Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Trung Quốc: Khi giới trẻ ra tay

Và giống như ở Wukan, những thanh niên tràn đầy sức sống với một ý thức mới về quyền lợi của chính họ đã đóng vai trò quan trọng.
Tin180.com_735
Dân làng Wukan biểu tình. Hình: internet
Ngay khi những cuộc biểu tình đang diễn ra ở Wukan (Ô Khảm), một cuộc đụng độ giữa nhân dân và ĐCSTQ đã diễn ra cách đó khoảng 15km về phía Đông: tại thành phố Sán Đầu, dân cư huyện Hải Môn thuộc tỉnh Quảng Đông đã tiến hành một loạt cuộc biểu tình nữa phản đối kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện và sự ô nhiễm môi trường mà nó có thể gây ra. Và giống như ở Ô Khảm, những thanh niên tràn đầy sức sống với một ý thức mới về quyền lợi của chính họ đã đóng vai trò quan trọng.

Hàng chục nghìn người dân ở Hải Môn đã xuống đường phố biểu tình từ ngày 20 – 21 tháng 12, làm tắc nghẽn một tuyến đường quốc lộ. Cảnh sát chống bạo động đã tới và tiến hành đàn áp. Sau đó, các nhà cầm quyền đã tuyên bố rằng họ sẽ tạm dừng việc thi công xây dựng nhà máy điện này. Nhưng dân làng không tin, và tiếp tục biểu tình phản đối.
Cuộc tập trung biểu tình vào ngày 23 tháng 12 đã được tổ chức tốt hơn: dưới sự chỉ đạo của hai thanh niên ở độ tuổi 20, Fang và Lin, những người biểu tình đã được chuẩn bị. Những người tham gia biểu tình đeo mặt nạ và bôi kem đánh răng lên mũi và miệng của mình, và họ cũng được cung cấp những xô nước để rửa mắt phòng khi bị xịt hơi cay.
Khi một vòng hơi cay được xả ra, đám đông sẽ phân tán ra xa trong khi những người biểu tình trẻ tuổi sẽ chạy thật nhanh tới chộp lấy bọc hơi cay đó và ném vào cánh đồng, nơi những người khác đang đợi để dùng nước vô hiệu hóa nó.
Đám đông tăng lên đến hàng chục nghìn người vào cuối buổi chiều hôm đó.
Vào lúc 4 giờ chiều, những nhà cầm quyền yêu cầu đàm phán với đại diện những người biểu tình. Lin và Fang đã tình nguyện là người đại diện.
Theo một số bài báo cáo của giới truyền thông Trung Quốc và Hồng Kông, những thanh niên ở độ tuổi hai mươi chính là động lực của những cuộc biểu tình ở Hải Môn. Những thanh niên này chia sẻ với tờ Oriental Daily, một tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông, rằng sau khi thấy những bằng chứng về sự ô nhiễm ở quê hương của họ (có một nhà máy điện chạy bằng than được xây dựng ở đó một vài năm trước, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, phá hủy những bãi cá của địa phương và làm tăng tỷ lệ ung thư), họ phải đứng dậy vì chính những con người nơi đây.
Một người dân, ông Lin, đã trả lời tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng những học sinh tiểu học và trung học trong khu vực Hải Môn đã tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối này, cùng với công nhân các nhà máy và những người khác. Theo ông Mao, người đã tiếp cận được hiện trường, qua điện thoại cho biết có rất nhiều học sinh trung học đứng trước dẫn đầu đám đông.
Tin180.com_736
Những hình ảnh này ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Hình: internet
Ông Mao cho biết: “Rất nhiều thanh niên đã bị đánh đập. Tôi e rằng sẽ có nhiều người bị chết nữa nếu mọi chuyện diễn ra theo hướng này. Hôm qua, 2 thanh niên trẻ đã bị chết, một người 17 tuổi và một người 24 tuổi.” Tin tức về hai người bị chết dưới tay cảnh sát đã lan truyền trên Sina Weibo, một dịch vụ blog nổi tiếng, nhưng thông tin vẫn chưa xác nhận được.
Hai tổ chức sinh viên ở Sán Đầu và Triều Châu đã cùng gửi một lá thư yêu cầu cảnh sát chấm dứt các hành động bạo lực, việc giam giữ bất hợp pháp, và tra tấn, đồng thời kêu gọi các nhà cầm quyền trung ương điều tra.
Một trong số những tổ chức này nói họ đang cố gắng thoát ra khỏi “hệ thống khắc nghiệt và cứng nhắc” để mở đường cho xã hội dân sự ở Trung Quốc và rằng là thế hệ trẻ hơn, họ luôn sẵn sàng gánh vác trách nhiệm này.
Truyền thông Hông Kông cũng đã đưa tin rằng có khoảng 10 thanh niên đã bị bắt và giam cầm. Ming Pao cho hay có 3 người đã được thả nhưng 5 người vẫn còn đang bị giam cầm. Ngày 24 và 25 tháng 12, hàng nghìn người vẫn tiếp tục tập trung ở phía trước văn phòng ĐCSTQ của huyện Hải Môn, yêu cầu thả những người biểu tình đang bị bắt giam.
Theo Đài phát thanh Tự do châu Á, gần đây, hơn 10 dân làng ở Triều Châu và Sán Đầu đã bắt đầu tiếp thu được những sáng kiến mới theo phong cách Ô Khảm. Một số sáng kiến được cho là sự lên kế hoạch cho những cuộc biểu tình quy mô lớn.

Huang Qi, người sáng lập trang web bảo vệ nhân quyền Trung Quốc 64tianwang.com, nói với RFA rằng sự kiện ở Ô Khảm là một dấu hiệu cho thấy một hình thức mới của phong trào nông dân đã bắt đầu diễn ra ở Trung Quốc.
Tham khảo:
http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/young-enthusiasts-guide-chinese-village-in-groundbreaking-protests-162254.html

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"