Bà Đầm Xòe tường thuật
Khác với mọi năm, ngày nhà giáo (20.11) năm nay không còn thấy phô
trương náo nhiệt bằng những hình thức ồn ào trên phố xá. Cái không khí
khắp nơi học sinh, phụ huynh túa ra đường mua hoa, chuẩn bị phong bì,
kéo nhau đi nườm nượp đến nhà các thầy cô hình như có phần lắng xuống.
Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng ít thấy nói đến sốt giá bán
hoa – mà thực tế hoa Hà Nội cũng chưa đến kỳ nở rộ, vì nhuận hai tháng 9
– hơn nữa nền kinh tế đất nước cũng đang hồi chao đảo khó khăn. Chỉ có
cái điều giống mọi năm, đó là điện Hà Nội vẫn tỏa sáng trên các lối đi
và người dân đi lại vẫn như mắc cửi trên các đường phố.
Nhưng truyền thống đạo lý hàng ngàn năm thì đâu có thể phai được.
Người có chữ, dù ở tuổi nào, vẫn luôn găm trong mình hình ảnh những
người thầy yêu kính, dù rằng sự “rộn ràng tấp nập” một cách hình thức có
thì bớt đi, mà bớt đi là phải lẽ, và ngay quan niệm “nhất tự vi sư /
Bán tự vi sư” ở thời nay hẳn không còn y nguyên như thời trước nữa.
Nhà giáo Nguyễn Mạnh Hùng, một người nhiệt tâm với phong trào đấu
tranh cho dân chủ có một sáng kiến, tổ chức gặp mặt liên hoan chúc mừng
một số thầy cô giáo mà chúng tôi biết, ngoài việc dạy chữ, còn là những
hạt nhân cho phong trào đấu tranh dân chủ đương thời. Đó là nhà giáo,
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi; nhà giáo, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Kim Chi; nhà giáo
Vũ Mạnh Hùng; nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm Vũ Hùng, Nguyễn Mạnh
Hùng; nhà giáo lương tâm Đỗ Việt Khoa; nhà giáo Đỗ Thu Huệ… Hơn ba mươi
người, gồm đủ các lứa tuổi, đủ các thành phần, nghề nghiệp, lặng lẽ
“xuất hành” bằng các phương tiện khác nhau, đúng 17 h có mặt tại điểm
hẹn là một nhà hàng ở Hà Nội, cách trung tâm chừng 10 cây số. Nhà giáo
Phạm Toàn, người điều hành Nhóm Cánh Buồm, vì bận một cuộc họp khẩn nên
không đến được. Anh cứ tiếc mãi, đành nói vào băng ghi âm gửi đến để mọi
người cùng được nghe tâm huyết “đổi mới giáo dục song song với đổi mới
thực thi dân chủ” là hai điều cốt thiết nằm sâu trong trái tim anh.
Từ trái sang: GS Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Đỗ Thu Huệ, nhà giáo-nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Kim Chi, Blogger Nguyễn Tường Thụy. Ảnh: ĐTH.
Găp nhau tay bắt mặt mừng. Có người lần đầu mới nhìn tận mặt, rưng
rưng được nói một lời cảm động với nhau, nhưng tất cả đều đã biết nhau
trên mạng. Có thể nói đây là cuộc hội tụ của những blogger nhằm chúc
mừng các thầy cô mà các thầy cô cũng chính là các blogger. Đó là các
blogger Dung VOV – Bà Đầm Xòe, Nguyễn Chí Tuyến, Cụ già vào mạng –
Nguyễn Văn Viên, Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Hà Thanh, Bà Còng, Trần Cẩm
Thanh, Nguyễn Tường Thụy, Lân Tường Thụy, Vũ Quốc Ngữ… Đó là các thầy cô
– blogger Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Kim Chi, Vũ Mạnh Hùng, Vũ Hùng, Đỗ
Việt Khoa, Đỗ Thu Huệ…
30 người tay bắt mặt mừng, cùng đứng chụp ảnh chung. Ảnh: ĐTH.
Thật ồn ào, náo nhiệt khi những lẵng hoa tươi thắm cùng những lời
chúc mừng của các blogger vang lên dành cho các thầy cô cao niên mà vẫn
còn hăng hái trong tư cách những blogger. Lẵng hoa đến tay các thầy cô
rõ ràng mang giá trị song trùng, và với tinh thần truyền thụ kiến thức
gắn làm một với truyền tải những điều nóng bỏng của đất nước, những đạo
lý làm người muôn thuở gắn làm một với đạo lý sống ở thời điểm hôm nay –
con người tận thiện tận mỹ chính là con người thức tỉnh về quyền làm
người của mình cũng như quyền làm người của cả dân tộc – các thầy
cô-blogger đều tươi vui nhận những lẵng hoa song trùng ý nghĩa đó, cảm
thấy được trên tay mình từng bông hoa tươi thắm hai lần hơn.
9 người đã hay đang đứng trên bục giảng nhiều năm. Người mặc áo trắng bên phải là thầy Đỗ Việt Khoa. Ảnh: BĐX.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bộc bạch: “Trong 50 năm nghiên cứu và giảng
dạy thuộc chuyên ngành của mình, tôi đã nhiều lần được tặng hoa cũng như
nhiều lời chúc mừng, nhưng nhận hoa và những lời chúc mừng của ngày hôm
nay, từ tay những bạn bè, nhà giáo đã sát cánh với nhau trong các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, quả có một ý nghĩa đặc biệt. Chúng
ta đang nhìn về phía trước để gửi hoa cho nhau”. Nhà giáo, nghệ sĩ ưu tú
Nguyễn Kim Chi thì cho rằng, “đây là lần được nhận hoa từ những nhà
giáo đang cùng mình nhịp bước trên một khúc quanh quan trọng của lịch
sử”.
Nhà giáo Nguyễn Mạnh Hùng trao bó hoa với giá trị nhân đôi cho nghệ sĩ Kim Chi và cả hai cùng ôm nhau xúc động. Ảnh: PT.
Điêu bất ngờ, sau khi nhận hoa, GS Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo, nghệ
sĩ ưu tú Nguyễn Kim Chi lại đề nghị tặng lại những lẵng hoa này cho
những nhà giáo là tù nhân lương tâm cùng những người từng dũng cảm dấn
thân trên mọi nẻo đường khác nhau cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ
của đất nước. Nhà báo, blogger, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt
Nam Nguyễn Tường Thụy vinh dự được nhận lại lẵng hoa này.
Đường còn dài nhưng nguyện sát cánh nhau vững bước. Ảnh ĐTH.
Sự ồn ào, náo nhiệt bỗng trầm xuống nhường chỗ cho không khí trang
nghiêm thành kinh khi nhà giáo Nguyễn Manh Hùng đề nghị mọi người tưởng
nhớ đến các nhà giáo, ngoài dạy chữ, còn kiên cường đi đầu trong công
cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, nên đã bị nhà nước cầm tù, và chế
độ nhà tù đã khiến họ trả giá bằng mạng sống, bởi thế không còn có mặt
trong cuộc gặp hôm nay. Đó là thầy giáo Đinh Đăng Định và thầy giáoNguyễn Anh Dũng.
Hai thầy, hai nhà giáo nói trên là những tù nhân lương tâm vừa tạ thế
cách đây vài tháng do chế độ lao tù hà khắc bào mòn đến kiệt quệ sức
lực. Đây cũng là lý do để cuộc gặp mặt trở nên trang nghiêm và xúc dộng
hơn mọi năm.
Vâng. Điều này được minh định bằng tấm panô có dòng chữ tôn vinh treo trang trọng trên tường.
Họ không thể có mặt trong cuộc gặp vui vé, nào nhiệt này cũng như
mọi cuộc tụ hội khác, nhưng lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho dân
chủ và nhân quyền của hai thầy vẫn còn mãi. Đúng là: Người yêu nước
chẳng bị quên bao giờ (1).
B.Đ.X.
(1) Mượn ý thơ của Nhà thơ Nguyễn Duy, nguyên văn: “ Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”.