Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Những nén hương lòng

Govapha
Ngày 30 tháng 04 là những ngày nghĩ lễ khỏi phải đi cày, thấy phần nhiều ai cũng thích, có dịp vui chơi đó mà. Tôi không biết tôi nên đứng đâu trước hàng rào "có triệu người vui có triệu người buồn" của ngày 30/04 lịch sử mỗi năm.
Biểu tượng chiến thắng là hy vọng, đừng tự lừa dối nữa. Cơn ác mộng dai dẳng đã bắt đầu từ ngày đất nước được hòa bình, luôn phải đối mặt với sự xấu xa đen tối bao quanh. Kẻ thắng cuộc lạc quan chiếm ưu thế khi phân chia buồn vui, nhưng sự thật đã chứng minh. Từ ngày Mr. Ho đem Chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai về, thì đất nước dân tộc Việt đã tiềm ẩn chung một tai ương để đến tận ngày hôm nay, gánh chịu trên đầu gãy cổ oằn lưng một chữ BUỒN to tổ bố. Thành phần nào đã vui trên trang lịch sử chảy máu huynh đệ tương tàn này, khi đất nước dân tộc bị nhiễm độc từ con vi trùng đỏ? Giấc mơ về một đất nước giàu dân mạnh chỉ là giấc mơ. Trái tim tôi từng đau nhói khi lần đầu đọc thấy hai câu thơ của ông Bùi Minh Quốc "Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi". Tôi nhìn lại quá khứ tự hào thắng cuộc giống như một vực thẳm, và mỗi người dân với đôi chân gần bên mép vực. Chế độ độc tài, những người độc tài chỉ vì từ tham vọng quyền lực, tham lam quyền lợi đã phá vỡ mọi thứ. Tôi học được gì từ mái trường đỏ nơi lập lờ đánh lận con đen chữ nghĩa dối trá cần được tung hô, cần nhìn nhận lũ độc tài các ông như những vị anh hùng, phải biết ơn đến một chế độ bạo lực du côn. Lũ độc tài các ông rất muốn biến chúng tôi thành những con vẹt, tệ hơn là những con robot.

Ngày 30/4 & cái chết để cho con được đi học!

Gocomay
Không hiểu sao suốt mấy hôm nay, sau đi đọc cái tin “Chết để con được đi học!” trên báo Pháp Luật TP tôi cứ nghĩ nếu không có cái ngày 30.04 của cái Bên thắng cuôc thì liệu người mẹ Việt Nam họ Nguyễn kia có phải làm cái việc vô cùng thương tâm là thắt cổ tự vẫn để khỏi phải là gánh nặng đè lên một gia đình đang có 3 đứa con đang học hành tấn tới hay không?
Từ khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, cụ Hồ Chí Minh, người khai sinh ra chế độ Cộng sản - cha đẻ của Bên thắng cuôc chả vẫn mong cho mọi người dân Việt Nam đều ”có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” là gì?
Vậy mà người Việt Nam đã đổ hàng núi xương sông máu suốt từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau trong cuộc trường chinh để có được một ngày 30.04.1975. Sau 38 năm “đất nước trọn niềm vui” non sông liền một giải lại có những hoàn cảnh mà chính người trong cuộc đã phải cay đắng thốt ra “Suy cho cùng, chị ấy bị đè chết vì học phí và viện phí” (Lời chị Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau) hay sao?

30 Tháng Tư, lo trước về tương lai

Ngô Nhân Dụng
Chúng ta không thể tránh được, cứ đến ngày 30 Tháng Tư mỗi năm lại chợt nhớ về quá khứ. Niềm tưởng nhớ thường có trong một ngày giỗ. Mà đúng hôm nay là một ngày giỗ. Ngoài những vị tướng chỉ huy tử tiết, như Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Trần Văn Hai, Tướng Lê Văn Hưng, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, còn biết bao nhiêu các binh sĩ, sĩ quan khác cũng đã chết để bày tỏ khí tiết trong cùng một ngày. Có vị sĩ quan cảnh sát chọn công viên Lam Sơn làm nơi thể hiện lời nguyền chết vinh hơn sống nhục. Nhiều vị sĩ quan, công chức, đã về nhà, cùng chết với gia đình. Chúng ta hướng về tất cả những anh hùng liệt sĩ đó trong ngày giỗ tập thể hôm nay.
Và nhiều chiến sĩ vô danh khác nữa. Trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 có nhiều nhóm quân nhân (Nhảy Dù, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, vân vân) đã quyết định cùng chết với nhau. Họ đứng khoác vai nhau, tự sát bằng những trái lựu đạn. Họ đã lựa chọn cùng nhau thể hiện tình “đồng sinh đồng tử, huynh đệ chi binh” một lần cuối cùng, trước khi tan hàng vĩnh viễn.

Cảm xúc ngày 30 tháng 4

Ls. Nguyễn Văn Đài

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.
Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang Cộng Hòa Dân Chủ Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức.
Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

Giải phóng mặt bằng một cuộc cải cách kinh tế

Hà Đình Sơn

Hai chục năm gần đây toàn xã hội đã không ai xa lạ với cụm từ “Giải phóng mặt bằng – GPMB” tức là thu hồi đất đai. Giải phóng mặt bằng chính là một cuộc cách mạng kinh tế mang đặc trưng xã hội chủ nghĩa. Nó xảy ra ở các địa phương, tỉnh, thành trong toàn quốc. Nó tác động đến kinh tế, xã hội của cả nước từ hai chục năm cho đến nay và còn di họa về sau.
Cuộc cải cách kinh tế thứ nhất là cải cách ruộng đất những năm 50 ở miền Bắc và phong trào Tập đoàn hóa sản xuất nông nghiệp ở miền Nam sau năm 1975. Cuộc cải cách kinh tế thứ hai là cải tạo tư sản ở miền Bắc và cải tạo tư sản ở miền Nam. Cuộc cải cách kinh tế khác nữa đó là các lần đổi tiền. Gọi là cải cách kinh tế vì chúng xảy ra đều dẫn đến sự biến động toàn diện tới tình hình kinh tế của xã hội. Nó có đặc trưng chung đều là sự thu hồi hay tước đoạt đoạt đất đai, tài sản của một bộ phận nhân dân hoặc của toàn dân để tập trung vào tay nhà nước hoặc để phân phối lại cho một bộ phận khác trong xã hội. Các cuộc cách mạng kinh tế này không sáng tạo ra giá trị mới cho xã hội, thậm chí còn phá hoại kinh tế xã hội. Sau mỗi một cuộc cách mạng kinh tế là một thời kỳ nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Nhưng các cuộc cách mạng kinh tế trước đây chưa chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên hậu quả của nó dễ nhận ra.

Nỗi lòng góa phụ


Chồng bà ngã xuống trong một cuộc chiến chống ngoại xâm. Nhưng số phận nghiệt ngã của đất nước, cũng là của chính gia đình bà, đã khiến bà suốt gần 40 năm qua luôn sống trong lặng lẽ, với nỗi đắng cay và lo âu thường trực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Giải phóng vô. Đất nước thống nhất. Sài Gòn, cũng như trên toàn miền Nam, “có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”.
Với góa phụ trẻ Huỳnh Thị Sinh, bà không còn tâm trí để mà buồn. Bao trùm bà lúc này là một nỗi lo sợ. Chồng bà tử trận cách đấy hơn một năm, mất xác, từng được vinh danh.
Giờ đây, cuộc hân hoan ngoài kia không có phần cho bà, dù chồng bà đã ngã xuống trong một trận chiến bảo vệ sự trọn vẹn cho mảnh đất Việt Nam trước cuộc xâm lấn của ngoại bang.
Từ căn hộ trên lầu 2 chung cư Nguyễn Kim, bà lặng lẽ nhìn những đoàn người chiến thắng đang vui mừng, và những con người thua cuộc đang nhớn nhác. Rồi bà lôi những tấm hình của chồng ra đốt hết, vì sợ chúng sẽ làm liên lụy tới cuộc sống của bà, lúc này đang còn phải nuôi ba con gái, đứa lớn nhất lên 10, đứa bé nhất mới 4 tuổi.

Ông Trương Tấn Sang bị cô lập toàn diện

Trần Vương

Ông Nguyễn Minh Triết nói: ”Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết nội bộ”. Ông Sang đã gay cấn và tìm cách tấn công ông Dũng từ trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và trước nữa là các chiêu tấn công Thủ tướng Phan Văn Khải (từ khi ông Sang còn là Trưởng ban kinh tế). Ông Triết đã nhìn đúng ông Sang.
Cần nhìn rõ các chiêu của Trương Tấn Sang trong việc gây mất đoàn kết nội bộ, phá nát Đảng cộng sản Việt Nam
Chiêu thứ nhất: Sang nắm Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh để dùng quân lính Công an moi móc các thông tin, gần đây chủ yếu là Ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế. (Nay Toàn và Triều đã nghỉ hưu nhưng vẫn dùng đệ tử để làm việc này). Thông tin thường là thất thiệt, đổi trắng thay đen hoặc lấy một chuyện bé xíu xé thành lớn rồi tâu đến Trương Tấn Sang, những lúc như thế Trương Tấn Sang thường trề cái môi dày ra, nghiến răng mấy cái rồi mới ra tay.

Thư tâm tình gửi các bạn chống cộng quá khích

Nguyễn Thành Công, cựu chiến binh QĐND Việt Nam


(Nhân đọc bài Trách nhiệm với non sông của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, tôi viết thư này muốn trao đổi, tâm sự với các bạn chống cộng quá khích, nếu bạn không phải là những người chống cộng quá khích thì không nên đọc).
Tôi sinh trưởng ở một tỉnh miền Bắc, vào quân đội, ra chiến trường nhưng không tham gia đơn vị chiến đấu mà ở đơn vị hậu cần. Vì vậy tôi chưa hề bắn súng vào bất kỳ ai. Tuy nhiên, trong một đợt ném bom của không quân Mỹ tôi bị thương, không nặng lắm, được đi điều trị, khi trở lại đơn vị thì miền Nam đã giải phóng. Tóm lại, cuộc sống của tôi cũng bình thường như nhiều người khác. Vào mấy năm gần đây, gia đình tôi nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng. Nói thế chắc các bạn biết rồi. Tôi gia nhập vào nhóm những người được gọi là dân oan, thường xuyên đến trước cổng cơ quan nhà nước đòi giải quyết quyền lợi mà chưa biết đến bao giờ mới xong.

Việt Nam: Ngoại giao cong quẹo



Bård Larsen
Bård Larsen
Viên đại sứ của Việt Nam tại Na Uy, Tạ Văn Thông không muốn tác phẩm điêu khắc “Hoa Biển” sẽ được dựng lên tại Bygdøy, nhằm lưu niệm những thuyền nhân Việt Nam và thủy thủ Na Uy đã cứu vớt số đông thuyèn nhân. Ông ta nói điều đó có thể gây ra những hậu quả cho mối quan hệ giữa Na Uy và Việt Nam.
Theo nhật báo Dagsavisen, ý ông ta là tượng đài này có thể được dùng vào mục đích chính trị như “làm giảm đi nỗ lực thống nhất một Việt Nam”.
Viên đại sứ này đã có những cuộc họp với hội đồng thành phố Oslo và ban quản trị Bảo Tàng Hàng Hải Na Uy (BTHHN) tại Bygdøy. Cho dù tượng đài được dựng lên, vẫn còn xuất hiện một số tình huống như con sâu trong nồi canh đối với cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Na Uy. BTHHN đã nói rõ rằng họ không muốn những bày tỏ chính kiến tại phần đất sở hữu này. Bảo tàng cũng đã bác bỏ mong muốn của Hội Người Việt Tỵ Nạn về việc khắc cờ Vàng miền Nam trên tượng đài.

30-4-1975: Giai nhân và quái vật

Sơn Văn

Khi đọc đầu đề này hẳn có người nghĩ rằng tôi sắp kể một câu chuyện tình na ná chuyện cổ tích phương Tây “Giai nhân và quái vật” đã làm mê say bao triệu người từ trẻ đến già trên toàn thế giới và vì vậy sẵn lòng chờ một giấc mơ hoa để rũ bỏ dù trong chốc lát những u uẩn của cuộc sống hiện tại. Nếu vậy thì tôi rất xin lỗi mà thưa rằng, những gì tôi nói ngay sau đây sẽ chẳng có vẻ gì của một chuyện tình, càng không phải là một chuyện tình có hậu.
Không nghi ngờ gì nữa, thống nhất đất nước là khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của mình, đặc biệt ở thế kỷ 20, bất luận ở bên nào của chiến tuyến, dù trong hàng ngũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Việt Cộng, hay thuộc lực lượng Việt Nam Cộng hòa chống cộng. Do đó, 30-4-1975 chắc chắn là cái tuyệt vời, cái vô cùng đẹp đẽ khi khép lại cuộc chiến thảm khốc kéo dài 20 năm không một ngày ngưng để nối liền non sông thành một dải. “Giai nhân” mà 30-4-1975 mang lại cho dân tộc ViệtNamchính là chỗ đó!

30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại

Hiền Vy/RFA 
Cách đây 38 năm, hàng triệu người Việt từ miền Trung và vùng cao nguyên Việt Nam bồng bế nhau theo đoàn quân VNCH di tản vào miền nam Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa chính thức cáo chung.
Vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, hàng vạn người đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đủ mọi phương tiện; trên những con thuyền bé nhỏ, đến những tầu chiến hải quân, hay máy bay vận chuyển, hoặc trên những chiếc trực thăng...
Những ngày sau đó, ở Việt Nam là những nhà tù trá hình được gọi là "Trung Tâm Cải Tạo", giam giữ hàng triệu quân nhân công chức VHCH để trả thù. Hàng triệu người Việt tiếp tục vuợt biên, vượt biển tìm tự do trong mười mấy năm sau đó.
Đối với họ, Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen và Ngày 30 Tháng Tư luôn là Ngày Quốc Hận. Trên đường tìm tự do, hàng vạn người đã bỏ thây trên biển cả hay trong rừng sâu nước độc. Với rất nhiều người, 30 Tháng Tư cũng là ngày cúng giỗ những người thân đã nằm xuống.

ÔNG ĐẶNG QUỐC BẢO ĐÃ KHUYÊN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VN NHỮNG GÌ?

Lê Anh Hùng 
Ngày 20/1/2013, tức chỉ 4 ngày trước khi bị bắt đưa vào trại tâm thần một cách trái pháp luật, tôi đã may mắn có cuộc trò chuyện hơn 4 tiếng đồng hồ với Trung tướng Đặng Quốc Bảo (1928), nguyên Uỷ viên BCHTW Đảng, nguyên Bí thư Thứ nhất TW Đoàn, nguyên Trưởng ban Khoa giáo TW.
Đại tá Bùi Tín từng nhận định về vị tướng văn võ kiêm toàn này: “Ông là một cán bộ cấp cao của đảng CS rất hiếm, cực hiếm là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.” Còn báo Tiền Phong ngày 15/6/2009 thì nhận xét rằng con người bộc trực, thẳng thắn này là một nhân vật đầy “ma lực”.
Mặc dù đang ở tuổi 85 và vừa mới trải qua cơn đột quỵ mà theo lời bác sỹ của ông là chỉ có 1% cơ may sống sót, ông vẫn tỏ ra hết sức minh mẫn trong suốt cuộc trao đổi dài mà tôi hầu như chỉ biết lắng nghe. Phần trích dẫn ở đây dài 23 phút, cho thấy tầm nhìn của ông về tương lai đất nước và thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng với cuồng vọng bá quyền nhiều khi không cần che dấu. Đó cũng là những gì mà ông đã góp ý vừa chân thành vừa thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Việt Nam, thể hiện tầm trí tuệ cũng như tấm lòng của một bậc trí thức khả kính trước vận mệnh của dân tộc.

Đại Vệ Chí Dị

Ngưới Buôn Gió
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Chính sự rối ren, quanh lại trong triều chia phe phái tranh giành quyền lực dữ dội. 
Nước Vệ thường tự hào có truyền thống triều đình gắn bó, đoàn kết, ấy vậy mà bỗng dưng xảy cơ sự ấy vì đâu.?
Xưa nay Vệ đoàn kết, bởi Vệ làm chư hầu cho nước lớn, không là Bạch cũng là Tề. Khi quan lại nước Vệ có mâu thuẫn. Sứ thần nước lớn như Bạch, Tề chỉ cần đứng ra dàn xếp là mọi việc ổn thỏa, quan lại Vệ có thể không nghe Vệ Vương chứ không thể trái mệnh của sứ thần thiên tử.
Hơn hai mươi năm nay khi Bạch suy yếu. Vệ quay ra thần phục Tề, dâng đất đai làm lễ chư hầu. Từ đó Vệ ổn định chính sự, khi có khó khăn chỉ cần dâng sớ báo Tề, mọi việc đều êm đẹp. Quan lại trong triều Vệ đua nhau tìm sản vật, tài nguyên dâng Tề làm quà tiến thân. Quan đầu tỉnh chỉ cần phát hiện tài nguyên, gọi người Tề đến khai thác là yên tâm kê cao gối mà ngủ, đến năm đến tháng là tuần tự lên chức. Chính sự nước Vệ vì thế mà yên bình, bốn cõi phẳng lặng.

Đôi Điều Suy Nghĩ về Hoà Hợp Dân Tộc

Bùi Công Tự
Nhớ lại 37 năm trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hòa trong dòng người Hà Nội trôi bồng bềnh trên các đường phố với một niềm vui sướng tưởng như bất tận: Sài Gòn giải phóng rồi ! Cả Hà Nội đổ ra đường. Một hãng thông tấn nước ngoài đưa tin: Hôm nay Hà Nội là thành phố vui nhất thế giới!
Niềm vui nào rồi cũng qua đi… cho đến bây giờ. Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, chương trình thời sự VTV lại vang lên giai điệu hào hùng của bài ca “giải phòng Miền Nam” quen thuộc tự thuở nào. Nhưng lòng tôi thì đã lạnh lùng. Tôi đang là công dân của Sài Gòn. Và tôi thấu hiểu câu nói của ông Võ Văn Kiệt – người con ưu tú của miền Nam: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ông Võ Văn Kiệt được dân Sài Gòn – nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ – yêu mến, kính trọng nhiều hơn bởi câu nói đầy “chất Người” đó. Còn tôi, tôi muốn gọi ông là “người Cộng Sản có trái tim”.
Thế hệ những người như tôi sinh ra cùng Cách mạng tháng Tám, cùng nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Cả một thời lịch sử oanh liệt và bi thương đi qua mái tóc bạc cùng cả một đời mong mỏi. Thời kháng chiến 9 năm thì mong đến “Ngày Độc lập”, sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 thì lại mong đến “ngày Thống nhất”. Rồi ngày ấy cũng đến, ngày 30 tháng Tư năm 1975 được coi là ngày thống nhất đất nước.

Suy nghĩ về vai trò của trí thức hôm nay

ai vai tơ tóc bền trời đất Một gánh cương thường nặng núi sông (Phan Văn Trị) Sau hôm Nguyễn Chí Đức bị đánh (do đi dự phiên toà “công khai” xử Đoàn Văn Vươn), tôi gọi điện hỏi thăm. Dù đang bị đau cả thể xác lẫn tinh thần nhưng Chí Đức chỉ nói qua về mình, còn chủ yếu anh đề cập các vấn đề của đất nước với một nỗi lo lắng khôn nguôi. Cuối cuộc nói chuyện, Chí Đức buồn bã bảo tôi: “Em sợ rằng trong khoảng 5 năm nữa, lớp các bác nhân sỹ, trí thức lớn hôm nay sẽ vãn đi hoặc là đã quá già mà không có lớp kế tục. Nếu chỉ có những người như bọn em thì dầu có hăng hái cũng chẳng mấy tác dụng”.
Nỗi lo của Chí Đức cũng là nỗi lo của tôi. Thực ra thì đội ngũ trí thức có tinh thần phản biện, đóng góp vào công cuộc tiến bộ xã hội và bảo vệ đất nước vẫn không ngừng tăng lên, nhưng những người có uy lực thì vẫn là số ít. Ấy là những bậc trí thức vốn trước đó có một vị thế nhất định ở “lề phải”. Khi tham gia “lề trái – lề dân”, họ có sức mạnh riêng, nhưng họ lại phải hai lần dũng cảm để bước qua: trước khi chấp nhận những phiền toái, tai ương đến với mình, họ phải chấp nhận từ bỏ hầu hết những bổng lộc đã có.
Cho nên ngoài số vẫn đang trong cơn mê dài (mê danh, mê lợi, mê quyền lực, mê bổng lộc bề trên) đáng khinh bỉ, thì thật cũng khó mà trách những người biết cả nhưng lẩn tránh trách nhiệm xã hội, rút vào “tháp ngà khoa học” hoặc phiêu du tháng ngày.
Cũng từ vấn đề Chí Đức đặt ra, tôi bất giác nghĩ đến tình huống nếu bây giờ Trung Cộng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thì liệu dân tộc này đã chắc gì làm được một cuộc kháng chiến như triều Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX? Cuộc kháng chiến ấy, theo hình dung của nhà thơ Bế Kiến Quốc:

Tâm Thư của GS. Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh



Kính gửi qúy đồng hương,
Kính gửi qúy niên trưởng, qúy chiến hữu và gia đình.

Chúng ta lại một lần nữa đứng trước cơn dậy sóng của tháng Tư đen, mùa Quốc hận. Năm 1975 miền Nam Việt Nam rơi vào một thảm họa tận cùng để rồi hàng triệu người phải lìa bỏ quê hương và trôi dạt tới bất kỳ bến bờ nào để có thể tìm được tự do cho cuộc sống của con người. Cơn biến loạn nước mất nhà tan đã không thể nào xóa mờ trong tâm thức của tất cả những người quốc gia tỵ nạn cộng sản cho dù đã qua ba mươi bảy năm quốc hận.

Giờ đây, ngày ba mươi tháng Tư có phải là thời điểm để ôn và nhớ lại những gì đã mất, hay là người Việt quốc gia đang đối mặt với tiêu cực gây ra bởi nghị quyết 36 mà đảng Cộng sản đưa ra và họ đã cố tâm dùng mọi thủ đoạn làm cho chúng ta quên đi cái thân phận lưu vong vì nay đã mang trên người những quốc tịch Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Pháp, Anh hay là Nhật…?

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội

Bình luận của ông Nguyễn Gia Kiểng: Luật sư Nguyễn Văn Đài có lý khi nói rằng nếu trong cuộc nội chiến vừa rồi phe thắng không phải là Việt Nam dân chủ Cộng Hòa mà là VNCH thì đất nước đã khá hơn nhiều, rất nhiều. Nhưng nói rằng sẽ được như Hàn Quốc thì không đúng đâu. Cao Ly vốn đã hơn mình nhiều lắm và con người của họ cũng hơn hẳn con người Viêt Nam. Không phải chỉ vì không có chế độ cộng sản mà họ được như ngày nay đâu. Chúng ta cần học hỏi họ nhiều lắm nhất là về sự lương thiện, thẳng thắn, chính xác, văn hóa tổ chức.
Chế độ VNCH cũng không phải là một chế độ tốt. Các cấp lãnh đạo của nó tuy về kiến thức hơn hẳn các cấp lãnh đạo cộng sản nhưng lại rất thiếu thiện chí, tinh thần trách nhiệm và nhất là ý thức chính trị. Họ sống như một thiểu số tách rời khỏi đại khối dân tộc và thiếu hẳn ý chí đấu tranh. Và họ cũng chỉ là những nhân sĩ rời rạc chứ không phải là một đội ngũ.
VNCH hoàn toàn không phải là một chế độ tốt, chỉ không gian ác thôi. Chúng ta cần xây dựng một nước Cộng Hòa Việt Nam hoàn toàn mới, rút kinh nghiệm lịch sử từ cả hai chế độ cộng sản lẫn Việt Nam Cộng Hòa.

30 tháng Tư năm 2051


(Thân tặng tác giả của Bên Thắng Cuộc…)
Ánh sáng đầu ngày còn yếu ớt trên biển vắng lạnh và im sóng. Những con chim hải âu chưa thức giấc, chỉ một vài con dã tràng lăng xăng trên bãi cát vàng. Tôi và những con dã tràng: luôn luôn bận rộn suốt 38 năm qua và trước đó; nhưng thiên nhiên và tháng ngày tiếp nối theo nhau, không quan tâm gì đến những hạt cát chúng tôi xây đắp.
Lướt qua một bài viết trên BBC, giật mình vì lời tuyên bố của ngài Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học Viện Chính Trị Xã Hội của Hà Nội… rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ lãnh đạo xứ này trong nhiều thập kỷ sắp đến vì không có đảng đối lập. Hơn nữa, sau 68 năm từ ngày chiếm chánh quyền vào 1945, đảng đã thu nạp được 4-5 triệu thành viên, cùng chục triệu thành đoàn, cộng với (?) thân nhân gia đình. Quan trọng hơn hết, đảng đang kiểm soát toàn bộ máy công an và quân đội. Phần lớn các nhà phân tích chính trị trong và ngoài nước đồng ý với nhận định này.

Lại nói về nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại

Nguyễn Thanh Giang
- Kính gửi Hội nghị Trung ương 7 ĐCSVN -
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Tiến sỹ Trần Nhơn – nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi lại vừa công bố một bài thơ chính luận dài 1020 câu mang tiêu đề “Nghĩ về Quốc hội, Đảng và ... thời cuộc” mà ông gọi là trường ca. Tôi thì gọi đây là bản “Diễn ca Việt Nam đương đại”.
Bố cục không được chặt lắm song sức khái quát của bản diễn ca thật lớn.
Hãy nghe ông triết lý:
Trời đất không hài hòa âm dương,
Thế giới thiếu hội nhập đa phương,
Hành tinh mất cân bằng sinh thái,
Ắt là hậu quả sẽ khôn lường!

Cảm Nhận về bài viết "Lời Xưng Tội Lúc Nửa Đêm" của Vũ Thư Hiên

Tâm Như
Dân Luận





Con đường dài hai mươi cây số dẫn đưa linh mục đến gặp kẻ liệt gập ghềnh khúc khuỷu. Căn nhà ẩn sâu giữa rừng hoang vắng. Sự sống leo lét như mấy vệt sáng vàng vọt của đèn dầu lọt qua khe cửa *, cho thấy đời nghèo khó là một ngõ hẹp, ai đã vào không tìm được lối ra. Nhưng cảnh thanh bần chẳng khiến chủ nhân phải bận tâm, họ chỉ lo lắng trước nguy cơ kẻ liệt sẽ bị mất linh hồn. Chính vì thế theo đúng ước muốn của bệnh nhân, họ đã cất công mời linh mục đến, để người đã quên sạch kinh bổn được ơn giở lại đạo, được sinh thì trong tay Chúa.

TP. HCM: Đường Cách mạng tháng 8 - Võ Văn Tần: Dân bức xúc khi CSGT và Cơ động đánh người

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, chúng ta được học hành và tiếp thu nhiều kiến thức, thông tin đa chiều... Đã đến lúc dân mình phải dũng cảm đấu tranh với bè lũ chúng nó, đừng để chúng mặc sắc phục rồi hỗn láo với nhân dân, hãm hại nhân dân... Hãy dũng cảm làm chứng, quay phim, thu âm, chụp ảnh những hành động dã man, xấc xược của những người mặc sắc phục... Đưa các thông tin lên công chúng, share rộng rãi để mọi người nắm bắt thông tin và bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chính mình... Hãy cận thận vì khi đã vào đồn chúng nó, chúng nó đập các tài sản (điện thoại, máy quay của mình ngay) và chối bay khi phải ra tòa, vì trong các đồn công an, không hề có camera hoạt động nên chúng nó rất manh động và thực sự, khi đối mặt với bè lũ này, chúng ta đang thấy nó đối xử với dân như kẻ thù.

Dùng vũ lực luôn đồng nghĩa với sự bất lực về nhân tâm


Lần đầu tiên tôi biết về nhà tù cộng sản là qua cuốn “Đêm giữa ban ngày”. Khi đó tôi cũng đã 50 tuổi, và người khuyên tôi tìm đọc chính là sếp cao nhất của cơ quan tôi. Ông nói đọc để biết sự tàn ác của cộng sản, mặc dù ông cũng là cộng sản, là bí thư đảng ủy cơ quan. Một sự thức tỉnh quá muộn mằn.
Quá nửa cuộc đời trở về trước, tôi chỉ được đọc về chuyện người cộng sản bị cầm tù trong nhà tù “Mỹ, Ngụy”, chứ chưa bao giờ biết chuyện người cộng sản bị cầm tù trong nhà tù cộng sản nó như thế nào. Chỉ chừng đó những điều trong “Đêm giữa ban ngày”, cũng đủ để làm đổ vỡ chút lòng tin mù quáng còn sót lại trong tôi. Thực không thể tưởng tượng nổi rằng người lương thiện cũng có thể bị tống vào tù, bởi những người từng được coi là anh em, đồng chí với mình. Sau này, tôi lại được biết thêm còn nhiều người cũng bị đối xử tàn tệ như cha con cụ Vũ Đình Huỳnh. Với anh em, đồng chí của họ còn bị như thế, thì số phận tù binh hoặc những người “tù cải tạo” hẳn kinh khủng hơn rất nhiều.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra Nghệ An

Tú Anh


Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày
Ngày 26/4/2013, công an Việt Nam đã bí mật đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi một nơi khác mà không thông báo, không đáp ứng sự tìm hiểu của thân nhân. Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết vào đêm nay Chủ nhật 28/04/2013 tổ chức buổi thánh lễ cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên « vì yêu nước vì chống Trung Quốc bá quyền, vì phục vụ công ích xã hội » nên đã bị lao tù.
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, xuất thân là lính sư đoàn 3 Sao vàng, và cũng là sáng lập viên Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Sau các bài báo tường thuật những tệ nạn bất công trong xã hội và tham gia phong trào biểu tình tố cáo Trung Quốc xâm lược, năm 2008 anh lãnh bản án 30 tháng tù với tội danh trốn thuế, ngày mãn án tù anh lại bị quy thêm tội danh mới « tuyên truyền chống nhà nước » và bị kết án 12 năm tù.

Giải Phóng

Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả".
Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách "ngoại giao cây tre" nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phảivới một "mandi" mà là một đế quốc. Thay vì "tuẫn tiết", Thiênhoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Chuyện Làng Ngày Ấy & Đền Hùng hôm nay

Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đạ bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. Võ Văn Trực
May mà Bắc Ninh, Phú Thọ … thuộc vùng Pháp chiếm đóng nên Chùa Dâu, Ðền Hùng … mới còn tồn tại.
Nguyễn Thanh Giang
——————————————–
Trước hết, xin nghe qua về những chuyện ở Đền Hùng hôm nay – theo như tường thuật của phóng viên Tiền Phong Online, vào hôm 13 tháng 4 năm 2013:

Lời xưng tội lúc nửa đêm

Vũ Thư Hiên
Khi linh mục già dò dẫm từng bước qua được những bậc thềm khấp khểnh của nhà kẻ liệt thì trời đã khuya lắm. Mấy vệt sáng vàng vọt của đèn dầu lọt qua khe cửa làm cho nó chìm thêm trong bóng tối mịt mùng. Trong đêm tối ông chỉ có thể cảm chứ không thấy được rằng nơi ông tới là một thôn nhỏ đìu hiu với những mái tranh thấp thoáng dưới tán lá rừng rậm rạp.
Linh mục vươn người vặn mình cho đỡ mỏi, mấy đốt sống kêu lục cục. Chủ nhà dựng chiếc Honda dưới thềm, bước vội lên đỡ ông:
- Trình cha, xin cha cẩn thận chỗ bậu cửa.
Linh mục ừ hử gật đầu. Ông mệt lử sau hai chục cây số ngồi ôm eo vượt con đường hết đèo lại suối lổn nhổn đá và rễ cây. Không hiểu sao người ta lại cứ phải tìm ông, trong khi cách đây vài thôn có một xứ đạo khác, tuy không lớn, với một linh mục trẻ?

Phản động như VTV là cùng

Cánh Cò

Tôi không thù hằn gì ông nhưng nói thật giá mà ông đừng lên TV.
Khối người nghĩ lên TV là để hãnh diện với giòng họ, chòm xóm hay lớn hơn là cả nước thì đôi khi sẽ bị hố to, đặc biệt đối với người có danh có vị, nói theo kiểu giang hồ là có số có má, vì khi lên chỗ thị phi trước mắt hàng triệu người mà ăn nói rối rắm, câu cú lủng củng thì có mà ốm đòn với báo chí, chí ít là bị ném đá mềm người.
TV còn có một tai hại nữa mà các phương tiện truyền thông khác không có, đó là hình ảnh của người “muốn nổi tiếng” sẽ không cách gì mà không “lộ nguyên hình” khi lên TV.
Mặc dù trước khi trình diện bản mặt mình với khán giả thì mấy anh chị đã được bộ phận hóa trang mà Tây gọi là make-up son phấn che lấp những sai sót của tạo hóa. Hố bom hố bò, tàn nhang hay vết nám sẽ bị che bằng các lớp hóa chất mỏng tang nhưng có khả năng biến xấu thành dễ coi, biến hốc hác thành đầy đặn, biến nhăn nheo thành trơn láng và cũng có thể, tùy theo tài năng của người nghệ sĩ make-up, biến hung dữ thành hiền hậu, và hay hơn nữa là biến lùn thành cao ráo hơn một tí!

Cuộc chiến tranh bất tận





Tranh ghép của Libera

Cách đây không lâu trên mạng facebook có người đưa một bức tranh ghép của một nghệ sĩ Ba Lan tên là Libera, tác giả này đã “cải biên” bức ảnh nổi tiếng của Nick Út từng đoạt giải Pulitzer, chụp bé gái Phan Thị Kim Phúc đang bị bom napalm đốt cháy năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
Blogger này có lẽ vì sợ độc giả không hiểu nên đã giải thích rằng tuy bức ảnh gốc mô tả nỗi đau của chiến tranh Việt Nam nhưng hiện nay cuộc chiến ấy đã đi vào dĩ vãng, Việt Nam đã có hòa bình, và đang xây dựng đất nước, nên người nghệ sĩ Ba Lan này đã nảy ra sáng kiến sửa chữa các nạn nhân trong ảnh gốc thành những nhân vật sexy, tươi cười, vui đùa trong xã hội mới (mời xem ảnh). Bên dưới tác phẩm ấy, nhiều bạn đọc cũng đã viết những comments với ý kiến tương tự.
Mới đây, một blogger khác cũng đã đề nghị gọi ngày 30/4/75 là ”ngày Hòa Bình”.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

G.s J.London: “Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”

Giáo sư Jonathan London trả lời báo chí Việt Nam tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”  ngày 27/4/2013.
Giáo sư Jonathan London trả lời báo chí Việt Nam tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý” ngày 27/4/2013.
Ảnh chụp qua màn hình TV
Thanh Phương
 Hôm qua, 27/04/2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng  tại Quảng Ngãi đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có giáo sư Jonathan London, Trường Đại học Hồng Kông.


Ông J. London đến dự hội thảo để trình bày một tham luận viết chung với chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt. Điều mà hai tác giả nhấn mạnh đó là, để được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, Việt Nam một mặt phải quảng bá nhiều hơn nữa các bằng chứng pháp lý và lịch sử, nhưng mặt khác phải chấp nhận cải cách chính trị trong nước, thực thi dân chủ và nhân quyền. Từ Quảng Ngãi, giáo sư London trả lời phỏng vấn RFI:

27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận

Thục Quyên

Trong đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta ngày hôm nay, 27 năm sau thảm họa kinh hòang Chernobyl tại Ukraine, có bao nhiêu người đủ ăn đủ mặc, đủ học lực, đủ suy luận và có đủ thông tin để hiểu tương lai Ninh Thuận là một bãi rác hạt nhân khổng lồ, tương lai của người dân Ninh Thuận và con cháu họ là cái chết dần mòn, đau đớn, quằn quại vì bệnh ung thư máu, ung thư tuyến giáp trạng, dị tật bẩm sinh và biết bao hình trạng bệnh tật mới lạ khác? Một điều chắc chắn là Ninh Thuận sẽ không đơn độc một mình. Cả nước Việt Nam ít nhiều sẽ cùng chung số phận vì Phóng xạ là một hiểm họa không màu, không mùi, không vị, không biên giới, cho mọi lòai và kéo dài cho nhiều thế hệ. Đối diện với nó, con người vì không thấy, không ngửi không nếm, không sờ mó được nên bất lực, không đánh giá được chính xác tầm nguy hiểm của kẻ thù để biết nể sợ. (1) Một phần ba lãnh thổ Liên minh Châu Âu đã bị ô nhiễm sau thảm họa Chernobyl (trích từ ORF.ON Science).

Gia đình thăm anh Trần Huỳnh Duy Thức tháng 4 / 2013: Người ta sợ anh cầm viết hơn cầm súng


Hôm nay (28/04/2013) gia đình đã thăm Thức tại K1, trại giam Xuân Lộc. Điều ấn tượng đầu tiên là Thức đã lên ký và rắn chắc thấy rõ sau một tháng rưỡi không còn biệt giam. Nhìn Thức phong độ và dường như đang lấy lại thể trạng hồi trước khi bị biệt giam khá nhanh. Thức cho biết là cùng với 5 anh em ở đó tập thể dục rất nhiều, tập cả Yoga. Thức đã có thể tập những động tác khó như trồng cây chuối và cho biết đang cố gắng luyện tập thể hình. Mấy anh em ở đó dạo này ăn nhiều hơn nhờ có lò than riêng nên luôn ăn thức ăn nóng tự nấu, ngày 3 bữa. Mỗi lần các gia đình thăm đều có thể gửi thịt cá, rau củ tươi để anh em nấu. Ngoài những thức ăn đó thì có thể đặt mua căn tin của trại giam những đồ tươi này nhưng không được ngon lắm. Có một tín hiệu cũng tốt đẹp nữa là ở đó họ cho người nhà của các anh em gửi quạt máy vào. Nên bây giờ tất cả 3 phòng đều có quạt, nhờ vậy mà bớt nóng nhiều trong thời gian oi bức hiện nay. Nghe nói có một số loại rau đã bắt đầu thu hoạch nên anh em cũng không thiếu rau tươi. Sức khỏe của 5 anh em khác nghe nói cũng rất tốt. Thức khuyên mọi người bỏ thuốc lá nên giờ chỉ còn anh Cường và anh Tuấn hút. Hầu hết mọi người đều lên cân. Trần Hoàng Giang chế tạo ra những dụng cụ đơn giản nhưng hiệu quả để luyện tập. Việt Khang nghe nói lên ký nhiều so với trước khi vào tù nhưng cũng rất rắn chắc, khỏe mạnh và đang siêng học tiếng Anh do Thức hướng dẫn. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thì rất chịu khó học hỏi, nghiên cứu về kinh tế học. Mấy anh em giúp đỡ chia sẻ cho nhau mọi thứ, từ vật dụng đến kiến thức. Thức khuyên mọi người đọc nhiều và học hỏi lẫn nhau. Nói chung là theo Thức, mọi người rất vui vẻ và tinh thần lạc quan.

Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992


Bản tiếng Anh ở phía dưới. Please scroll down for the English version.
2011
Tháng 1: Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới”. Bản báo cáo dài hơn 100 trang, với ngôn ngữ chung chung thường lệ, không nêu cụ thể “tình hình mới” là như thế nào, nhưng có nhận định: “Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình””.
2/8: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có tờ trình lên Quốc hội “về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”.
Tờ trình khẳng định việc sửa đổi Hiến pháp là nhằm mục đích “thể chế hoá kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng”, “việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải bám sát” các cương lĩnh, nghị quyết và văn kiện của Đảng, “ghi nhận những thành quả”, “thành tựu to lớn” của đất nước “do Đảng khởi xướng”.

Anh có khổ không anh Tư?

1. Thời gian gần đây bỗng dưng rộ lên những trang blog bậy bạ tập trung chĩa mũi dùi vào anh Tư làm tui cảm thấy thương cho anh quá.
Trong các trang bậy bạ đó lại có trang mang hẳn tên anh nữa mới đau cho anh chứ. Hình như chúng nó không kiếm ra được cái gì sai trái trong công việc của anh nên chúng xục vào chuyện riêng tư gia đình, con cháu của anh để mong bôi bác anh. Nhiều người cho rằng những chuyện chúng viết đều linh tinh hầm bà lằng chẳng đúng đâu vào đâu. Ngay cả chuyện con anh, một "hoàng tử" mà chỉ làm một công việc bình thường ở một công ty tầm tầm, không như các "hoàng tử" và "công chúa" khác, mà chúng cũng không tha, cũng mang ra bêu riếu. Tuy nhiên những chuyện "hở váy lòi lưng" thấp kém ấy lại kích thích sự tò mò của nhiều người và do vậy cũng có lắm kẻ vào xem, lắm người thích thú cười cợt sau lưng anh, trong đó không loại trừ các đồng chí thân yêu của anh. Chắc anh đau lắm nhỉ?

Ở cuối hai đường (Đốt nén nhang cho ngày 30 tháng 4)

Phạm Tín An Ninh
Nhà văn Phạm Tín An Ninh
(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày 30/4/1975)
Những năm “cải tạo” ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trắm cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi “biên chế” xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái lán lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ “đồng chí cán bộ quản giáo” đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào lán. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: – Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tĩnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn Văn Thà, rồi “báo cáo” một số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản “lý lịch trích ngang”.
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ “tội” dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm – bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm – bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy
- Trung Đoàn 44
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi lán được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:
- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một nguòi tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong lán, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bắng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:
- Tôi để một giỏ cá đàng sau lán. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.
Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp “Hoàng Cầm” để luộc sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luộc sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh “chuẩn bị đi về”, anh em tức khắc dấu hết “tang vật” xuống một cái hố đã đào sẵn.
Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no - dù chỉ là no sắn -
Không biết tối hôm ấy, trong giờ “giao ban”, quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?
Mỗi lần ra bãi thấy anh emlao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:
- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:
- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? – một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằng vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
***
Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị “hạ tầng công tác” ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ.Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt Nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân độiVNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nở, đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen, cho biết, bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ dến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thưở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: “ông Nguyễn Văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ Quốc Phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn Văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ – 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe, đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn Văn Thà, Bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những nguòi đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một nguòi bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy một không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau. anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
***
“Các Anh thân quí,
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại”. Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới. Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian…”
****
Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh, Vương Quốc Nauy

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"