Hoàng Thanh Trúc
“Lao động Việt Nam hoàn toàn làm chủ được các công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, đạt năng suất kỹ thuật không thua kém lao động nước khác,
trong khi chi phí chỉ bằng 1/10 hoặc 1/20 ở các nước công nghiệp” - Tại
Quốc Hội Chủ tịch TW/Mặt trận Tổ quốc CS Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói
như vậy. (Dân trí.com)
Đó cũng là lời khẳng định của ông Nguyễn Thiện Nhân phản bác lại
thông tin của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế Liên Hiệp Quốc) đề cập năng
suất lao động của người Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nhận định như vậy là chưa phản ánh
đúng bản chất kinh tế của khái niệm năng suất lao động và thực tế của
Việt Nam vì năng suất lao động là kết quả phát triển lâu dài của một đất
nước và do một hệ thống nhiều yếu tố chi phối, không phải chỉ do trình
độ nghề nghiệp lao động.
Từng là phó Thủ tướng có bề dày thành tích học tập tại Đức và Mỹ chắc
rằng khẳng định của ông Nguyễn Thiện Nhân CT/MTTQ/VN là có cơ sở.
Nhưng, như thế thì: Gần nửa thế kỷ (kể từ 1975) Tại sao Việt Nam không
theo kịp thiên hạ mà vẫn cứ là quốc gia còn nghèo như hiện nay?
Giải thích về hiện tượng mâu thuẫn này ông Nguyễn Thiện Nhân nêu lên 5 lý do:
- Trước hết, xuất phát điểm của Việt Nam và các nước rất khác nhau:
trình độ phát triển, hạ tầng cơ sở, nhân lực, thiết bị công nghệ, cơ cấu
nền kinh tế, trình độ khoa học, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp
luật.
- Khả năng tự tích lũy để tái đầu tư thấp dẫn tới tình trạng các
doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào đầy đủ các khâu, chuỗi sản xuất
hàng hóa, do đó giá trị gia tăng chưa cao.
- Các DN sử dụng công nghệ trung bình thấp chiếm 88%. DN Việt Nam có
công nghệ trung bình và trung bình thấp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
tình trạng năng suất lao động thấp và thu nhập đầu người thấp ở Việt
Nam.
- Một nguyên nhân khác là nền kinh tế của ta vẫn sử dụng nhiều lao
động trong nông nghiệp và trình độ lao động nói chung còn thấp.
- Và cuối cùng chính là khoa học chậm phát triển, đầu tư cho KHCN còn thấp.
Tưởng chừng như lập luận có cơ sở khoa học để biện minh của ông
Nguyễn Thiện Nhân là có lý để thỏa mãn cho câu hỏi: Tại sao Việt Nam vẫn
nghèo.
Tuy nhiên nếu kiểm tra lại chi tiết, mở cửa thế giới quan nhìn ra xa
hơn ngoài biên giới lãnh thổ cùng xuất phát điểm với Việt Nam là các
nước láng giềng khu vực thì mới thấy cái cách nói của ông CT/TW/MTTQ/VN
Nguyễn Thiện Nhân nó phơi bày rất chính xác cơ quan này (MTTQ) đúng là
“cánh tay nối dài” của đảng CSVN… Luôn bằng mọi cách cả vú lấp miệng
“dân” để bảo vệ lau chùi bộ mặt lem luốt “đảng ta”.
Bởi vì, viện dẫn như lời ông Thiện Nhân nói trên, Việt Nam còn nghèo
(năng suất lao động thấp) là do xuất phát điểm của Việt Nam và các nước
rất khác nhau: (trình độ phát triển, hạ tầng cơ sở, nhân lực, thiết bị
công nghệ, cơ cấu nền kinh tế, trình độ khoa học).
Hãy trừ đi Nhật Bản một quốc gia “đại bại” trong chiến tranh (nhưng
là một cường quốc công nghiệp hùng mạnh) thì nhóm các quốc gia láng
giềng còn lại bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á
(Asean hiện nay) có quốc gia nào nổi trội hơn hẳn Việt Nam tại vạch xuất
phát sau đệ II thế chiến?? Nhưng bây giờ đa phần các quốc gia ấy không
còn nghèo như VN, một số bỏ xa mà không bao giờ Việt Nam bắt kịp (vì
không ai đứng lại chờ) Vì sao vậy? Chắc chắc với kiến thức “Tây du” ông
Nguyễn Thiện Nhân còn biết rõ hơn nhiều đồng bào mình, nhưng vì sao ông
không muốn nói ra có lẽ chính ông ấy biết điều đó hơn chúng ta.
Có phải là các quốc gia ấy sau thế chiến lấy lại hay có được độc lập
rồi họ không muốn “đánh” ai cả, họ chỉ lo thoát nghèo cho dân giàu nước
mạnh còn CSVN thì dù thế giới có hòa bình nhưng riêng họ vì tự nguyện là
tiền đồn CS/XHCN nên họ lại thích “đánh”, đánh ngay cả với đồng bào
mình và đánh ấy là đánh cho “Liên Xô-Trung Quốc” (lời Lê Duẩn) cho quốc
tế CS, cho một Việt Nam vẫn nghèo hôm nay… vì vậy vẫn sẽ còn “đánh” nữa,
lần này là đánh với TQ để nhớ ơn TQ!? - Cái này là nó quá rõ ràng rồi,
ông Thiện Nhân không thể nói là không biết!.
Nhưng chưa hết! Còn một yếu tố quan trọng khác có thể khiến Việt Nam
phải còn nghèo khá lâu mà vì “húy kỵ” ông Nguyễn Thiện Nhân cố né tránh
không dám động đến (nếu đề cập sâu xa có thể mất cuốn sổ hưu ngay)
Ông Thiện Nhân hãy trừ đi 5 nước cộng sản, còn lại 185 quốc gia trong
LHQ ông xem có quốc gia nào (dù là giàu có nhất) mà hệ thống điều hành
quốc gia giống như Việt Nam khi ngân sách từ mồ hôi công sức nhân dân
đóng thuế phải nuôi song song một lúc tới 2 nhà nước trong một quốc gia,
“nhà nước đảng” và nhà nước dân? từ TW đến làng xã địa phương?
Thật khôi hài một thằng con CSVN từ lúc sinh ra đã đeo bám “mẹ VN” mà
sống đến nay tuổi gần 70 mắt mờ tai điếc lẫm ca lẫm cẫm vẫn bám vú mẹ!?
không tự lập nỗi, nhả bầu vú ra là nó chết liền!
Thật là kinh hoàng, nếu tính đúng tính đủ luôn cả Công an, quân đội và công chức cấp làng xã thì những người ăn lương ngân sách lên tới gần nửa triệu!
Thật là kinh hoàng, nếu tính đúng tính đủ luôn cả Công an, quân đội và công chức cấp làng xã thì những người ăn lương ngân sách lên tới gần nửa triệu!
Mới đây đề cập tới vấn đề tăng lương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trả
lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 27-10: “Bộ máy quá cồng kềnh dẫn đến
số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn chưa thể tăng trong năm tới
(2015)”.
Còn TS Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn Thủ tướng Chính phủ nói: “Khoản
ngân sách chi thường xuyên ngoài bao gồm toàn thể bộ máy hành chính của
nhà nước, thì ở Việt Nam ngân sách còn bảo đảm chi cho các tổ chức của
Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, từ TW đến địa
phương như là Đoàn TN, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ cũng như các tổ chức
chính trị vệ tinh khác của đảng.”
Tiến sĩ Doanh cũng xác nhận đây là những khoản mà hiện nay ngân sách
công của Việt Nam đang phải chịu chi trả; trong khi đó, ở nhiều quốc gia
khác các tổ chức chính trị có thể phải khai thuế và nộp nghĩa vụ đóng
góp cho ngân sách, hoặc phải dựa vào nguồn thu được cung cấp từ khu vực
xã hội dân sự.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam việc giảm biên chế của các tổ chức
“ăn theo ngân sách” này trong nhiều năm qua vẫn luôn là một câu hỏi chưa
có lời đáp.
Một Giáo sư Học viện thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói: “Không phải đơn
giản có thể giảm các bộ phận như đã nói, nhiều năm rồi người ta cũng có
nhiều ý kiến trái chiều thí dụ như liệu có thể giảm được biên chế của
các tổ chức chính trị - xã hội, hay các tổ chức đặc trưng của xã hội
không, thì câu trả lời là chưa được.”
Chuyên gia về chính sách công của đảng cho rằng vẫn cần các tổ chức
này để “yên dân” và chưa thể thay đổi chính sách bao cấp, trả lương, chi
ngân sách cho khối tổ chức này vì những lý do “nhạy cảm”. (*)
Nó củng “nhạy cảm” như số liệu hằng năm mà đảng CSVN nhận từ ngân
sách đó là một điều thuộc “bí mật quốc gia” mà toàn dân người đóng góp
ngân sách không được phép biết!?
Vì bởi đó cũng là một phần trả lời cho câu hỏi “vì sao Việt Nam vẫn còn nghèo”