Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Có nên hồi hương tranh đấu?

Lâm Thế Nguyên
 
Ngay sau năm 1975, khi những người yêu nước ở quốc nội bí mật thành lập các tổ chức phục quốc để chống lại chế độ Cộng sản mới vừa cưỡng đặt lên miền Nam, thì những người Việt vừa ra hải ngoại tỵ nạn cũng đã bắt đầu nỗ lực hồi hương chiến đấu. Người Việt Nam biết đến chí sĩ Võ Đại Tôn, sinh viên Trần Văn Bá, Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh như là những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần liều chết trở lại quê hương tìm sự sống cho dân tộc. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới đổi thay, lòng người nhũng nhiễu... song ý nghĩa và tinh thần hy sinh không tính toán đó vẫn luôn nguyên vẹn.

Thư gửi một nhà báo trẻ nhân ngày 30.4.2012

Nguyễn Việt

image002_7.jpg
Cựu sỹ quan QĐND Việt Nam Nguyễn Tường Thụy vinh danh Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng tàu Nhật Tảo của Việt Nam Cộng hòa
Cháu P. thân mến,
Cảm ơn cháu đã gửi Email hỏi chú viết cho Nguoiviet.de một bài về đề tài „Hòa giải dân tộc“ mà cháu muốn đăng trong dịp 30.4 này. Thú thực, nhìn vào trang nhà của báo các cháu, chú mất hết hứng thú viết bài khi nhìn thấy những tin về giết người, hiếp dâm, „lộ hàng“ trong mục "Tiêu Điểm“. Tuy rất thông cảm với BBT, phải dựa vào quảng cáo để duy trì sự sống của tờ báo, chú vẫn mong nó có một diện mạo văn minh hơn, phù hợp với mục tiêu nâng cao nền dân trí vốn đã bị kìm hãm ở mức thấp đến nỗi "đe dọa sự tồn vong“ của dân tộc.

Lời tri ân của blogger Bùi Hằng

Bùi Hằng
 
Gửi tất cả những người bạn yêu quý của Bùi Hằng,
Lời đầu tiên, xin cho Bùi Hằng và gia đình được gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã luôn lo lắng và lên tiếng bảo vệ cho Bùi Hằng trong 6 tháng qua. Xin cảm ơn những blogger, các cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế, tòa đại sứ và chính phủ các nước đã lên tiếng đòi trả tự do cho Bùi Hằng. Từ tận đáy lòng, xin các bạn hãy nhận từ Bùi Hằng lời cảm ơn chân thành nhất.

Hãy cứu lấy hồ Thành Công

Vivian Vu

LÒNG THAM VÔ ĐÁY

Từ Văn Giang…

Mấy ngày hôm nay chứng kiến sự đàn áp của công an, chính quyền trang bị đến tận răng đối với bà con nông dân Văn Giang nghèo đói, yếu đuối để cưỡng đoạt đất đai, hoa màu của bà con mà lòng tôi đau xót, phẫn nộ đến trào nước mắt.
Tôi đã từng được mời đến thăm khu đô thị Ecopark cách đây ít lâu với tư cách là nhà đầu tư tiềm năng của các căn hộ và biệt thự tại đây. Khi nghe thuyết minh quảng cáo cho khu đô thị sinh thái, lòng tôi dấy lên cảm giác buồn nôn và tức giận. Thật đau lòng khi cái gọi là “khu dân cư sinh thái đẹp nhất và rộng nhất miền Bắc” được xây dựng trên một vùng đất canh tác ven sông màu mỡ, trù phú nhất, vốn mang lại nguồn nông sản và hoa màu lớn cung cấp cho khu vực Hà Nội.

Cảm nghĩ cuối tuần

Đi vắng mấy ngày, trên đường về đọc những bản tin mà thắc mắc chuyện gì đang xảy ra ở VN.  Qua vụ họ giam giữ hỏi cung bất ngờ mới biết là ở VN có một tổ chức thiện nguyện gọi là Bạch Đằng Giang họ là những người cựu thuyền nhân bị trả về VN, họ gặp khốn khó bao nhiêu năm qua cho nên họ phải thường xuyên sống tựa vào nhau để giúp đỡ nhau, nghe cứ như một dân tộc thiểu số, không, phải nói là một "dân tộc bị đì" đang sống tại VN vậy, đọc bài báo của báo VN sao mà tổ chức này bê bết thế không biết, nhưng khi nghe họ trả lời phỏng vấn thì thấy cung cách họ không phải là những người không thể là những người có những hành vi tệ hại như bài báo của nhà nước mộ tả, họ biết họ là ai và họ cố gắng làm gì cho đúng luật pháp VN, nhưng nhà cầm quyền thì dường như có xem họ là công dân của VN đâu?  Cứ nhìn cung cách nhà nước ép chính phủ các nước Malaysia hay Indonesia đập phá bia tưởng niệm thuyền nhân, chỉ là bia tưởng niệm thôi đó nhé, thử hỏi con người hiển hiện sờ sờ ra đó thì sẽ hiểu cung cách của nhà nước VN đối với cựu thuyền nhân ra sao. 

Hãy chụp giùm tôi

Trần Văn Lương

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa
 
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
 
Phạm Hồng Sơn thực hiện
 
 
pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?

37 năm & một thời Cộng sản của ba

Trương Duy Nhất
Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức, không phải là loại người “ăn” đất, không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân. 37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.
Chúng tôi ôm nhau nhảy cỡng lên hò reo khi mỗi sáng thức dậy thấy thêm một lá cờ cắm trên bản đồ miền Nam. 29/3, ba chỉ vào một lá cờ trên bản tin tường thuật của báo Nhân Dân và bảo “quê mình đó”. Từ đó, tôi biết mình có thêm một miền quê khác.

Kỷ niệm tháng Tư

Nguyễn Hồng Nhung
 
Như thể tất cả người Việt nam sinh ra, hoặc chết đi trong tháng Tư. Dội về ký ức tháng Tư, để hiện tại quay lại thành quá khứ. Đúng hơn, những mảnh vỡ tháng Tư khứa vào các giác quan, như một tiềm thức, nức nở, kể lể, thở phào, câm lặng, trầm ngâm…như thể tháng Tư năm ấy vừa là nó vừa chẳng phải là nó…
Sao vậy?
Tôi rất nhiều lần khua gót trên đường phố, nhấm nháp cảm giác: mình đang ở nhà mà, thành phố quê hương, nơi ta lớn lên từ tấm bé, nhưng… đâu rồi?
Dù hàng cây lim già vẫn xum xuê tán lá rợp trên con phố nhỏ, nơi xưa kia mỗi sớm ta hớt hải vung cặp chạy như bay đến trường trước khi tiếng trống thùng thùng vang lên, dù đầu phố nơi rẽ sang con phố nhỏ hơn vẫn lù lù một miệng cống, bạn bè thơ ấu ơi, mình thường đợi nhau ở đây, nắng trưa hè gay gắt sau ngần ấy năm vẫn làm nở mặt đường nhựa, khiến nó mềm oặt như một chiếc bánh gai đen…

Sao thế ?

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Việt Nam lại bắt TS Nguyễn Quốc Quân, tố cáo Việt Tân 'khủng bố'

SÀI GÒN (NV) -Một tiến sĩ Toán người Mỹ gốc Việt trong chuyến đi về Việt Nam bị bắt tại Tân Sơn Nhất và bị tố cáo âm mưu lật đổ chính quyền.
TS Nguyễn Quốc Quân tại Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới ở Sydney năm 2005. (Hình: Enderminh/Wikimedia/Public Domain)

Chị Nga

Nguyệt Quỳnh

Mẹ con chị Trần Thị Nga
Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt…
(Những huyết cầu tổ quốc – Đinh Vũ Hoàng Nguyên)
Có ai đó bảo rằng máu và nước mắt cùng tượng trưng cho nỗi đau. Máu là nỗi đau của thể xác, còn nước mắt là nỗi đau tinh thần. Nói như vậy, ngày nay đại đa số dân nghèo Việt Nam đang sống cùng những nỗi đau đó. Bài thơ Những Huyết Cầu Tổ Quốc Đinh Vũ Hoàng Nguyên viết cho con, anh mang trọn vẹn nỗi đau của thế hệ anh gởi vào những tứ thơ ấy. Bé Phú con chị Nga, bé Khang con nhạc sĩ Việt Khang, con trai anh… lớp tuổi thơ sau này lớn lên sẽ thấu hiểu những điều Đinh Vũ Hoàng Nguyên muốn nói. Nỗi đau của anh, của bao người dân bình thường trước cái chết của những ngư dân lương thiện ở Vịnh Bắc bộ. Máu đồng bào anh đang đổ, nỗi thống khổ thấm vào tim Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Chưa bao giờ dân mình lại cô đơn đến thế! anh cảm được nỗi đau thương, vô vọng của thân nhân họ khi chỉ bốn ngày sau biến cố, khăn tang của họ chưa ráo lệ thì ông Phan Văn Khải đã phát biểu trong một hội nghị rằng: “quan hệ Việt Nam Trung Hoa rất tốt đẹp”!? Và rồi từ ấy đến nay, ngư dân Việt Nam tiếp tục bị rượt đuổi ngay trên lãnh hải của mình. Họ bị cướp bóc, bị hành hạ, bị bắt giữ và đòi tiền chuộc… Nỗi đau của Đinh Vũ Hoàng Nguyên tràn lên những câu thơ: Máu lại tuôn… xô dập, mảnh ván tàu…

Đôi điều suy nghĩ về hòa hợp dân tộc

Bùi Công Tự
33.jpg

Bên lề Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975). Nguồn: MTH-blog
Nhớ lại 37 năm trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hòa trong dòng người Hà Nội trôi bồng bềnh trên các đường phố với một niềm vui sướng tưởng như bất tận: Sài Gòn giải phóng rồi ! Cả Hà Nội đổ ra đường. Một hãng thông tấn nước ngoài đưa tin: Hôm nay Hà Nội là thành phố vui nhất thế giới!
Niềm vui nào rồi cũng qua đi… cho đến bây giờ. Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, chương trình thời sự VTV lại vang lên giai điệu hào hùng của bài ca “giải phòng Miền Nam” quen thuộc tự thuở nào. Nhưng lòng tôi thì đã lạnh lùng. Tôi đang là công dân của Sài Gòn. Và tôi thấu hiểu câu nói của ông Võ Văn Kiệt – người con ưu tú của miền Nam: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ông Võ Văn Kiệt được dân Sài Gòn – nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ – yêu mến, kính trọng nhiều hơn bởi câu nói đầy “chất Người” đó. Còn tôi, tôi muốn gọi ông là “người Cộng Sản có trái tim”.

Thích Quảng Độ, vị hòa thượng trí thức

Nguyễn Thanh Giang
 
Hơn chục năm qua, mấy bài Tự trào của nhà sư làm cho tôi lúc thì hình dung Thích Quảng Độ như một nho sỹ bất đắc chí:
Quảng Độ tên mi quê ở đâu?
Thái Bình, Tiên Hải, Xã Thanh Châu
Dốt đặc cán mai mà lên mặt
Khôn nhà dại chợ lại lên râu
Nhìn đời “tiến bộ” giương mắt ếch
Nghe đạo suy đồi vểnh tai trâu
Thôi về xếp áo đi tập hát
Theo làm nghề xiếc với ông bầu
Lúc lại có nét Lỗ Trí Thâm:
Quảng Độ là mi mi biết chưa
Vóc dáng xem ra kể cũng vừa
Mắt sáng cằm vuông râu rậm rạp
Trán cao đầu nhọn tóc lưa thưa
Chữ nghĩa lem nhem nhưng biếng học
Tính tình nóng nảy vẫn không chừa
Năm nay tuổi tác vừa năm chục
Tù ngục hai lần đã sướng chưa?

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Hồ Chí Minh đã bị giết?

Minh Võ

Sáng ngày 2-9-1969, trời miền Bắc Việt Nam u ám, nhiều mây, có mưa nhẹ lác đác nhiều nơi. Người dân nôn nao đón chờ “thông điệp Quốc Khánh” của Hồ Chí Minh. Không khí chính trị ngột ngạt do sự leo thang chiến tranh của tân tổng thống Mỹ Nixon càng làm cho cán bộ đảng viên và thường dân miền Bắc hoang mang khi nghe bài diễn văn vắn tắt, tầm thường- nếu không muốn nói là nặng mùi tử khí – của Phạm Văn Ðồng báo hiệu một biến cố bất thường đã xảy ra.
Người ta xầm xì: “Hồ Chí Minh đã bị giết?” Sau đó ít lâu, nhà cầm quyền mới thông báo “Hồ Chủ Tịch đã mất ngày mồng 3 tháng 9.” Mãi hàng chục năm sau người ta mới dám nói thực là ông Hồ đã chết vào đúng ngày “Quốc Khánh 1969″. Hai năm cuối đời ông Hồ thường đau yếu luôn và hay sang Trung Quốc để cho các danh y của Cộng Ðảng xứ này chữa trị. Ông ta cũng mừng sinh nhật cuối cùng (19-5-1969) ở đây luôn, có người cho rằng ông ta muốn qua những tháng ngày cuối đời tại miền đất mà ông đã có những kỷ niệm “tình cảm đầy tính con người” vào những năm 20 và 30 khi ông hoạt động gián điệp cho quốc tế cộng sản và cho việc thành lập và đào tạo đảng cộng sản VN sau này. Nói trắng ra là ông muốn sống lại những giờ phút ái ân với những người đẹp trong dĩ vãng.

Add-on tên là AnonymoX 0.9.6 for Firefox dùng vượt tường lửa

Kẻ Vô (tích) Sự đã nói

Nhiều quý vị bây giờ vào Facebook hay các trang web bị chặn firewall quá “cực khổ” khi dùng các phần mêm như UltraSuft, Hotspot Shield… nhưng kết quả lại không ưng ý như gặp nhiều quảng cáo, không chơi games, up ảnh được, tốc độ chậm…
Add-on tên là AnonymoX 0.9.6, nhiệm vụ là thay đổi IP của quý vị sang các nước khác như Mỹ, Anh, Đức để quý vị vào FB và các trang web bị firewall một cách bình thường như đang ở các nước mà quý vị đổi IP sang. Quý vị có thể thoải mái làm mọi việc như chơi games, up hình.. mọi chuyện trên Firefox

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Ước chi ...thời đó

Ngô Nhân Dụng
Ðang tìm hiểu lý do tại sao, sau một ngàn năm Bắc thuộc, nước Việt Nam không thành một tỉnh của Trung Quốc, chúng tôi có dịp đọc sách sử cũ, thấy có mấy chuyện đáng kể lại trong lúc này.
Cuốn Mân Thành Tạp Thảo của Lý Văn Phức kể chuyến đi Phúc Kiến của ông năm 46 tuổi. Mân Việt là tên của tỉnh Phúc Kiến thời xửa thời xưa; trong cùng lúc người Trung Hoa gọi nước ta là Lạc Việt. Ông Lý Văn Phức đi sứ sang Tàu bốn lần, chưa kể một lần sang Phi Luật Tân (đảo Lucon) và hai lần qua Bengal. Chuyến đi năm Tân Mão (1831) có lý do nhân đạo. Cả gia đình một người Trung Hoa tên là Trần Khải đi biển gặp bão, thuyền trôi dạt vào hải phận Việt Nam. Vua Minh Mạng sai cả một phái bộ dùng đường biển đưa cả gia đình này về nguyên quán. Lý Văn Phức phụ trách việc này, nhân đó có dịp gặp gỡ và đối đáp, đã “tranh đấu ngoại giao” với viên tổng đốc họ Tôn ở đó, về những vấn đề có tính cách nghi thức thù tiếp nhưng lại đụng chạm tới thể diện quốc gia. Ngay hôm đầu tiên, được đưa kiệu đến trước cửa ngôi nhà tạm trú, Lý Văn Phức đã lùi lại, không vào. Vì trên cửa là tấm giấy ghi: “Việt Nam quốc Di sứ Công quán.” Di là chữ người Trung Hoa gọi tên các giống dân “man rợ.” Quan địa phương chịu gỡ tấm bảng đi, ông mới bước vào. Ngày hôm sau, họ phải viết một tấm bảng khác: “Việt Nam quốc Sứ quan Công quán.” Sứ quan, chứ không phải Di sứ!

Lệ Văn Giang


Khi tôi tìm hiểu về khu đô thị sinh thái Ecopark ở huyện Văn Giang do ai khởi xướng, thì té ra công ty Việt Hưng đảm trách khu xây dựng sinh thái này là có dính dáng đến con gái thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng tức là Nguyễn Thanh Phượng. Tôi nghĩ những người việt có thì giờ sẽ tìm hiểu xâu xa hơn về công việc làm ăn phi pháp này của gia đình Nguyễn Tấn Dũng, sau đó tố cáo với dư luận thế giới về cách làm ăn phi pháp của bà Nguyễn Thanh Phương này, cướp đất dân nghèo để xây một khu đô thị tráng lệ mà chỉ có người có tiền mới có thể cư ngụ, cụ thể người giàu bây giờ là lớp cán bộ VC. 

Hãy gọi đúng tên vụ việc: Cướp đất

Trước ngày 24-04, đọc những tin tức sẽ cưỡng chế đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho dự án Ecopark, tôi cứ nửa tin nửa ngờ.
Chẳng lẽ chính quyền lại có thể nhẫn tâm, bất chấp những đòi hỏi chính đáng của bà con nông dân về giá đất?
Chẳng lẽ vụ “Pháo hiệu hoa cải Đoàn Văn Vươn” không làm những quan chức chính quyền huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên suy nghĩ và chùn tay?
“Nó lú còn chú nó khôn”, chẳng lẽ các cấp trên của Hưng Yên lại muốn phơi bầy bộ mặt một chính quyền đàn áp nông dân ngay ở một nơi cách trung tâm thủ đô 13 km?

37 năm với vòng tang tiên tri và định mệnh

Lê Diễn Đức
 
 
Tôi viết bài thơ dưới đây nhân ngày 30 tháng Tư. Tôi tin con người có định mệnh, đất nước có vận mệnh.
 
Vòng khăn tang mà thanh niên, sinh viên miền Nam Việt Nam mang trên đầu vào ngày 27/4/1975 trên đường phố Paris 3 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, đau xót thay, đã trở thành lời tiên tri ai oán trong suốt 37 năm qua.

Tôi viết khi đất Văn Giang khóc, người nông dân quê tôi khóc và tôi cũng khóc! "Đất vỡ toang như trái tim đang vỡ… Từng mảnh tim ứa máu rải khắp quê hương này… Và người ta đang lấy máu Đất để sơn phết những gương mặt Quỷ đang nhảy múa cuồng điên trong cơn khát tiền tài danh vọng" (Thuỳ Linh).

Kết cục của Bạo Quyền

Minh Văn
Sau nhiều cuộc chiến liên miên, năm 221 TCN nhà Tần đã thôn tính các nước Chư hầu phía đông để lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập một đất nước Trung Hoa thống nhất. Nhưng vua Tần là Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng đã sử dụng vũ lực và pháp luật hà khắc để cai trị đất nước, khiến cho nhân dân vô cùng oán hận. Đến khi Tần Thủy Hoàng chết thì các nước chư hầu lại nổi lên chống lại nhà Tần tàn bạo. Vua Hoài Vương sai Lưu Bang (Bái Công) và Hạng Vũ (Lỗ Công) cầm đầu hai cánh quân để tiến đánh quân Tần. Sau khi diệt được nhà Tần (năm 206 TCN) thì Hạng Vũ tự xưng là Tây Sở Bá Vương và cai trị 9 quận, đồng thời phân phong cho các chư hầu. Hạng Vũ đóng đô ở Bành Thành để quản lý chư hầu. Việc phân phong bất xứng của Hạng Vũ đã khiến các Vương hầu bất mãn, vì vậy mà tình thế lại trở nên hỗn loạn. Dần dà thế cục chuyển xoay và hình thành nên hai thế lực đối lập lớn tranh dành ảnh hưởng với nhau là Lưu Bang và Hạng Vũ. Cuộc chiến mà hậu thế vẫn gọi là Hán Sở tranh hùng.

Những ngày tháng không bình yên

Đỗ Trường
Những năm đầu của thập niên tám mươi, nghe tin báo tử ai đó, có lẽ cũng không thấy nghiêm trọng bằng tin bị đuổi việc. Việc làm gắn liền với sổ gạo, tem phiếu thực phẩm, đôi khi còn là sinh mạng chính trị của con người. Thế mà đánh đùng một phát, tôi bỏ việc, hỏi sao mẹ tôi không kinh hãi. Thấy mẹ buồn, nên tôi thi vào trường ngoại ngữ. Học được mấy tháng, không hiểu sao thấy chán, tôi lại bỏ. Được tin, chú tôi ở Hải Phòng cho Dũng, con lớn của chú lên Hà Nội, bảo tôi xuống cùng Dũng làm, và mông má chân máy khâu. Nhìn thấy Dũng quân phục bộ đội chỉnh tề, tôi ngạc nhiên hỏi:
- Mới nhập ngũ, đã được về phép sao?

Viết cho Tháng Tư

Huỳnh Thục Vy
Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam - về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...". Xin được tạm dịch là: "Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự...."

30 tháng tư và những tượng đài

Đặng Huy Văn là một giảng viên đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.
Sau ngày 30/4/1975, trên dải đất hình chứ S của chúng ta đã mọc lên rất nhiều tượng đài. Nhưng tôi vẫn trăn trở không hiểu vì sao, lại phải xây dựng những tượng đài hoành tráng tốn kém hàng trăm tỷ đồng, làm thất thoát rất nhiều tiền thuế của dân mà đến thành phố, thị xã nào cũng chỉ gặp quanh đi quẩn lại vài gương mặt thôi. Trái lại, nhiều tượng đài lẽ ra cần phải có thì lại không được xây dựng như tượng đài kỉ niệm Hải Chiến Hoàng Sa 1974, Hải Chiến Trường Sa 1988 hay tượng đài kỉ niệm cuộc Chiến Tranh Biên Giới phía Bắc 1979. Đặc biệt, kỉ niệm ngày thống nhất đất nước mà lại không có một tượng đài nào để tưởng nhớ đến các đời Chúa Nguyễn khi xưa đã có công khai mở thêm một nửa giang sơn và thống nhất non sông Việt Nam được xây dựng sau 30/4/1975. Rồi chưa có tượng đài nào về các bà mẹ liệt sĩ, về các “bà mẹ Âu Cơ cuối thế kỉ 20” của hàng chục vạn thuyền nhân đi tìm tự do phải bỏ mình trên biển, tượng đài các ngư dân đã ngàn đời bám biển và khai mở những vùng biển đảo của Tổ Quốc để ngày nay người ta có cái để mặc cả ăn chia với ngoại bang. Vậy mà đã trải qua 37 năm đất nước thống nhất rồi đó!

Một áo quan đóng vội, một chuyến cuối phiêu du..

Người Buôn Gió

Dạo này hai bố con ở nhà tối toàn nghe bài Bắc Đẩu của Trần Thiên Thanh do Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến hát.
Tí Hớn nói
- Bài này chắc của Trần Thiện Thanh.
Hỏi sao con biết, Tí Hớn bảo con nghe kiểu nhạc con đoán thế.
Hôm qua vợ mình bỗng hỏi
- Có sợ nó bắt không ?
Mình trả lời.
- Mình phải làm trọn lương tâm mình, để sau không phải day dứt.
Vợ mình gật đầu cười.
Hôm nay mình nhận giấy triệu tập, mình biết là sẽ có từ hai hôm nay. Điều đó không có gì bất ngờ cả.
Ngày mai mình đi lên đó,có thể  lâu lắm mới về. Ai mà biết được số phận con người dưới triều nhà Sản 

Ngục tù và âm nhạc


Một lịch sử không nguyên vẹn
 Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không tránh được cảm giác ngần ngại khi lang thang đến những nơi gọi là “di tích lịch sử cách mạng”. Dẫu biết rằng di tích hay lịch sử nào cũng không tránh khỏi những thêu dệt, thêm thắt. Nhưng những di tích cách mạng này thì còn mới mẻ quá, những chi tiết phụ họa chung quanh nó chưa phủ đủ một lớp bụi thời gian mà ta gọi là huyền sử. Mà huyền sử viết vội thì như gia vị nêm quá non hoặc quá già, không hề làm tôn vẻ duyên dáng của món ăn, nếu không nói là chỉ làm ta chán nản và nghi hoặc.
Sự ngụy tạo danh nhân đốt kho xăng Lê Văn Tám là một ví dụ điển hình. May thay, ông Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Tuyên truyền thời ấy đã đủ lương thiện để nhắn gởi với hậu thế về tác phẩm dàn đựng của mình.
Tôi đã đến Côn đảo với tâm thế như vậy.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Tôi tưởng là thế

Phạm Duy Nghĩa
Bác Nghĩa ơi, bác quên nhắc tới điều 4 Hiến Pháp nữa: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."
Tuần này, một vài tờ báo rụt rè đưa tin, ở một miền quê ngoài Bắc hàng ngàn cảnh sát bao vây, cưỡng chế thu hồi đất của dân làng để giao cho một công ty kinh doanh (xây những ngôi nhà đẹp, bán cho người có tiền). Có mùi lựu đạn cay, dùi cui và những tiếng la hét, 20 người bị tạm giữ.
Về mặt pháp luật, điều ấy cần được giải thích như thế nào?

Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21

Nguyễn Minh Cần
Chưa bao giờ vấn đề nông dân Việt Nam đặt ra một cách cấp thiết trước phong trào dân chủ nước ta như hiện nay. Nông dân là khối người đông đảo chiếm đến trên 70% dân số cả nước. Bằng lao động cực nhọc của mình, từ nghìn xưa cho đến ngày nay họ đã và đang nuôi sống dân ta. Từ năm 1993 đến nay, nông dân đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi và tăng khối lượng xuất khẩu nông phẩm của nước ta ra thế giới, nhờ đó đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhất nhì trên toàn cầu về gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cá, tôm... Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, thu nhập của hai phần ba dân số Việt Nam phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Thế nhưng, khốn thay, từ trước đến nay, nông dân nước ta đã bị kẻ cầm quyền ngược đãi, đối xử rất tàn tệ và, kể từ năm 1930 cho đến nay, họ luôn luôn là đối tượng của cái chính trị lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).

"Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn"

Lê Minh Quang
Hơn 2000 cảnh sát, cảnh sát cơ động trang bị vũ khí có cả súng AK, thiết bị dò mìn, với cảnh sát vũ trang có lựu đạn cay, dùi cui điện , đã tràn ngập cánh đồng thuộc xã Xuân quang, dồn những người nông dân nghèo ra khỏi mảnh đất đẫm máu và mồ hôi của tổ tiên họ bao đời truyền lại.
Chiến dịch cướp đất của nông dân nghèo với quy mô khủng bố của chính quyền của dân, do dân, vì dân đã bắt đầu.
Quay ngược trở lại để thấy tại sao dự án khu đô thị sinh thái Ecopark khổng lồ này, thu hồi 500 hecta đất Văn Giang lại bị người dân phản đối.
Chúng tôi được bồi thường 48 triệu đồng cho một sào (360m2), trong khi đó khu đô thị sinh thái chưa hình thành họ đã chào bán với giá 80 triệu đồng một m2 đất”.

Về đặc tính của văn hóa chính trị ta

Nguyễn Trung Lương
Cách đây không lâu, trong một buổi nói chuyện về “Khai minh và trưởng thành” Bùi Văn Nam Sơn đã đưa ra một nhận định rất thú vị và cũng rất đắc ý. Ông nói: “Thế hệ cha tôi, nếu còn sống thì ông đã 110 tuổi, chưa thể hiểu khái niệm tự do như chúng ta ngày nay. Như nhiều nhà nho khác, cụ hiểu tự do theo hàm ý xấu: tự do là tự tung, tự tác, vô pháp, vô thiên!”
Tôi liên tưởng ngay đến câu chuyện Phan Khôi kể lại trong bài báo nổi tiếng Phê bình lãnh đạo văn nghệ“, viết năm 1956: “Sau khi về Hà Nội không lâu, giữa một cuộc tọa đàm ở trụ sở Hội Văn nghệ, một cán bộ cao cấp lấy tư cách cá nhân đề ra cái vấn đề ‘tự do của văn nghệ sĩ’. Cái vấn đề ấy được giải thích là: Có một số văn nghệ sĩ nào đó đòi tự do hay là có ý đòi tự do, mà tự do một cách bừa bãi, đến nỗi ‘ví như một kẻ kia đi trên đường phố, thấy có người ôm cái cặp da đẹp, giật ngang lấy đi, rồi nói rằng đó là tự do của mình vì mình thích cái cặp da.’ Do đó, kết luận là: phải có lãnh đạo, văn nghệ sĩ phải ở dưới quyền lãnh đạo.”

Sau 40 Năm Bí Mật

Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng.  Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói.  Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

Chỉnh đốn Đảng và kêu cứu từ Văn Giang

Võ Thị Hảo 
Bom nổ Tiên Lãng, Hải Phòng chưa dứt, thì gạch đá, khói lửa, máu đổ ở Văn Giang, Hưng Yên đã dâng lên. Thực vậy, những tưởng sau kết luận của ông Thủ tướng Chính phủ về xử lý sai trái của chính quyền trong vụ Tiên Lãng, sau việc ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hô hào rộng khắp phong trào chỉnh đốn Đảng, các cấp chính quyền, mà lãnh đạo tuyệt đối là Đảng viên, phải chú ý sửa mình, thì đêm 23 rạng ngày 24/4/2012, lại xảy ra một vụ đàn áp, cưỡng chế dân khốc liệt, khiến người dân vô cùng phẫn nộ. Sự cưỡng chế lần này có quy mô lớn gấp cả chục lần về số lượng và càng có phần không kém phần thù địch chống dân của chính quyền, với những người chủ trương ra tay lấy đất của dân đã có tuyên bố trước, đầy dõng dạcSự “thù địch” này đã tạo nên tiếng kêu khóc xé ruột, thấu trời của hàng trăm hộ nông dân tại ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao – huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Bỗng dưng muốn khóc

Dân Choa
-
Tôi đã từng cười, cười rất vui khi nhìn thấy những lá cờ đỏ sao vàng tung bay rợp phố phường trong những ngày hội thể thao quốc tế, trong những trận bóng đá khu vực Đông Nam Á. Tôi cũng nhoẻn cười thân thiện khi gặp khách du lịch quốc tế trên phố phường Hà Nội mặc chiếc áo phông có in cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “I love Vietnam”. Tôi cũng từng bật cười khi nhìn thấy cảnh đám đông hỗn loạn, quấn quýt cờ sao, băng rôn ào ạt như cơn gió mạnh vòng quanh hồ Hoàn Kiếm lúc đội tuyển của Việt Nam vào tranh giải nhất nhì khu vực.
Tôi mỉm cười khi đến những hải cảng xa xôi của nước ngoài bất chợt nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió xứ người.

Nỗi buồn Văn Giang

Hưng Yên, cái tên gọi của một nơi mà những người thân của hai bên dòng họ tôi luôn nhắc đến. Bây giờ chuyện xảy ra ở Văn Giang khiến tôi thắc mắc không hiểu những ngôi làng mà gia đình tôi vẫn nhắc có gần Văn Giang. Vào Wiki xem thì tôi thấy không xa, đó là những vùng đồng bằng của sông Hồng.  Những chuyện xảy ra ở Văn Giang rồi có sẽ xảy ra nơi tổ tiên nội ngoại của các con tôi rồi cũng phải đối mặt.  Tôi nhớ tới cái đình làng và con đường vào làng sạch sẽ tráng xi măng và những người đàn bà hiền lành vẫn còn quấn khăn ngồi bên đường bán bánh kẹo đầu thế kỷ 21.  

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Tháng tư đen của Văn Giang

Đối với đa số người dân miền Nam thì tháng Tư đã là tháng Tư đen, và nay có phải tháng Tư sẽ là một tháng Tư đen cho nông dân Văn Giang Hưng Yên?










Chuyện cưỡng chế đất ở Văn Giang

Đông A
Người nông dân Việt Nam cùng cảnh ngộ phải biết tổ chức nhau lại thì mới có cơ hội đòi công bằng cho mình!
Chuyện cưỡng chế đất ở Văn Giang là tin nổi bật trong ngày hôm nay. Tạm thời chính quyền đã thành công chuyện cưỡng chế, nhưng tương lai thế nào thì cũng khó nói. Nhưng nhìn những hình ảnh người dân cầm gậy gộc đối mặt với công an dàn hàng ngang không khỏi khiến tôi không nghĩ tại sao chính quyền lại trở thành kẻ thù của nhân dân đến thế. Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân. Chuyện Văn giang bên nào đúng sai thật khó phân định tỏ tường. Tôi cố gắng tìm hiểu vấn đề ở Văn giang để có điểm nhìn tham chiếu. báo Lao động, có 3800 hộ trong tổng số 4900 hộ đã nhận tiền đền bù, và như vậy chỉ có 21% hộ chưa nhận tiền đền bù. Như vậy nếu chuyện thu hồi đất đai là bất hợp lý thì tại sao đến 80% số hộ đã đồng ý? Nếu chính nội bộ người dân Văn giang đã có những điểm nhìn khác nhau về chuyện thu hồi đất thì để được sự ủng hộ rộng rãi của công luận, người dân Văn giang cần lý giải vấn đề này. Mặt khác, đứng trên quan điểm của người dân chống lại chuyện thu hồi đất, tiền đền bù thu hồi quá thấp, giá tiền mấy sào đất mới bằng giá tiền 10m2 mà công ty Việt Hưng thu hồi để bán cho các nhà đầu tư. Và điều quan trọng hơn nữa, đất đai gắn chặt với người nông dân, người nông dân mất đất sẽ mất kế sinh nhai của họ. Ở đây có 2 vấn nạn mà chính quyền chưa giải quyết được thấu đáo. Thứ nhất, thu hồi đất phải tạo ra công ăn việc làm khác cho người nông dân. Thứ hai, chưa có cơ quan trung gian độc lập về giá tiền bồi thường đất. Trong hầu hết các trường hợp, bên người dân thì nói tiền đền bù thấp, còn bên thu hồi đất thì nói giá tiền đền bù hợp lý. Không có cơ quan trung gian độc lập phán quyết về giá đất thì những chuyện như ở Văn giang sẽ không bao giờ hết, và mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền ngày càng trầm trọng, và có thể dẫn tới những bất ổn xã hội không lường trước được.

ĐẤT VÀ NGƯỜI

Cua Rận

 













Ở xóm mình có bà tên là Rao.  Bà có 2 con trai, nhỉnh hơn mình vài tuổi. Còn ông chồng thì chết đã lâu.Ngày cải cách ruộng đất gia đình nhà bà được xếp là cố nông, lại tích cực đấu tố địa chủ phong kiến tay sai đế quốc sài lang, nên thuộc diện thành phần cốt cán của cuộc cách mạng vĩ đại đổi đời để dân cày có ruộng.

Vậy là bà Rao được chia 5 sào ruộng, lại được chia quả thực một nửa cái nhà ngói của địa chủ Tiếm.

BÁO CHÍ "CÁCH MẠNG"


538746_440449889315097_114731331886956_1778640_693446310_n.jpg

BÁO CHÍ "CÁCH MẠNG" NHÂN DANH "NHÂN DÂN" VÀ NHÂN DÂN THỰC SỰ TRONG NÀY 24/04/2012.
Ai có báo xé báo. Ai có tivi tắt tivi. Không có báo có tivi hãy dùng Internet. Ở một đất nước có nền tự do báo chí "gấp vạn lần tư sản" mà người dân lại phải xem Reuter để biết tình hình vụ cưỡng chế đất đai dẫn đến bạo động cả nghìn người ở ngay trên đất nước mình - điều mà 700 tờ báo trong nước tuyệt nhiên không hề đề cập đến!

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật

Phan Hương - Ngọc Phi
Ngày 4-4-2012 và 5-4-2012, UBND huyện Văn Giang ra một số quyết định cưỡng chế đối với một số hộ dân ở xã Xuân Quan để giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư. Đáng tiếc đó lại là những quyết định trái luật.
Theo UBND huyện, quyết định cưỡng chế này áp dụng cho 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan để thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải toả mặt bằng thực hiện bàn giao đất. Các gia đình bị cưỡng chế đều nhận được một quyết định có nội dung giống nhau, thời gian thực hiện từ ngày 20-4-2012, tại xứ đồng Cầu Ván, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang. Các hộ dân cho biết, ngày 4-4-2012, họ nhận được một quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang do Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu kí. Quyết định gửi cho từng hộ gia đình và lưu văn thư (huyện), căn cứ vào Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ. 

Hậu Tiên Lãng: Xung đột đất đai lại manh nha bùng phát

Thường Sơn, CTV Phía Trước
 
Rõ ràng đã chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng. Bài học mà giới chức lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam tưởng chừng đã “ngộ” ra, thì nay vẫn bị căn bệnh hoang tưởng chính trị chèn ép. Nguy cơ xung đột đất đai giữa người dân và chính quyền lại càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.

Việc gì phải sợ nó!

Vào thời gian này, có một lời than phiền rất phổ biến trong giới cán bộ chính quyền “Sau vụ Tiên Lãng, anh em mình hình như nhát tay hơn, hơi một chút là sợ xung đột”.
Nhưng lại vẫn có những cán bộ cố gắng lên gân: “Chính quyền, luật pháp trong tay, việc gì phải sợ nó!”.
Không phải giải thích, chắc bạn đọc cũng hiểu “nó” là ai.
Vào đầu tháng 4/2012, tại một cuộc họp sơ kết tình hình khiếu nại tố cáo đầu năm, Tổng Thanh tra Chính phủ đã phát ra thông tin là từ sau vụ Tiên Lãng, số lượt người, số đoàn đông người lẫn số vụ việc tăng hẳn lên. Cụ thể, số lượt người khiếu nại tố cáo trong tháng 3 tăng 50% so với tháng 2/2012, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.

Nhìn hình tưởng cả nước đang đứng lên chống TQ.

Tổng hợp thông tin về cưỡng chế tại Văn Giang-Ecopark




232.jpg

6 Triệu Người Được Tăng Lương, 90 Triệu Dân Bị Tăng Giá

Đào Tuấn
“Sáu con số” để mua được một lít xăng. Chuyện đương nhiên. Chỉ là vấn đề thời điểm.
Khoảng 6 triệu người sẽ được tăng lương tối thiểu sẽ tăng lên 1,05 triệu đồng. Mức tăng 26%. Và một quan chức sau đó khẳng định mức tăng đã “cao hơn mức độ trượt giá”. Nhưng đó là chuyện của ngày 1-5. Có đù bù trượt giá hay không, đôi khi lại phải phụ thuộc vào giá xăng, giá điện, vào lạm phát chứ không phải chỉ nói rằng đủ hay không đủ mà được. Còn hôm nay, là câu chuyện của 90 triệu dân bị “nện giá” khi tối muộn ngày thứ sáu cuối tuần, xăng bất ngờ tăng giá. Quả là một câu trả lời tức thời và không thể khiếm nhã hơn đối với 6 triệu người chưa kịp lo vì “bị” tăng lương và mấy chục triệu nông dân chưa hề biết lương là cái gì.

Lòng can đảm của Điếu Cày và Natalya Radzina

 New York Times
Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch
 
Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo đã nêu tên 12 nước - trong đó có Iraq, Nga, Philippines, Afghanistan, Pakistan và Mexico - trong "danh sách các nước không trừng phạt" hàng năm của ủy ban vì các nước này không trừng phạt các vụ sát hại nhà báo. Các mối đe dọa đối với nhà báo hiện cũng được nhấn mạnh đến trong một sáng kiến mới, đáng mừng của Bộ Ngoại giao. Từ bây giờ cho đến Ngày Tự do Báo chí Thế giới, ngày 3 tháng Năm, trang mạng Nhân Quyền của Bộ Ngoại giao (www.Humanrights.gov) sẽ lần lượt thuật lại những câu chuyện về những người đã bị sát hại, bị bỏ tù hay nói chung bị ngăn cản tường thuật tin tức và thực thi quyền tự do ngôn luận căn bản.

Bến phà 2 triệu đô chưa xài đã sập

"Còn Sở Giao Thông-Vận Tải tỉnh Sóc Trăng cũng nói “không biết gì đến bến phà chưa xài đã sập vì bến phà đó không thuộc quyền quản lý của mình”."

Cứ cái kiểu đọc tin (tức mình) như thế này thì có ngày loạn mất nước tới nơi, thì nơi này sẽ bảo là không thuộc quyền quản lý của họ thì họ không lo, người dân thì để đảng lo, đảng để người "anh em" lo, thế là xong.   

Khi hiến pháp là công cụ bảo vệ dân quyền

Nguyễn Minh Tuấn
Chiều ngày 17/4/2012, người phát ngôn của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ [1]. Nội dung các câu hỏi và trả lời về Bản báo cáo này xoay quanh các vấn đề như: có nên đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai không, quyền cơ bản của công dân nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng nào, tổ chức quyền lực nên được sửa đổi ra sao để vừa chống nguy cơ lạm quyền, vừa bảo vệ dân quyền.
Liên quan đến những câu trả lời của Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, tôi thấy còn một số vấn đề chưa thực sự sáng tỏ, cần tiếp tục trao đổi để làm rõ như sau:

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Ngôn ngữ báo chí đang bị đánh tráo

Lê Dũng
Tin về 21 ngư dân Việt nam bị Trung quốc bắt giữ gần tháng nay trên các báo hiện rất có nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm.
Báo thì bảo: "21 Ngư dân Việt nam được thả", báo thì bảo: "21 ngư dân được về Việt nam " v.v và v.v...
Nếu đọc qua thì không có vấn đề gì, ai cũng hiểu là 21 ngư dân bị Trung quốc bắt giữ, thu hai tàu cá và đòi tiền chuộc như báo đăng, ngoại giao Việt nam và công luận đã liên tục đấu tranh, phản đối việc làm phi pháp của phía Trung quốc. Trước áp lực dư luận họ đã phải trả tự do cho 21 ngư dân và một tàu, một tàu còn lại hiện họ vẫn đang giữ.
Tuy nhiên, nếu tờ báo nào nói rằng ngư dân Việt nam đã được trả về Việt nam từ Hoàng sa thì có nghĩa là Hoàng sa không phải là của Việt Nam?

Hãy dừng "ném đá" bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Đàm Mai Đạo
Bà Đặng Thị Hoàng Yến
UBMTTQ Việt Nam nhất trí 100% việc bãi nhiệm tư cách đại biểu QH bà Đặng Thị Hoàng Yến trở nên quá vội vàng và võ đoán.
Theo Điều lệ ĐCSVN, tại:
Điều 8: 1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
Theo đó, bà Yến tuyên bố tự thấy mình không còn là một đảng viênhoàn toàn chính xác. Lỗi ở đây, không phải do bà Yến mà chính do chi bộ nơi bà sinh hoạt. Lẽ ra, khi bà Yến bỏ sinh hoạt và không đóng đảng phí 3 tháng/năm, chi bộ phải bám sát, theo dõi, nhắc nhở để bà không vi phạm điều lệ Đảng. Chi bộ nơi bà sinh hoạt đã không làm tròn trách nhiệm, buông lỏng quản lý đảng viên.

Bới đất tìm xương


Từ một mẫu tin nhắn
Những ngày này Sàigon, một buổi trưa hè nóng bức, tôi lang thang vào internet một cách bất định thì vô tình đọc được một tin nhắn tìm người thân : “Gia đình muốn tìm tin tức về người anh của chúng tôi Lê Văn Tài – Số quân 74/70/428, thuộc Tiểu đội 1 –Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân. Trong lúc rút quân từ Tây Ninh về thì mất tich……”

Tôi dừng lại suy nghĩ một hồi rồi quyết định sẽ liên lạc với người thân của gia đình Chú Tài – vì Bố tôi chính là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự - Tiểu Đoàn Trưởng -  Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân với mong ước nhỏ nhoi là cung cấp thông tin một cách khách quan nhất. Thông tin từ Mẹ tôi về thời điểm bà nhận xác Bố tôi vào ngày 3/5/1975 là tại trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi liền liên lạc với Cô Hương là người nhà của Chú Tài….

Hai cõi ta bà

Ngô Nhân Dụng

Một người bạn tôi ở Sài Gòn có thói quen quan sát cuộc đời mới viết mấy giòng miêu tả: “Trong cái nền kinh tế man rợ này, ta bà thế giới chia rõ rệt thành hai lớp. Một là những đứa chạy ăn từng tháng (có đồng chí khá đông là những đứa chạy ăn từng ngày nữa); lớp kia là bọn giàu, con cái ngồi xe Ferrari, Porche, … xài tiền đô, gọi nhau bằng điện thoại nạm kim cương, hẹn nhau bất kể ở nơi nào nhưng chỉ vài ba giờ sau là gặp mặt uống rượu, chơi thuốc. Chuyện ở Huyện này ai cũng biết.”


Có thể biết ngay những người mới được đăng hình trong blog Nguyễn Xuân Diện thuộc cõi nào trong thế giới ta bà này. Đó là hình những phụ nữ nông dân mặc áo cánh, có cụ bà tay chống gậy, đang tụ tập trước cái cổng lớn bảng sơn đỏ đề: ĐẢNG ỦY HĐND ỦY BAN NHÂN DÂN – XÃ PHÚ TÚC. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết họ là dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội; đang chuẩn bị cuốc thuổng đòn gánh búa liềm để lên huyện để đòi người. Họ kể: “Sáng nay Chị Nguyễn Thị Mây đi cấy ở thôn Cầu Bầu, thuộc huyện Ứng Hòa, lúc đó là 5 giờ 40 phút nó ập đến, chả đọc lệnh gì cả, nó bắt nghoéo tay, bịt mồm bắt đi luôn. Được tin chị Mây bị bắt, hàng trăm người dân thôn Tư Sản đã tập trung về ủy bân nhân dân xã Phú Túc để làm rõ nguyên nhân bắt, và đòi thả người.”

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Vì sao nông dân lên tiếng chất vấn công quyền?

Phan Tất Thành
Ai đã đẩy nông dân đến chỗ bần cùng phải lên tiếng đòi được đảm bảo rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"??
Xin thưa rằng có một phần vì các dự án chiếm đất nông nghiệp của nông dân. Ta cùng dò lại một vài số liệu để xem có đúng vậy không.
Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Có thể thấy rằng yếu tố trực tiếp và rõ nhất ảnh hưởng đến đời sống của số nông dân là đất đai, bởi vì điều này xuất phát từ thực tế hiện cả nước có 71% dân số làm nông nghiệp nhưng số hộ nghèo chiếm tới 23,4%, trong khi ở bộ phận người phi nông nghiệp chỉ có 5% hộ nghèo. Trung bình mỗi năm, người nông dân phải nhường 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%.

X-CafeVN phỏng vấn Ls. Vũ Đức Khanh về "Vụ án Blogger Điếu Cày"

Lê Quốc Tuấn thực hiện
Như chúng ta đều biết, sau thời gian bị giam giữ, chính quyền Việt Nam vừa xác nhận sẽ tiến hành xét xử ba blogger, Điếu Cày, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần theo khoản 2, điều 88, Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM tuyên bố đã chuyển cáo trạng và hồ sơ vụ án sang Tòa án Nhân dân TP. HCM để "xét xử trong thời gian tới".
Sự kiện này đang được dư luận, những người yêu tư do trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Nhân dịp này, Diễn Đàn X CàfeVN hân hạnh được tiếp xúc với Luật sư Vũ Đức Khanh để trao đổi cùng ông về một số yếu tố liên quan đến các khía cạnh chính trị, pháp lý của vụ án.

Tôi có cảm giác đất đang nóng dưới chân

Trần Kỳ Trung
Núi lửa phun vào thời điểm thích hợp do sự tích tụ năng lương, gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người
Giá xăng lại tăng, nền kinh tế có biểu hiện suy thoái, nạn thất nghiệp lan tràn, số lượng doanh nghiệp bị phá sản không dừng ở con số chục nghìn, những vụ chém người, giết người man rợ liên tục có trên mặt báo, giáo dục xuống cấp toàn diện từ đạo đức người thầy đến cách hành xử của học sinh, không còn từ diễn tả về nỗi hoang mang, lo lắng của các bậc làm cha, làm mẹ. Rồi cả những vụ án phi đạo đức, bất nhân con giết cha mẹ, hiếp dâm trẻ em chưa thanh niên đến mang thai… các phương tiện thông tin do nhà nước quản lý, không ngày nào là không cung cấp cho bạn đọc. Gần như đó là tin tức hàng ngày, càng đọc càng thấy bi quan, lo lắng cho xã hội chúng ta đang sống. Cho dù trên ti vi, mặt báo hàng ngày có đưa tin tấm gương hiếu học, vượt khó, làm ăn kinh tế giỏi… Dẫu thế vẫn không át được những tin đau lòng kia. Tiếp đến, những vụ biểu tình của người dân đi đòi đất, đòi quyền được tự do canh tác ngay trên mảnh đất của tổ tiên xây dựng từ mấy đời. Những cuộc biểu tình này không còn một nhóm nhỏ, tụm năm, tụm ba mà có sự liên kết mấy xã liền, đông cả nghìn người. Nếu chính quyền cư xử không khéo, rất dễ xảy ra xung đột. Mà xảy ra xung đột, không thể bưng bít thông tin như vụ Thái Bình trước đây, chỉ dăm phút cả nước biết, cả thế giới biết, như vậy thì nguy vô cùng!

GS Trần Quắt Quay- Một mét vuông mấy thằng ăn cắp

MC

- Thưa giáo sư Quay Quắt, vùa rồi dư luận dấy lên một chuyện cực hót. Đó là một cô gái cực kỳ duyên dáng mới có 24 tuổi mà đã được đảm nhận chức CTHĐQT của một công ty xây dưng có đến hai nghìn công nhân viên. Tin lại càng hót nên khi được biết đây là ái nữ của đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng...

GS Trần Quắt Quay giơ tay cắt ngang.

- Dừng dừng cho hỏi cái, trưởng ban tổ chức  là thế nào, có phải như ban tổ chức lễ hội làng thì ông trưởng ban chọn ai đó, phân việc trông xe này, đánh trống này, đánh chiêng, nấu ăn này...đúng không.?

MC

Sự thật phải biết

Nguyễn Anh Dũng
 
“Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” (Hồ Chí Minh - kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946).
Như vậy sự thành công của cuộc chiến chống Pháp và các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc đâu phải chỉ có công của của Đảng CS mà là của toàn dân. Vì vậy các quyền và nghĩa vụ công dân phải được tôn trọng, trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền một cách tự do, dân chủ.
Người dân biết đến nghị quyết TW 4, khoá XI với niềm vui, nhưng chưa thể tin được. Bởi vì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đất nước mất ổn định và phát triển như ngày nay, là do sự độc quyền thống trị của Đảng không được đề cập tới. Việc phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, nói một đằng làm một nẻo đã trở thành cơ chế ngầm, một sự giối trá, lừa đảo bao chùm lên toàn bộ mọi hoạt động của xã hội. Đúng như cựu tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nói: “Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Đó là sự thật phải biết.

“30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”.

Đinh Quang Anh Thái thực hiện
 
Dương Thu Hương nổi tiếng không những về những tác phẩm như Thiên Ðường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Khải Hồn Mơn, Chốn Vắng… mà còn do thái độ can đảm và thẳng thắn phê bình giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội. Bà từng bị chế độ giam giữ gần một năm và bị công an đe dọa “nghiền nát như tương.” Hiện nay, Dương Thu Hương tỵ nạn tại thủ đô Paris của nước Pháp. Dù xa quê nhà, bà vẫn luôn thao thức về tình hình tại Việt Nam. Tháng Tư năm 2000, nhà văn Dương Thu Hương đã trả lời cuộc phỏng vấn sau đây do Đinh Quang Anh Thái (ĐQAT) thực hiện và phát thanh trên làn sóng của đài Little Saigon Radio ở California.

Nhà văn Dương Thu Hương tại ngôi nhà của bà ở Paris (Hình: Đinh Quát)
Đinh Quang Anh Thái: Năm 1968, khi bà quyết định đi vào Nam chiến đấu – như trong sách của bà nói là bà tham dự cùng các bạn cùng lứa tuổi “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ” –, tâm tư của bà lúc đó như thế nào?

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

30 Tháng tư nào con cũng ngẩn ngơ

Tiến sĩ Đặng Huy Văn là một giảng viên đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.
Tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỉ niệm lần thứ 37 ngày 30/4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hi vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh đang được sống đâu đó trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại. 

Mèo vờn chuột

Phạm Thị Hoài
 
Ở thời điểm truyền thông Việt Nam đang khâm phục chiến công của mình trong vụ Tiên Lãng, với sự “phối hợp tác chiến một cách rất hoàn hảo” của lề trái và lề phải, theo cách nói của nhà báo Đoan Trang trong bài viết xúc động về “Giọt nước mắt của lề phải“, nhà thơ Hoàng Hưng đã nhiệt thành hi vọng về một nền “truyền thông Việt Nam hậu Tiên Lãng” không còn sự đối lập giữa lề trái và lề phải. Có người còn kì vọng rằng Tiên Lãng với người tù Đoàn Văn Vươn báo hiệu một bước ngoặt hay một bước quá độ cho tự do báo chí.

Giới cầm quyền Việt Nam có muốn hết "gớm ghiếc" trong mắt Quốc tế?

Nguyễn Ngọc Già
 
Trang Foreign Policy có bài "The Terrible Tiger", được nhiều trang báo tiếng Việt chuyển dịch với những cái tựa "Con Hổ khủng khiếp", "Con Hổ tồi tệ", "Con Hổ hung dữ", và tôi xin tạm đặt cho bài báo tựa khác: "Con Hổ gớm ghiếc".
Trang TTHN hôm nay dẫn bài "Vietnam edges towards casino capitalism" từ trang Xcafevn.org chuyển ngữ với tựa tiếng Việt "Việt Nam dần đi đến (một) chủ nghĩa tư bản cờ bạc" (1).
Mỗi bài báo là một nét nhìn về tổng thể hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam hiện tại, có xâu chuỗi và kết nối với quá khứ trên dưới 30 năm kể từ sau 1975 và tiến hành "đổi mới" vào giữa thập niên 80' thế kỷ trước.

Bảo thì mới biết!

Người Buôn Gió
Sự việc Linh Mục Giu Se Nguyễn Văn Bình bị một đám người tấn công giữa ban ngày, trước mặt bao nhiêu nhân chứng. Và cả có sự chứng kiến của một số người (chắc sẽ không làm chứng vì cùng hội côn đồ). Việc đó xảy ra sáng hôm thứ bảy, đến chiều thứ hai văn phòng TGM Hà Nội ra thông cáo và công văn gửi công an huyện Chương Mỹ.
Hôm nay thứ năm, tức là gần một tuần sau khi Linh Mục Bình bị đánh, 3 ngày sau khi tòa TGM HN ra văn bản, thông cáo. Công an huyện Chương Mỹ mới bắt tay vào cuộc là viết giấy triệu tập Linh Mục Nguyễn Văn Bình đến trụ sở công an huyện để làm rõ vấn đề mà TGM thông báo.
Nếu Tòa Giám Mục không có văn bản, thông cáo?
Nếu nạn nhân chết, không có người nào thân thích, quen thuộc đứng ra yêu cầu làm rõ?
Thì sự việc nghiêm trọng, hàng chục người đập phá nhà bác ai của Linh Mục Bình, tấn công tàn bạo Linh Mục Bình và những cháu nhỏ mồ côi chắc sẽ không được để ý.

Đất nước này là của ai

Đất nước này là của ai, của dân tộc Việt Nam hay của đảng Cộng Sản?

Nguyễn Thu Trâm
-
Kính thưa quý vị,
Đã có bao giờ quý vị thử hỏi chính mình rằng đất nước Việt Nam này là của ai hay chưa? Câu hỏi nghe qua có phần ngớ ngẫn, nhưng nếu cứ suy gẫm kỷ về hiện tình đất nước trong non một thế kỷ qua cũng như với những gì đang diễn ra trên quê hương này trong mấy năm qua, cả trong cung cách cai trị người dân của đảng và nhà nước cầm quyền cũng như trong cách thức kinh bang tế thế của họ để thấy thật cần thiết cho mỗi người dân Việt tự đặt câu hỏi và tự tìm ra lời giải đáp cho chính mình rằng đất nước Việt Nam này là của ai? Của Dân Tộc Việt Nam hay của đảng cộng sản, của Hồ Chí Minh?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"