Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Cuộc cách mạng của những chiếc áo cà sa

Ruth Fend tường thuật từ Yangon
Phan Ba dịch từ Spiegel Online
Các nhà sư Miến Điện đã bị chính quyền truy nã và đàn áp nhiều thập niên liền, cho đến ngày nay, họ vẫn không có quyền bầu cử, không được phép đọc báo, không được phép hoạt động chính trị. Nhưng bây giờ nhiều nhà sư đang nổi dậy. Chuyến đến thăm một nhà cách mạng trong chiếc áo cà sa.
image001_24.jpg

Từ cuộc Cách mạng áo Cà sa năm 2007, người ta chỉ cho phép nhiều nhất là năm nhà sư sống cùng nhau trong một tu viện. Ảnh: Ruth Fend
Nhà sư đang nằm ở đấy. Tiếng cười nói của những người bán hàng rong và của trẻ em lọt vào trong qua cánh cửa sổ mở rộng trên tầng một, tiếng sủa của những con chó đi rong và tiếng ầm ầm của một con tàu hỏa đang chạy ngang qua. Thật gần như là một điều kỳ diệu, khi Panda Vam Sa có thể ngủ trưa được ở đây.
Tu viện nằm ở phía sau một ga tàu hỏa điêu tàn ngay giữa thành phố Yangon lớn nhất Miến Điện. Nó không có sự yên tịnh và nét quyến rũ của những ngôi đền và chùa mạ vàng tráng lệ mà du khách thường hay chiêm ngưỡng trong các thành phố nhà vua ngự trị ngày xưa. Một vài ngôi nhà đứng rải rác giữa những con đường trải đá, những cái cũng có thể là nhà ở bình thường. Đối với tu viện trưởng Panda Vam Sa thì đấy là một sự cải thiện to lớn vô cùng: cho tới tháng 2, cửa của tu viện vẫn còn bị đóng kín – và chính ông ấy vẫn còn ở trong tù. Con người 55 tuồi đấy là một nhà cựu cách mạng sắt đá. Ông cũng ngạc nhiên về sự biến đổi: một vị tướng cởi bỏ quân phục, ông cho phép cả giới đối lập trong cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc Hội, ông ấy tiếp xúc với người nhận giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, bà ấy thắng cử trong khu vực bầu cử của mình. Đất nước này biến đổi cứ như trong phim chiếu nhanh.
image003_16.jpg

Năm 2007, cả thế giới đã nín thở, khi 50.000 người trong số họ đi biểu tình trên đường phố Yangon. Panda Vam Sa là một trong những người đó. Ảnh: Ruth Fend

Chính quyền quân sự sợ các nhà sư

Bây giờ, Panda Vam Sa chậm chạp ngồi dậy từ chiếc chiếu mỏng trước bàn thờ Phật của ông ấy. Ông quấn lại chiếc áo cà sa, mang kính mắt lên và rồi lại bỏ xuống ngay. Ông đã sẵn sàng để trao đổi.
"Các sư trẻ cần sự dẫn dắt, nếu không thì sự năng động hiện tại sẽ lại mất đi", thuộc những điều mà ông ấy nói đầu tiên. Ông không hề nghĩ rằng sẽ không tham gia chính trị nữa. Trong năm năm mà ông vừa mới ở trong tù cũng không mà sau bảy năm sau 1990 cũng không. "Khi người ta bị tra tấn trong những lần hỏi cung thì sau đó thường là họ sợ chính trị. Nhưng tôi đã vượt qua được cuộc thử thách đó rồi", Panda Vam Sa cười và để lộ hai hàm răng nhuộm màu nâu đỏ của trầu.
Ông ấy hãnh diện chỉ vào những vết thẹo trên đầu gối và chân, những vết thương vì bị tra tấn. "Tôi không còn sợ nữa."
Bù lại, kể từ lúc đấy, nỗi lo sợ của chính quyền quân sự trước 500.000 tăng lữ đạo Phật lại càng to lớn hơn. Vì họ không chỉ ngồi xếp bằng và thiền. Năm 2007, cả thế giới đã nín thở, khi 50.000 người trong số họ đi biểu tình trên đường phố Yangon – và cũng bị bắn gục như những người thường dân khác. Nhưng các nhà sư của Miến Điện không chỉ tích cực tham gia vào việc trần tục kể từ cuộc Cách mạng áo Cà sa. Ngay từ lúc mới 18 tuổi, Panda Vam Sa đã có mặt trong một cuộc nổi dậy.
Ở Phương Tây, người ta dụi mắt ngạc nhiên về những nhà sư tích cực hoạt động của Miến Điện, những người dường như không phù hợp với hình ảnh của đạo Phật. Thuyết của nó nói rằng: thế giới này đầy những khổ não, thành hình khi mỗi một người được sinh ra đời. Để giải phóng mình khỏi sự khổ não và bước vào cõi Niết bàn, cõi hư vô to lớn đó, tín đồ phải từ bỏ mọi sự ham muốn. Điều có thể đạt đến một cách tốt nhất qua tập trung tư tưởng và thiền. Tức là tại sao lại phải thay đổi một cái gì đó trong tình trạng hiện tại?

Sư không có quyền bầu cử, không được phép đọc báo

"Đức Phật hẳn sẽ ưa thích một hệ thống dân chủ hơn", là câu trả lời đơn giản của Panda Vam Sa. "Trong vương quốc Madhala, nơi Ngài sống trước đây 2500 năm, có cả thảy 500 hoàng tử, không chỉ một." Chính cộng đồng các nhà sư cũng được tổ chức một cách dân chủ: tất cả đều phải được bàn với nhau trước. Thế nhưng từ nhiều thập niên nay, chính phủ quân sự không để yên cho các nhà sư. "Các nhà sư chỉ cần phải đi theo lời dạy của Đức Phật. Nhưng họ không còn sự tự do nữa", người trưởng tu viện nói.
image005_6.jpg

Đối diện với tu viện tồi tàn của Panda Vam Sa là một ngôi nhà mới, vừa được quét vôi. Một tu viện nhà nước với 55 nhà sư. Panda Vam Sa cho rằng mình đang bị họ theo dõi. Ảnh: Ruth Fend
Năm 1981, chính quyền quân sự thành lập một tổ chức riêng của mình cho các nhà sư. Họ phải đăng ký ở đấy. Khi Panda Vam Sa được trả tự do, ông ấy lại phải đăng ký, nếu không thì ông không được phép dọn vào ở trong tu viện của mình. Ngày xưa có 25 nhà sư sống trong mỗi một tu viện của năm tu viện nằm cạnh nhau. Từ cuộc Cách mạng áo Cà sa năm 2007, người ta chỉ cho phép nhiều nhất là năm nhà sư sống cùng nhau. Đối diện với tu viện tồi tàn của Panda Vam Sa là một ngôi nhà mới, vừa được quét vôi. Một tu viện nhà nước với 55 nhà sư. Panda Vam Sa cho rằng mình đang bị họ theo dõi.
Nhà sư ở Miến Điện không có quyền bầu cử, không được phép đọc nhật báo và tạp chí chính trị, không được phép liên lạc với đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy – NLD). "Nhưng vì chúng tôi bị đàn áp nên chúng tôi luôn nghĩ đến chính trị", Panda Vam Sa nói. Cũng như tín hữu Tây Tạng nổi tiếng của ông ấy, Đức Đại lại Lạt ma, vị tu viện trưởng Miến Điện rất thích cười. Ông hay dùng điệu bộ, nhíu lông mày lại.
Quyền lực đối với con người, đó chính là cái mà các tướng lĩnh lo sợ. 90% người Miến Điện theo đạo Phật, và tu viện là tổ chức dân sự lâu bền duy nhất của đất nước này. Đã thành truyền thống là việc các nam thiếu niên vào tu viện một thời gian, hai lần trong đời. Lần đầu tiên các em mặc chiếc áo cà sa và cạo trọc đầu là trong khoảng từ 10 đến 20 tuổi. Người ta rất kính trọng và tôn sùng các nhà sư. Khi họ đi thành hàng dài trên đường phố để khất thực, người dân đứng đường và đổ đầy cơm vào bát – dù đất nước này có nghèo cho đến đâu đi chăng nữa.
image007_2.jpg

Các nhà sư ở Miến Điện đã bị chính quyền đàn áp nhiều thập niên nay, cho tới ngày nay họ vẫn không được phép đi bầu, không được phép đọc báo hay hoạt động chính trị. Nhưng nhiều nhà sư đã nổi dậy chống những cấm đoán đó – như những nhà sư này trong một lần biểu dương lực lượng của Aung San Suu Kyi. Ảnh: Ruth Fend

Chân dung của thần tượng NLD Aung San Suu Kyi

"Mỗi sáng khi đi khất thực, tôi đi qua 25 đến 30 căn nhà tư nhân", Panda Van Sa nói. "Chính phủ sợ chúng tôi huy động người dân." Nỗi lo sợ này là có lý do. Tuy bị cấm không cho liên lạc với NLD nhưng nhà cựu cách mạng vẫn thường xuyên gặp thành viên của đảng này và đưa ra những lời khuyên chiến lược. Ảnh chân dung của thần tượng NLD, Aung San Suu Kyi, được treo ở tầng trệt trong nhà của ông ấy. Những lần bà ấy xuất hiện, hàng trăm nhà sư đã tạo thành một hàng dậy sóng màu đỏ sẫm ở cạnh khán đài.
Không có quyền bầu cử nhưng các nhà sư có nhiều quyền lực hơn những người khác, đặc biệt là ở nông thôn, Panda Vam Sa nói: "Khi một nhà sư bảo họ nên bầu cho ai thì họ cũng sẽ làm như thế."
Có thể những lý do để đi tu ở Miến Điện trần tục tới mức các nhà sư không thể cố thủ ở phía sau bức tường tu viện của họ. Sự nghèo nàn của gia đình đã đẩy nhiều thiếu niên đi vào cuộc đời tu hành. Panda Vam Sa ra đời năm 1957 ở một trong những vùng đang có nội chiến, trong những vùng mà các nhóm nổi dậy và giới quân đội tóm lấy trẻ em nhanh như chớp. Nếu như cha mẹ ông ấy không mang ông ấy vào trong tu viện lúc sáu tuổi thì rất có thể là ông đã trở thành một người lính trẻ con.
image009_0.jpg

Ảnh của Aung San Suu Kyi được treo trong gian phòng khách. Ảnh: Ruth Fend
Nhưng bây giờ Panda Vam Sa cũng còn cách xa sự yên tịnh lắm. Vị tu viện trưởng chỉ còn có thể thiền vào lúc chiều tối và đêm khuya. Vào ban ngày, ông ấy ghi âm lại các bài diễn thuyết về Phật giáo với một chiếc máy ghi âm cassette và đi thăm người dân, nói về chính trị. Có được một giấc ngủ trưa ở đấy đã thì đã là một niềm hạnh phúc rồi.
Ruth Fend tường thuật từ Yangon

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"