“Con Vịt” là tựa đề bài phỏng vấn do Tạ Quân – biên tập viên
của Tạp Chí Quê Mẹ – phỏng vấn ông Lê Thành Trung, một nhà báo và nhà
truyền thông Việt Nam, sau khi ông Trung từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin
tỵ nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm
hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu năm 2010.
nhà báo Lê Thành Trung
L.T.S: Chúng tôi gặp Lê Thành Trung ở trại tị nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng bẩy. Anh vừa từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin tị nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp và đại học Báo chí Hà nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc v.v..
L.T.S: Chúng tôi gặp Lê Thành Trung ở trại tị nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng bẩy. Anh vừa từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin tị nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp và đại học Báo chí Hà nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc v.v..
Quê Mẹ: Xin anh cho biết về cơ cấu hoạt động và mục đích
của chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của
Đài Tiếng nói Việt Nam ?
Lê Thành Trung : Câu hỏi khái quát quá… Tôi sẽ trả lời từng phần. Về
tổ chức thì Đài TNVN chia làm hai Ban chính. Ban đối nội và Ban đối
ngoại. Trên thực tế phần đối nội được coi trọng hơn. Ban đối ngoại phụ
trách các chương trình phát thanh ra nước ngoài bằng 11 thứ tiếng Nga,
Anh, Pháp, Trung, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Lào, Campuchia, Thái,
Phi-líp-pin và tới đây sẽ phát thêm tiếng Hin-đi. Chương trình phát
thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc bằng tiếng Việt là một bộ
phận của Ban đối ngoại. Ở nhà, chúng tôi gọi tắt là Phòng Việt kiều.
Quê Mẹ : Phòng Việt kiều cũng nằm ở 58 phố Quán Sứ ?
L.T.T. : Không. Đài có 3 trung tâm chính. Tòa nhà 58 Quán Sứ là trụ
sở của Bộ Tổng biên tập và Ban đối nội. Ban đối ngoại ở số 39 phố Bà
Triệu, nhà bên phải là trung tâm thu thanh, còn bên trái là Thư viện Hà
nội. Phòng Việt kiều ở tầng 3, trong số nhà 39 đó. Nhỏ thôi, cả phòng có
8 người làm việc. Mỗi người phụ trách một mục cho chương trình phát
sóng hàng ngày là một giờ đồng hồ. Giờ phát ở nhà vào 22 giờ 30 tương
đương 7 giờ ở châu Âu. Trạm phát sóng Mễ Trì chuyển đi và trung tâm âm
thanh của Đài Mát-xcơ-va chịu trách nhiệm tiếp âm sang châu Âu.
Thời gian đầu, đối tượng chính của chương trình là Việt kiều sinh
sống ở các nước Tây Âu, nhiều nhất là ở Pháp. Sau này số lượng người
vượt biển gia tăng, số lượng du học sinh và công nhân lao động xuất khẩu
ngày một nhiều, nội dung chương trình cũng được bổ sung thêm. Không thể
ước tính được số lượng người nghe nhưng chắc rằng trên tất cả các quốc
gia ở châu Âu đều có người theo dõi chương trình này.
Quê Mẹ : Anh cho biết nội dung những giờ phát sóng ấy ?
L.T.T. : Có thể nói phòng Việt kiều như một cái Đài con. Nó lượm nhặt
tất cả các bài vở của các chương trình khác phát trong ngày rồi gọt ra,
cắt xén thành chương trình của mình. Cũng đủ cả thời sự âm nhạc, văn
thơ, du lịch v.v… Mỗi chỗ lấy một ít. Thêm tí này bớt tí kia.
Quê Mẹ : Anh có thể cho biết kỹ hơn về khía cạnh này.
Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc có những đặc điểm
gì so với các chương trình phát thanh trong nước ?
L.T.T. : Đặc điểm chính là ở sự cóp nhặt, cắt xén đó. Mọi chương
trình phát trên sóng trong nước đã được gọt tỉa kỹ càng so với thực tế
đời sống. Sang phòng Việt kiều lại được gọt tỉa tắm gội một lần nữa.
Trên tinh thần : đem chuông đi đấm nước người, tốt đẹp phô ra, xấu xa
che lại. Chẳng hạn không bao giờ trên sóng phát ra nước ngoài đưa tin về
các tệ nạn xã hội, về tham nhũng, hối lộ, ăn xin, cướp bóc… Trái lại,
những tin chung chung như tiềm năng dầu khí ở Việt Nam, triển vọng phát
triển ngành du lịch, đất nước Việt Nam giàu đẹp, tiền rừng, bạc bể, các
gương mặt tài năng trẻ, các phát minh sáng chế v.v… được triệt để khai
thác, bất kể có giá trị thực tế hay không. Để làm gì ? Để cho đồng bào ở
xa quê hương luôn có một hình ảnh lạc quan về Việt Nam. Để gợi nhớ, gợi
thương, gợi lên tình tự dân tộc ray rứt trong lòng những người con dân
Việt đang sống tha hương nơi những chân trời xa lạ. Phải khơi nhói vào
chỗ này. Làm cho ý thức đối kháng của Việt kiều phôi pha theo thời gian.
Thời gian của những lần nghe liên tục. Theo đấy, cái sâu xa, cái đầu
tiên, cái còn lại và cái sau cùng vẫn là tình tự dân tộc. Vả lại, có
thông tin phiến diện, tô hồng thì người ở xa nước làm sao biết được, lấy
gì mà kiểm chứng? Không tin rồi cũng tin, nghe mãi cũng chịu ảnh hưởng.
Từ tin đến yêu. Đài độc quyền tiếng nói Việt. Một Việt Nam của sự dối
trá và lừa đảo
Quê Mẹ : Vài khi chúng tôi cũng nghe trên sóng một ít tin về nạn mất mùa, thiên tai, lũ lụt ?
L.T.T. : (cười) Đó là khía cạnh khác. Khía cạnh độc đáo, được ưu tiên
đấy. Lỗi đó đâu là lỗi của chính quyền, của đảng. Lỗi do ông Thiên lôi,
ông Hà bá, ông Sơn tinh, Thủy tinh gì đó. “Cần phải đặc biệt tung mạnh
lên để đồng bào cảm thông với những khó khăn của đất nước.” – lời ông
trưởng Ban chỉ đạo thường nhấn_mạnh. Đúng là bão lụt hay thăm viếng rẻo
đất miền Trung của nước ta.
Song không phải cơn bão nào cũng “gió giật trên cấp 12, cấp 13 – Hàng
trăm héc-ta lúa bị ngập nước, hàng trăm ngôi nhà đổ, hàng nghìn người
đói rét không có chỗ ở … v.v.”. Lấy ví dụ đưa tin ở huyện Vạn Xuân tỉnh
Thanh Hoá cơn bão số 6 làm đổ 180 nóc nhà, chưa đầy tháng sau cơn bão số
7 lại làm đổ nát 200 nóc nhà nữa, đồng ngập trắng nước, nhiều trâu bò
lợn gà bị chết… Mấy hôm sau có anh bạn quê ở Vạn Xuân ra Hà nội chơi,
tôi ân cần hỏi thăm, thì anh bảo có thấy gì đâu, chỉ mưa rào vài trận và
gió làm đổ mấy cái lán tre làm nhà phơi của lò gạch.
Vui thế đấy. Thực tế thì chưa một phóng viên nào của phòng Việt kiều
có mặt ở vùng lũ lụt cả. Đơn giản là lấy xe đâu mà đi, tiền đâu mà ăn
đường, vả lại ba cái chuyện vẽ mây vẽ rồng ấy chỉ có lợi cho công việc
tuyên truyền thôi. Trái lại, nạn mất mùa, sâu bệnh là có thật. Nhưng đâu
phải là ông trời chơi ác nông dân ta quá quắt. Chẳng qua là thuốc trừ
sâu bị đánh cắp, phân bón luân chuyển lung tung qua các cấp quản lý, các
kho hàng, rồi từ kho ra đến ruộng, mỗi người lấy một phần, thằng lớn
cuỗm cả tấn, bán cả kho, thằng nhỏ nhất là nông dân cũng bốc vài nắm
giấu đi trước khi tung rắc lên mặt ruộng. Đất xác khô, cây chết non,
chết cằn là vì thế.
Thế nhưng việc ưu tiên tung lên sóng những tin tức kiểu bão lụt này
cực kỳ có lợi cho chính quyền. Một mặt làm lẫn lộn, làm mờ đi những khó
khăn thúc bách của đời sống vốn là sản phẩm của một cơ chế quản lý kinh
tế quan liêu, dốt nát. Mặt khác kêu gọi được lòng nhân đạo của các tổ
chức từ thiện quốc tế, tranh thủ lòng trắc ẩn và nỗi xót xa quê hương
của kiều bào.
Viện trợ tiền bạc, gạo, thuốc men, quần áo từ các nguồn trên liên tục
gửi tới cứu giúp đồng bào vùng bão lụt. Càng kêu gào to, tiền gửi về
càng nhiều. Không có cách gì xin tiền và làm tiền dễ hơn cách ấy.
Quê Mẹ : Ngoài việc đưa tin cắt xén, loan lin thất thiệt
ra, chương trình dành cho đồng bào VN ở xa tổ quốc còn có những đặc điểm
tuyên truyền gì đáng chú ý không ?
L.T.T. : Ở phần văn nghệ. Văn nghệ đây bao gồm cả thơ, văn, âm nhạc,
sân khấu, hội họa, kiến trúc chùa chiền… Trong đó bộ môn nhạc dân tộc,
cải lương, dân ca, ngâm thơ được chú trọng. Vì sao ? Vì cái mục đích gợi
thương gợi nhớ ấy. Mà ở điểm này các bộ môn nghệ thuật cổ có sức lay
động gọi về ghê gớm. Gọi người trở về ư ? Không phải đâu. Nhà đông con,
đuổi đi không hết, về mà làm gì. Gọi đây là gọi gửi tiền về, gọi nhớ,
gọi thương mà quên đi các nguyên nhân dẫn đến thảm kịch hôm nay của đất
nước. Tôi xin được hát cho các anh nghe bài Quê Hương, nhạc Giáp Văn
Thạch, thơ Đỗ Trung Quân, một bài hát được phòng Việt kiều triệt để khai
thác, phát trên sóng cả ngàn lần trong bảy, tám năm qua. (Hát)
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một
Nhà là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một
Nhà là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Đẹp không? Đẹp lắm chứ. Có phải quê hương Việt Nam thân yêu của ta đó
không ? phải lắm chứ. Có phải là chùm khế, cánh diều, bướm vàng, khúc
sông, con đò, là chiếc cầu tre nhỏ, là vành nón lá nghiêng che của mẹ
ta, trong lòng ta nhớ thương đó không? phải lắm chứ. Chẳng kể gì đồng
bào ở xa. Vâng, chính tôi và các bạn bè tôi khi đang sống trên quê hương
Việt Nam bằng xương bằng thịt hẳn hoi mà chợt nghe bài hát ấy cũng rưng
rưng muốn khóc. Tôi mông lung nhớ về một quê hương ấm êm thủa thái hòa
xa xôi nào bây giờ không còn nữa.
Tác động vào đồng bào nước ngoài hẳn còn ghê gớm hơn. Đồng bào ở nước
ngoài sẽ man mác nhớ thương về mảnh đất mà tôi đang sống. Chúng ta đều
bị cái tình tự quê hương dắt chạy quanh những nhớ thương ray rứt đến mụ
mị, mù lòa mà quên đi rằng chúng ta đang bị mất quê hương. Cứ như là dải
đất hình chữ S còn nguyên vẹn đó, mẹ Việt Nam còn nguyên vẹn đó. Bài
hát hay, có giá trị muôn đời, phi thời gian, đem ra phục vụ giai đoạn
che chắn cho một nước Việt Nam đồi bại. Bài hát được sử dụng tinh vi,
nguy hiểm là ở chỗ đó. Lấy cái quê hương trong nhớ thương, trong ước mơ
để thay thế cái quê hương hiện tại tiêu điều. Làm trỗi dậy cái quê hương
Việt Nam ngân nga, ngất say trong long người, trong hồn người, để che
đậy và làm quên đi cái quê hương Việt Nam hiện tại của đói nghèo và nhà
tù, của chắp vá, hỗn loạn, của những ông cụ non, những “thần đồng” dao
búa tuổi 15 và những đứa trẻ “hoàn đồng” tuổi 60 bơ vơ, bám sống ở vỉa
hè, bám sống tình thương, miếng ăn, bám sống vào sự tử tế của những khúc
ruột mình ! Trong sự mơ màng rên rỉ ấy, đảng độc quyền, đảng củng cố và
đảng thủ lợi.
Quê Mẹ : Chúng tôi xúc động nghe những lời tâm huyết của
anh. Xin hỏi thêm, khi bị chỉ đạo phải làm các công việc như thế, anh có
ý thức được là mình đang dối gạt mọi người không ?
L.T.T. : Có chứ. Lúc đầu thì chưa đâu. Dần dần nhận ra thì thấy chán. Chán đời, chán mình.
Quê Mẹ : Chán nhưng có phản ứng gì không ?
L.T.T. : Vô ích. Đúng ra là chúng tôi cũng phản đối, cũng cưỡng chống
lại cách này, cách khác, nhưng rốt cuộc đều bất lực. Chả riêng chúng
tôi. Bất lực, chán nản, lãng công, vô trách nhiệm là trạng thái phản ứng
tiêu cực của hàng triệu người trong nước. Chính quyền độc tài, thằng
bạn cùng phòng với mình rất có thể là thằng công an. Sự giả dối lâu quá
rồi cũng quen đi, không ý thức là mình đang giả dối nữa. Vả lại khi làm
cái công việc ấy, chính tôi cũng như bị bỏ bùa mê, chính tôi cũng bị lừa
gạt.
Quê Mẹ : Anh bị lừa gạt chuyện gì vậy ?
L.T.T. : Nhiều, nhiều lắm. Bị lừa gạt mà không biết. Nhưng ở đây tôi
muốn nhắc tới một câu chuyện riêng. Chuyện lừa gạt trong nghề, thú vị
như một câu chuyện trinh thám vậy.
Quê Mẹ : Xin anh kể lại chi tiết cho độc giả cùng nghe….
L.T.T : Được chứ (Ngừng – uống nước – chậm rãi kể) – Việc xảy ra sau
Tết Nguyên Đán năm ngoái thôi. Tôi được ông Phan, tổng biên tập mới của
đài gọi lên phòng riêng. Ông ta dặn dò và giao nhiệm vụ cho tôi tổ chức
cuộc tiếp xúc giữa một ông Việt kiều từ Pháp về thăm quê hương và nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Việt kiều này tên là Huỳnh Tấn Hải, đã sống ba
chục năm ở Pháp, dân trí thức thuần túy, rất có lòng với đất nước.
Ông Phan nhắc tôi phải tranh thủ mọi thiện cảm vì ông Việt kiều này
rất có uy tín, ảnh hưởng khá rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp, làm
tốt vụ này có thể lôi kéo nhiều đồng bào khác. Việc ông Huỳnh Tấn Hải
tôi không lo. Lo nhất là phải gặp dàn xếp với Nguyễn Huy Thiệp về nội
dung buổi tiếp xúc. Cái chuyện văn chương nó phức tạp lắm, lại nhè đúng
cái ông nhà văn quái đản, lớ ngớ là tội vạ mình chịu.
Tôi chỉ mới đọc được vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nghe người
ta tán tụng hoặc chửi bới anh ta thì nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy mặt
anh ta. Anh ta là một người lẩn khuất. Hôm sau tôi lấy địa chỉ, giấy
giới thiệu của ông Phan, tìm đến nhà Nguyễn Huy Thiệp, nhằm đúng giờ ăn
cơm mà gõ cửa. May là anh ấy có nhà, lại biết trước cuộc gặp. Đúng ngày
dự định tôi bảo cậu lái xe ở đài chở đi đón ông Huỳnh Tấn Hải, ghé qua
đón Nguyễn Huy Thiệp, rồi cùng kéo ra quán bánh tôm ngoài trời ở Hồ Tây.
Trời nắng đẹp, không khí buổi tối đối thoại rất thoải mái cởi mở. Ông
Hải có vẻ xúc động và hài lòng lắm. Ông đã tìm ra nhiều điểm tương đồng
và càng thêm tin tưởng vào nguyên lý hòa hợp hòa giải đang ăn khách ở
Paris, là người Việt ở trong nước và ngoài nước cùng bắt tay vào xây
dựng đất nước, xóa bỏ mọi tị hiềm, hàn gắn những vết thương cũ. Ông cũng
phát biểu những đề nghị với đảng cộng sản VN phải sửa chữa những sai
lầm, mở rộng dân chủ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị v.v…
Ông Hải đặt rất nhiều niềm tin đặc biệt vào mũi nhọn xung kích của
những nhà văn trong phong trào văn học phản kháng như Nguyễn Huy Thiệp.
Ông ta xin toàn bộ tác phẩm có chữ ký của anh ta. Vui vì kết quả cuộc
gặp gỡ như mong muốn, ông Hải hào phóng tặng Nguyễn Huy Thiệp 5 nghìn
quan, tặng phòng Việt kiều 20 nghìn quan Pháp để trang bị thêm phương
tiện làm việc. Buổi nói chuyện vậy là thành công, gặt hái được cả tình,
cả tiền. Tôi đem cuốn băng ghi âm về báo cáo và cho ông Phan nghe. Ông
chỉ gật gù cười cười. Khi tôi nói thêm là ông Huỳnh Tấn Hải tỏ ra rất
cảm kích và hứa tới đây sẽ vận động thêm nhiều bà con ở Pháp về thăm quê
hương và góp ý cho Đảng, thì ông Phan bật cười thành tiếng, và hình như
ông có thốt ra câu gì nghe như chữ : con vịt !
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Chuyện đó qua đi. Hai tháng sau một hôm tôi có việc phải cùng thằng
bạn vào Sở Công an ở phố Trần Bình Trọng. Lúc trở ra, bất ngờ tôi gặp
Nguyễn Huy Thiệp ở chân cầu thang. Tôi gọi to để chào. Nhưng trái hẳn
với sự cởi mở dạo trước, anh ta chỉ nhìn lướt tôi gật nhẹ một cái rồi đi
khuất ngay. Tôi hơi bị hẫng, quay sang bảo thằng bạn :
- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.
Nó tròn mắt nhìn tôi :
- Ơ mày điên à?
- Sao ?
- Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.
- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.
Nó tròn mắt nhìn tôi :
- Ơ mày điên à?
- Sao ?
- Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.
Chuyện thật như đùa. Tôi kéo thằng bạn ra quán nước chè kể lại đầu
đuôi và cùng cười phá lên. Cái trò chính trị nó đểu thế. Mười mấy năm
làm nghề rồi mà còn bị lừa. Bất giác tôi nhớ đến nụ cười tủm tỉm và cái
từ : “Con vịt” thốt ra ở cửa miệng ông Phan. Chẳng hiểu ông ấy định ám
chỉ tôi hay là ông Huỳnh Tấn Hải đây.