Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Vượt qua bầy đàn là quyền của con người

Phạm Chí Thành
(Tọa đàm về Cơ chế LHQ về bảo vệ NBVNQ tại Hà Nội)
Phạm Chí Thành tường thuật.
Theo thông tin trên FB, sang nay đúng 8h20 phút mình có mặt tại tầng ba nhà thờ Thái Hà để tham dự tọa đàm: Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền do 2 Diễn đàn Xã hội dân sự tổ chức với các diễn giả: TS Nguyễn Quang A, Blogger Phạm Lê Vương Các và Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành.
Đây là lần đầu tiên mình tham dự một tọa đàm về nhân quyền. Rất thích thú khi nhìn thấy số lượng người tham gia rất đông đảo, có dễ ở khoảng 100 người. Đủ các lửa tuổi và thành phần. Nhà giáo, nhà báo, nhà văn, công nhân, chủ các ửa hàng tạp hóa, học sinh, sin viên…Có những người đã rất già, râu tóc bạc phở, nhưng chiếm số đông là thanh niên. Đặc biệt có bạn trẻ từ tỉnh biên giới xã xôi (Cao Bằng) vượt qua một chẳng đường dài đến để dự tọa đàm và các đại diện của sứ quán nước ngoài tại Việt Nam cũng đến tham dự.

Đúng 8h30 tọa đàm khai mạc. Chủ tọa trịnh trọng thông báo diễn giả, TS Nguyên Quang A rời nhà đên tọa đàm từ 5 giờ sáng nhưng giờ này vẫn chưa có mặt vì bị nhiều an ninh, dân phòng bám đuôi ngăn cản. Thiếu TS Quang A, nhưng tọa đàm vẫn tiến hành như lịch tọa đàm đã định.
Tọa đàm gồmg có 2 nội dung chính:1- giới thiệu về nội dung mà Người bảo về nhân quyền (NBVNQ) cần biết, (tức NBVNQ là ai? Những hành động vì nhân quyền và khi bạn đã trở thành Người bảo vệ Nhân quyền). -2 tọa đàm và chia sẻ trong việc thực thi bảo vệ nhân quyền của NBVMQ tại Việt Nam.
Tôi cứ tưởng người bảo vệ nhân quyền giống như người nh hung Lục Van Tiên “ Giữa đường dẩu thấy bất bằng mà tha”, nào ngờ có tiêu chỉ rất cụ thể rõ ràng. Đặc biệt, trong nội dung, thế nào là NBVNQ, cơ chế của Liên Hợp Quốc đã chỉ rõ, không phải anh làm việc trong một cơ quan về nhân quyền thì hiển nhiên anh là NBVNQ mà phải là người:
“Chấp nhận tính phổ quát và không thể phân chia của quyền con người, đuáng hay sai về mặt pháp luật không quan trọng. Quan trọng là bạn có quan tâm đên quyền con người” và phải “Hành động trong hòa bình, bất bạo động”.
Phần giới thiệu vưa xong thì TS Nguyễn Quang A có mặt. Tất nhiên TS tường thuật ít phút về hành lộ thoát đuôi bám của an ninh từ nhà đến Thái Hà. Ai ai cũng phẫn nộ về hành động vô lối này của an ninh.
Phân tạo đàm diễn ra sôi nổi và trong không khí trật tự. Có bạn hỏi, hoạt động về nhân quyền ở Việt Nam có đe dọa quyền lực của chính phủ không?Có là những phần tử phản động chống phá, bôi nhọ đất nước không?
Câu trả lời:
Có được quyền nhận tiền tài trợ của nước ngoài không? Chính phủ Việt Nam có công nhận những NBVNQ không?
Câu trả lời:
Tôi phải làm gì khi hoạt động bảo vệ nhân quyền của tôi bị đe dọa?
Câu trả lời:
Vân vân.
Lần đầu tiên trong đầu mình có những nhận thức này. Nó ví như ánh sáng soi mạnh vào vùng tối tăm của trí não mình. Người bảo vệ nhân quyền là những người hòa bình, đấu tranh trong hòa bình, chỉ đòi những quyền sống cơ bản mang giá trị phổ quát trong một thế giới người văn minh con người. Xã hội Việt Nam cũng là một xã hội con người. Mỗi người Việt Nam đấu tranh và đòi nhân quyền cho chính minh và cho xã hội đều là những hành động cao đẹp. Áy mà sao chính quyền lại ngăn trở? Ấy mà sao an ninh lại ngăn trở? Chẳng lẽ họ không biết chỉ có con người mới có khái niệm nhân quyền và phải đấu tranh đòi cho dược sống và làm việc trong môi trường mà quyền sống, quyền mưu càu hạnh phúc phải được tôn trọng. Vì:
mà chính phủ Việt Nam đã long trọng ký tham gia.
Tôi mong đất nước có thật nhiều những hội thảo, tọa đàm kiểu này để người Việt Nam minh biết rằng, con ngươi khác con vật là ở chỗ mình biết mình có quyền gì và phải đấu tranh để giành về quyền đó. Có như vậy xã hội Việt Nam mới là một xã hội văn minh, từng bướt vượt lên qua xã hội bầy đàn.
Mời các bạn xem một số ảnh do Phạm Chí Thành chụp.
P.C.T

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"