Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Sài Gòn phiếm đàm

Mọi lý do biện minh cho việc duy trì cái tên TGP/TPHCM đều không thuyết phục được ai, cả phía phải lẫn phía trái! Soi rọi lại mình và hành động đúng đắn là con đường tất yếu của người yêu quý sự thật và lẽ phải!

Ngày 26/12/2011, cống hiến bạn đọc bài viết ngắn nhan đề “Tòa TGP Sài Gòn hay Tòa TGM Hồ Chí Minh, ai đặt tên cho một chuyện tình?” Nữ Vương Công Lý có nêu rằng: “Việc đổi tên TGP Sài Gòn thành TGP Tp. Hồ Chí Minh đã gây ra nhiều chuyện bi hài trong Giáo hội. Việc gọi tên nhiều khi trở thành lố bịch và khiếm nhã. Chẳng hạn khi gọi TGP Sài Gòn là TGP Hồ Chí Minh, Tổng Giám mục Sài Gòn là Tổng Giám mục Hồ Chí Minh, Đức Hồng y Sài Gòn là Đức Hồng Y Hồ Chí Minh… đã không chỉ xúc phạm người Công giáo, mà còn xúc phạm ngay cả Hồ Chí Minh, bởi Hồ Chí Minh là người cộng sản vô thần.”

Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn

Từ nhiều thập niên trước 30/4/1975 đã hiện hữu và tồn tại danh xưng “Tổng Giáo phận Sài Gòn”“Tòa TGM Sài Gòn”. Nhưng sau 1975, TGP Sài Gòn mất tên và một tên lạ xuất hiện: “TGP/TPHCM” cùng với cái tên “Tòa TGM TP Hồ Chí Minh”.

Thiên hạ bàn tán nhiều về những danh xưng bất thường này, nhưng rồi mọi sự cũng qua đi. Nay vì sao những lời bàn ra tán vào lại tái xuất hiện?

Sự thật, cái động cơ làm sôi lên chuyện gọi tên ấy phát xuất từ chính phía cơ quan Nhà nước CHXHCNVN hơn là do cái bọn giáo dân “chống cộng cực đoan” “khuấy” lên.

NVCL dẫn chứng đoạn băng ghi hình ghi âm từ đài THVN cho thấy trong chương trình về Huỳnh Đảm, Chủ tịch mặt trận – tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản – đến chúc mừng Giáng sinh, Đài THVN đã đích danh gọi là TGP Sài Gòn.”

Ô hô! Cái tên “đăng ký” chính thức rõ ràng là “TGP/TPHCM” đã được Đảng và Nhà nước chấp thuận, nay hà cớ gì THVN – cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước bỗng rao lên là “TGP SàiGòn”, không phải “TGP/TPHCM” ? Chuyện trong nhà con cái nói với cha mẹ, cha mẹ gạt phăng: “Lũ bay con nít biết gì! Có im cái mồm đi không?” Đến khi hàng xóm “xì” ra, thì… ôi! Khóc hổ ngươi…cười ra nước mắt!

Xét cho cùng, ngay lúc này đây đặt lại vấn đề có nên hay không nên ôm chặt cái tên “TGP/TPHCM” là điều phải làm và làm thật cấp bách nếu muốn tránh cú “sốc” bất chợt khi người ta dùng quyền lực mà quẳng cái tên ấy vào soọc rác không một lời báo trước!
Dường như các đấng đã đi được một phần trên đường lựa chọn đúng đắn của mình rồi thì phải. Đã can đảm dẹp bỏ được cái tên “tgptphcm”… gì gì đó cho trang web, thay vào bằng cái tên “tgpsaigon.net”, lẽ nào các đấng không đi thêm bước nữa để cả trên web cũng như trong ngôn từ và trên giấy tờ cùng đồng nhất với danh xưng truyền thống “Tổng Giáo phận SàiGòn”, khỏi mang tiếng xu thời nửa nạc nửa mỡ, gập ghềnh khập khiểng! Biết đâu nhờ cuộc trở về nguồn  này mà ở bên kia thế giới Đức TGM Nguyễn Văn Bình cũng nhẹ nhỏm: “Hết sợ rồi!”

Hãy xem kìa những “Cảng Sài Gòn” , Bia Sài Gòn” cùng nhiều “Sài Gòn” khác vẫn tồn tại từ trước 1975 đến nay có sao đâu!

Một chi tiết có lẽ người Sài Gòn ai cũng thấy, cũng biết, đó là sau khi cướp Sài Gòn, CSVN lập tức đẻ ra ngay tờ “Sài Gòn Giải Phóng”. Sài Gòn Giải Phóng chứ không phải giải phóng Sài Gòn đâu nhé! “Sài Gòn Giải Phóng” từ 1975 đến nay vẫn còn là Sài Gòn giải phóng! Dư luận Sài Gòn đã chẳng từng mỉa mai: “Sài Gòn Giải Phóng” Hà Nội, chứ có cái ông, cái bà giải phóng nào từ Hà Nội vào “giải phóng” Sài Gòn? Dân Sài Gòn có lẽ do vậy mà không tiếc lời “khen” mấy nhà cách mạng CSVN tiên tri giỏi khi bảo “Sài Gòn giải phóng” Hà Nội! Đúng một trăm phần trăm!

Được Sài Gòn giải phóng, Hà Nội “hồ hởi” “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” bằng những bước chân dài… lịch sử, nhảy vọt qua mặt Sài Gòn, qua mặt thế giới, ung dung nếp sống “tiểu tư sản”, hiên ngang nếp sống “tư sản”… tự tại trong cung cách “đại gia” vượt xa đại tư bản Mỹ-Âu và dĩ nhiên là “hoành tráng” gấp bội mọi tầng lớp xã hội loài người trong ăn chơi trụy lạc, ăn giật, ăn cướp, ăn gian, ăn lận, ăn bẩn, đốt tiền… như đốt giấy vào các cuộc truy hoang trác táng và rồi sau đó đốt người như đốt củi, đốt than… đốt tang chứng, mất hết tính người!

Thế nên, bây giờ cái tên “Thành phố Hồ Chí Minh ” trong thực tế chỉ còn là cái nhãn trên giấy tờ Đảng và Nhà nước mà thôi! “Châu về Hợp phố”! Sài Gòn sẽ về với Sài Gòn thôi!
Sài Gòn vẫn không mất cái brand name – marque deposée bất tử đáng yêu của nó! Brand name là “thương hiệu”?  Không! Không có tính chất mua bán thương mại ở đây. Brand name của nó chính là “danh hiệu được cầu chứng”. Danh hiệu “Sài Gòn” cầu chứng tận nơi sâu thẳm tấm lòng yêu quý Sài Gòn của người dân Sài Gòn, người dân Miền Nam Việt Nam, người dân cả nước! “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”

Sài Gòn là tên thật, là chính danh! Không gượng ép! Không a dua xu thời! Không phù thịnh! Không sặc mùi chính trị Cộng sản!

Xe khách chạy từ Sài Gòn ra Hà Nội hay ngược lại, hiện nay trong nước người ta vẫn gọi là xe Sài Gòn-Hà Nội, gắn bảng “Sài Gòn-Hà Nội” ở đầu xe. Người dân cả nước nói “đi Sài Gòn”, ít ai gọi đến cái tên dị hợm “TP/HCM”.

Sài Gòn dễ thương, dễ mến thế, tại sao kỵ nó? Tại sao né tránh nó? Để cho một kẻ chưa hề sống với Sài Gòn, chưa hề lăn lộn giữa Sài Gòn lại nhảy chồm lên tiếm đoạt!

Nếu quả thật Hồ Chí Minh có nói “Sài Gòn trong tim tôi”, thì sao không để Sài Gòn nằm trong tim những người Việt Nam khác yêu quý và trân trọng nó hơn Hồ Chí Minh gấp bội, mà lại đang tâm tiêu diệt nó, chôn vùi nó, phi tang nó đi để chiếm ngôi đoạt chỗ?

Người ta nói ngày 30/4/1975, “quân cụ Hồ” vào Sài Gòn việc trước tiên là xử tử hình 3 “tên phản động ác ôn hàng đầu” cả gan ngáng trở việc đặt nền móng cai trị độc tài vô sản chuyên chính Cộng sản trong phạm vi cả nước. Ba tên ác ôn ấy là: Sài Gòn, Tự DoCông Lý.

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Nuốt Sài Gòn Hồ Chí Minh no...

Người bình dân Miền Nam không chịu nổi cái sự tiếm vị, tiếm danh bất chính, bất lương ấy. Còn các đấng cầm đầu Giáo Hội CG Giáo tỉnh Sài Gòn thì sao? Viện đủ thứ lý do để chống chế, biện minh cho việc tròng cái tên HCM vào cổ Tổng Giáo phận… dắt nó đi non thế kỷ không tìm ra “thiên đàng tại thế”, ấy mà vẫn một lòng thành tín đến nỗi chính cái cơ quan truyền thông (Truyền hình Việt Nam = THVN) của cơ chế chính trị hiện hành trong nước nay phải kê nhẹ nhắc khéo chớ nên tiếm dụng cái tên gọi TGP/TPHCM “mị đảng” ấy nữa mà hãy trở về với cái thực “thật” của mình: Tổng Giáo Phận Sài Gòn!

Các đấng hẳn biết Tổng Giám Đốc Truyền hình CSVN là ai chứ? Chính là Trần Bình Minh, Ủy Viên Trung Ương Đảng CSVN! Tay này vừa độc vừa thâm! Lắm trò, lắm chiêu, lắm thủ đoạn đánh phá! Chịu khó theo dõi tin tức thời sự trong nước, ắt thấy ngay mưu ma chước quỷ của tay phù thủy Trần Bình Minh đối với người dân yêu nước và với tôn giáo!

Cho nên cái chuyện ngài Tổng Giám đốc cho xướng viên đọc lên “TGP Sài Gòn” không phải là không có dụng ý. Đây là cơ hội để các đấng nhìn lại mình, nhìn lại việc mình làm và sớm (giác ngộ) có đổi thay thích nghi, đừng chần chờ cho tới khi cái tên “TGP/TPHCM” bị phía Nhà nước CSVN chính thức xóa sổ, thì nhục chẳng biết chừng nào và vết nhơ ấy muôn đời khó gột!

Mọi lý do biện minh cho việc duy trì cái tên TGP/TPHCM đều không thuyết phục được ai, cả phía phải lẫn phía trái! Soi rọi lại mình và hành động đúng đắn là con đường tất yếu của người yêu quý sự thật và lẽ phải!

Vào tháng Tư năm 2011, tờ Tiền Phong (báo chính dòng của CSVN) có đăng tải một bài văn về Sài Gòn nghe thật thấm thía. Lã Hoa, tác giả bài viết, tự giới thiệu mình là người Hà Nội chính tông, vào cư ngụ tại Sài Gòn được 20 năm tính cho tới ngày Lã Hoa viết bài (như vậy tác giả vào cư ngụ tại Sài Gòn năm 1991).

Trong bài viết ngắn, tên “Sài Gòn” được lặp đi lặp lại tới gần 20 lần. Ấm tình làm sao! Đậm nghĩa làm sao Sài Gòn đầy mến yêu và trân trọng!

Xin ghi lại bài viết (lược bỏ bớt 4 đoạn ngắn không cần thiết) để chúng ta cùng suy ngẫm và may ra không còn ai mất thời giờ cãi nhau về cái danh xưng TGP/TPHCM pha trộn loạn xà ngầu hữu thần với vô thần!

Sài Gòn! Sài Gòn

TP (30/04/2011) – Nhiều người nói, đối với người Việt Nam, Hà Nội và tình yêu Hà Nội đã đi vào những tác phẩm thi ca nhạc họa bất hủ không gì so sánh được. Song tôi cũng yêu Sài Gòn – Chợ Lớn trong ‘L’Amant’ (Người tình) và Sài Gòn bên lề chiến tranh trong ‘The Quiet American’ (Người Mỹ trầm lặng) và rất nhiều tác phẩm lấy Sài Gòn làm bối cảnh khác.

Những tác phẩm ấy cũng lãng mạn, sử thi và tinh tế không kém Hà Nội. Chẳng ai chất vấn tình yêu Hà Nội cả, thì hãy để tôi yêu Sài Gòn theo cách của tôi. Sao phải so sánh tình yêu này với tình yêu khác, và chắc gì ai đã mơ mộng hơn ai.
[….]

“Sài Gòn nhiều món ăn ngon lắm, tôi thích bột chiên, hủ tíu”, ông bạn đồng hành người Thái hào hứng nhắc nhở, từ những món rất chơi như bò bía tới món rất nặng như lẩu mắm.

Thế là tự nhiên nhớ nhà. Giống như lần đó, lần nào đi xa cũng vậy, được hỏi từ đâu đến, tôi đều trả lời: “Sài Gòn, Việt Nam”.

Lớn lên ở Hà Nội, nói giọng Bắc không pha, tôi vui vẻ trở thành cư dân của thành phố này từ 20 năm trước, một thời gian đủ dài để có một tình cảm gắn bó đặc biệt. Vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên đi từ sân bay về thành phố trên con đường thẳng tắp và những tiệm may sành điệu dọc đường Hai Bà Trưng.
[…]

Có một bạn ở Hà Nội nói rằng Sài Gòn không có nhiều fan, vì thành phố đa phần là dân tứ xứ, và có quá nhiều thứ nên không có thứ nào để nhớ sâu sắc. Không biết nhận xét đó có đúng, nhưng tôi yêu Sài gòn, và có vài triệu người cùng nghĩ như tôi. Những người đang sống hết mình trong tình yêu với thành phố này, một cách dồn dập và bận rộn. Có khi vì thế lại không có đủ thời gian và sức lực để mô tả tình yêu ấy.
[…]

Sài Gòn là nơi ta mong ngóng muốn quay về mỗi khi ở xa nó, cảm thấy thiếu thốn và áp lực. Đúng vậy, ở đây người ta sống nhanh nhưng không bị áp lực. Tôi cảm nhận rõ hơn những điều này khi tạm xa Sài Gòn nhiều năm, thứ tình cảm mà tôi không có được đối với Hà Nội, nơi tôi lớn lên, nơi có bố mẹ tôi ở đó.
[…]

Sài Gòn không cũ đi trong thơ Nguyên Sa, trong nhạc Trịnh Công Sơn, áo dài học trò vẫn trắng và những con đường vẫn có lá me bay. Sài Gòn lại mới hơn trong những màn múa hiện đại của Nguyễn Tấn Lộc, hay những vở hài kịch của Hồng Vân.

Sài Gòn dậy sớm, tập thể dục ở Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, đi mua đồ ăn sáng, chạy ra uống cà phê trong quán, ngoài vườn, bên lề đường, nghe nhạc lẫn trong tiếng còi xe tấp nập. Sài Gòn miệt mài làm việc, chăm chỉ học hành, ăn trưa văn phòng rộn rã, tan trường trên yên xe gắn máy ba mẹ.

Sài Gòn tình tự, cười nói, thủ thỉ ngoài phố, trong chợ, trên đường đi, ở bất cứ nơi nào có thể. Sài Gòn thức khuya trong những quán ăn đêm, trong ánh đèn nhấp nháy của các sàn nhảy, quán bar. Sài Gòn cặm cụi nấu nướng để kịp dọn hàng, quét đường cho sáng mai sạch sẽ.

Sài Gòn của tôi hình như không bao giờ ngủ.   (Lã Hoa)

Lê Thiên

Nguồn: NuVuongCongLy 

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"