Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Hoa Kỳ sẵn lòng cam kết đến mức nào trong việc bảo vệ quyền lợi lợi ích của mình và khu vực?
Những công dân bình thường ở phương Tây có thể chưa bao giờ nghe nói đến Hoàng Sa, một quần đảo gồm hơn 30 đốm nhỏ nằm giữa vùng Biển Đông. Chẳng có gì nhiều để mà nói. Đó là một nơi tốt để đánh cá và có lẽ để khoan dầu, còn về tổng thể, các hòn đảo không quan trọng gì. Chúng không phải là những nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong ý nghĩa là nếu kiểm soát được chúng thì sẽ thay đổi được thứ hạng về địa chính trị.
Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa từng sôi bỏng, lúc này lúc khác đã sang tay giữa người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Pháp. Ngày nay, quần đảo được cả Trung Quốc và Việt Nam khẳng định chủ quyền, mặc dù chính Trung Quốc đã kiểm soát và đóng quân ở đó. Một lịch sử lâu dài và phức tạp về quyền sở hữu chỉ đơn thuần thêm quần đảo Hoàng Sa vào một danh sách dài, phức tạp tương tự của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Dù với bản chất kém chiến lược hơn, các hòn đảo vẫn có giá trị để sử dụng như một thước đo cho những cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng châu Á và Thái Bình Dương.
Những Kỳ vọng
Dù từng chiếm được quần đảo Hoàng Sa từ những năm 1970, Trung Quốc trong những năm 1970 rất khác so với Trung Quốc ngày nay - chủ yếu là đói nghèo và đóng kín cửa với cộng đồng toàn cầu. Những gì từng đạt được bởi một Trung Quốc ngày nay đã có thể nhiều hơn, và cái năng lực cùng sự tự tin mới được phát hiện này khiến các nước láng giềng của nó phải lo lắng, những nước đã phải trông đến Hoa Kỳ để được hỗ trợ hầu làm nên một thế cân bằng cho sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, Tuy nhiên, chính xác là các nước này đang trông đợi những gì từ Hoa Kỳ ?
Tổng thống Barack Obama đã hơn một lần từng diễn đạt những cam kết về kinh tế và an ninh khôn khéo của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ có thể làm được gì trong khu vực, cả về tài chính lẫn quân sự là điều đáng nghi vấn. Không phải để cho rằng Hoa Kỳ đã mất vị trí của mình trong thế giới như một siêu cường toàn cầu, nhưng là Hoa Kỳ có thể không còn vận dụng được ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới như họ đã từng sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Người ta có thể lập luận rằng Hoa Kỳ đã duy trì sự giải quyết của mình nhưng khả năng phóng tỏa quyền lực của họ đã thu hẹp lại. Thực tại về kinh tế đã buộc Obama phải giảm bớt các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, trong khi chính trị và đặc biệt là việc tái đắc cử của ông đã khiến những cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại trở thành thứ yếu so với các vấn đề trong nước. Đó là sự bắt buộc nếu không muốn nói là cần thiết, để các chính trị gia phải hướng đến các vấn đề mà cử tri quan tâm. Những cuộc bầu cử và tái bầu cử từng đạt thắng lợi nhờ cách thuyết phục dân chúng rằng mình, người ứng cử viên, mang quyền lợi tốt nhất của người dân trong tâm khảm mình và rằng đối thủ của mình, là cội nguồn của tất cả những khổ đau của người dân.
Nếu những quốc gia châu Á theo dõi các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tìm kiếm một số manh mối, một số gợi ý về việc Hoa Kỳ sẽ giải quyết các vấn đề khu vực vào năm 2012 và xa hơn nữa như thế nào, có lẽ tốt nhất là họ hãy đừng nhặt rác thông tin trên Internet nữa. Nói thế không phải là để cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã hoàn toàn biến mất nhưng đúng ra là nó đã mờ nhạt vào bên trong hậu trường rồi.
Nhìn về phía trước ở đa phần tương tự
Lúc này, các bên có quan tâm chỉ có thể tham gia vào trò chơi phỏng đoán. Với việc Obama tái đắc cử trong sự cân bằng, chẳng có gì để bàn về việc Hoa Kỳ sẽ giải quyết khu vực châu Á-Thái Bình Dương ra sao. Tuy nhiên, có lẽ là đảng Dân chủ và Cộng hòa không quá khác nhau về vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự nổi lên của Trung Quốc và sự tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường châu Á, và làm thế nào để Mỹ có thể hưởng lợi từ điều này, đều là những quan tâm cho cả đảng chính trị.
Nếu Obama giành được chiến thắng cho một nhiệm kỳ thứ hai, hy vọng ông sẽ thực hiện những gì ông đang làm. Tuy nhiên, chắc chắn ông sẽ thực hiện những hứa hẹn dễ thực hiện hơn mà sự tập trung của ông sẽ giúp đưa nền kinh tế Mỹ trở lại tình trạng tốt đẹp. Một cải tổ nội các có thể xảy ra, nhưng không chắc rằng đó là một sự kiện nghiêm trọng khiến có thể làm thay đổi các mục tiêu chính sách đối ngoại của Obama trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mặt khác, nếu như Obama phải rời khỏi Tòa Bạch Ốc vào tháng mười một, Đảng Cộng hòa có thể sẽ trì hoãn việc giải quyết các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi còn phải có những ưu tiên lớn hơn trong việc thực hiện lời hứa khi tranh cử trên mặt trận trong nước. Hơn nữa, nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng, bạn có thể mong đợi nhiệm kỳ đầu tiên là một loại nhiệm kỳ mà chính sách đối ngoại (giải cứu các cam kết của Mỹ ở Afghanistan, Iraq, và bản chất bốc đồng của Iran) sẽ là thứ yếu. Những quốc gia châu Á đang tìm kiếm hỗ trợ nơi Hoa Kỳ nên mong đợi ít nhiều sự tương tự nếu Obama giành được thắng lợi - bốn năm đột phá của những mưu chước an toàn về chính trị.
Thử nghiệm thực tế
Như phần lớn các trận chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 là một thử nghiệm về phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với việc chiếm giữ lãnh thổ của Trung Quốc, cuộc vươn dậy của Trung Quốc trong một thập kỷ qua và những năm trước là một thử nghiệm về lòng cam kết của của Mỹ đối với khu vực. Như trong quá khứ và đang diễn ra ở hiện tại, Mỹ không phải là sự ngả nghiêng hay ý muốn về chính trị để phải tham dự vào các hoạt động bổ sung và tốn kém ở nước ngoài (Libya, nơi Hoa Kỳ đóng một vai trò hỗ trợ chứ không phải lãnh đạo, là một ngoại lệ).
Điều này đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương đi về đâu? Trên danh sách các vấn đề phải giải quyết, châu Á sẽ rơi vào một nơi nào đó sau Iran nhưng trước Trạm vũ trụ quốc tế. Thực tế cho các chính trị gia là có quá nhiều việc phải làm nhưng quá ít thời gian để thực hiện. Chương trình nghị sự chính trị luôn luôn lớn hơn so với thực tế cho phép, và thật không may nhưng chắc chắn, điều đó có nghĩa là hầu như việc thực hiện các chương trình nghị sự luôn không đáp ứng được những kỳ vọng.
Nhưng phải chăng điều này phản ánh sự suy yếu về quân sự của Hoa Kỳ, mối bất mãn phổ biến ở trong nước, hoặc phó sản của những khó khăn kinh tế ? Câu trả lời có lẽ là tất cả những điều ấy ở các mức độ khác nhau. Các lực lượng vũ trang thực sự có bị thu hẹp, nhưng đất nước vẫn có khả năng phóng tỏa sức mạnh ở nước ngoài. Các cử tri, phản ánh thái độ của dân số như một tổng thể, đã bày tỏ sự bất mãn của họ đối với Washington DC, trong việc xử lý cuộc suy thoái kinh tế của mình.
Các ưu tiên đã thay đổi để tập trung mạnh hơn vào các vấn đề trong nước, mặc dù người ta có thể đưa ra lập luận rằng, có sự tham khảo của dân chúng hay không, vấn đề đối ngoại vẫn từng là lĩnh vực chính trị Washington. Và tất nhiên, khó khăn kinh tế đã buộc Mỹ phải đánh giá lại các cam kết của mình ở trong và ngoài nước.
Thực tế là khả năng hỗ trợ của Hoa Kỳ có tồn tại nhưng sẽ bị giới hạn. Tầm nhìn là rõ ràng, tuy nhiên, có lẽ tôi sẽ được chứng minh là mình sai. Có lẽ Mỹ sẽ rút khỏi khu vực hoặc (có thể nhiều khả năng) là Mỹ sẽ cam kết hoàn toàn, không hạn chế. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc vẫn còn là một phần của cuộc thảo luận, Hoa Kỳ cũng sẽ còn ở đó, điều ấy là chắc chắn.
Nguồn: Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Hoa Kỳ sẵn lòng cam kết đến mức nào trong việc bảo vệ quyền lợi lợi ích của mình và khu vực?
Những công dân bình thường ở phương Tây có thể chưa bao giờ nghe nói đến Hoàng Sa, một quần đảo gồm hơn 30 đốm nhỏ nằm giữa vùng Biển Đông. Chẳng có gì nhiều để mà nói. Đó là một nơi tốt để đánh cá và có lẽ để khoan dầu, còn về tổng thể, các hòn đảo không quan trọng gì. Chúng không phải là những nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong ý nghĩa là nếu kiểm soát được chúng thì sẽ thay đổi được thứ hạng về địa chính trị.
Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa từng sôi bỏng, lúc này lúc khác đã sang tay giữa người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Pháp. Ngày nay, quần đảo được cả Trung Quốc và Việt Nam khẳng định chủ quyền, mặc dù chính Trung Quốc đã kiểm soát và đóng quân ở đó. Một lịch sử lâu dài và phức tạp về quyền sở hữu chỉ đơn thuần thêm quần đảo Hoàng Sa vào một danh sách dài, phức tạp tương tự của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Dù với bản chất kém chiến lược hơn, các hòn đảo vẫn có giá trị để sử dụng như một thước đo cho những cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng châu Á và Thái Bình Dương.
Những Kỳ vọng
Dù từng chiếm được quần đảo Hoàng Sa từ những năm 1970, Trung Quốc trong những năm 1970 rất khác so với Trung Quốc ngày nay - chủ yếu là đói nghèo và đóng kín cửa với cộng đồng toàn cầu. Những gì từng đạt được bởi một Trung Quốc ngày nay đã có thể nhiều hơn, và cái năng lực cùng sự tự tin mới được phát hiện này khiến các nước láng giềng của nó phải lo lắng, những nước đã phải trông đến Hoa Kỳ để được hỗ trợ hầu làm nên một thế cân bằng cho sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, Tuy nhiên, chính xác là các nước này đang trông đợi những gì từ Hoa Kỳ ?
Tổng thống Barack Obama đã hơn một lần từng diễn đạt những cam kết về kinh tế và an ninh khôn khéo của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ có thể làm được gì trong khu vực, cả về tài chính lẫn quân sự là điều đáng nghi vấn. Không phải để cho rằng Hoa Kỳ đã mất vị trí của mình trong thế giới như một siêu cường toàn cầu, nhưng là Hoa Kỳ có thể không còn vận dụng được ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới như họ đã từng sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Người ta có thể lập luận rằng Hoa Kỳ đã duy trì sự giải quyết của mình nhưng khả năng phóng tỏa quyền lực của họ đã thu hẹp lại. Thực tại về kinh tế đã buộc Obama phải giảm bớt các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, trong khi chính trị và đặc biệt là việc tái đắc cử của ông đã khiến những cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại trở thành thứ yếu so với các vấn đề trong nước. Đó là sự bắt buộc nếu không muốn nói là cần thiết, để các chính trị gia phải hướng đến các vấn đề mà cử tri quan tâm. Những cuộc bầu cử và tái bầu cử từng đạt thắng lợi nhờ cách thuyết phục dân chúng rằng mình, người ứng cử viên, mang quyền lợi tốt nhất của người dân trong tâm khảm mình và rằng đối thủ của mình, là cội nguồn của tất cả những khổ đau của người dân.
Nếu những quốc gia châu Á theo dõi các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tìm kiếm một số manh mối, một số gợi ý về việc Hoa Kỳ sẽ giải quyết các vấn đề khu vực vào năm 2012 và xa hơn nữa như thế nào, có lẽ tốt nhất là họ hãy đừng nhặt rác thông tin trên Internet nữa. Nói thế không phải là để cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã hoàn toàn biến mất nhưng đúng ra là nó đã mờ nhạt vào bên trong hậu trường rồi.
Nhìn về phía trước ở đa phần tương tự
Lúc này, các bên có quan tâm chỉ có thể tham gia vào trò chơi phỏng đoán. Với việc Obama tái đắc cử trong sự cân bằng, chẳng có gì để bàn về việc Hoa Kỳ sẽ giải quyết khu vực châu Á-Thái Bình Dương ra sao. Tuy nhiên, có lẽ là đảng Dân chủ và Cộng hòa không quá khác nhau về vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự nổi lên của Trung Quốc và sự tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường châu Á, và làm thế nào để Mỹ có thể hưởng lợi từ điều này, đều là những quan tâm cho cả đảng chính trị.
Nếu Obama giành được chiến thắng cho một nhiệm kỳ thứ hai, hy vọng ông sẽ thực hiện những gì ông đang làm. Tuy nhiên, chắc chắn ông sẽ thực hiện những hứa hẹn dễ thực hiện hơn mà sự tập trung của ông sẽ giúp đưa nền kinh tế Mỹ trở lại tình trạng tốt đẹp. Một cải tổ nội các có thể xảy ra, nhưng không chắc rằng đó là một sự kiện nghiêm trọng khiến có thể làm thay đổi các mục tiêu chính sách đối ngoại của Obama trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mặt khác, nếu như Obama phải rời khỏi Tòa Bạch Ốc vào tháng mười một, Đảng Cộng hòa có thể sẽ trì hoãn việc giải quyết các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi còn phải có những ưu tiên lớn hơn trong việc thực hiện lời hứa khi tranh cử trên mặt trận trong nước. Hơn nữa, nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng, bạn có thể mong đợi nhiệm kỳ đầu tiên là một loại nhiệm kỳ mà chính sách đối ngoại (giải cứu các cam kết của Mỹ ở Afghanistan, Iraq, và bản chất bốc đồng của Iran) sẽ là thứ yếu. Những quốc gia châu Á đang tìm kiếm hỗ trợ nơi Hoa Kỳ nên mong đợi ít nhiều sự tương tự nếu Obama giành được thắng lợi - bốn năm đột phá của những mưu chước an toàn về chính trị.
Thử nghiệm thực tế
Như phần lớn các trận chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 là một thử nghiệm về phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với việc chiếm giữ lãnh thổ của Trung Quốc, cuộc vươn dậy của Trung Quốc trong một thập kỷ qua và những năm trước là một thử nghiệm về lòng cam kết của của Mỹ đối với khu vực. Như trong quá khứ và đang diễn ra ở hiện tại, Mỹ không phải là sự ngả nghiêng hay ý muốn về chính trị để phải tham dự vào các hoạt động bổ sung và tốn kém ở nước ngoài (Libya, nơi Hoa Kỳ đóng một vai trò hỗ trợ chứ không phải lãnh đạo, là một ngoại lệ).
Điều này đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương đi về đâu? Trên danh sách các vấn đề phải giải quyết, châu Á sẽ rơi vào một nơi nào đó sau Iran nhưng trước Trạm vũ trụ quốc tế. Thực tế cho các chính trị gia là có quá nhiều việc phải làm nhưng quá ít thời gian để thực hiện. Chương trình nghị sự chính trị luôn luôn lớn hơn so với thực tế cho phép, và thật không may nhưng chắc chắn, điều đó có nghĩa là hầu như việc thực hiện các chương trình nghị sự luôn không đáp ứng được những kỳ vọng.
Nhưng phải chăng điều này phản ánh sự suy yếu về quân sự của Hoa Kỳ, mối bất mãn phổ biến ở trong nước, hoặc phó sản của những khó khăn kinh tế ? Câu trả lời có lẽ là tất cả những điều ấy ở các mức độ khác nhau. Các lực lượng vũ trang thực sự có bị thu hẹp, nhưng đất nước vẫn có khả năng phóng tỏa sức mạnh ở nước ngoài. Các cử tri, phản ánh thái độ của dân số như một tổng thể, đã bày tỏ sự bất mãn của họ đối với Washington DC, trong việc xử lý cuộc suy thoái kinh tế của mình.
Các ưu tiên đã thay đổi để tập trung mạnh hơn vào các vấn đề trong nước, mặc dù người ta có thể đưa ra lập luận rằng, có sự tham khảo của dân chúng hay không, vấn đề đối ngoại vẫn từng là lĩnh vực chính trị Washington. Và tất nhiên, khó khăn kinh tế đã buộc Mỹ phải đánh giá lại các cam kết của mình ở trong và ngoài nước.
Thực tế là khả năng hỗ trợ của Hoa Kỳ có tồn tại nhưng sẽ bị giới hạn. Tầm nhìn là rõ ràng, tuy nhiên, có lẽ tôi sẽ được chứng minh là mình sai. Có lẽ Mỹ sẽ rút khỏi khu vực hoặc (có thể nhiều khả năng) là Mỹ sẽ cam kết hoàn toàn, không hạn chế. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc vẫn còn là một phần của cuộc thảo luận, Hoa Kỳ cũng sẽ còn ở đó, điều ấy là chắc chắn.
Nguồn: Asia Sentinel