Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Người Việt bức xúc trước việc quan chức địa phương chiếm đất

Nguồn: Radio Australia
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Một sự kiện tranh chấp đất đai ở thành phố Hải Phòng đã trở thành một vấn đề quốc gia
Khi khoảng độ 100 cảnh sát và quan chức địa phương đến để giải toả một nông dân và gia đình ông, họ đã không chịu khuất phục và chống trả lại bằng súng và bom tự chế.
Đây là một trường hợp chống trả bằng bạo lực hiếm hoi tại quốc gia Việt Nam do Cộng sản cai trị.
Và sự ủng hộ rộng rãi của dư luận đối với người nông dân này đã nhấn mạnh mối bất bình su đậm về tệ nạn cướp đất được cho là bởi quan chức địa phương đồng loã với những nhà xây cất.
Xướng ngôn viên: Liam Cochrane
Người được phỏng vấn: Ben Bland, phóng viên về Việt Nam của tờ Financial Times, Anh Quốc

BLAND: Tranh chấp đất đai là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên trên khắp Việt Nam, nơi luật sở hữu đất đai không được rõ ràng. Tính nổi bật của vụ này là việc sử dụng bạo lực mạnh của người nông dân và gia đình ông trong việc tìm cách bảo vệ mảnh đất của mình. Người nông dân 49 tuổi tên là Đoàn Văn Vươn đã có quá trình tranh chấp lâu dài với chính quyền địa phương về mảnh đất của ông, trước đây từng là một khu đầm lầy. Ông đã biến nó thành một trại nuôi thuỷ sản và khi chính quyền địa phương và cảnh sát đến để trục xuất ông ra khỏi mảnh đất của mình, ông và gia đình đã cài đặt một số những quả mìn tự tạo và chống trả lại bằng súng. Một cuộc đấu súng đã nổ ra và sáu cảnh sát đã bị thương, theo tường trình của truyền thông nhà nước. Sự kiện này xảy ra vào ngày 5 tháng Giêng và ông Vươn cùng gia đình đã bỏ trốn và cuối cùng đã bị bắt giữ và bị buộc tội cố ý giết người. Vì thế nó đã đã có một mức độ bạo lực hiếm thấy và sự kiện ban đầu đã lắng dịu nhưng rõ ràng là trong vài tuần qua đã có một sự ủng hộ và thông cảm rộng rãi đến ông Vươn cùng gia đình. Trong dư luận địa phương, một số những luật sư, blogger nổi tiếng và thậm chí cả cựu chủ tịch nước đã lên tiếng bảo vệ ông, họ nói rằng chính quyền đã sai trái trong việc tìm cách tịch thu đất của ông và họ thông cảm với việc xử dụng bạo lực, điều vốn rất hiếm hoi ở Việt Nam.
COCHRANE: Và tôi nghĩ rằng với việc sử dụng bạo lực như thế, như ông đã nói, rất hiếm hoi. Có phải điều này đã đánh trúng vào thái độ của người dân trên khắp đất nước?
BLAND: Tôi nghĩ vậy, ý tôi là ta phải hiểu được rằng việc tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân sâu xa nhất của sự bức xúc và mâu thuẫn tại Việt Nam và tất cả đều liên quan đến nạn tham nhũng. Vì thế Việt Nam, giống như Trung Quốc, đang do Đảng Cộng sản nắm quyền, nhưng nó đã giải phóng nền kinh tế của mình trong 20 năm qua. Vì thế giờ đây mọi người có thể mua bán trao đổi quyền sử dụng đất đai nhưng trên danh nghĩa thì nhà nước và nhân dân lại sở hữu toàn bộ đất đai và sự mập mờ này dẫn đến rất nhiều vấn đề, đặc biệt là khi chính quyền địa phương muốn nắm quyền kiểm soát đất đai để bán lại cho những nhà xây dựng. Và ví dụ như Liên Hiệp Quốc đã nói rằng những vụ tranh chấp đất đai này là nguyên nhân lớn nhất của nạn tham nhũng tại Việt Nam vì họ cho rằng thường xuyên những nhà xây dựng sẽ đồng loã với chính quyền địa phương, họ sẽ tìm cách mua đất với giá rẻ từ người dân, phát triển nó để hưởng lợi nhuận khổng lồ. Và Việt Nam là một quốc gia tương đối tham nhũng căn cứ trên mọi hạng mục quốc tế và những vấn đề đất đai là trọng tâm của tệ nạn này. Vì thế tôi cho rằng đã có rất nhiều sự đồng tình trên cả nước. Nếu không phải với phương cách mà ông ta đã sử dụng để bảo vệ mảnh đất của mình thì chí ít cũng với hoàn cảnh mà ông đang mắc phải và điều rất phổ biến tại Hà Nội, nơi tôi đang ở, là việc chứng kiến những vụ biểu tình về đất, người dân đến từ những làng quê ngoại ô với những tranh chấp nào đó, họ tuần hành trên phố với đơn kiện và khẩu hiệu bày tỏ những nguyên nhân khác nhau của mình. Vì thế đây là một vấn đề mà 85-86 triệu người dân Việt Nam có được một sự đồng cảm nào đó. Ví dụ như nhiều người đều có một thân nhân nào đấy đang liên quan đến việc tranh chấp đất đai.
COCHRANE: Tôi có thể hình dung được rằng chính quyền Việt Nam rất lo lắng về những sự kiện loại này sẽ trở thành một ví dụ điển hình và về khả năng đe doạ đến tính ổn định xã hội từ những vụ tranh giành đất như thế này. Họ đang nói gì?
BLAND: Chính quyền cũng không tuyên bố điều gì công khai về việc họ lo lắng ra sao, nhưng chắc chắc việc này cho thấy một mối quan tâm ngày càng lớn.
Thủ tướng Việt Nam, người đứng đầu trong bộ ba lãnh đạo tối cao đã ra lệnh điều tra hành động của tỉnh và đã có một cố gắng nhỏ nhằm dập tắt vấn đề này, đưa nó vào quên lãng. Nhưng những vụ tranh chấp đất đai và những vấn đề liên quan đến đất đai lại là một trong những mối quan tâm chủ chốt đến sự ổn định xã hội đối với chính quyền, cùng với những vụ đình công của công nhân ở các nhà máy. Và một dấu hiệu cho thấy mức quan tâm của chính quyền là họ đã từ chối cấp phép cho tôi và những phóng viên nước ngoài khác đến Hải Phòng để điều tra sự việc và rõ ràng là chúng tôi đã biết mọi việc nhờ đọc được trên truyền thông nhà nước, nhưng chúng tôi vẫn muốn đến đấy để tìm cách có được một cái nhìn cân bằng hơn trên thực tế, nhưng họ đã từ chối cho phép các phóng viên nước ngoài đến đấy và chính quyền Hải Phòng nói rằng họ cũng muốn báo chí địa phương cũng như ngành truyền thông do nhà nước quản lý ngưng việc tường thuật vụ việc này, và đấy là dấu hiệu cho thấy rằng họ đang lo ngại về không khí ngày càng căng thêm trước sự kiện này cũng như mức độ của dư luận công chúng. Vì thế tôi cho rằng hiện nay họ đang tìm cách dập tắt nó và có lẽ cuộc điều tra này sẽ có báo cáo sau vài tháng khi vấn đề này trở nên yên ắng hơn.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"