Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Đôi Lời với Nhà kinh tế Phạm Chi Lan

Linh Hoàng
BBT Dân Luận: Tác giả là một chuyên viên chính Tổng Cục Thống kê, mới nghỉ hưu, hiện đang sống ở trong nước. BBT Dân Luận dùng bút danh Linh Hoàng thay cho danh tính thật mà tác giả sử dụng trong bài viết này sau khi đã trao đổi và được sự đồng ý của tác giả
Đã đến lúc các trí thức, chuyên gia, học giả khi lên tiếng cần phải thoát khỏi mọi ràng buộc của Hệ thống, để phát biểu trọn vẹn vấn đề.
Chuyên gia kinh tế Phạm Lan Chi/ ảnh: mekongnet.ru
Từ trước đến giờ và có lẽ cả sau này nữa, tôi luôn quý trọng kiến thức và sự từng trải của Bà Phạm Chi Lan về các vấn đề kinh tế và xã hội.
Tôi đã đọc kỹ bài “Viễn cảnh kinh tế nào cho kinh tế Việt nam năm 2012 trên Báo Điện tử Tia Sáng ngày 16 tháng 1 năm 2012. Tôi rất khâm phục sự sắc sảo và hòan toàn đồng thuận với phân tích của Bà về kinh tế Việt Nam trong 4 năm 2008 – 2011 và cả dự cảm vào năm 2012:
Năm 2012 đã đến và Rồng sắp tới cửa nhà, mà lòng người còn nặng trĩu lo âu đến nỗi không dám kỳ vọng gì nhiều vào năm của con vật thiêng ấy.
Quả thực di sản cộng dồn từ 4 năm 2008-2011 và những căn bệnh kéo dài của cả hệ thống kinh tế ở nước ta đã và đang bộc phát, cùng đổ gánh nặng của chúng vào năm 2012. Lạm phát cao trong khi tăng trưởng giảm, những bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài, như bội chi ngân sách, nhập siêu cao, nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp tăng với tốc độ đáng báo động, tỷ trọng hàng tồn kho không tiêu thụ được và số doanh nghiệp phải đóng cửa lên cao chưa từng có. Đời sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề khi thu nhập thực tế liên tục giảm theo đà vật giá leo thang, khi hàng triệu người lao động mất việc làm, mất nguồn sống hoặc bị giảm đáng kể thu nhập do hàng vạn doanh nghiệp ngừng hoạt động và không biết bao nhiêu doanh nghiệp khác liêu xiêu.
Bốn năm liên tục chèo chống với khó khăn vừa qua còn làm hao hụt đi không ít thành quả của hơn 20 năm cải cách, khi các biện pháp hành chính trở nên phổ biến hơn trong giải quyết các vấn đề kinh tế, khi năng lực thể chế và kỷ cương bị tham nhũng lấn át, khi nguồn lực bị phân bổ méo mó hơn theo sức mạnh tăng lên của các nhóm lợi ích, khi một lượng lớn của cải được tích tụ một cách không chính đáng trong tay số ít người giàu có, quyền uy và gây nên khoảng cách cùng sự bất bình ngày càng lớn trong xã hội, khi văn hóa, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng và lòng tin sụt giảm nặng nề”
Sau phần phân tích này, Bà cũng đã “gạn đục khơi trong” để tìm thấy một vài niềm vui nho nhỏ trong năm 2011 của nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt hơn, Bà đã có những lời ca ngợi, cổ súy cho nhân dân Ả Rập và Người biểu tình: “ngay từ đầu năm 2011 mùa xuân Ả Rập đã bừng lên thật đẹp, quét đi những đè nén ngự trị bao năm và tưởng như vĩnh cửu ở một số nước trong khu vực đặc biệt này của thế giới. Con đường của người dân nơi đây đi đến dân chủ, văn minh, thịnh vượng chắc chắn không hề dễ dàng, nhưng đã được mở ra rồi và không thế lực nào có thể chặn lại được nữa. Rồi nhân vật “Người biểu tình” mà tạp chí Times bình chọn cho năm 2011 xuất hiện ở Mỹ, ở Nga, ở một số nước khác, nói lên ý chí và sức mạnh của người dân đòi hỏi và sẵn sàng tham gia thay đổi những trật tự bất công - nguồn gốc của những bất ổn xưa nay trên thế giới - để xây dựng cuộc sống công bằng, bình đẳng hơn cho đông đảo người dân các nước đó
Nếu cứ tuân thủ theo tư duy bình thường, hợp với Logic, đặc biệt đối với những người có nhãn quan sâu sắc và tinh tế như Bà thì tôi nghĩ rằng Bà không nên hy vọng gì vào Đảng Cộng sản và Nhà nước hiện nay có thể làm cho kinh tế - xã hội Việt nam sẽ sáng sủa vào năm 2012 và các năm sau đó. Vậy mà, kết luận bài viết Bà đã viết: “năm 2011 cũng để lại hy vọng cho năm 2012 với những bài học và quyết tâm thực hiện tiếp Nghị quyết 11 của Chính phủ về chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và với sự nhất trí cao về thay đổi mô hình tăng trưởng, tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế. Đã thấy rõ đây là những việc phải làm và phải làm sớm, làm mạnh, làm tới nơi tới chốn, nên nếu được có một điều ước thì xin ước rằng những việc này sẽ được thực hiện thực sự nghiêm túc ngay trong năm 2012 để năm Rồng này có thể đánh dấu một bước chuyển tới tương lai tươi sáng cho đất nước ta, dân tộc ta”. Lẽ ra, Bà phải dấn thêm một bước, Bà đưa ra niềm hy vọng mới vào một “cuộc cách mạng” giống như “mùa xuân Ả Rập” cho Tổ Quốc Việt Nam thì bài viết của Bà sẽ thuyết phục biết bao nhiêu. Chỉ cần như thế, Bà sẽ không còn bị mang tiếng là “nhà đối lập trung thành của chế độ” (theo tiêu chuẩn đánh giá của Nhà văn Phạm Thị Hoài trong Bài “Sự lạc quan vô tận” đăng trên Dân Luận, ngày 17/1/2012)
Thật là tiếc cho các tác giả như Bà Phạm Chi Lan và cho những bài viết "nửa vời" như thế.
Linh Hoàng

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"