Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Gấu luận về GS Châu

Blog của 5xu
Anh Gau Pham (Trên FaceBook) còn được biết với các tên khác như Gấu, Tiến sỹ Gấu, Hà Chí Gấu … Vốn là hải đăng của trí thức (trẻ) xa mẹ từ cách đây 10 năm. Sau này chuyển qua làm hải đăng của Gái và bây giờ có lẽ là hải đăng của Gia Đình. Một tấm gương rất đáng học tập. Gấu là tác giả của Tuyết Tùng Ơi, hoặc dịch (truyện ngắn) của Murakami. Gấu cũng đã từ đi Bắc Hàn cách đây khoảng 10 năm và có bút ký khá nổi tiếng về chuyến đi này. Ông Hà Chí Gấu này viết thì hấp dẫn lắm, vừa hài hước, vừa thuyết phục mà đôi chỗ rất cay độc. Cho nên cái gì ông ấy mà viết dài là không dám đọc vì bị dính não vào. Sáng nay chui vào FB, thấy có báo Anh Gau Pham comment bên Osin Huy Đức về một cái link từ quechoa.org. Liền chui vào đọc. Rồi copy về đây:
Anh Gau Pham:
Nhiều người cứ nhắc đến cái căn hộ anh Châu được tặng với ngân sách chính phủ VN chi cho Viện Cao cấp về Toán như những cái bả danh lợi anh Châu chót ăn phải của chính quyền. Thành thật mà nghĩ cho kỹ thì giáo sư Châu chưa có lý do gì để phải ra mặt đối địch lại với chính quyền và giáo sư hoàn toàn có thể hợp tác với những khía cạnh nhân văn của nó để làm tăng mức độ nhân văn của toàn hệ thống lên. Bất đồng với cung cách chính quyền xử lý các quan hệ với Trung Quốc không nên làm người ta thờ ơ với các nỗ lực xóa đói giảm nghèo mà chính quyền làm. Cách GS Châu làm càng ngày mình càng thấy có lý vì đằng sau cách đó có những lý luận tương tự như chính sách Ánh Dương của Hàn Quốc khi trước thực hành với Bắc Hàn. Mình nghĩ nếu người ta chỉ để ý đến căn hộ với ngân sách cho Viện Toán thì cũng giống như chỉ nhìn thấy hai bao cao su mà không nhìn thấy Cù Huy Hà Vũ vậy.
Tuấn Trường:
Em nghĩ có nhiều người có thể “thức” rộng nhưng “tri” quá hẹp, nên họ chỉ nhìn nhận được những mặt tiểu tiết, hạn hẹp, tầm thường thôi Anh Gau ạ. Ko nên lấy lòng quân tử đỗi đãi với dạ tiểu nhân, cũng ko nên nói lí với kẻ ngu, nói với những kẻ ấy chỉ mất lời thôi anh ạ. Em tin GS Châu nhân cách và sự sáng suốt của GS Châu trong từng hành động của mình, ko fải là người hám dánh hám lợi, mà những gì anh ấy làm chỉ muốn góp công sức của mình với sự phát triển của đất nước bằng tài năng, đó là suy nghĩ xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm, chứ ko fải vì mục đích tư lợi vật chất hay danh vọng như lời võ đoán của những kẻ khác.
Osin Huy Duc:
Anh Gau Pham nói thế là không lắng nghe kỹ ý kiến của mọi người. Không ai phản đối việc GS Châu hợp tác với chính quyền. Vấn đề là, một nước nghèo như VN làm gì cũng phải tính thứ tự ưu tiên, đầu tư 631 tỷ cho viện toán trong khi tiền bạc đang cần hơn cho những đầu tư khác ở ngay chính trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Không nên nhắc chuyện cái nhà làm gì và tiền, thì nghe đâu Viện Toán chũng chỉ mới được giải ngân vài tỉ. Nhưng, khi GS vừa nhận giải Field, tôi viết trên FB, mong ông ở lại nơi mà ông có thể cống hiến nhiều nhất cho toán học. Trong thời đại ngày nay, những cống hiến có giá trị dù của ai và ở đâu cũng đều cần thiết cho người VN. Dù không làm ra, người Việt vẫn được hưởng lợi từ I phone của Steve Jobs và FB của Mark Zuckerberg. Thực ra, thành tựu của Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn, đối với người VN, chỉ mới có giá trị ở mức độ tạo ra nguồn cảm hứng. Chính vì thế mà một tiếng nói của các anh ấy, không cẩn thận, nó có thể chuyển cảm hứng của công chúng đi theo một chiều hướng khác.
Ví dụ, thành công của Anh Gau Pham ở WB cũng rất làm cho chúng tôi ngưỡng mộ! Anh Gấu không nhất thiết phải về VN cạnh tranh với chị Phượng.
Anh Gau Pham
Tuấn Trường, mình cũng chưa đồng ý với bạn. Mình nghĩ là trong cuộc đua tranh để giành thêm tự do từ phía chính quyền, giới thức giả gặp phải nhiều sự kháng cự quyết liệt, và họ hy vọng giáo sư Châu với vị thế quốc tế của mình sẽ là một đồng minh tốt giúp tăng lực cho các nỗ lực của họ. Đối với họ bất kể sự hợp tác nào của giáo sư Châu với chính quyền đều đáng bị coi là làm hại các nỗ lực của họ. Cá nhân mình đánh giá cao nỗ lực của cả hai bên và mình nhìn nhận cả hai bên đều đang cùng chia sẻ một mục đích, chỉ có khác nhau về phương pháp do vị trí, vị thế, khả năng ảnh hưởng của hai bên khác nhau. Nếu phải chọn mình sẽ chọn đi theo cách anh Châu vì mình nhìn thấy bên cạnh những nỗ lực nhằm thay đổi hệ thống theo hướng lương thiện, tích cực, hợp tác hơn mà anh chia sẻ với nhóm các vị học giả thì cách của anh Châu còn đặt nền móng cho những phát triển cho một tương lai tươi sáng hơn. Về mặt phát triển bền vững mình nghĩ cách của anh Châu có lẽ có tác dụng hơn, cụ thể hơn. Bên cạnh đấy mình thực sự cảm phục sự dũng cảm của các vị học giả, những người ngồi giữa Hà Nội dám nói và làm, là việc bản thân mình không làm được. Mình nghĩ các quý vị đấy không nên nhìn cách Châu làm như phủ định nỗ lực của họ giống như ai đó nói là phát biểu của Châu làm tăng sức cho các vị học giả trùm chăn. Nói gì cũng phải có lý. Việc ai người đấy vẫn cứ phải làm, trăm hoa đua nở, người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, sao phải tranh cãi bắt bẻ nhau? Nếu mà anh Châu chỉ tay phê phán từng người thì hẵng phản đối, đằng này lại đi suy ra từ những thứ người ta không nói và như thế gây ra sự chia rẽ thật từ những hiểu biết sai, tưởng tượng.
Theo em, bác Osin, vấn đề thực chất ở đây không phải việc 600 tỷ bạc là nhiều hay ít, mà là chúng ta đang đánh hội đồng Châu. Khoa học cơ bản của Việt Nam đang be bét trước đây người ta tưởng là do đầu vào kém nhưng thực ra lý do chính đúng như giáo sư nói là do trước đây thiếu đầu ra. Bây giờ đầu ra là rất tốt thì đầu vào lại bị bỏ bê lâu quá. Như thế chăm sóc vào đầu vào theo cách giống như cung cách giáo dục của các đại học phương Tây để sinh viên và nhà nghiên cứu làm quen với môi trường đó giúp sự chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn khi họ nước ngoài là làm đúng cách chứ.
Trần Trọng Thành
Từ bé NBC đã được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, được sống trong môi trường tương đối lý tưởng, gần như ít phải lo về quan hệ xã hội. Được các thầy cô chú ý, bồi dưỡng, gia đình cũng không bị khó khăn về kinh tế. Việc cạnh tranh của NBC chủ yếu là trong lĩnh vực Toán, không phải các lĩnh vực khác.
NBC cũng chưa bao giờ quyết định số tiền đầu tư đến 1M, bây giờ được giao trên 30M. Tôi thấy cũng đáng lo các bác ạ.
Những giá trị về danh vọng, vinh quang mà GS NBC đem lại chúng ta đều biết, những giá trị về cảm hứng cũng rất cao (chúng tôi đã quay sang nhau, bắt tay, cười vui, tung hô khi biết tin chính thức GS NBC được nhận giải Field). Cũng vì lý do đó, tôi đang lo, nhiều người sẽ thất vọng khi GS NBC đang đem sở đoản của mình ra để … làm gì không rõ nữa.
Anh Gau Pham
Em nghỉ ở WB/IMF rồi anh Osin nhé. Nhưng bao giờ anh qua DC em vẫn mời anh vào ăn trưa trong hai chỗ đó được. :) Kính anh.

Osin Huy Duc
Anh Gau Pham, làm gì có thể có cái gọi là “khoa học cơ bản” trên một nền giáo dục không có căn bản. Cách làm của GS Châu lại là đào tạo gà nòi hoặc tạo ra vài công trình gây tiếng vang trong khi điều chúng ta cần là thay đổi hệ thống giáo dục đại học để tự thân nó có thể đẻ ra hàng chục cái viện như thế mà phi nhà nước.

Trần Trọng Thành
Khoa học cơ bản & khoa học ứng dụng của chúng ta chưa phát triển được, không phải là cần Nhà nước đầu tư bao nhiêu tiền, mà chủ yếu là do tác quyền không được bảo vệ tốt. Cứ lấy các ví dụ về sách lậu ra là đủ để thấy không ai muốn đầu tư làm cái gì đó thật hay, thật sâu.
Sẽ không ai đầu tư cho khoa học, khi mà mình chưa làm thì đã bị copy Anh Gau Pham à.

Anh Gau Pham:
Câu hỏi của anh Osin là câu hỏi tu từ nhé, nếu không thì sự khác biệt thuần túy chỉ là semantics. Gọi nó là một nền giáo dục không có căn bản cũng được, mà bảo nó là một nền giáo dục có căn bản cũng được, chỉ là sự lựa chọn cá nhân thôi. Nếu mà lựa chọn coi nó như nền giáo dục dở hơi không có căn bản thì những sản phẩm của nó như anh, như em, như tất cả các bạn ở đây, các vị học giả thì đều đang làm những việc giả vờ hết. Giật đổ được nó mà xây lại từ đầu được thì thích quá nhưng mà ai xây và xây bằng gì? Thôi thì lành làm gáo vỡ làm muôi mình lôi vài thằng lên trước rồi những thằng đấy lôi những thằng khác lên như một cái pyramid scheme vậy chứ lật đổ nó thì đến bao giờ? Những cái vấn đề bức xúc của xã hội mà anh nhắc đến em nghĩ là có gốc văn hóa và truyền thống chứ không đơn thuần là lỗi của nhà cầm quyền. Người ta có thể thay đổi cấu trúc thượng tầng mà phải đầu hàng văn hóa và truyền thống, ví như các cộng đồng Việt ở Mỹ này hoàn toàn không được Đảng lãnh đạo nhưng có đủ các trò úp chụp, dọa nạt, lấn lướt, áp đặt, ra tối hậu thư, hạ bệ y như ta thấy ở bên nhà. Cách làm của giáo sư Châu em thấy thinh thích còn ở chỗ như là mình đang bắt cả dây vào để lôi kéo cả nền văn hóa sang gần gũi với văn minh phương Tây hơn, từ từ thay máu cho nền văn hóa bản địa cũ kỹ, không hiệu quả. Em đề nghị anh Osin bênh vực Châu hơn vì em nghĩ sẽ rất sớm thôi người ta sẽ nhìn thấy những thành quả thực chất của cách tiếp cận của Châu và lúc đó mình không muốn bị coi là người đi ngược lại những gì là tiến bộ.
Bác Trần Trọng Thành, cách lập luận của bác thực sự là không đóng góp gì cho thảo luận. Chưa từng quản lý khoản tiền nào quá 1 triệu giờ đi quản lý 30 triệu thì có gì đáng lo? Bác cho xin ví dụ những ai mới đẻ ra đã quản lý 30 triệu mình xem? Thêm nữa tác quyền là cái gì mà quan trọng thế? Phương Tây đến được chỗ này cũng phải qua một quá trình thử sai liên tục về tác quyền. Ngoài ra nếu bác coi copy là nguyên nhân làm hại khoa học thì bác thử copy lại thành quả của giáo sư Châu đi mình xem bác có làm được không? Bác là trí thức mà lập luận thế này sau này bác lãnh đạo xã hội thì là bỏ mẹ mình đấy.

Trần Trọng Thành:
Gau à, không biết bơi mà xuống nước thì cũng gay đấy, khi tranh luận face2face với NBC tôi nhận ra điều đó. Và tôi lo về sự lãng phí tiền bạc trong đó. NBC định lập quỹ khuyến học và không có khái niệm gì về quản lý quỹ, mặc dù quỹ đó có nhiều Cty, cá nhân muốn góp vào nhưng đã lập được đâu?
Nghĩ ra cái gì mà bị copy ngay thì có muốn nghiên cứu không?

Anh Gau Pham:
Bác Trần Trọng Thành, thành thật là lập luận của bác không có tính thuyết phục nên việc bác tranh luận mặt đối mặt với NBC hay không cũng chỉ thế thôi. Theo bác thì Châu nên có một quá khứ xuất thân như thế nào để lập được quỹ khuyến học thành công nhất? Bác Châu cần mẹ gì phải hiểu về quản lý quỹ, như cựu Tổng thống Clinton làm nhân viên quản lý quỹ ngày nào? Mà bác đừng có nhầm lẫn quỹ là fund với quỹ là foundation nhé – hai cái đấy đòi hỏi cái kỹ năng khác nhau không lẫn lộn được. Còn cái câu hỏi của bác về tác quyền mình nghĩ chẳng có relevance gì ở đây, thành thật xin bác bỏ nó đi cho.

Trần Trọng Thành:
‎1. Bill Cliton không phải là chuyên gia, ông là leader, ông đã rất biết cách dùng người. NBC là một chuyên gia trong một lĩnh vực rất hẹp. Trước khi lâp quỹ khuyến học, NBC đã không tham khảo ý kiến chuyên gia, nên buổi ra mắt biến thành buổi để NBC update thêm về khái niệm “công ty quản lý quỹ”, không phải chỉ bố GS NBC đứng ra quản lý là OK.
2. Vấn đề bản quyền liên quan đến sự phát triển của khoa học (cơ bản & ứng dụng), điều mà GS Châu muốn phát triển. Tôi không nghĩ là không có liên quan.
3. Tôi e rằng có chuyện tương tự như “nhà thơ làm kinh tế” hay “bác sỹ sản khoa đi chữa mắt” ở đây.

Anh  Gau Pham:
Hôm nay nhân ngày đầu năm mới, lại đang ở nhà anh Osin nên mình phải gọi nhiều bạn là bác này bác kia cho lịch sự nhưng mà mệt quá.
Hôm nay mới ngày đầu năm mới mà chỉ vì chú Khôi thích trích dẫn hồng tím leng keng mà mình và Noam Chomsky suýt nữa tẩn nhau. Noam nhắn Khôi là nhân ngày đầu năm mới bác đừng xuyên tạc lời tôi thế. Noam cũng lịch sự như mình, ngày đầu năm mới để tránh xui quyết không gọi là là thằng.
Mình đề nghị các bác bên phe bọ Lập thế này.
1. Chấp nhận đi là tiếng Việt nghèo nàn chỉ có một từ “trí thức”. Giờ các quý vị muốn độc quyền khái niệm này để chỉ người trí thức VIẾT HOA, DẤN THÂN, PHẢN BIỆN, CÃI LẠI CHÍNH QUYỀN, CÓ LÒNG VỚI SỰ ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC. Tôi đồng ý dấn thân, phản biện, cãi lại chính quyền, có lòng với sự đau khổ của người khác đều là tốt cả nhưng chỉ không đồng ý với việc các quý vị đòi người ta cứ phải thế mới được coi là người trí thức. Giải pháp cho quý vị là cách người ta đã làm lâu nay là thêm tính từ vào để phân biệt các loại trí thức: trí thức trùm chăn, trí thức xa lông, trí thức lưu manh, trí thức tiến bộ, trí thức viết HOA, viết thường. Không ai cấm các vị làm thế cả.
2. Chú Khôi viết bài đăng trong blog bọ Lập lần sau nên bỏ cái khoe mình là cháu bác Nhanh đi. Hay là cháu bác Noam Chomsky cũng thế. Noam Chomsky viết về trách nhiệm của người trí thức chứ không phải đang cố tìm một định nghĩa cứng nhắc về người trí thức. Chomsky nhắn Khôi đừng có call his name in vain. Bài viết không có lý lẽ nên chỉ còn sót lại những câu thống thiết chẳng có ý nghĩa gì. Nên chăng rút kinh nghiệm đi.
3. Vấn đề người trí thức liệu có phải đóng vai phản diện hay không nghe chừng đã xuôi chúng ta nên hỏi thêm thế nào là phản biện? Nhiều người ở đây cứ đòi phải đối kháng, phản kháng, kích động, phê bình thẳng tay. Đề nghị các quý vị coi phản biện khác với phản kháng. Cứ có ý kiến khác là phản biện dù sự độc lập tương đối đến đâu. Không cứ nhất thiết phải độc lập hoàn toàn với đối tượng bị phê bình mới là phản biện.
4. Trong suy nghĩ non nớt của tôi, rồi thì một ngày khi Đảng ta không còn lãnh đạo xã hội nữa thì cũng vẫn còn các anh các chú các bác các bạn và tôi đây ngồi lại đây thảo luận các vấn đề xã hội và lúc đó phải nói mặc dù đã được trả lại tự do tư tưởng nhiều thằng vẫn còn nói ngu bỏ mẹ. Quý vị hình dung ra vai trò người phản biện trong xã hội lúc đó nó ra làm sao. Thử nghĩ lúc đó Bọ Lập làm bộ trưởng Văn hóa mà tôi với bọ Lập bất đồng về định nghĩa người trí thức dấn thân thì liệu bọ Lập có nói tử tế với tôi như hôm nay nói về Khôi hay không? Chắc chắn là không rồi. Cái đó là cái tôi định nói về cái nếp văn hóa của ta – mình đi phản biện thằng khác thì được mà thằng khác phản biện mình thì chỉ là thằng nói láo thôi.
5. Theo ý tôi chỉ có một loại phản biện đáng nể là bọn phản biện không theo một phe phái nào cả, tức là những cá nhân phản biện không kiêng nể ai, chửi trái, chửi phải, chửi tất, miễn là chửi đúng. Dạo này nhìn thấy các cụ phản biện đã thành ra một phe và nhiều vị đã bắt đầu lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tôi mặc dù yêu quý kính trọng các quý vị rất nhiều nhưng tuyệt đối không thể chấp nhận lối ăn nói ba vạ lấy được áp đặt cả vú lấp miệng em nói bất chấp lý lẽ. Đề nghị các quý vị tự suy nghĩ, kiểm điểm để lần sau khỏi tham gia vào những vụ đổ vạ tập thể thế này mất hết điểm với người trẻ chúng tôi.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"