Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Nhớ nhà: Tại sao người di dân Trung Quốc sẽ làm 3.2 tỷ chuyến đi trong 40 ngày

Nguồn: Homesick: Why Chinese Migrants Will Take 3.2 Billion Trips Over 40 Days
Helen Gao, The Atlantic,

neofob, x-cafevn.org, chuyển ngữ
  Lạc lõng và vật lộn để sống ở những thành phố lớn ở Trung Quốc, những người lao động đương đầu với những hàng người hỗn loạn và những chuyến đi gian khổ nhằm có một cơ hội tìm lại những gì họ để lại quê nhà.
  

Một người Trung Quốc mang đồ đạc của ông qua Ga Xe lửa Tây Bắc Kinh -- AP
  Đó là một quang cảnh quá đỗi quen thuộc với người dân Trung Quốc ở những thành phố lớn: quảng trường ồn ào thường ngày ở trước nhà ga trở nên trông im ắng đến kỳ dị trong cái lạnh mùa đông, chật ních người xếp hàng rồng rắn ra đến mép quảng trường và kéo dài trên vỉa hè gần cả dặm. Đàn ông trong áo khoác xanh đệm bông của quân đội và phụ nữ với em bé đang ngủ trên lưng chờ đợi trong con mắt thê lương.  Một số thay phiên với bạn và vợ chồng để cứ mỗi vài giờ là họ có thể cuộn tròn trên quần áo nhựa mà họ trải kế bên tường mà ngủ.
  Xuân vận, hay còn gọi là mùa du lịch cao điểm Lễ hội mùa Tết, là một khoảng thời gian mà người Trung Quốc làm việc hay đi học ở thành phố xa trở về nhà để ăn Tết, ngày lễ quan trọng nhất của Trung Quốc.  Trong vòng ba chục năm qua, hơn 250 triệu lao động trẻ, đa số từ những tỉnh kém phát triển nội địa, đã di cư đến những thành phố ven biển để tìm việc làm tốt hơn và đời sống giàu có nơi đô thị. Xuân vận bắt đầu thường vào giữa tháng Giêng, có thể xem như là một việc đi ngược thời gian xu hướng 30 năm kể trên ở tốc độ cao, hàng chục năm của di dân quay ngược trở lại trong hai tuần.  Người ta dự đoán rằng người du lịch Trung Quốc sẽ làm 3.158 tỷ chuyến đi trong 40 ngày bắt đầu từ mùng 8 tháng Giêng, một chu kỳ di dân lớn nhất của nhân loại trên Trái đất.  Nhiều chuyến đi này mất trên 30 giờ.
  Khi sự di dân xuân vận diễn ra lần đầu vào số lượng lớn vào năm 1995, đặt áp lực lên cơ sở hạ tầng già cỗi của quốc gia, chính phủ đã cố gắng làm dịu căng thẳng bằng cách ra lệnh các nhà máy phải giữ lại ít nhất 60 phần trăm công nhân di dân ở lại vào dịp Tết.  Các nhà máy cũng bị cấm thu nhận công nhân mới cho đến 30 ngày sau mùa Tết.  Thế nhưng những lệnh cấm trở nên vô hiệu khi các nhà máy không thể hay không sẵn lòng thi hành chúng. Ý chí đoàn tụ gia đình của dân chúng quá mạnh mẽ đến nỗi nhà nước đã phải lui bước.  Theo năm tháng, con số di dân gia tăng thế nhưng những nâng cấp của hệ thống giao thông quốc gia, cho dù nhanh chóng đến kinh ngạc, vẫn không theo kịp.  Suy cho cùng, tại sao nhà nước chi hàng trăm tỷ Nhân dân tệ để xây dựng hệ thống xe lửa rộng khắp để sẽ nằm yên hầu hết trong năm như bình luận viên Yang Hengjun đã chỉ ra?
Gần như một trong bốn trẻ em là bị bỏ lại bởi cha mẹ di dân.
  Kết cục việc có được một vé xe lửa vào giữa tháng Giêng là ác mộng hàng năm cho những công nhân di dân cũng như cho chính quyền.  Lần đầu tiên, nhà nước cho phép dân chúng đặt vé trực tuyến hoặc bằng điện thoại, một bước đi quá trễ nhằm giảm những hàng đợi cả ngày ở quầy vé.  Các quan chức cũng đòi hỏi những người mua vé dùng tên thật và số căn cước khi mua vé nhằm ngăn chặn việc mua bán vé chợ đen hoành hành xuân vận trong nhiều năm.  Tuy nhiên máy chủ của trang mạng bán vé ngưng hoạt động trong vòng vài phút sau khi khai trương do bị tràn ngập bởi gần một tỷ kết nối nó nhận hàng ngày. Trên đường điện thoại, một cá nhân có thể phải thử hàng trăm lần để được nối máy và ngay cả vậy chỉ có một số may mắn có thể giành được một chỗ.  Sự hỗn loạn bị làm trầm trọng thêm bởi một luật cho phép mua vé trực tuyến chỉ có 12 ngày trước ngày khởi hành.
  Khi Zhang Xinchuan, một di dân từ phía nam tỉnh Quảng Đông, không kiếm được vé xe lửa, ông ta dự trù hành trình của ông thành một chuỗi zigzag những chuyến đi xe buýt và những chuyến bay ngắn.  Khi được hỏi bởi một phóng viên tờ báo địa phương Nhật báo miền Nam là tại sao ông ta quyết tâm về nhà, Zhang trả lời như thể câu trả lời là rõ ràng. "Tôi không phải là dân gốc tỉnh này, tại sao tôi phải ở lại?"
  Một nhà quan sát có thể hỏi một câu hỏi tương tự như vậy của phóng viên Nhật báo miền Nam: tại sao phải chịu đựng những hàng đợi hỗn loạn đó là chưa kể một chuyến đi khó chịu nhiều giờ mỗi chiều như vậy? Thất vọng về kết cục của cuộc chiến mua vé và mệt lả sau một năm làm việc vất vả ở những thành phố lạ, những công nhân di dân dường như háo hức hơn hết nắm lấy cơ hội đầm ấm cùng gia đình và nguồn gốc của mình.  Một khi cơn xoáy thay đổi của Trung Quốc hiện đại kéo theo những cá nhân khỏi quá khứ của họ, mọi người đang tìm kiếm ý nghĩa mới trong những truyền thống lâu đời mà vẫn còn như việc quay trở về quê vào dịp Tết.
  Kể từ thập niên 1980, sự mở cửa kinh tế của Trung Quốc đã lôi kéo công nhân khỏi ruộng đất của họ với hứa hẹn những cơ hội kinh tế ở thành phố xa xôi.  Họ đổ vào những vùng đô thị như Bắc Kinh và Thượng Hải cũng như những vùng đặc quyền kinh tế như Châu Hải và Thâm Quyến nơi mà sự giàu có được đóng góp bởi công lao của họ ẩn chứa những thách thức hội nhập vào một môi trường rất khác biệt.  Hệ thống hộ khẩu toàn quốc, một di sản sót lại của thời đại của Mao nhằm giữ nông dân ở với ruộng đất của họ, giới hạn quyền hưởng những dịch vụ được trợ cấp như giáo dục công và chăm sóc y tế dựa vào nơi sinh của một người.  Hệ thống hộ khẩu phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống đa thế hệ.  Những công nhân di dân, không thể cho con cái họ nhập học ở những trường ở thành phố hoặc có thể lo mang cha mẹ họ đến sống với họ, thường chọn tự họ di trú và để gia đình họ lại quê nhà.  Con số trẻ em bị để lại đã đạt 58 triệu -- gần một phần tư số trẻ em của quốc giam theo một báo cáo chính thức vào năm 2009.
  Những việc làm của công nhân di dân ở những điểm xây dựng hay nhà máy cho phép họ để dành một phần tiền lương để gởi về nhà nhưng với việc giá bất động sản tăng như tên lửa chuyện mua một nơi ở thành phố luôn là việc không với tới. Ở một xã hội mà việc làm chủ một ngôi nhà ở thành phố thường là thước đo của thành công và của cải, việc không thể mua nổi một căn hộ có thể làm cho những người di dân cảm thấy như là những kẻ thất bại, càng làm tăng cảm giác lạc lõng của họ. Những chính sách bề ngoài với mục đích để "bảo vệ an toàn của họ" càng đẩy họ ra xa phạm vi thành phố nơi họ sống trong những cộng đồng bao quanh bởi tường dưới sự trông chừng của công an. "Cho dù không có chung cư, chúng tôi có thu xếp ở một góc nhỏ," một người di dân viết trong một bức thư trên một diễn đàn phổ biến đối với dân thành phố. "Thế nhưng xin đừng nhạo báng chúng tôi: Có phải lỗi tại chúng tôi rằng chúng tôi không thể mua nổi nhà?"
  Mạng lưới trợ giúp của các gia đình và bạn bè là điều cốt yếu để tồn tại ở nông thôn Trung Quốc, nơi mà mạng lưới an sinh xã hội yếu kém và gần như không có.  Khi những di dân một mình đến một thành phố mới đầy người lạ, họ tìm kiếm tái lập mạng lưới đo bằng cách dựa vào sự giúp đỡ của đồng hương, những người di dân khác đến từ cùng thôn hay tỉnh. Đối mặt với những viễn cảnh không lường trước ở những chỗ tuyển lao động và các dịch vụ lao động trung gian được biết đến với tín nhiệm đáng ngờ, nhiều người mới đến có việc làm đầu tiên qua những quan hệ đồng hương.  Thật không khó để tìm những nhóm thợ xây dựng với mọi người đến từ một thị trấn hay những dây chuyền sản xuất giày bao gồm những cô gái nói cùng một thổ ngữ.  Thay vào sự vắng mặt của một công đoàn lao động có hiệu quả hay những kênh khác để lên tiếng nỗi bất bình, những mối quan hệ địa phương này cũng giúp công nhân xích lại với nhau và mặc cả với chủ của họ.  Cuộc đình công nổi tiếng vào năm 2010 ở một nhà máy Honda ở Phật Sơn đã khích động một làn sóng bắt chước dọc bờ đông của Trung Quốc được tổ chức bởi hai di dân từ tỉnh Hồ Nam, là quê nhà của Mao Trạch Đông, được biết đến với tinh thần cách mạng.
  Kỳ thị từ những tinh hoa thành phố và những người thuê mướn mà họ coi thường gốc gác quê quán của những người di dân cũng góp phần làm trầm trọng gốc tích quê quán của họ.  Những di dân từ những vùng đông dân nhưng kém phát triển của những tỉnh nội địa Trung Quốc là nạn nhân của những sự kỳ thị này.  Các gia đình thành phố mướn người trông trẻ hay người giữ nhà thường hỏi người nộp đơn về gốc gác tỉnh của họ trước khi quyết định; những chỗ mướn người thông thường trưng bảng "chỉ phỏng vấn nhân công Chiết Giang", "miễn xét hồ sơ từ An Huy" hay "miễn Hà Nam." Phẫn nộ và bơ vơ, nhiều di dân tìm sự an ủi ở việc thắt chặt mối quan hệ của họ với đồng hương hoặc có thể chọn đối đầu với những sự kỳ thị đó bằng cách kết giao với tỉnh nhà mạnh mẽ hơn, một cách thách thức đầy tự hào. Trong một quyển sách bán chạy về những khuôn mẫu vùng miền, Người Hà Nam đã xúc phạm ai?, ba tác giả người Hà Nam sống ở Bắc Kinh bảo vệ gốc gác tỉnh nhà bằng cách ca ngợi sự vĩ đại của vùng đất đã sản sinh những triết gia như Lão Tử và Trang Tử. "Không phải ai cũng sống xứng đáng với tên của họ như những ngưòi Hà Nam có thể," họ viết vậy.
  Khi những người di dân đi từ thành phố này sang thành phố khác, ý nghĩa của nhà trở nên rộng hơn và đậm đà hơn.  Cảm giác lẫn lộn và chơi vơi theo đuổi gần như mọi người di dân, có lẽ là một phụ phẩm không tránh khỏi của sự phát triển chóng mặt của Trung Quốc.  Cảm giác ấy chỉ có được giải tỏa vào mỗi độ cuối tháng Giêng về và khi những người di dân bước lên những chuyến tàu và xe về quê. Khi cuộc chiến vé xe sôi bỏng vào năm nay, ngay cả điều an ủi ngắn ngủi này dường như mong manh cho nhiều người.  Hệ thống bán vé trực tuyến mới, nơi để đặt vé xuân vận chủ yếu năm nay, được thiết kế kém và khó khăn về kỹ thuật đối với nhiều di dân không quen thuộc với máy tính.  Nhiều người quay qua những cách cũ, chờ đợi ngoài quầy bán vé ở những ga xe lửa, thường là ở hàng đợi trong nhiều ngày, để bị nghe là những người dùng Internet đã mua tất cả vé. Trong một bức thư gởi Cục đường sắt, Huang Qinghong, một di dân Trùng Khánh làm việc ở Ôn Châu viết, "Xếp hàng để mua vé vào dịp xuân vận là một cực hình cho di dân chúng tôi mỗi năm thế nhưng khi chúng tôi nóng lòng chờ đợi nó vào năm nay, chúng tôi không có cả vé...Ông ra ý tưởng hệ thống mua vé Internet trong lúc ngồi phòng máy lạnh, hút thuốc và uống trà thế nhưng ông có bao giờ nghĩ đến cuộc sống của chúng tôi?"
  Trên một diễn đàn Internet bàn luận về bức thư, một di dân khác bàn thêm, "Nếu như chúng tôi có lựa chọn, chúng tôi chẳng sẽ về quê chỉ trong dịp Tết."
  Xuân vận: Chunyun, việc hàng năm ở Trung Quốc mọi người sử dụng mọi phương tiện để về quê ăn Tết hoặc du lịch.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"