẽ bội thực với những đại lễ hội lớn, nhỏ, đình đám quanh năm và chúng ta cũng loạn những danh hiệu hoa hậu, ứ hậu đang rầm rộ ở mọi nơi, mọi ngành, mọi cấp. Ông bạn cựu giảng viên trường đảng bảo:

- Đó là những liều doping đang ru chúng ta ngủ đấy.
Không biết đúng sai thế nào?. Nhưng, khi tôi nghe thấy tiếng trống đồng đại lễ ngàn năm Thăng long vang vọng, dường như văng vẳng đâu đây tiếng kêu ai oán của những linh hồn của đồng bào miền trung còn nằm dưới dòng nước lạnh vọng về.

Tôi có ông bạn cựu sinh viên ở Ba Lan, sau sang Đức xin tị nạn, nên còn có nhiều tình cảm với đất nước và con người Ba Lan. Hôm nghe tin ông tổng thống Ba Lan rớt máy bay tử nạn, anh xụt xùi khóc. Hì hục cả đêm, anh viết được bài văn tế dài lắm, tôi nhớ mang máng có đoạn như thế này:

“…. Hỡi tổng thống ơi! Ông liều lĩnh, dại dột, biết là nguy hiểm mà sao ông vẫn bay cùng chiếc TU già nua cũ kỹ như vậy. Ngày thường ông thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm chi tiêu, nhưng ông vẫn hào phóng giúp đỡ các nước khó khăn hơn đất nước ông trong đó có Việt Nam quê hương tôi. Trong khi lãnh đạo các nước được ông giúp đỡ, họ vẫn cỡi trên những chiếc Boeing sang trọng an toàn gấp hàng trăm, hàng ngàn lần chiếc máy bay của chính phủ ông? .. Đến hôm nay tôi cũng không hiểu được tại sao và tại sao….lại như vậy. Chỉ biết rằng thương ông quá Tổng thống ơi!..“

Cách nay đã lâu, có ông ca sỹ điên khùng tạc tượng mình trước cửa nhà, sau đó vung vít công bố trước báo chí, bàn dân thiên hạ sẽ cho đấu giá ngôi nhà mình, lấy tiền làm từ thiện. Nhưng gần chục năm sau lời tuyên bố, vẫn thấy ông ở ngôi nhà đó, tịnh không thấy ông nhắc lại lời hứa xưa. Khi báo chí hỏi, ông đều đánh trống lảng. Mọi người xung quanh thở dài:

- Lại gặp một ông sĩ hão nữa.

Nói đến chuyện tạc tượng, tôi lại thấy mấy ngày nay báo chí trong nước đăng tin có ông nào đó ở Bình dương, dựng tượng giáo sư Ngô Bảo Châu ở trong quán hay trong nhà mình?. Đành rằng đó là ý thích cá nhân của ông ta. Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ kỹ có nên làm như vậy không?. Ông Ngô Bảo Châu bảo:

- “Chẳng cái khổ nào giống nhau“.

Nghe đâu chính phủ lại tặng căn hộ cao cấp cho ông Ngô Bảo Châu và gia đình để một năm ông về nghỉ ngơi làm việc hai tháng ở Việt Nam. Việc này cũng giống như ông nhà giầu nọ, đánh tiếng tặng nhà cho giáo sư Châu nhằm đánh bóng tên tuổi mình mà thôi. Ai cũng biết một cánh én không làm nên một mùa xuân. Một mình ông Ngô Bảo Châu không vực cả một nền toán học Viêt Nam bay lên được. Mà nó cần cả một hệ thống chính sách lâu dài, đúng đắn, chứ không phải biến một cá nhân giáo sư Ngô Bảo Châu thành những điển hình, phong trào tiên tiến như những cô Ba dũng sỹ quê ở Trà vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái bình. Hơn nữa giáo sư Châu ăn lương của Mỹ, công việc cũng vắt kiệt sức lực, trí tuệ ông. Hai tháng hè cũng là lúc ông nghỉ xả hơi, nạp thêm năng lượng mới mà thôi. Gíao sư Châu cũng là con người bình thường như những người khác, ngoài toán học ra ông có những mặt không bằng người khác, chứ ông cũng chẳng phải là thánh nhân. Xin chúng ta cũng đừng tung hô, kỳ vọng một cách quá đà, khiến người được khen cũng thấy ngượng ngùng. Nói thật, giáo sư Châu không nhận nhà, và những ưu đãi đặt biệt của nhà nước, hai tháng làm việc ở Việt Nam còn có hiệu quả. Nếu nhận những ưu đãi này, xin bảo đảm ông làm việc không hiệu quả bên các cộng sự người Việt lương lậu thấp, lại phải ở trong những khu nhà ổ chuột. Lý do tại sao chỉ có các nhà quản lý, hoặc tâm lý học Viêt Nam mới giải thích được.

Đã là tính cách dường như ít khi thay đổi được, dù chúng ta sống ở các nước Âu, Mỹ đã rất lâu. Mấy năm nay các hội, đoàn thể, báo chí ở vùng Đông Âu mọc lên như nấm. Nào hội phụ nữ, thanh niên, cựu quân nhân, hội đồng hương, các tỉnh thành v..vv. Có thành phố không biết lý do gì có đến hai hội đồng hương Hà Nội. Một mang tên Hà Nội, một mang tên hội người Tràng an. Không hiểu sao các bác lại lấy tên Tràng an đặt tên cho người Hà Nội. Về mặt lịch sử Hà Nội chưa bao giờ có tên Tràng an. Hà Nội còn nhiều tên hay, đẹp khác sao các bác không dùng. E rằng nhiều người tưởng hội các bác là của Trung quốc đấy.

Ngoài báo giấy ra, báo mạng của các đoàn thể, hoặc một nhóm chung tay cùng làm, đông vui và xôm tụ. Qủa thật tôi không hiểu tại sao, một số báo từ ngày ra đời đến nay, tòan copy bài của các báo trong nước, hoặc các báo khác, chứ không thấy các bác biên tập được bài viết nào. Thế mà trên trang nhất báo copy, hoặc họp mặt các hội đoàn, thấy các bác treo lủng lẳng chức danh tổng biên tập trước ngực oai phong lắm. Họa hoằn lắm các bác cũng biên tập được một vài bài chưa phải là thơ, nói như một số bạn, đó là những bài vè, cổ động, lên gân, và dường như có hình hài của bác Tô huy Rứa ở trong đó. Đây là một trong những ví dụ đó:

“ ….Anh đưa em qua…đại lộ Thăng long

Tượng đài Bác Hồ-Bác Tôn, Thánh gióng

Bao công trình hoành tráng mới xây xong

Tôn vẻ đẹp ngàn năm văn hiến…“

Còn có báo cho in hẳn hai thẻ nhà báo của hai bác tổng biên tập và phó tổng biên tập do hội ngành nghề bang SachSen, Đức cấp. Không biết các bác cho lên mạng nhằm mục đích gì hoặc hù, dọa ai, trong khi báo của các bác copy tòan bộ tin tức các báo trong nước. Thành ra chức danh tổng biên tập của các bác nên chữa thành –Tổng Copy- đúng hơn. Có anh bạn chuyên hành nghề bán hàng rong nhìn thấy thẻ hành nghề của hai bác trên cười bảo:

- Thẻ báo chí của hai ông này có khác gì cái giấy phép bán rong của tôi đâu (Reisegewerbekater ). Ai muốn hành nghề báo chí, và đóng tiền vào hội họ sẽ cấp thôi.

Ngẫm nghĩ thấy cái tính giấu dốt, sĩ hão còn luẩn quẩn mãi trong cái tôi của mỗi chúng ta. Những chức “ hữu danh vô thực“ kia, như vòng kim cô thoát ra khỏi nó quả thật không dễ dàng chút nào.

Bài viết bàn vui về tính cách của người Việt ta, cũng có thể một vài chi tiết vô tình đụng chạm đến một vài bác, làm các bác không vui, xin các bác lượng thứ. Các bác làm báo, chắc hiểu rõ, bài viết có những ví dụ cụ thể chắc chắn sẽ sinh động và vui hơn, có phải thế không các bác?.
26-10-10
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Hoà giải

Ngày xưa ông Vũ Trọng Phụng viết Số Đỏ, nhân gian thì có những câu truyện Xã Xệ, Lý Toét để châm biếm sự phong kiến của xã hội, chả có quan vua, hay Tây nào bắt tác giả. Thời nay ông Vi Đức Hồi viết truyện cho nhân gian suy ngẫm thì bị bắt. Thế mới lạ cho xã hội VN mang tiếng là tự do dân chủ.

Hoà giải

Ở cái làng quê yên tĩnh này, có đôi vợ chồng đã luống tuổi, ông chồng năm nay đã bảy mươi sáu, bà vợ đã bảy hai.

Trước đây hai vợ chồng này được tiếng sống hạnh phúc, từ việc nhà cho đến việc đồng áng lúc nào cũng thấy hai vợ chồng quấn quýt bên nhau. Vợ chồng nhà nào có điều qua tiếng lại, thường người ta đều lấy gương của hai vợ chồng này ra để khuyên nhủ con cháu.

Bỗng nhiên mấy năm gần đây, không hiểu ma xui, quỷ khiến làm sao mà hai vợ chồng già này bỗng đổi tính, đổi nết. Cứ năm bữa nửa tháng lại xảy ra cãi cọ, mắng chửi nhau. Nhiều lần ông cầm gậy đuổi đánh bà, hỏi nguyên nhân thì nó chẳng ra đâu với đâu cả. Các con cháu khuyên giải nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật nấy, cứ vài ngày là có chuyện. Nhà chỉ có hai anh em trai, còn lại là mấy chị em gái, ai có phận đấy cả rồi, chỉ còn cậu con trai út, ông bà cũng đã lo nốt cái việc dựng vợ cho nó. Nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái đã xong, vào cái tuổi như ông bà này không phải ai cũng được trọn vẹn như vậy.

Các cụ nói: nhà nào cũng có lọ mắm, quan trọng là biết đậy khéo để khỏi phát mùi ra ngoài. Đúng vậy, ở cái cảnh như vợ chồng ông thì quả là hạnh phúc: tuổi già nhìn con cháu trưởng thành, làm ăn chăm chỉ, các cháu nội, ngoại của ông bà chúng nó đều ngoan, chăm học, vậy mà chính ông bà lại làm cho chúng nó buồn phiền, nhiều khi xấu hổ với làng xóm vì bố mẹ của mình.

Cậu con trai út ra ở riêng, cụ bà dọn luôn xuống ở. Quá hợp lý vì đứa nào cũng là con, già rồi không làm việc đồng áng thì ở nhà trông nom nhà cửa, con cái cho chúng nó cũng là việc quan trọng. Các con của ông bà mừng lắm vì đây là giải pháp để tách hai ông bà ra, chấm dứt cảnh suốt ngày gần nhau, chấp nhau từng câu nói, để ý nhau từng cử chỉ, nhìn thấy mọi thói hư, tật xấu của nhau sinh sự lắm chuyện.

Bẵng đi một thời gian được vài tháng, hàng xóm, láng giềng không thấy cảnh ông bà gằm ghè nhau, ai nấy đều mừng. Nhưng rồi bỗng một hôm ông nổi khùng. Sáng sớm, khi các con của ông bà vừa ra đồng, ông cầm gậy đi sang nhà cậu con trai út cách đó chừng trăm mét, ông quát to:

- Hôm nay tao phải đánh chết con mụ già này!

Cụ bà liền nhanh chân tháo chạy tắt đường sau nhà. Ông tìm khắp nhà trên, nhà bếp chẳng thấy bà đâu, ông gọi to:

- Con mụ già đâu rồi? Ra đây ngay!

Cái làng bé nhỏ náo loạn, mọi người dừng cày cuốc, đổ xô về xem sự thể thế nào. Mấy đưa con trai, con gái, con dâu của ông bà nghe tin vội chạy vềc cứu nguy cho bà cụ.

- Làm sao hả mẹ? Một cô con gái của bà hỏi.

- Bố mày dở tính, dở nết chứ sao. Bà cụ thản nhiên trả lời như chẳng có chuyện gì xảy ra.

- Dở cái gì mẹ nói con nghe xem? Tại sao già rồi mà suốt ngày đi đánh nhau? Con cháu xấu hổ với xóm làng, Xem nhà người ta có như nhà mình không!

- Đã bảo không có gì! Bố mày tự nhiên hấp hơi lên chứ có gì đâu! Đi làm đi! Mặc cho ông ấy chửi mắng đủ thì khắc ở chứ sao.

- Nhưng mà làm náo loạn cả làng xấu hổ lắm! Đã tách ra mỗi người ở một nhà rồi mà vẫn không xong, càng già càng hư đốn!

- Tất cả là tại cái thằng bố nhà mày!

- Đi báo cáo chính quyền, nhờ chính quyền can thiệp! Anh con trai cả của ông bà tuyên bố, rồi đích thân anh ta đi tìm gặp trưởng thôn.

- Việc này tốt nhất là trong gia đình bảo ban nhau, nếu không được thì gặp tổ hoà giải của thôn để họ tổ chức hoà giải. Chính quyền không can thiệp việc này được. Trưởng thôn phân tích.

Anh lại tức tốc đến gặp trưởng ban mặt trận của thôn, người phụ trách công tác hoà giải của thôn. Sau khi nghe báo cáo, ông trưởng ban mặt trận thôn quyết định tổ chức hoà giải ngay trưa nay tại nhà anh con trai cả của ông bà.

Trưa hôm đó sau khi cơm nước xong, tổ hoà giải của thôn bắt đầu kéo đến.Vẫn như thường lệ, tổ hoà giải bao gồm: trưởng ban mặt trận kiêm tổ trưởng, các tổ viên bao giờ cũng gồm có các lãnh đạo ban ngành, đoàn thể ở thôn: phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, hội nông dân, hội người cao tuổi. Và một nhân vật cũng nằm trong thành phần của tổ nhưng có vai trò vừa là cố vấn, vừa là người quyết định cuối cùng vì người này nắm quyền lãnh đạo tối cao nhất. Đó là người bí thư chi bộ đảng của thôn. Người này tuy đã gần bảy mươi tuổi đời nhưng ông vẫn giữ chức bí thư chi bộ đảng của thôn gần chục năm nay. Dân làng ở cái thôn này ai cũng hiểu rõ về ông. Ông là người tuy trình độ, năng lực có hạn nhưng ông là người hiền lành, thật thà chất phác. Người dân cả cái xã này phần đông rất quý ông. Ông đã từng làm chủ tịch rồi bí thư đảng uỷ của xã trong nhiều năm, được tiếng là người cán bộ trong sạch. Cũng phải thôi, thời bao cấp lấy gì mà tham ô với móc ngoặc, nên cả đời ông chẳng hề có tiếng lợi dụng chức quyền dù chỉ là bàn tán. Người dân ở đây nói mẫu hình của người cán bộ như ông nay biến đi đâu hết, chỉ thấy mọc lên những mẫu hình cán bộ suốt ngày nhậu nhẹt, hơi men mặt đỏ như vang, thái độ hống hách quan liêu, cửa quyền, có cơ hội là vơ vét. Chả thế mà cán bộ xã bây giờ ít có ai giữ nổi đến khoá thứ hai, có khi nửa khoá là bị kỷ luật. Ấy thế mà chẳng có tay nào biết sợ, ngay cả rút kinh nghiệm cũng không.

Người bí thư chi bộ thôn này sau khi nghỉ hưu ở xã về, mấy đảng viên ở thôn lại ép ông làm bí thư chi bộ, cực chẳng đã ông phải nhận. Ông dự định chỉ làm một khoá hai năm rưỡi rồi ông sẽ rút lui, bởi trong hơn hai năm nhất định ông sẽ đào tạo bọn trẻ để nó vững vàng lên thay thế. Khổ nỗi suốt trong thời gian đó ông không tìm được ai vì bọn trẻ những thằng tốt nó không chịu vào đảng, nó chỉ lo toan việc làm ăn. Bọn trẻ bây giờ nó chỉ nghĩ đến tiền là trên hết. Cũng phải thôi, xã hội phát triển, nó biết lo làm giàu chính đáng là tốt. Giá những thằng như thế nó có thêm được cái lý tường cách mạng cộng sản nữa có phải tốt không? Còn những thằng thích vào đảng thì lại toàn là những thằng nhìn lấc ca lấc cấc, không dính trộm cắp thì cờ bạc, đua đòi rượu chè, trai gái nhố nhăng... Động cơ của nó ông biết thừa, nó chỉ muốn vào để cho oai, rồi có cơ hội thăng tiến mà mục đích thăng tiến của nó là để vơ vét của dân.

Cứ nhìn vào gương mấy thằng cán bộ xã mà chính ông dìu dắt chúng nó trưởng thành đã đủ thấy rồi. Chẳng cần ở đâu xa, cứ sơ hở là vơ vét, nó vơ vét cả từ miếng ăn, từng cân sắt, cân xi măng của các công trình cỏn con của thôn, của xã, từng đồng bạc của dân đóng góp... Mà cũng chẳng riêng gì ở cái xã này. Chỉ nghe đài, báo chính thống đã thấy ghê rợn. Càng chức to càng đục khoét của dân nhiều. Ngay cái chuyện ở tỉnh ta mới đây thôi, cái cơ quan mặt trận tổ quốc tỉnh cũng đã đục khoét, làm thất thoát tiền của đồng bào quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung đến gần hai tỷ đồng. Thanh tra nhà nước nhảy vào làm ra có kết luận rồi mà đã có ai phải ngồi tù đâu! Thật càng nghĩ càng đau lòng. Chả trách được dân nói chế độ thối nát rồi, nghĩ ra cũng thấy phải.

Trở lại câu chuyện hoà giải. Lúc này mọi thành phần đã đông đủ. Hai cô con gái sang nhà cậu con trai út kéo bằng được bà mẹ lên để hoà giải. Trưởng ban mặt trận kiêm tổ trưởng tổ hoà giải tuyên bố lý do, giới thiệu các thành phần tham dự rồi quay sang hỏi hai vợ chồng ông bà già:

- Nào bây giờ có gì ông bà giãi bày với chúng tôi? Chúng tôi vừa là hàng xóm, láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau, vừa là những người có trách nhiệm chung của cái thôn này. Ông bà không có gì phải ngại, càng không phải lo sợ gì hết.

- Chẳng có gì hết! Ông cụ nói.

- Không có gì đâu! Bà cụ nói.

- Không có gì là thế nào! Tại sao hai ông bà lại đi đánh nhau? Mẹ đã làm gì sai cho bố mà bố đuổi đánh mẹ? Anh con cả lên tiếng.

- Đã bảo không có gì là không có gì! Các ông giải tán đi cho tôi nhờ! Ông cụ nổi khùng.

- Chúng tôi đến đây là có việc cả đấy! Thứ nhất thể theo yêu cầu gia đình. Thứ hai ông bà đã làm mất trật tự an ninh thôn xóm, mà đây không phải là lần đầu. Bây giờ chúng tôi yêu cầu ông bà trình bày nguyên nhân gì mà vợ chồng hay xích mích, cãi cọ, đánh nhau? Bà nói trước đi xem nào!

- Đã bảo không có gì đâu. Bà cụ vừa ho lụ khụ vừa trả lời.

- Ông nói rõ xem nào! Vì sao ông hay gây gổ đánh bà? Vị tổ trưởng tổ hoà giải quay sang chỗ ông cụ hỏi lại.

- Nói thật là chẳng có chuyện gì to tát đâu! Cái chuyện ấy ấy mà! Ông cụ do dự khá lâu rồi quyết định trả lời.

- Chuyện ấy là chuyện gì nói rõ xem nào? Người tổ trưởng truy hỏi.

- Đã bảo là cái chuyện ấy ấy! Cái chuyện vợ chồng của nhà tôi ấy mà.

- Đề nghị ông nói rõ hơn cho chúng tôi nắm! Người tổ trưởng tiếp tục truy.

- Cái chuyện quan hệ, cái chuyện sinh hoạt của vợ chồng tôi ấy mà.

Mấy cô con dâu, con gái, của ông bà xấu hổ đỏ mặt tía tai, bỏ đi ra ngoài. Cậu con trai cả chịu không được mắng chửi bố:

- Già rồi còn đú đởn! Không biết xấu hổ với con cháu, với xóm làng!

- Chúng mày thì biết cái gì! Tối đến, cơm nước xong chúng mày lên giường ôm nhau cả đêm, chúng mày còn biết đến ai! Còn tao đây có vợ cũng như không. Một tháng muốn dăm ba lần cũng không được, bây giờ chúng mày bàn nhau ly gián vợ chồng tao, chúng mày mới là thủ phạm, biết chưa?

Ra thế! Mọi người nhìn nhau vừa xấu hổ, vừa buồn cười. Tổ trưởng tổ hoà giải tiếp tục:

- Sự thể thế nào mà sáng nay ông tìm đánh bà?

- Vợ chồng tôi đã thống nhất là vợ tôi nằm ở buồng riêng, đi vào bằng cửa nách ở cái gian thò nhà thằng út đó. Mọi lần tôi muốn, tôi gõ cửa nhẹ bà ra mở. Tối qua tôi gõ mãi mà chẳng thấy đâu. Tôi tức lắm, phải dạy cho vợ tôi một bài học để nhớ đời.

- Hai ông bà đã thống nhất với nhau rồi sao hôm qua bà lại không mở cửa cho ông?

- Tôi nghe rồi nhưng mà tôi ốm lắm. Bà cụ vừa đáp vừa ho làm người nghe phải chắp nối các câu lại mới hiểu ý.

- Mệt thì phải nói trước chứ sao lại để tôi chầu chực mãi ngoài cửa!

- Thế bây giờ ông bà định thế nào? Một là hai ông bà về ở chung với nhau một nhà, hai là vẫn ở mỗi người một nhà, tối đến hai ông bà về ở chung với nhau được không? Người tổ trưởng hoà giải đưa ra giải pháp.

-Không! Không được đâu! Tôi già yếu lắm rồi, tôi ở riêng thôi.

Lúc này mọi người thấy bí, tìm đâu ra được cách vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của ông, vừa đảm bảo được sức khoẻ của cụ bà. Chỉ có cách đó mới hy vọng được êm ấm gia đình. Người bí thư chi bộ đảng từ nãy chỉ ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng:

- Tôi đề nghị thế này: cứ đến ngày phiên chợ, tức là năm ngày một lần, vào các ngày năm, mườì, mười lăm, hai mươi, hai lăm và ba mươi hằng tháng, mỗi tháng có sáu tối ông bà gặp nhau được không?

- Không! Không được đâu, dày lắm, tôi không chịu được! Bà cụ hốt hoảng từ chối.

- Vậy vào các tối Thứ Bảy, mỗi tháng có bốn lần ông bà gặp nhau được không?

- Tôi người dân tôi chẳng biết cái Thứ Bảy, Chủ Nhật gì hết. Ông cụ phản bác.

- Thôi thế này đi: Ông cũng nên thương bà một tí, vì sức bà yếu hơn ông nhiều, nên theo tôi cứ vào các tối mồng mười, hai mươi, ba mươi âm lịch, vào các tối đó bà để cửa để ông tự nhiên vào gặp bà. Cũng cần công khai với con cháu để nó biết, có gì mà phải xấu với hổ, chuyện sinh hoạt vợ chồng chứ có gì đâu. Vào cái tuổi như ông bà đây người ta muốn cũng chẳng được. Sống khoẻ, sống có ích thế là tốt rồi. Con cháu cũng phải thấy thế là mừng mới phải, đừng có đay nghiến bố mẹ, ông bà mình. Hiểu chưa! Ý ông bà thế nào?

- Thôi bác là người lãnh đạo cao nhất ở cái thôn này, bác nói sao tôi nghe vậy. Bà cụ nói.

- Sao đảng lại đi làm cái việc này nhỉ! Ông cụ có lẽ không hài lòng với phán quyết của người bí thư chi bộ đảng.

Người tổ trưởng tổ hoà giải liền phúc đáp:

Bác quên đảng ta lãnh đạo toàn diện rồi sao?

Vi Đức Hồi

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Thuốc đắng dã tật

Lâu rồi blog này có post một bài cũng có câu mắng như sau "cũng bởi thằng dân ngu quá lợn", hôm nay lại đọc được bài khác, ai đó viết chí lý mà cần phải học thuộc để lỡ ai có ra đường cần phải đối phó với CAM hay in mang theo dở ra cho họ đọc, may ra họ mới sáng mắt.


Suu tam
-
Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không. Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước “tư bản thối nát” “theo đuôi Mỹ” như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối…. để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là “rân chủ”, “ăn phải bã của tư bản”, thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền… không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước “tư bản thối nát” ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng “mình không làm ắt sẽ có người khác làm”.
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là “xã hội chủ nghĩa” không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là “xã hội chủ nghĩa” và “tư bản chủ nghĩa” không? Các vị hiểu “XHCN” tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn “TBCN” là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là “nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo” phải không? Sai lầm.
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà “tư bản” được đặt lên đầu, mà tư bản chính là “tiền nằm trong lưu thông”, hay nói tóm lại “tư bản” là lợi ích cá nhân. Theo Hán Việt “tư bản” nghĩa là “vốn”.
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài. Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, Trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng “vì lợi ích tập thể”, “xã hội chủ nghĩa”, nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị.
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào.
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với Trung Quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với Trung Quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào “Việt Nam là bạn với thế giới”, khi thì hô hào “Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật”. Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm “cảnh giác cao độ” với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta “lợi dụng” mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền kinh tế Việt Nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về “kẻ thù” của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị.
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu.
Quý vị không tin vào các thông tin “lề trái”, tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là “phản động” “chống lại Việt Nam”, “bán rẻ tổ quốc” chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như “thằng chó”, “con lợn”, một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là “chống lại đất nước” bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?
Quý vị kêu gọi người ta “cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ”, nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng “hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ”.
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đến đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà: “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn…”
Gửi một số quý vị trong diễn đàn, ai đọc thấy không phải mình thì tức là không phải đối tượng mà tôi nói đến.

Mao Ðặng Giang Hồ; Tập

Mao Ðặng Giang Hồ; Tập

Theo báo Người Việt

Ngô Nhân Dụng

Năm 1848 Karl Marx sống ở London in tập sách mỏng Tuyên Ngôn Cộng Sản, mở đầu một phong trào làm đảo lộn thế giới trong thế kỷ sau. Tuy chủ nghĩa cộng sản của ông đã cáo chung khắp Âu Châu từ năm 1990, đến bây giờ vẫn còn chính quyền nhiều nước tự nhận họ theo chủ thuyết của ông. Trong đó có Trung Quốc.

Gần đây, trong một hội nghị của nhiều nhà trí thức ở Bắc Kinh, ông Tân Tử Linh (Xin Ziling) đã đặt một câu hỏi thú vị. Ông hỏi: Nếu nước Anh thời Karl Marx sống cũng giống như Trung Quốc ngày hôm nay thì liệu ông ta có thể ấn hành cuốn Tuyên Ngôn Cộng Sản hay không, khi mà nhà nước cấm đoán các quyền tự do dân sự? Chắc chắn là không, vì sẽ không được cấp giấy phép. Nhà cầm quyền Anh vào thế kỷ thứ 19 sẽ hỏi Marx: Anh dám tiên đoán rằng hệ thống kinh tế tư bản sẽ biến mất hả? Anh không được phép nói như vậy! Tân Tử Linh nêu câu hỏi đó để bênh vực một ký giả Trung Hoa, Tạ Triều Bình (Xie Chaoping) bị bắt sau khi cho xuất bản một cuốn sách, không lớn tiếng như bản tuyên ngôn của Marx, nhưng chỉ tường thuật những hoạn nạn của hàng triệu nông dân Trung Hoa trong thập niên 1950, khi Mao Trạch Ðông ra lệnh xây Ðập Tam Môn, ngang sông Hoàng Hà trong tỉnh Thiểm Tây. Cuốn sách được in như phụ bản của một tờ tạp chí, nên không cần xin phép. Nhưng cảnh sát Bắc Kinh vẫn bắt ông về tội “kinh doanh bất hợp pháp” (coi việc in sách là một vụ kinh doanh). Sau cuộc họp mặt trên, giới trí thức ở thủ đô Trung Quốc đã ký chung một lá thư gửi Quốc Hội để yêu cầu nhà nước thi hành các quyền tự do ghi trong Hiến Pháp. Ông Tạ Triều Bình đã được tự do sau khi đóng tiền thế chân, nhưng cảnh sát tỉnh Thiểm Tây đang chuẩn bị hồ sơ đưa ông ra tòa, vẫn về tội “in sách không xin phép.”

Câu chuyện trên đây cho thấy giới trí thức Trung Hoa trong lục địa hiện nay có rất nhiều người can đảm đang lên tiếng đòi cho người dân được hưởng những quyền tự do dân chủ căn bản. Trong lá thư gửi Quốc Hội, họ dám nói thẳng rằng chế độ hiện tại là “Dân Chủ giả,” gọi đó là một vết nhơ trong lịch sử thể chế dân chủ trên thế giới! Các người ký tên cũng lên án việc báo chí của nhà nước cộng sản đã kiểm duyệt không đăng những lời của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo gần đây, khi ông nói nhiều lần rằng Trung Quốc cần phải cải tổ chính trị thì mới bảo vệ được các thành quả do cải cách kinh tế đem lại.

Cuộc họp mặt viết thư trên xảy ra trong tuần lễ Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc họp bí mật nâng ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên một chức vụ mới, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Hành động này chuẩn bị cho ông Tập lên thay Hồ Cẩm Ðào làm chủ tịch đảng Cộng Sản vào năm 2012, và làm chủ tịch nước vào năm sau. Ông Tập Cận Bình có hai năm để chuẩn bị đóng vai hoàng đế nước Trung Hoa cộng sản; nhưng ai cũng thấy ông sẽ phải đối diện với một nước Trung Hoa đang thay đổi. Giới trí thức Trung Hoa không còn ngoan ngoãn theo lệnh đảng cộng sản nữa. Ông Lưu Hiểu Ba đang ở trong tù và được trao giải Nobel Hòa Bình, biến cố đó càng khích lệ những người thiết tha đến quyền tự do dân chủ thiết yếu của người dân Trung Hoa.

Một điều ông Tập Cận Bình chắc không lấy làm hãnh diện là ông được tấn phong cùng một thời gian với Kim Chính Ân (Kim Jong Un)! Cậu con út nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Nhật cũng được một đại hội đảng nâng lên làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, để xác định vị trí sẽ lên ngôi thay ông bố đang bệnh nặng. Hai chế độ cộng sản cùng họp trong vòng bí mật như nhau, cùng công bố tên vị “đông cung thái tử” qua địa vị số 2 trong quân ủy.

Nhưng hai cuộc tấn phong thái tử chỉ giống nhau tới đó thôi, ngoài ra có rất nhiều điều khác biệt. Vì Trung Quốc không còn là một nhà tù kín bưng như Bắc Hàn nữa. Sau hơn 30 năm cải cách kinh tế từ thời Ðặng Tiểu Bình, ngày nay một tầng lớp trung lưu đã thành hình đang biểu lộ nhu cầu cải tổ chính trị. Chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã phải nới lỏng vòng kiềm tỏa.

Chúng ta không biết chắc việc cải tổ chính trị có thể diễn ra trong 5 năm mà ông Tập Cận Bình đóng vai hoàng đế hay không, nhưng có thể biết chắc là người dân Trung Hoa sẽ thúc đẩy đảng cộng sản phải cải tổ chính trị, không thay đổi cũng không được. Bình luận về việc giải Nobel được trao cho Lưu Hiểu Ba gần đây, nhà tranh đấu dân chủ Ngụy Kinh Sinh nhận xét rằng giới tranh đấu ở Trung Quốc hiện nay khác với thế hệ ông trước đây 20 năm. Ngày xưa, Ngụy Kinh Sinh, Phương Lệ Chi, và các nhà dân chủ khác thường đấu tranh đòi phải thay đổi chế độ cộng sản, và thay đổi ngay lập tức, để thiết lập thể chế tự do dân chủ. Ngày nay, hầu hết các nhà trí thức dân chủ trong lục địa không theo lối đó. Họ tranh đấu trong vòng giới hạn của chế độ, họ chỉ lên tiếng yêu cầu chính quyền cộng sản thi hành bản Hiến Pháp mà chính họ vẽ ra, từng quyền tự do cụ thể một như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu, tự do cư trú (bãi bỏ chế độ hộ khẩu), tự do di chuyển, vân vân. Lưu Hiểu Ba, khi viết Hiến Chương 08 đã theo lối đó. Phương pháp tranh đấu của giới trí thức Trung Quốc ngày nay cũng dùng các phương tiện mới mà thế hệ Ngụy Kinh Sinh chưa có, đó là Internet. Nhờ thế, ảnh hưởng của các nhà tranh đấu trên giới trẻ cũng mạnh hơn, khiến đảng cộng sản phải tôn trọng những ý kiến mà họ nêu lên hơn.

Do đó, chúng ta hiểu được tại sao ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng chính quyền cộng sản, đã nói đến nhu cầu cải tổ chính trị từ Tháng Tám vừa qua. Ông nhắc lại nhiều lần ý kiến đó, tuy nhiên không đưa ra một biện pháp cụ thể nào cả. Có thể nói Ôn Gia Bảo muốn được ghi tên trong lịch sử như một nhà lãnh đạo có ý hướng dân chủ hóa, trong hai năm sau cùng mà ông còn ngồi trên ghế “tổng lý quốc vụ viện.” Hoặc, ông ta muốn mở hé cánh cửa cho thế hệ sau đứng ra làm công việc dân chủ hóa.

Sau 60 năm thiết lập chế độ cộng sản, Tập Cận Bình sẽ là thế hệ lãnh đạo thứ năm; kế thừa Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào. Trong 60 năm vừa qua, việc tấn phong một người lên ngôi cửu ngũ ở Bắc Kinh chỉ có một lần diễn ra trong hòa bình, có trật tự. Ðó là khi Hồ Cẩm Ðào lên thay Giang Trạch Dân năm 2002. Trước đó, những cuộc đổi ngôi đều tiếp theo sau các cuộc thanh trừng nội bộ hoặc đàn áp đẫm máu, như biến cố Thiên An Môn mở đường cho Giang Trạch Dân được đưa từ Thượng Hải về nhậm chức tổng bí thư. Nhưng việc lên ngôi của Tập Cận Bình sắp tới cũng khác với Hồ Cẩm Ðào trước đây. Vì không phải Giang Trạch Dân đã chọn Hồ Cẩm Ðào làm người kế vị, mà chính Ðặng Tiểu Bình, trong lúc còn sống là người đã chỉ định Hồ Cẩm Ðào lên ngôi sau Giang. Họ Ðặng qua đời năm 1997, năm 2002 Hồ Cẩm Ðào mới nhậm chức, cho thấy quyền uy của vị “thái thượng hoàng” này lớn mạnh như thế nào, cả sau khi đã chết.

Năm nay, việc tấn phong Tập Cận Bình khác hẳn lần trước. Vì được Ðặng Tiểu Bình chỉ định nên Hồ Cẩm Ðào đã được vào Thường Vụ Bộ Chính Trị từ 1992, 10 năm trước khi lên ngôi chủ tịch. Năm 1999, Hồ Cẩm Ðào được phong phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, 3 năm trước khi lên ngôi. Lần này, Tập Cận Bình bị chậm trễ trong cả hai vụ. Ông ta chỉ được vào Thường Vụ 5 năm trước khi lên làm chủ tịch đảng, (nếu ông sẽ lên chức đó năm 2012). Năm ngoái, đến kỳ hạn 3 năm trước năm 2012, nhiều quan sát viên đã chờ coi Tập Cận Bình được phong chức trong Quân Ủy; nhưng việc đó không xảy ra. Khi đó, nhiều người đã nghi ngờ có một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Cộng Sản Trung Hoa. Năm nay, Tập Cận Bình được tấn phong, chậm hơn Hồ Cẩm Ðào một năm, cho thấy địa vị của ông ta không chắc đã vững, như họ Hồ trước đây!

Cuộc đấu tranh quyền lực có thật. Trong nội bộ Cộng Sản Trung Quốc có ít nhất hai phe. Năm 2007, Hồ Cẩm Ðào đã chọn hai người trẻ trong lứa tuổi 50 vào cho đủ 9 người trong Thường Vụ Bộ Chính Trị: Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (Li Keqiang) chuẩn bị cho họ lên thay Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo. Họ Tập và họ Lý thuộc hai nhóm khác nhau trong Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc. Tình trạng phân chia hai khối này được báo Thanh Niên của cộng sản Trung Quốc gọi là “Chính địch đoàn đội,” nghĩa là chia hai đội đối địch với nhau về chính sách.

Nhóm thứ nhất, do Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo cầm đầu, đa số là những người đã cộng tác với Hồ Cẩm Ðào trong Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản; họ được gọi là “Ðoàn phái,” tức là phe trong Ðoàn Thanh Niên. Hiện nay phái này chiếm 23% các ghế trong Trung ương Ðảng và 32% Bộ Chính Trị. Lý Khắc Cường thuộc nhóm này.

Nhóm thứ hai gồm những đảng viên già như Giả Khánh Linh, Ngô Bang Quốc, và những người trẻ thuộc thế hệ thứ năm như Bạc Hy Lai (bí thư thành ủy Trùng Khánh), Vương Kỳ Sơn, phó thủ tướng. Khác với “Ðoàn phái,” những người thuộc nhóm thứ hai này liên hệ với nhau qua mạng lưới “con ông cháu cha” vì là con cái những người lãnh đạo cộng sản lớp trước. Tập Cận Bình, con trai của Tập Trọng Huân, một thành viên Bộ Chính trị, đã giữ chức phó thủ tướng thời Ðặng Tiểu Bình, thuộc nhóm “Vương tôn” này. Nhóm Vương Tôn chiếm 28% ghế trong Bộ Chính Trị.

Hai nhóm “Chính địch” trên đây có những khả năng và ưu tiên khác nhau. Nhóm Ðoàn Phái có kinh nghiệm nhiều về tổ chức đảng, tuyên truyền vận động trong quá trình sinh hoạt, cho nên được coi là có khả năng để đối phó với những bất ổn xã hội khi người dân oán hận các chính sách cướp đất của đảng. Nhóm Vương Tôn ngược lại, thường xuất thân từ các tỉnh trù phú ven biển, nơi việc cải cách kinh tế tạo nên cảnh phồn thịnh ngoạn mục, họ có kinh nghiệm trong các lãnh vực tài chánh, thương mại quốc tế, ngoại giao và kỹ thuật.

Về chính sách đối nội, nhóm Vương Tôn chủ trương tiếp tục cải tổ kinh tế và cho giới kinh doanh tư được phát triển thêm; giữ chỉ tiêu phải phát triển kinh tế với tốc độ cao như cũ. Ngược lại, nhóm Ðoàn Phái quan tâm đến những hậu quả xã hội và chính trị của việc phát triển kinh tế; đặc biệt là tình trạng chênh lệch giầu nghèo giữa thành phố và thôn quê, giữa miền ven biển và vùng sâu trong lục địa. Họ chủ trương việc phát triển hệ thống an sinh xã hội và giảm bớt bất công quan trọng hơn việc giữ tỷ lệ phát triển cao.

Việc tấn phong Tập Cận Bình có thể cho thấy phe Vương Tôn đã thắng một hiệp trong cuộc đấu quyền lực. Ðó cũng có thể là một bước đi ngược với 8 năm của Hồ Cẩm Ðào, khi nhóm Ðoàn Phái chiếm ưu thế. Nhưng khi nhóm Vương Tôn nắm hết quyền hành thì đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ chú trọng đến kinh tế nhiều hơn các vấn đề chính trị, xã hội, do đó khó nói chuyện cải tổ chính trị như ông Ôn Gia Bảo đang cổ võ. Trừ khi khát vọng tự do dân chủ của giới trung lưu đang thành hình sẽ lên cao, trở thành một phong trào không thể cưỡng lại được. Khi đó, đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải nhờ đến nhóm Ðoàn phái đứng ra đảm nhiệm việc “trị an!”

Vì vậy, hai, ba năm nữa khi Tập Cận Bình lên ngôi chủ tịch đảng và nhà nước, Lý Khắc Cường sẽ được chuẩn bị đóng vai thủ tướng. Sau bốn thế hệ Mao, Ðặng, Giang và Hồ, thế hệ Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chia nhau những kinh nghiệm gian khổ thời niên thiếu, họ đều là nạn nhân của cuộc cách mạng văn hóa thời 1970. Hy vọng là nhờ kinh nghiệm đó họ sẽ ý thức được rằng quyền hành sinh ra nhũng lạm, quyền hành càng lớn thì nhũng lạm càng lớn. Hơn nữa, trong một chế độ độc tài, không có gì chắc chắn là những tài sản và địa vị mà họ đạt được hôm nay sẽ được pháp luật bảo vệ. Ðó là lý do phải xây dựng một chế độ tự do dân chủ.

Biết như vậy thì nhà nước cộng sản Trung Quốc nên cho phép ấn hành Hiến Chương 08, cho phép phổ biến rộng rãi; và hãy trả tự do cho tác giả chính là ông Lưu Hiểu Ba. Hiến Chương 08 sẽ ảnh hưởng đến lịch sử Trung Hoa trong thế kỷ 21 này và sau nữa, không khác gì bản Tuyên Ngôn Cộng Sản của Karl Marx ảnh hưởng trên thế kỷ 19, 20.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Lại bình loạn chuyện bầu bì

Sạp báo này không thuộc loại nổi tiếng (ở ngoài tầm ngắm của CAM) nhưng con số độ 1680 người đọc trong 5 ngày, và con số người vote ở blog cho vụ Bauxite chỉ có 20 người, một con số rất ư là khiêm nhượng, coi như 1 người đại diện cho 84 người khác và cứ nhân rộng ra là 20 người đại diện cho toàn thể 84 triệu người Việt Nam kể cả em bé mới sơ sinh :-). Cũng cám ơn những người đã lên tiếng trong blog này.

Cứ tính tơ lơ mơ phóng đại thì 70% (14 vote) dân số yêu cầu nhà nước lắng nghe ý kiến của toàn dân - Khổ nỗi Ông nhà nước sẽ bảo họ có chịu nói đâu mà nhà nước nghe (chỉ lên blog vote chơi thôi), cho nên chỉ còn lại có 25% (5 vote) đồng ý nhà nước phải nghe ý kiến của trí thức (nhà nước lại cho 25% thì quá ít) , chỉ mỗi 5% (1 vote) là chịu giao sinh mạng cho nhà nước quyết định hết. Cãi đàng nào thì chả trách nhà nước ta cứ viện cớ "dân trí còn kém" để nhà nước lo, nhà nước quyết định, hay nói đúng hơn là đảng quyết định. Thế nhé, người dân VN nổi tiếng là mơ mộng và cứ hãy ngủ trong giấc mơ của mình, mọi chuyện đã có đảng lo.

Những người trẻ biết tiếng Anh đâu, sao không mời.

Tác giả bài báo viết "Nguy cơ văn hoá suy đồi ở VN", làm gì có chuyện nguy cơ nữa chứ, suy đồi thật sự. 
Tiêu biểu một buổi trình diễn phim quốc tế, làm thế nào qua khỏi sự chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, không chỉ đạo phải nói gì làm gì, cho nên bản dịch thì đã có sẵn cho nên cứ thế mà nói cho nó "trật đường rầy" đi thôi.  Những người trí thức, quan chức biết tiếng Anh có cảm thấy xấu hổ cho trình độ của một MC đại diện trong một buổi trình diễn trước quốc tế, thí dụ có ông đại sứ Anh biết nói tiếng Việt, ông ấy có cười ruồi cho không? Chán.


Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Phải làm chính trị như "cụ Hồ"

Vì sao lại xảy ra việc trấn áp bất thường blogger ở VN những ngày này?


Mấy hôm nay trên phương tiện truyền thông trong và ngoài nước và các mạng xã hội đưa tin về blogger khá nhiều và nghe chừng có vẻ nghiêm trọng lắm. Như trang RFA nhận định rằng “Tình hình trong nước xem chừng như căng thẳng đáng ngại khi công an sách nhiễu nhiều bloggers và các nhà dân chủ” và họ dẫn chứng là Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tiếp tục bị ngồi tù và có nguy cơ bị truy tố tội hình dù anh đã mãn án tù 2 năm rưỡi, bloggers Anh Ba Saigòn bị bắt mới đây, một số blogger khác bị cô lập, hành hung giữa lúc những nhà dân chủ bị sách nhiễu liên tục.

Nhật ký

Tối đến Sg, gọi cho Q và anh Ba không ai nhắc máy, tìm một nhà nghỉ giá rẻ 100 ngàn 1 đêm làm chỗ nghỉ. Lát sau nghe tin anh Ba đang bị khám nhà và bị bắt. Lúc đó nghĩ chắc công an chỉ giữ anh Ba để ngăn chặn không cho ngày vui đoàn tụ của anh Điếu Cày được trọn vẹn. Lát sau mới biết họ và đọc lệnh khởi tố điều 88 của BLHS, mọi người khác đều bị canh gác trước cửa. Không thể gặp ai lúc này, Sài Gòn như đang trong giờ giới nghiêm vậy.

Sáng đi mua mua hoa, chị bán hoa hỏi sao tặng sớm thế, mai mới đến ngày mà. Chắc chị ấy tưởng mình đặt hoa tặng bạn gái nào. Hoa mua xong xin chị số điện, bao lúc nào em gọi mang đến luôn cho em chỗ đó, em sẽ đón, tiền xe ôm bao nhiêu cũng được. Nhân tiện nhờ chị cầm hộ điện thoại, ví tiền, chỉ giữ lại 100 ngàn để đi xem ôm ra Phạm Ngọc Thạch đứng chờ. Ở chỗ nhà chị Tân vợ anh Điếu Cày công an các loại tụ tập từ ngoài cửa đến bên trong. MÌnh ngồi hàng nước ngay đầu cổng chung cư mãi không thấy gì, lại quay về hàng hoa lấy lại điện thoại gọi chị Tân. Chị Tân báo chị bị canh cửa không cho ra ngoài, em vào chơi cứ việc vào. Mình nghĩ để dành cơ hội để tặng anh Điếu Cày bó hoa, nếu vào bây giờ chúng nó lại kiếm cớ gây sự như lần trước, rồi nó lại mang về đồn bảo giải quyết, hòa giải mẹ gì đó đến cả tuần chưa xong thì mình chẳng gặp anh Điếu Cày. Nghĩ thế nên cứ loanh quanh ở ngoài bào chị Tân thấy anh về điện em, để em xông thẳng vô tặng anh bó hoa rồi đến đâu thì đến tính sau. Lúc này thì sắm cái điện thoại cũ 120 nghìn, phòng bị thu như lần trước cũng đỡ tiếc.

Loanh quanh đến chiều cũng chả thấy tăm hơi gì, đi bộ cứ từ đầu đường Phạm Ngọc Thạch đến giữa đường lại lộn lại. Chị bán hoa nhắn tin hỏi đã lấy hoa chưa, không héo lại trách chị bán hoa không ra gì.

Tối không thấy tăm tích gì anh Điếu Cày, cố nán đợi đến 11 giờ đêm ngày 19-10-2010 vẫn không có tin gì. Gọi cháu Dũng con anh Điếu Cày thì cháu bảo đang ở trên Xuân Lộc, Đồng Nai đợi bố trước cửa trại giam.

Lại đêm nữa không ngủ, sáng 20-10 dậy mắt cay xè đi ra nhà chị Tân, gọi điện chị không trả lời. Hàng xóm bảo sáng sớm công an đến bắt chị đi đâu rồi. Quay về nhà nghỉ lấy đồ bắt xe đò đi lên vừa đến Long Khánh thì anh Quang gọi điện bảo xuống đó đứng ở ngã ba đường xem có anh Điếu Cày đi qua đó không. Ngồi ở ngã ba đầu đường vào Long Khánh gần 2 tiếng thì anh Quang và cháu Dũng đến, nét mặt thất vọng. Họ cho biết vào trại giam thì trại nói thả anh Điếu rồi, có một chiếc xe đi đằng sau, hai chú cháu chỉ biết nhìn mà không sao đuổi được vì đường đi vòng. Anh Quang đoán họ thả anh Điếu giữa đường như họ từng làm trước đây với mấy người. Mình cho rằng với anh Điếu Cày họ sẽ không làm thế, vì anh thiếu gì cách về tới SG dù không có đồng nào, chắc họ chở anh về SG đưa về công an phường 6 quận 3 nơi anh cứ trú để làm thủ tục thôi. Cháu Dũng sốt ruột đời đi xe máy về trước, còn mình với anh Quang đi xe đò về sau. Trên đường nghe tin chị Tân buổi trưa được về nhà, vừa về một lúc thì công an ập đến bảo mở cửa làm việc. Chị Tân mệt vì bị triệu đi từ sáng mới về đã thế, lọ mọ chưa kịp mở thì họ đập vỡ cửa xông vào khám nhà và tuyên bố anh Điếu Cày bị bắt tiếp vì điều 88. Cháu Dũng cũng về đến nơi, người vợ và đứa con sau bao ngày chờ đợi chồng và cha mãn hạn tù ra về nay lại được nhà chức trách báo tiếp tin như thế. Một sự tính toán nhân đạo nhất trên thế giới này của công an thành phố mang tên bác, đây rõ ràng là sự tính toán được cân nhắc từ rất lâu nhằm hủy diệt tinh thần thân nhân những người của anh Ba, anh Điếu. Như anh Ba nếu là tội tham gia Câu lạc bộ nhà báo Tự Do thì họ phải bắt từ lâu rồi, nhưng vì tính nhân đạo của chủ nghĩa họ đang tôn thờ, cho nên họ đợi thời gian dài cho đến lúc vợ anh Ba sắp sinh mới ra tay bắt bất thình lình. Để người phụ nữ đang mang thai gần đến ngày sinh khỏi phải đột ngột tâm lý, dẫn đến hoảng loạn mà ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con. Cũng như họ đợi ngày anh Điếu Cày về đoàn tụ với gia đình, họ mới tuyên bố bắt tiếp cho vợ con anh thêm yêu mến sâu sắc chế độ bởi cách xử lý đậm tình con người. Ơn Đảng, ơn chính phủ đã có chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với gia đình anh Ba và anh Điếu Cày.

Anh Điếu Cày sẵn sàng đón nhận những hậu quả bất công liên quan đến quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận của con người từ vài năm trước. Nhưng công an lập tội anh trốn thuế để xử tù trước, rồi 30 tháng sau họ chuẩn bị kỹ càng để dành cho anh một lần nữa được đi tù tiếp. Lần tù này không phải là thất bại với các anh, cho dù gia đình vợ con các anh rất đau đớn, nhưng dẫu sao hãy để cho họ kết tội chúng ta vì điều 88, một điều luật mà thế giới sẽ quan tâm hơn đến những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Anh Điếu Cày là cựu chiến binh, cuộc sống của anh trước kia không khó khăn gì về kinh tế, anh Ba SG là con của một gia đình cách mạng truyền thống, anh cũng có công ty riêng làm ăn. Các anh là những người sinh ra trong gia đình và bản thân đều cống hiến cho Đảng Việt Cộng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay,các anh kiếm sống bên ngoài, không làm cán bộ , công chức nhà nước nên không có bất mãn vì đấu đá nội bộ gì. Những gì các anh nói đều trong sáng bởi xuất phát từ những người dân yêu nước thực thụ. Không vì tiền bạc, danh lợi, địa vị . Các anh đã dũng cảm để thốt lên thay cho hàng triệu người dân Việt tiếng nói đòi hỏi về chủ quyền đất nước, về quyền căn bản của con người.

Trước lúc rời SG về HN, ngồi chia tay với mấy người bạn,các anh nói giờ đến lúc chúng ta không sợ tù nữa, đi tù lúc này với các anh em , bạn bè của mình mới thực sự là chia sẻ với họ. Phải đi tù vì điều 88 như họ lúc này mới là giúp đỡ quý nhất với anh Điếu Cày, Anh Basg..

Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do sẽ còn mãi mãi trong tâm chí những người yêu mến tự do, ngôn luận bởi những tấm lòng ngời sáng và sự dấn thân cao cả mà những thành viên của CLB đã nêu gương. Sự đàn áp đối với anh Điếu Cày, Anh Ba sg sẽ không làm tắt lụi tinh thần của tự do báo chí, mà trái lại nó sẽ cho nhiều người đang phân vân, đắn đo nghĩ xem Việt Nam có tự do ngôn luận, tự do báo chí không một câu trả lời rõ ràng hơn bao giờ hết.

Người Buôn Gió

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Mất bò mới lo làm chuồng

Đúng là chuyện gì cũng phải do đảng làm chứ đảng "chưa làm chưa thích*" thì chưa có thể làm, bao nhiêu lần có bao nhiêu cuộc hội thảo về Biển Đông do các trí thức ở Pháp, Mỹ, Việt Nam, đều bị huỷ bỏ do áp lực của VN, bây giờ tự nhiên lại do bộ Ngọai Giao VN tổ chức, có phải mất bò mới lo làm chuồng?

*câu nói "hay ho" của ông tổng giám đốc Hàng không VN tên Hiển mấy năm trước (hy vọng viết đúng tên ông)

Mới hồi chiều xem Travel channel, người giới thiệu chương trình nói sông Mêkong chảy qua các nước Miến Điện, Thái, Lào, Cambodia, Việt Nam rồi đổ ra biển Nam Trung Hoa (South China Sea), nghe mà phát tức, mãi tít ở cuối sông Hồng của người ta mà lại bảo là Nam Trung Hoa, phải nhờ mấy ông bà trí thức viết thư vận động yêu cầu Travel Channel sửa đổi cách gọi cho đúng.  Thời tôi lớn chỉ nghe nói biển Đông, sao khi không bây giờ lại thành biển Nam TH ? Lỗi tại Hollywood gọi China Beach mà không ai chống đối?

Chuyện chỉ có ở XHCNVN?



Đàn Chim Việt phỏng vấn chị Dương Thị Tân: Tin cập nhật về Blogger Điếu Cày

Tin từ người nhà của anh Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày cho hay khoảng 5 giờ rưỡi sáng nay, ngày 20/10 (giờ Việt Nam), chị Dương Thị Tân vừa ra khỏi nhà liền bị nhiều công an bao vây sẵn quanh nhà xúm vào hành hung và xốc nách đem đi, nhưng không rõ là đi đâu. Được biết chị Tân ra khỏi nhà sớm với dự định đến trại giam Z30A đón blogger Điếu Cày ra tù.

Tại cổng trại tù, công an đã xua đuổi anh Nguyễn Trí Dũng -con trai của blogger Điếu Cày – và vài người khác không cho đón anh Điếu Cày. Đồng thời, công an trại giam đã buộc blogger Điếu Cày vào xe tù và chở đi tiếp, cũng không rõ là đi đâu. Cho đến giờ phút này vẫn chưa ai liên lạc hay tìm ra blogger Điếu Cày đang ở đâu.

Bên cạnh đó, khoảng gần 13 giờ trưa, được biết có khoảng gần 50 công an áp tải chị Dương Thị Tân về nhà, đồng thời đập vỡ cửa kính, ập vào khám xét bất ngờ và đột xuất, làm cho một con trai của blogger Điếu Cày còn ở tuổi vị thành niên bị thương vì mảnh kính và rơi vào tình trạng hoảng sợ.

Bây giờ là 08:22 GMT, nhà riêng của chị Dương Thị Tân vẫn đang tiếp tục bị lục soát.

DCVOnline sẽ cập nhật tiếp tục khi có thông tin mới.

12:12 a.m GMT: Chị Dương Thị Tân vừa cho hay chiều nay (theo giờ Việt Nam) công an đã đọc lệnh cho người nhà biết là tiếp tục bắt tạm giam blogger Điếu Cày để điều tra và khởi tố theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Trong khi đó, người nhà và bạn bè cũng chỉ biết tin anh Điếu Cày đã được xe tù chở ra khỏi trại giam Z30A nhưng hiện giờ vẫn chưa rõ đang được giam giữ ở đâu.

13:20 GMT, sau khi cuộc gọi đầu tiên bị gián đoạn vì kỹ thuật, DCVOnline tiếp tục liên lạc lại với chị Dương Thị Tân và được chị cho biết như sau:

Dương Thị Tân: Từ sáng nay nó đã đưa anh Hải lên xe ngay trong trại giam và chở đi rồi, theo phỏng đoán của tôi thì chúng nó lại đưa anh ấy về số 4 Phan Đăng Lưu rồi, vì có xe chở người đi mà thực tế bây giờ nó khởi tố tội danh khác thì nó phải đưa trở lại cơ quan điều tra.

Đúng ra nó đã đưa về cơ quan điều tra hơn một tháng nay rồi, nhưng vì hết hạn tù nên nó phải đưa lên trên Z30A để làm thủ tục chuyển tiếp.

DCVOnline: Sau khi họ đọc lệnh tạm giam để khởi tố tội danh mới thì họ có đưa cho gia đình giữ một bản không?

Dương Thị Tân: Không có và nó bảo nó không đưa. Nó giữ tôi ở công an từ sáng đến chiều rồi đến nhà tôi khám xét lục tung lên thế này, khám từng chút một.

DCVOnline: Tức là khám nhà xong họ đọc lệnh tiếp tục bắt tạm giam anh Hải?

Dương Thị Tân: Vâng, khởi tố về tội danh khác. Tôi yêu cầu đưa cho tôi lệnh khởi tố đấy thì nó không đưa. Nó chỉ đưa “lệnh khám xét và giải thích cho đương sự và mọi người cùng nghe”, đấy, nó chỉ đưa biên bản về việc khám xét thôi, chứ lệnh khởi tố ông Hải thì nó chỉ đọc chứ không đưa.

Nó ập vào nhà tôi chủ yếu là nó thấy bạn bè của anh Hải lui tới thôi. Chứ còn nó đọc lệnh là “khám xét nơi ở của ông Nguyễn Văn Hải” thì 2 năm rưỡi nay ông ấy ở trong trại giam Xuân Lộc cơ mà, ông ấy có ở đây đâu.

Tôi có bảo thứ nhất nếu ông Hải còn ở nhà thì đây cũng không phải là nơi ở của ông Hải. Rõ ràng trong biên bản anh ghi nơi ở là 84D đường Trần Quốc Toản thì không có lý nào anh sang số 57 đường Phạm Ngọc Thạch để anh khám được. Thứ hai là hai năm rưỡi nay ông Hải đang thụ án trong trại giam ở Xuân Lộc, yêu cầu đến nơi ở đấy của ông Hải mà khám xét.

Thế nhưng nó bảo là chúng tôi không giải thích với chị những chuyện đó. Có nghĩa là nó làm cùn, làm cù nhầy để tìm kiếm những cái gì đấy ở trong gia đình tôi. Từ sáng giờ nó câu giữ và đánh đập tôi ở công an phường.

DCVOnline: Nó đánh chị thế nào? (đến đây người phỏng vấn bắt đầu nóng, gọi công an VN là “nó” luôn)

Dương Thị Tân: Nó bẻ tay bẻ chân, nó quăng tôi lên xe, nó đưa ra công an nó giữ từ sáng đến đầu giờ chiều nó đưa về nhà để khám nhà.

DCVOnline: Nó khám nhà chị từ mấy giờ đến mấy giờ?

Dương Thị Tân: Nó ghi vào biên bản này, nó chỉ ghi khám xét xong là vào 16 giờ 20 (giờ Việt Nam), còn lúc bắt đầu thì chắc là qua giờ trưa một ít đầu giờ chiều là nó khám luôn.

DCVOnline: Họ lấy gì của nhà đi vậy chị?

Dương Thị Tân: Lấy ổ cứng và hộp máy tính, với mấy thứ đồ điện tử của con tôi phục vụ cho việc học hành, giải trí nghe nhạc như mp3, đầu kết nối… nó lấy hết.

Nó cũng lấy một số giấy tờ, những bài báo mà do tôi không biết sử dụng internet nên bạn bè của ông ấy (anh Hải) thỉnh thoảng thấy bài gì hay thì in cho tôi đọc, thì nó cũng thu giữ. Ví dụ như Trung Quốc đang tràn đầy Việt Nam, bauxite Việt Nam hay có câu chuyện hay hay của ông Nguyễn Khải nào đó mấy người đó cũng in ra cho tôi đọc cho biết.

DCVOnline: Họ đi bao nhiêu người vào khám nhà chị? Nghe nói con trai của chị bị đứt tay vì kính vỡ, họ đập cửa kính nhà chị à?

Dương Thị Tân: Trời ơi, tôi đây này, tay bị kính chẻ máu chảy ròng ròng đây này. Cho công binh đến phá cửa ra, không phá được thì đập cửa kính chui vào, đục nát cái cửa ra để lấy ống khóa ra. Trong khi họ đưa tôi vào phòng của tôi để khám xét phòng ngủ thì ở ngoài các phòng khác họ kêu người đến lập tức gắn kính và chữa khóa chắc là để… phi tang.

Khi lập biên bản tôi yêu cầu phải ghi rõ là phá cửa nhà tôi vào, trong khi tôi chưa mở cửa thì phá cửa xông vào đập vỡ cửa kính thì nó không ghi. Không ghi thì tôi không ký.

Tôi bảo việc đất là việc của các chú. Nếu các chú cảm thấy việc làm này đúng với luật pháp, đúng với lương tâm của con người đối với con người thì các ông cứ xử sự như thế, nhưng đối với bản thân tôi thì…

DCVOnline: Trước khi phá cửa nhà vào thì họ có yêu cầu chị mở cửa không?

Dương Thị Tân: Nó đi rất là đông, tôi không biết là nó làm cái gì. Khi nó áp giải tôi từ công an về thì tôi vào nhà trước. Mấy đứa con nó vẫn chưa thấy có bố nó thì nó khóc. Tôi đóng cửa vào để xem con cái tôi như thế nào thì nó bắt tôi mở cửa ra. Tôi chưa mở thôi, là nó cho người đến phá nát ra.

DCVOnline: Tình trạng đồ đạc trong nhà hiện nay thế nào hả chị?

Dương Thị Tân: Lung tung cả lên bạn ạ, tôi đã có thời gian đâu mà dọn dẹp. Khi nó đập vỡ hết cả kính trong phòng khách của tôi thì nó lại cho người đến gắn kính. Các cháu thì kính vỡ nhiều quá nên bị đứt chân đứt tay nhiều.

Còn trong phòng của tôi thì đầy đồ đạc lung tung ra giống như một bãi chiến trường thôi. Nó đầy các thứ nào là quần áo giấy tờ, nói chung là tất cả mọi thứ có thể khám xét. Từ hình ảnh rồi nói xin lỗi bạn đến cái quần xì líp họ cũng giở ra xem.

DCVOnline: Có lẽ bây giờ những thiết bị nghe trộm, đọc trộm, xem trộm, các kiểu trộm đã đầy trong nhà chị rồi cũng nên…

Dương Thị Tân: Vâng, chính xác, vì họ kéo đến rất là đông trong khi đó có một mình tôi phải đưa họ đi tất cả các phòng để họ làm việc. Con lớn của tôi không có nhà, hai đứa con gái thì sợ chết khiếp, chúi vào một góc để khóc. Họ toàn bộ tự tung tự tác, tự ghi biên bản xong bảo tôi ra ký mà không cho biết biên bản làm bao giờ và làm ở đâu. Tôi bảo tôi không ký, đừng bao giờ biến tôi thành nạn nhân của câu chữ, đừng bao giờ lừa tôi kiểu câu chữ như vậy.

DCVOnline: Trước mắt ngày mai chị sẽ làm gì, đến tiếp số 4 Phan Đăng Lưu?

Dương Thị Tân: Vâng, tôi sẽ đến đấy tiếp, tôi yêu cầu đưa ông Hải đi đâu và khởi tố bắt giam là phải có lệnh, chứ không có thể nào nói chuyện khơi khơi như thế được. Ngày mai tôi sẽ đi. Mình phải biết người thân của mình ở đâu, còn sống hay đã chết, chết ở đâu, chứ đâu phải họ muốn nói gì là được đâu.

DCVOnline: Xin cảm ơn những chia xẻ của chị. Mong chị giữ gìn sức khỏe để tiếp tục chiến đấu vào ngày mai.

© DCVOnline

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Bầy cừu, và sự im lặng của kẻ thù ác

Câu hỏi duy nhất của tôi khi đọc bài sau là tại sao nhà nước không thể cho một chuyến trực thăng ra đảo Hoàng Sa đón 9 ngư phủ về, nếu phải xin phép TC thì cũng nên, để họ phải dương buồm về bằng mùng mền rách thì không nên chút nào.  Nhưng mà tự hỏi chứ ai nghe đây nhỉ?

Vũ Thị Phương Anh – Bầy cừu, và sự im lặng của kẻ thù ác

“Sự im lặng của bầy cừu” là tựa một cuốn phim rất nổi tiếng, tiếng Anh là “The Silence of the Lambs”, hình như là phim Mỹ, sản xuất năm 1991, mà tôi đã xem tại VN vào giữa thập niên 1990.

Vào thời ấy, vẫn còn dịch vụ cho mướn băng từ (video tape) để xem các phim video từ nước ngoài đem về VN, được chép ra … thoải mái (vi phạm bản quyền) để cho thuê. Cuốn phim mà tôi được xem là bản mà ông xã tôi đi thuê về, phim nói tiếng Anh không có phụ đề, chất lượng âm thanh và hình ảnh khá thấp vì chép đi chép lại. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu sơ sơ, đó là một phim tâm lý thuộc loại kinh dị (horror), trong đó có một tên tội phạm giết người hàng loạt (serial killer) máu lạnh rất đáng sợ, còn nạn nhân của hắn thì … chỉ biết im lặng. Sự im lặng của bầy cừu.

Đối với tôi, cuốn phim đó rất hay. Đã lâu rồi nên tôi không còn nhớ rõ, nhưng vẫn mang máng nhớ là cuốn phim hay sử dụng sự hồi hộp (suspense) qua những pha trao đổi căng thẳng giữa tên tội phạm và nhân vật nữ chính trong phim. Với những kỹ xảo như căn phòng tối, tiếng nói thì thầm, những câu nói bỏ lửng, khó hiểu, và thỉnh thoảng là sự im lặng kéo dài. Sự im lặng chết chóc, rợn người ….

Ai chưa biết phim này thì nên tìm hiểu thêm để biết, ví dụ như xem giới thiệu ở đây.

Lại nói về con cừu, hay bầy cừu. Nghĩ đến chúng, người ta hay nghĩ đến những kẻ ngu ngơ, nếu có nghĩ theo nghĩa tốt thì cũng chỉ là những con vật ngoan ngoãn, dễ dạy, còn nghĩ theo nghĩa xấu, thì đó là những kẻ không có đầu óc, có thể nói là ngu si, đần độn, phải chịu để cho kẻ khác chăn dắt, không có chính kiến, mà chỉ biết im lặng.

Còn nếu không im lặng, thì cũng chỉ biết kêu be be ầm ĩ, vô nghĩa, chỉ như đám trẻ con khóc nhè mà thôi. Tệ hơn nữa, chúng rất cam chịu khi bị đè nén, áp bức: thì đó, được người ta nuôi ăn cho mập, có mỗi bộ rậm rạp đẹp đẽ để che thân, thì sau đó lại bị người ta đè ra xén hết lông trụi thui lủi, thế mà cũng phải chịu phép, có làm gì được đâu, cũng cứ phải ngoan ngoãn, nhẫn nại chịu đựng. Thế nên mới có phim “sự im lặng của bầy cừu” chứ.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến mấy con cừu khác nữa: trước hết là mấy con cừu trong phát biểu rất nổi tiếng của GS NBC sau khi ông đoạt giải Fields – mấy con đó, chắc là có cả tôi nữa đấy; và sau đó là bầy cừu trong phim “Con heo chăn cừu” (tên tiếng Anh là Babe). Nói thêm, bầy cừu trong phim con heo ấy (đây là tôi nói con heo chăn cừu có tên là Babe, các bạn chớ hiểu lầm ra nghĩa khác mà tội tôi lắm), chúng đặc biệt lắm nhé, ai mà có thành kiến với cừu thì phải xem phim này đi thôi.

Vì bầy cừu trong phim khi Babe chưa biết cách lãnh đạo chúng thì trông có vẻ là một đám đông hỗn loạn, thật khó bảo, chậm chạp, lì lợm, thậm chí ngu độn. Thế nhưng sau đó, khi Babe đã nói được cùng tiếng nói với bầy cừu, thì dưới sự lãnh đạo của chú Babe chúng đã trở nên rất dễ thương, cũng vẫn im lặng nhưng mà là sự im lặng có tổ chức, có trật tự, khiến đã giúp chú Babe và chủ của chú ấy đạt được kết quả phi thường, đó là: giải thưởng dành cho chú chó chăn cừu xuất sắc nhất.

Thật đúng là… chuyện Mỹ: heo thì có thể dự cuộc thi dành cho chó chăn cừu và đoạt giải nhất, còn cừu thì lại thông minh, có bản lãnh, biết đoàn kết, và đặc biệt hơn là… biết tự chọn lãnh đạo cho mình! Hay thật chứ! À mà phim Babe này cũng nổi tiếng một thời đấy, rất hay, rất có tính giáo dục, ai muốn tìm hiểu thêm thì hãy xem ở đây.

Nhưng hôm nay sao tôi lại quan tâm đến sự im lặng của bầy cừu thế này nhỉ? Là bởi vì tôi mới đọc được một mẩu tin trên báo nước ngoài, ở đây này, một mẩu tin về các nạn nhân của vụ sập hầm mỏ ở Trung Quốc, trong đó có nhắc đến sự im lặng của báo chí TQ về số phận của những người này.

Và thấy chạnh lòng, vì một câu trong bài viết ấy, như thế này:

China joined the world in breathless coverage of the Chilean mine rescue, but when a gas blast killed 21 Chinese miners and trapped 16 Saturday, the national TV evening news didn’t say a word.

Dân Luận dịch: Trung Quốc đã cùng cả thế giới chiếu những hình ảnh nghẹt thở về cuộc giải cứu những người thợ mỏ ở Chi Lê, nhưng khi khí gas nổ giết chết 22 thợ mỏ Trung Quốc và làm 16 người khác mắc kẹt dưới lòng đất ngày thứ Bảy 16/10, thì bản tin tối đài Truyền hình Trung Quốc không nhắc đến một lời…

Sao lại chạnh lòng? Vì hai lẽ:

1. Cũng là người, và cũng là thợ mỏ như nhau cả, nhưng những người thợ mỏ Chile (và cả một người Bolivia nữa), sao họ may mắn thế, được cứu sống đủ cả 33 người, dù đã bị kẹt ở dưới hầm – bị chôn sống đúng nghĩa – đến hơn 2 tháng trời! Còn những thợ mỏ TQ, dù sao cũng chỉ mới có từ hôm qua thôi, những người nào chết thì đã chết rồi, còn người sống, dù sao cũng phải ráng mà cứu, phải đưa tin cho người nhà người ta biết, và phải thể hiện trách nhiệm cộng đồng, thể hiện tình người, tình đồng bào nữa, thì báo chí TQ đã vội… im lặng, một sự im lặng đáng sợ?

2. Rồi lại nhớ, lại cũng là người nữa, nhưng lần này là những ngư dân Việt Nam, cụ thể là 9 ngư dân bị TQ bắt rồi thả ra trong tình trạng hiểm nguy, rồi lại bị bắt lại và lại tiếp tục cầm tù, đến nay mới biết là cả tháng rồi, mà báo chí cũng chỉ mới nói về họ có mấy ngày nay thôi. Mà cũng lạ, từ hôm qua đã nghe tin về họ, biết rằng còn sống, hiện đang ở ngoài đảo Hoàng Sa của VN (đang bị TQ “tạm chiếm”), nhưng tại sao cho đến nay họ vẫn chưa về được? Hay phía TQ lại không thả nữa, mà đang đòi hỏi một điều kiện gì nữa từ phía chính phủ VN? Lạ quá?

Ừ, mà trong cả hai trường hợp tôi mới nêu ở trên, thì không chỉ có sự im lặng của bầy cừu, tức là phía nạn nhân – sự im lìm, bặt âm vô tín từ phía họ – mà còn có cả sự im lặng bao trùm, rờn rợn, giống như trong cuốn phim mà tôi đã xem. Sự im lặng của kẻ thủ ác?

Chẳng hiểu sao tôi cứ thấy u ám như thế nào ấy. Trời SG thì hôm nay lành lạnh, heo heo, cái lạnh của dịp cuối mùa mưa, cũng là mùa bão của miền Trung. Và những tin bão lụt miền Trung thì thì cứ dồn dập đổ về, bão chồng lên bão, lũ chồng lên lũ.

Lại nghĩ đến cảnh những thân nhân của 9 ngư dân “mất tích” từ đảo Lý Sơn, và những hòn vọng phu của thời nay.

Và nhớ đến sự im lặng. Sự im lặng của bầy cừu.

Có phải tôi cũng đang im lặng? Sự im lặng của tôi, và của nhiều người khác trong lúc này, đó là sự im lặng gì vậy? Của bầy cừu chăng, vì chắc hẳn tôi cũng là một trong những con cừu mà GS NBC đã nhắc tới?

Mà tại sao miền Trung của chúng ta, miền “quê hương xứ dân gầy” đó, lại khổ sở quá như vậy nhỉ? Có phải tại chúng ta đang chịu số phận của bầy cừu nên cứ phải lặng im cam chịu như vậy mãi hay không?

Hay sự im lặng của chúng ta là sự im lặng của kẻ thủ ác, vì im lặng là đồng lõa, mà đồng lõa thì cũng là tội phạm, dù gián tiếp?

Tôi không im lặng được nữa. Dù chỉ biết kêu lên: Ôi, miền Trung ơi, Lý Sơn ơi, Hoàng Sa ơi!

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử?

VN, con tốt trên bàn cờ?

Việt Nam là một nước vừa lớn, vừa nhỏ. Về dân số Việt Nam là nước lớn nhưng về kinh tế chính trị hay văn hóa thì Việt Nam là một nước nhỏ. Tiếng nói Việt Nam trên trường quốc tế không có trọng lượng là bao nhiêu. Việt Nam không đóng góp được gì cho nền văn minh nhân loại mà còn là gánh nặng cho thế giới như nạn di dân bất hợp pháp, các chương trình viện trợ nhân đạo… Trên bàn cờ chính trị thế giới Việt Nam là quân cờ của các cường quốc. “Quân cờ” Việt Nam cũng không phải là quân cờ quan trọng như “xe, pháo, mã” mà nhiều khi chỉ là “con tốt” cho nên nếu cần các “tay chơi cờ” không hề ngần ngại “thí tốt”.

Nói như vậy để chúng ta thấy được sự thật về đất nước mình, một sự thật không lấy gì làm tự hào và không có gì để phô trương hay khoe mẽ. Những giọng điệu tự ca ngợi và bốc thơm Việt Nam là những lời nói dối nhằm ru ngủ người dân và che đậy những yếu kém đang tồn tại. Người Việt, nhất là chính quyền Việt Nam cần bỏ đi tính “tự hào dân tộc” không thực tế để nhìn thẳng vào sự thật là Việt Nam đang tụt hậu, đang là một trong những nước kém phát triển…

Người xưa nói: “Biết mình biết địch, trăm trận trăm thắng”, chúng ta cần biết rõ về chúng ta hơn, rồi từ đó sẽ có những cố gắng và những chính sách phù hợp với chính mình dựa trên tình hình thế giới để phát triển đất nước. Một chân lý cần được chính quyền và mỗi người dân tâm niệm và nhớ rõ: đó là Việt Nam chỉ thực sự được đối xử bình đẳng với các nước khác khi Việt Nam có thực lực về kinh tế-chính trị-quân sự”. Một nước Việt Nam nghèo và yếu như bây giờ thì không thể nào được các nước khác tôn trọng và đối xử bình đẳng do bởi qui luật “cá lớn nuốt cá bé”. Việt Nam muốn không để bị nước khác “nuốt” thì đơn giản Việt Nam phải là con cá đừng bé quá.

Việt Nam dưới sự lãnh đạo “tài tình và sáng suốt” của đảng cộng sản suốt 65 năm qua nên đã trở thành một con cá “bé”, bé đến nỗi ai cũng có thể bắt nạt, và nguy cơ bị “nuốt chửng” luôn cận kề. Việt Nam đã bị mất Hoàng Sa và giờ đang có nguy cơ mất nốt Trường Sa bởi con “cá mập Trung Quốc”. Vì yếu, vì nghèo và nhu nhược nên Việt Nam đã bị Trung Quốc lấn dần từng bước, từng bước và bước cuối cùng là tuyên bố: Biển Đông là của Trung Quốc. Không những thế, Biển Đông còn là “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc nên Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ nếu cần.

Chính quyền Việt Nam vô cùng bối rối bởi tham vọng của ông cá mập khổng lồ này. Một mặt Việt Nam muốn kết thân với Trung Quốc vì cùng mục tiêu ý thức hệ “đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước”, thế nhưng (trước những) tham vọng và đòi hỏi quá đáng cũng như thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông đã làm cho chính quyền Việt Nam lo lắng và đang tìm cách thoát ra khỏi vòng cương tỏa bằng cách xích lại gần với Hoa Kỳ, cường quốc số một trên thế giới.

Hành động phản kháng bắt buộc của Việt Nam khi xích lại gần Mỹ là để bảo vệ mình chứ không nhằm chống Trung Quốc. Thế nhưng ngay cả lý do như vậy cũng khiến Trung Quốc tức giận và phản ứng gay gắt, với cả Việt Nam và với cả Mỹ. Trung Quốc là đối tác quan trọng của Mỹ trên nhiều hồ sơ quốc tế nhưng Trung Quốc cũng là đối thủ tiềm tàng của Mỹ trong tương lai. Mỹ rõ ràng là chưa muốn gây căng thẳng với Trung Quốc nhưng cũng không thể đứng nhìn Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Hà Nội hồi tháng 7/2010 và hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ ngày 24/9/2010 khẳng định sự “quan tâm” và sự trở lại của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến thế giới không yên tâm vì Trung Quốc vẫn là quốc gia độc tài cộng sản. Việt Nam sống bên cạnh Trung Quốc nên càng có lý do để lo lắng. Dù biết rằng Trung Quốc đã và đang có nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết (như vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, vấn đề giàu nghèo, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng…) nhưng chính vì lý do Trung Quốc gặp khó khăn mà Việt Nam lại càng đáng lo ngại hơn. Lý do: ở bên cạnh một người bình thường gặp khó khăn không đáng ngại lắm, nhưng bên cạnh một người khổng lồ gặp khó khăn thì rất đáng ngại. Hơn nữa Trung Quốc là một người khổng lồ có nhiều tham vọng. Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định vai trò cường quốc của mình. Việc “thôn tính Biển Đông” là bước đi vừa để thử phản ứng của Mỹ và các nước ASEAN vừa để chứng tỏ thế lực của Trung Quốc.

Tình thế trên Biển Đông đang bất lợi cho Việt Nam thì một sự kiện mới xảy ra và theo tôi, đây là một biến cố có thể làm đảo lộn mọi suy nghĩ và toan tính của các cường quốc trong khu vực và cả thế giới trong tương lai. Việt Nam có lợi trong biến cố này. Đó là sự cố quan trọng xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại khu vực đảo đang tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Nhật đã bắt giữ viên thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc bị coi là đã cố tình khiêu khích, dùng tàu đánh cá húc tàu tuần tra của Nhật. Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ. Bộ ngoại giao Trung Quốc đã 6 lần triệu tập đại sứ Nhật tại Bắc Kinh để đòi thả người; Trung Quốc đã bắt giữ 4 người Nhật; ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật; Thủ tướng Ôn Gia Bảo từ chối gặp người đồng nhiệm Nhật tại diễn đàn Liên Hợp Quốc và đồng thời đe dọa nhiều biện pháp trả đũa khác. Cuối cùng Nhật đã phải nhân nhượng và trả tự do cho viên thuyền trưởng.

Sự kiện này đã nói lên điều gì? Rõ ràng Trung Quốc không chỉ đe dọa và lấn lướt những nước yếu như Việt Nam mà sẵn sàng khiêu khích cả các nước lớn như Nhật Bản hay Hoa Kỳ. Sự việc này sẽ để lại nhiều dư âm quan trọng. Thủ tướng Nhật đã công khai bày tỏ sự lo ngại về các hoạt động hải quân và tăng cường quân sự của Trung Quốc. Ông Kan cho rằng “Nhật cần áp dụng các chính sách ngoại giao vào quốc phòng tích cực hơn để đối phó với sự không chắc chắn và bất ổn đang tồn tại ở các khu vực xung quanh đất nước chúng ta”.

Nhật sẽ làm mọi việc để củng cố liên minh quân sự Nhật-Mỹ. Nhật. Mỹ và các cường quốc dân chủ trong khu vực như Ấn Độ, Úc cũng như các cường quốc khác trên thế giới sẽ phải chú ý nhiều hơn đến Trung Quốc. Một điều đương nhiên các cường quốc dân chủ phải làm là tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, tức các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), giúp đỡ các nước này mạnh lên để có thể cân bằng lực lượng với Trung Quốc nhằm mục đích duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn. Nếu Việt Nam muốn mạnh lên để có thể tự bảo vệ mình thì đây là cơ hội rất thuận lợi để hợp tác toàn diện với các cường quốc dân chủ. Việt Nam sẽ không “liên minh quân sự” với bất cứ nước nào nhưng Việt Nam sẽ hợp tác toàn diện với các cường quốc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng hạ tầng… Các hợp tác quân sự giữa Việt Nam và các cường quốc sẽ dựa trên cơ sở và qui tắc chung của cả khối ASEAN. Mục đích chủ yếu của Việt Nam trong mọi sự hợp tác với các nước là để xây dựng đất nước Việt Nam phú cường thật sự. Đây là nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Việt Nam hùng mạnh không để chống Trung Quốc hay đe dọa bất cứ ai mà hùng mạnh chỉ để mong không bị nước khác lấn áp.

Việt Nam đang có những bước đi xích lại gần với Mỹ và các cường quốc dân chủ khác, đây là một bước đi đúng đắn và cần thiết. Dù đây chỉ có thể là bước đi nhằm mục đích “bảo vệ chủ quyền” hay là “xoa dịu dư luận” trước kỳ đại hội đảng 11 thì chúng ta cũng sẵn sàng ủng hộ và hy vọng những thành phần tiến bộ trong nước thúc đẩy mạnh mẽ trào lưu này để nó trở thành đường hướng đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Để tranh thủ sự giúp đỡ của các cường quốc dân chủ trên thế giới thì Việt Nam phải cải tổ chính trị theo hướng dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đây là những giá trị cốt lõi của thế giới văn minh, nhất là Hoa Kỳ; Mỹ không thể hy sinh các giá trị căn bản của mình để đổi lấy quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

Theo giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ thì: “Nếu Việt Nam cải tổ dân chủ và cải thiện nhân quyền thì điều này sẽ khiến Hoa Kỳ và Việt Nam đến gần nhau hơn… vì không có quan hệ lâu dài tốt đẹp nếu không có tương đồng về thể chế chính trị. Nếu sự cải tổ của Việt Nam tiến nhanh thì mối quan hệ với Mỹ tốt đẹp hơn, thí dụ như quan hệ dễ dàng thoải mái của Mỹ với Đài Loan, với Nhật Bản”.

Tuy nhiên đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thấy xuất hiện một cá nhân hay thành phần nào trong đảng có khuynh hướng tiến bộ như ông Trần Độ hay Trần Xuân Bách trước đây. Khuynh hướng đó là thân Mỹ và mở rộng dân chủ cho cả nước. Khuynh hướng này mới đưa ra một số quả bóng thăm dò như trường hợp ông Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ ở Hà Lan. Tuy nhiên khuynh hướng này vẫn đang yếu thế nên khó có cơ hội trong kì bầu cử đảng lần thứ 11.

Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội đảng. Thời gian này đến lúc đại hội sẽ còn nhiều lộn xộn và nhiều vấn đề nổi lên. Vấn đề chính, có thể là duy nhất, sẽ là vấn đề nhân sự lãnh đạo, hay đúng hơn là tranh giành quyền lực trong đảng. Ưu tư lớn nhất của chính quyền là làm sao tiếp tục duy trì sự cầm quyền của đảng. Phe nào, người nào thắng cuộc trong đại hội này đồng nghĩa với việc phe đó, người đó sẽ có nhiều quyền lực hơn và giàu hơn. Trong các văn bản dự thảo, đều có nói đến việc thay đổi cơ chế chính trị. Nhưng không phải là chuyển hướng về dân chủ mà là chuyển hướng từ độc tài đảng trị qua độc tài cá nhân hay phe nhóm (như kiểu Putin của nước Nga). Tổng bí thư đảng cũng sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nhà nước và là người có rất nhiều quyền lực.

Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, đảng cộng sản Việt Nam đã biểu lộ một điều là không ai trong số lãnh đạo họ có “viễn kiến chính trị”. Họ cứ như chong chóng, gió chiều nào xoay chiều ấy. Và giờ đây trước thềm đại hội 11 cũng sẽ chẳng có ai quan tâm đến “viễn kiến” mà họ chỉ quan tâm một điều duy nhất là “làm sao thắng cuộc trong đại hội này”. Người chiến thắng sẽ rất giàu và nhiều quyền lực.

Tuy nhiên các sự kiện mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông và sau đó với Nhật Bản bắt buộc Việt Nam phải có sự lựa chọn. Một là xích lại với các cường quốc dân chủ hai là ngả hẳn về Trung Quốc. Sự lựa chọn khó khăn này có thể là “vấn đề mấu chốt” để quyết định phe nào sẽ thắng trong đại hội này.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong tương lai sẽ tương quan với 4 mệnh đề sau:

Nếu Việt Nam là một quốc gia dân chủ thì không có gì phải sợ Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc là một quốc gia dân chủ thì cũng không có gì phải sợ Trung Quốc.

Nếu Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia dân chủ thì càng không có gì để lo lắng.

Trường hợp – rất đáng ngại cho Việt Nam – là Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia độc tài. Và nhất là, Việt Nam vừa độc tài vừa rất tham nhũng.

Như vậy, nếu Việt Nam vẫn tiếp tục độc tài và tham nhũng như bây giờ thì lòng dân sẽ ly tán, các cường quốc dân chủ không thể nào tin cậy và giúp đỡ Việt Nam hết mình. Việt Nam khó có thể giữ được chủ quyền.

Trường hợp để Trung Quốc trở thành quốc gia dân chủ nằm ngoài khả năng của chúng ta và đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, do chính quyền và người dân Trung Quốc quyết định.

Trường hợp cả hai nước Việt-Trung đều là những nước dân chủ thì quá là tuyệt vời nhưng cũng quá xa xôi. Cho nên trong bốn trường hợp trên, Việt nam chỉ có một sự lựa chọn duy nhất để có thể sống hòa bình bên cạnh Trung Quốc, đó là:

“Việt Nam phải trở thành một quốc gia dân chủ”.

“Dân chủ hóa Việt Nam” là nhiệm vụ của chính quyền Việt Nam và của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước.

Sắp tới kỳ đại hội đảng thứ 11, chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều sự việc “ly kỳ” nhằm tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm trong đảng cộng sản. Quan tâm của chúng ta hiện nay không phải là giúp đảng cộng sản chọn cái ít xấu hơn bằng cách ủng hộ phe nhóm này hay phe nhóm kia mà là công khai hoá, là vạch trần các trò gian dối và lừa bịp của cấp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, những kẻ đang tìm cách tiếp tục kìm hãm đất nước.

Câu hỏi quan trọng đặt ra cho tất cả những người Việt Nam yêu nước là chúng ta đón nhận cơ hội lịch sử này như thế nào? Chúng ta phải làm gì cùng nhau để mang lại một nền dân chủ thật sự cho Việt Nam?

Nguồn: Thongluan.org

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"