Trong
bóng đêm, một ngôi làng nhỏ tại tỉnh Quảng Tây Trung Quốc đã bị bao vây
bởi 3.000 cảnh sát. Dân làng cho biết họ đã cố gắng thuyết phục chính
quyền địa phương trả lại đất đai cho họ, vì đất đai của họ đã bị chiếm
dụng bất hợp pháp để làm trang trại nhà nước trong suốt gần 2 thập niên.
Tác giả: Gu Ging’er Epoch Times Staff |
Sáng
sớm ngày 24/12, 3.000 cảnh sát mang theo dùi cui và khiên, dẫn theo
những con chó săn Đức, đã tấn công bất ngờ ngôi làng Xinxing thuộc thị
trấn Chuanshan của thành phố Liễu Châu (Township of Liuzhou City), tỉnh
Quảng Tây, một cộng đồng nhỏ với hơn 300 hộ dân, trong khi tất cả mọi
người đang ngủ say, theo thông tin được đăng tải trên một Internet blog.
Dân
làng giật mình tỉnh giấc bởi tín hiệu pháo sáng và bởi âm thanh cảnh
sát phá cửa nhà. Cảnh sát đã còng tay và bắt đi 31 dân làng đang còn mặc
áo ngủ, miệng của họ bị bịt bằng băng keo. Một vài người trong số họ
đang đau ốm, người cao tuổi, và một vài người bị tật nguyền.
Những
dân làng phản kháng đã bị đánh đập tàn nhẫn. Một dân làng cố gắng chụp
ảnh bằng điện thoại di động đã bị đánh dã mạn ngã xuống đất và bị kéo
lên xe cảnh sát.
Một
tranh chấp đất đai giữa dân làng và các quan chức địa phương trên một
trang trại nhà nước 3.000 mẫu Anh là trọng tâm của một cuộc xung đột đó
là mưng mủ trong gần 20 năm và đã nổ ra một lần nữa trong tháng 4 năm
2011.
Một tranh chấp đất đai giữa người dân trong làng và các quan chức địa phương về hơn 3.000 mẫu đất (mẫu Anh) trang trại quốc doanh chỉ là trọng tâm của một
cuộc xung đột đã kéo dài gần 20 năm, và đã bùng phát lần nữa vào tháng 4
năm 2011. Đó là khi dân làng phát hiện một tài liệu ban hành năm 1987
bởi chính quyền quận Liujiang là không phù hợp với một bản đồ ranh giới
được vẽ năm 1992. Dựa trên tài liệu năm 1987 này, dân làng là chủ sở hữu
hợp pháp của 3.000 mẫu đất đó.
Một
dân làng tên Lou đã nói qua điện thoại với thời báo The Epoch Times
rằng: chính quyền địa phương đã nói với dân làng trong suốt gần 20 năm
nay rằng họ sẽ tổ chức một ủy ban làng và bầu ra những người đại diện mà
sẽ tìm kiếm và đưa ra các bằng chứng cũng như đàm phán với trang trại
đó.
Giữa
tháng 5 và tháng 11 năm 2011, đại diện dân làng đã 9 lần gửi các bằng
chứng cho chính quyền thành phố, quận và thị trấn nhưng hoàn toàn không
có hồi âm nào. Khi người dân trong làng yêu cầu chính quyền địa phương
tham gia và giúp hòa giải tranh chấp thì họ đã bị đàn áp, ông Lou nói.
Cảnh
sát đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào với dân làng về việc bắt
giữ. Hiện tại, chỉ có 3 người bị bắt được thả ra. 28 người vẫn còn bị
giam cầm và mọi thăm viếng đều không được cho phép.
Người
dân trong làng nói rằng họ sẽ không bao giờ ngừng phản kháng sự bạo lực
của chính phủ. Các lãnh đạo làng đang cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ
những cộng đồng láng giềng, và đang chuẩn bị biểu tình lớn tại tỉnh
Quảng Tây với quy mô tương tự như các cuộc biểu tình tại Ô Khảm thuộc
tỉnh Quảng Đông. Họ cũng thề sẽ giải thoát cho các dân làng bị bắt giữ.
Tân
Đường Nhân, một đài truyền hình Trung Quốc độc lập trụ sở tại New York,
đã gọi điện đến đồn cảnh sát thị trấn Chuanshan vào ngày 28 tháng 12.
Người trả lời xác nhận rằng cảnh sát vũ trang đã được phái đi vào ngày
24/12 để tiến hành bắt giữ, và rằng đó là một hành động phối hợp chung
với giới cầm quyền.
Việc dùng cảnh sát để tiến hành một cuộc đàn áp trong mùa Giáng sinh
là một thói quen thông thường của ĐCSTQ. Các nhà hoạt động nhân quyền
nổi tiếng như Cao Trí Thịnh, Trần Vệ và Trần Tây cũng đã bị kết án trong
thời gian này.
Pu Fei, thuộc Trung tâm Dịch vụ Nhân quyền
Thiên Vương nói với đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) rằng chế độ
Trung Quốc chọn khoảng thời gian này bởi vì những lúc đó có rất nhiều
nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc đang nghỉ lễ, và điều đó cản trở việc
cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình nhân quyền Trung Quốc.
Chú thích:
-Cập nhật: 03/01/2012
-Bản tiếng Anh
-Bài đăng dịch liên hệ: