Suy nghiệm

“Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”. 
 
 Nguyên Kha trước tòa án Long An, 16.5.2013


“Ông Hồ Chí Minh nói: Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”.
« Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn »
Nguyễn Phương Uyên trước tòa án Long An, 16.5.2013

"Thứ hai là nếu nhà em không chịu mất, không chấp nhận hy sinh thì tất cả bà con trên cả nước này, những người dân thấp cổ bé họng mà đang bị áp bức như nhà em không có chỗ nào để kêu cứu.
"Và cái được thứ ba nữa là các hộ nuôi trồng thủy sản của Tiên Lãng, họ sẽ được rất nhiều vì họ sẽ không bị chịu cái cảnh như gia đình em nữa.
"Thế nhưng mà em thấy là gia đình em sai ở một chỗ là mình đã làm quá một chút.
"Nhưng mà em chỉ nghĩ là mình tự vệ quá giới hạn thôi chứ em không cho rằng gia đình em đã chống những người thi hành công vụ bởi vì em nghĩ rằng đấy không phải là người thi hành công vụ, bọn em cho rằng đấy là cướp chứ không phải thi hành công vụ."


 "Luôn luôn và mãi mãi Việt Nam nên và cần nắm tay TQ nhưng cũng cần hơn là phải nắm tay Mỹ, và phải nắm tay Mỹ bằng tay phải và TQ bằng tay trái một cách thực sự, một cách bình đẳng, bằng không TQ một tay nắm tay mình, tay kia sọc vào lưng mình, thậm chí cắt cổ mình .

Sai lầm hết sức tệ hại của những người lạnh đạo đảng CSVN hiện nay là nắm Trung Quốc bằng tay phải và dứ tay vào mặt đa số thế giới còn lại, đặc biệt là dứ vào mặt Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang

Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam hãy phá án cho tôi

Thứ nhất, tôi làm điều này để bảo vệ nền pháp quyền non trẻ của đất nước tôi.
Thứ hai, tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình.
Thứ ba, biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.


Sự thức tỉnh nào dưới chế độ cộng sản cũng đau đớn: Ông Nguyễn đã có lần rưng rưng nước mắt. (trang 486 bản thảo) Ông xác nhận: “Muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ dăm năm. Ðó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay. Muốn nghe ai phê bình, khen chê gì thì nghe, muốn đọc sách gì thì đọc, dù là người thông minh, chịu suy nghĩ, cũng chỉ biết lờ mờ một chế độ thôi.” (trang 473 bản thảo).


"...Ngược lại một khi họ cố tình đụng đến tôi tức họ cố tình xâm phạm hiến pháp và pháp luật. Bản thân họ sẽ phải trả giá rất lớn, theo đúng qui định của pháp luật thôi. Nếu như nhà cầm quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam muốn xoá bỏ tôi cả về khiá cạnh vật chất lẫn khiá cạnh con người, tôi nghĩ rằng cả sự thiệt hại về con người cũng như tài sản của tôi mà góp phần đưa đất nước Việt Nam đến chế độ đa đảng, dân chủ vì quyền lợi của Tổ Quốc Việt Nam và nhân dân Việt Nam sớm hơn dù chỉ một giây, thì tôi vẫn cam lòng không có vấn đề gì phải suy nghĩ cả."


"Những nguyên tắc sống mình đã đặt ra thì không bao giờ mình chịu lùi, tuyệt không bao giờ; trong nguyên tắc sống ấy có vấn đề quan điểm: trí thức là người độc lập về tư tưởng và tự do, không một thứ mệnh lệnh nào áp đặt được lên mình "

"Cuộc đời này luôn là một nghiệm sinh, mỗi chặng đường mình trải, mỗi con người mình gặp, dù tốt hay xấu đều là duyên nghiệp của mình".
 

“Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng, cho dù chỉ có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lầy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ, tự do cho người dân Việt Nam. Và CSVN đừng mong cho bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi…"

Thế nhưng tôi thiết nghĩ, chừng nào những người Việt Nam ở nước ngoài, những người đi từ năm 1975, hay đi sau này mà còn thương những người ở nhà thì còn cần phải lên tiếng mạnh mẽ, đánh động thế giới, buộc lương tâm họ phải thức giấc mà chú ý đến Việt Nam nhiều hơn nữa, nhất là quan tâm đến bản chất tàn ác của chế độ cộng sản Hà Nội và những vi phạm nhân quyền của chế độ ấy. Phải gia tăng áp lực để buộc Hà Nội phải thay đổi. Họ không thay đổi thì họ sẽ phải chịu những hậu quả tai hại hơn nữa. Áp lực như thế, tối thiểu mình đã giúp đỡ dân tộc bớt đi phần nào những đau khổ hàng ngày

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"