Vũ Duy Phú
Lâu nay tôi vẫn mang tiếng là “bảo hoàng hơn vua”. Nghĩa là, tôi vẫn
ra sức phê phán nhiều cái sai nhưng là để bảo vệ chế độ đang cải hoán
này một cách công khai, còn lãnh đạo đảng và nhà nước thì né tránh việc
thừa nhận rằng, nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng CS VN đã nghiễm
nhiên, lặng lẽ, bằng nhiều hành động cụ thể của mình, ví dụ thừa nhận và
khắc phục từng bước các khuyết tật sai lầm của thể chế, cùng với những
nới lỏng về nhiều mặt hoạt động của xã hội dân sự, đề cao vị trí của Mặt
trận Tổ quốc VN, họp Quốc hội để tham khảo toàn dân trước khi họp Trung
ương Đảng, đang “Hội nhập quốc tế toàn diện”, “Hợp tác liên kết chiến
lược đa phương” với hầu hết thế giới tư bản . .có nghĩa, đang chuyển dần
dần trở về với chế độ Dân chủ cộng hòa, độc lập tự do hạnh phúc và đa
nguyên của Hồ Chí Minh, về cái thể chế hội tụ cả nhân trị lẫn pháp trị
đã thực sự tồn tại ở nước ta trong khoảng thời gian ít nhất là từ 1945
đến 1950.
Nhưng do phải buộc làm chiến tranh chống xâm lược Pháp nên đã đành
phải bị động lao sâu và kéo dài vào con đường sai lầm “độc đảng toàn
trị” mất dân chủ (*), làm cho xã hội ngày nay thoái hóa đến mức khá nguy
hiểm như đang thấy, trong khi tình hình khu vực và thế giới lại ngày
càng phức tạp, nên Đảng và Chính phủ phải rất thận trọng trong các giải
pháp cải cách để gỡ bỏ những sai lầm cũ với điều kiện làm sao vẫn giữ
được ổn định chính trị xã hội. Điều lo ngại mà Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã diễn tả bằng hình ảnh: “Đánh con chuột đừng làm vỡ bình” đã trở
thành đề tài bàn tán sôi nổi.
Mặc dù vậy, nên nhớ, nếu không có biện pháp cụ thể quyết liệt, hoặc
thận trọng quá đến mức chuột ngày càng nhiều hơn và do vậy, có thể bình
sẽ tự vỡ ?! Cứ nhìn tình trạng rất nhiều nước trên thế giới, kể cả Mỹ,
Nga, Trung quốc, và hàng loạt nước khác ở Châu Âu, Trung cận đông, Châu
Phi . . . hiện nay thì rõ.Đó thực sự là một hiểm họa mà đất nước hiện
nay dường như đang nhích gần tới. Vì rất muốn góp phần nhỏ bé bảo vệ và
cải cách thắng lợi chế độ này, nên tôi sẽ cố gằng mạnh dạn trình bầy rõ
chính kiến của mình về củng cố, xây dựng cái nền tảng của Đất nước với
đông đảo các bạn đọc không chuyên.
Hiện nay, tình hình chính trị xã hội của nước ta đã suy thoái đến
mức, nếu không mau mau có giải pháp mạnh mẽ, cương quyết khắc phục, thì
đúng là chuột ngày càng nhiều thêm và bình hoa không thể không bị vỡ và
tình hình bất khả kháng sẽ xuất hiện. Trong lịch sử của phe XHCN có mấy
tình huống mà ai cũng nhớ: Trước đây, Đ/C Lê Duẩn (nguyên Tổng bí thư
của đảng CS VN) vừa mới ca ngợi “LX là hòn đá tảng của phe XHCN” , thì
mấy năm sau LX cùng cả khối XHCN đông Âu đã tan rã. Một lần khác, đại
biểu Đảng ta vừa hết lòng ca ngợi thành tựu của Đảng CS Rumani trên diễn
đàn đại hội của đảng bạn này, thì hai ba tháng sau, chủ tịch đảng bạn
đã bị nhân dân nổi dậy tóm gọn và sau đó đem ra công khai sử tử hình.
Nói khác đi, nhiều lãnh đạo cấp cao vẫn hay mắc cái bệnh chủ quan, tự
kiêu cộng sản, đôi khi đến mức cuồng tín, mù quáng. Tuy nhiên, tình hình
Việt Nam chắc chắn chưa đến nỗi như vậy, song chớ chủ quan, sự rối
loạn, bất ổn là hoàn toàn có thể, nếu chúng ta cứ “bình tĩnh” chỉ nhìn
thấy sự rầm rộ vỗ tay bề ngoài và an tâm với thắng lợi ngoại giao to lớn
và sự ủng hộ của bạn bè năm châu như hiện nay. Nên nhớ, sự ủng hộ rộng
rãi của thế giới dân chủ đối với VN không phải chủ yếu là do VN tài
giỏi, mà cái chính là do “bừng tỉnh” trước sự lộ diện quá sớm của chủ
nghĩa bành chướng Trung Quốc thể hiện trong vụ “dàn khoan”, do vị thế
địa chính trị rất chiến lược của nước ta hiện nay, và xa hơn, là do lo
cho tương lai của toàn hành tinh.
Vậy để chặn đứng ngay được khả năng xấu nhất xẩy ra, VN nên làm gì
ngay bây giờ ? Xin nêu rất ngắn gọn mấy ý sau đây để quý vị cùng bàn
thảo.
Thứ nhất, cần nói rõ, công khai, thẳng thắn cho mọi người dân, nhất
là cán bộ đảng viên biết một cách thống nhất mọi khuyết tật bề sâu của
thể chế, đặc biệt nhất là căn bệnh mất dân chủ, đàn áp để tồn tại, hậu
quả tất yếu của chủ nghĩa cá nhân, bè phái, vô trách nhiệm, lời nói
không đi đôi với việc làm để có thái độ đúng, hưởng ứng những đối sách
mạnh mẽ cương quyết của đảng và nhà nước.
Về đối nội. Tất cả những hiện tượng xấu sa, không binh thường hiện
nay, như: rất coi thường pháp luật, kể cả nhân viên bảo vệ pháp luật;
dùng tiền để mua bán bất hợp pháp mọi thứ, rõ nhất là bằng cấp, chức vụ,
biên chế nhà nước và các Dự án công; hiện tượng sung đột quyền lợi, va
chạm đổ máu xẩy ra ngày càng nhiều; xu hướng đua chen nhau kiếm chác làm
giầu, sống gấp bằng mọi cách bất cần đạo đức; hứa mà không làm, nói dối
không còn biết hổ thẹn, v.v. .và v.v. . .là những biểu hiện rõ nhất của
sự mất lòng tin, vô đạo đức, bất cần đời, . . .đang diễn ra tràn lan,
nhất là trong cán bộ, giới trẻ đang thiếu việc làm hoặc đời sống khó
khăn. Chừng nào nhân dân chỉ sợ cán bộ, và công an, mà không còn nể
trọng tin yêu cán bộ và công an nữa là những mối nguy hiểm đã đến gõ
cửa. Vì vậy, đối với cán bộ, công an thì điều quan trọng đầu tiên là cần
thể hiện chân thành đạo đức làm người, coi dân thực sự là người nuôi
dưỡng cung phụng cho mình, để hết lòng vì dân trong công việc, dù làm
việc dưới thể chế nào. Nói khác đi, mặc dù đảng và nhà nước đã và đang
gấp rút học hỏi các mô hình thể chế tiên tiến, cải cách và chuẩn bị đổi
mới đủ điều, tuy nhiên hiện nay đang lộ ra rõ nhất trong toàn xã hội,
như là nhân tố có tính quyết định nhất cần phải khắc phục ngay, lại là
sự xuống cấp đáng lo về đạo đức làm người (**)
Về đối ngoại. (đặc biệt là đối sử với TQ hiện nay): Ai mà phản lại
dân, phản bội tổ quốc dưới bất cứ hình thức nào, thì kẻ địch sau khi đã
lợi dụng anh, chính nó sẽ khinh bỉ anh trước, thậm chí thủ tiêu anh để
trừ hậu họa, để tránh chứa chấp hay lại bị trở thành nạn nhân sau này
của một kẻ có tâm địa phản bội. Vì vậy, thòa mất việc, đói kém, thất
thu, mất chức, không còn tham nhũng làm giầu được nữa . . . còn hơn nối
giáo cho giặc; thòa chết vinh còn hơn sống nhục mà chịu khuất phục kẻ
thù của dân tộc dưới bất kỳ hình thức nào.
Thứ hai, vì vậy, nhà nước nên chủ động có ngay một số quyết sách mạnh
mẽ mang tính kịp thời, đương nhiên để chứng tỏ quyết tâm và sự chuyển
biến thật sự nhằm sớm lấy lại lòng tin trong nhân dân, để nhanh chóng
chặn đứng đà xuống dốc của xã hội (tránh để vỡ bình hoa), tạo đà cho
khởi động, không nên chỉ dò dẫm trông chờ việc hoàn chỉnh dần nội dung
quy trình cải cách, đổi mới thể chế từng bước như đã và đang diễn ra.
Theo tôi, có thể Trung ương, Chính phủ ban bố ngay một số quyết sách
mang tính hệ thống đạo đức xã hội tối thiểu và đương nhiên - đúng với
với Hiến pháp nhà nước, đúng với cả Cương lĩnh, điều lệ của đảng, nên
chẳng cần bàn thảo kéo dài lấy cớ rằng phải chờ “nhất trí” gì nhiều -
cho mọi hoạt động của toàn xã hội. Sau đây là mấy ví dụ:
1/ Ngay lập tức, cấm triệt để hoàn toàn nạn cán bộ và công an đánh dân, đàn áp dân, xử án không theo luật pháp quốc nội và quốc tế. Nếu Dân có sai trái, cần sử lý đúng theo luật pháp quy định;
1/ Ngay lập tức, cấm triệt để hoàn toàn nạn cán bộ và công an đánh dân, đàn áp dân, xử án không theo luật pháp quốc nội và quốc tế. Nếu Dân có sai trái, cần sử lý đúng theo luật pháp quy định;
2/ Cấm triệt để hòan toàn ngay lập tức tệ mua bằng, bán chức, hối lộ
tràn lan để lên chức, vào biên chế nhà nước và “chạy” Dự án (nhằm trước
hết là tránh cho sự xuống cấp nhanh chóng của hệ thống quản lý hành
chính nhà nước; dẫn đến bộ máy hành chính công vụ ngày càng đồ sộ, nhưng
kém hiệu quả; chi tiêu ngân sách ngày càng mất cân đối, thâm hụt nặng
nề và què quặt; và sẽ rất bất cập, đe dọa rối loạn với quy mô hợp tác
liên kết chiến lược đồ sộ với hàng loạt nước ngoài có trình độ chuyên
nghiệp và đẳng cấp cao hơn nước ta);
3/ Mọi Đề án, Chương trình, Kế hoạch, Công việc khác có liên quan đến
ngân sách nhà nước từ nay đều phải kê khai chi tiết các khoản chi thu
và công bố công khai cho bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu, kiểm tra, chất
vấn, (trừ an ninh quốc phòng có quy chế kiểm tra riêng). Xin hãy giải
thích cho dân biết, nếu còn điều gì e ngại chưa dám đề ra quy định mới
này ? (Có thể là, nếu làm nghiêm ngay như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới phần
“thu nhập” thêm vẫn tồn tại theo kiểu cũ (***) của các cấp cán bộ, thì
chính phủ nên nghiên cứu biện pháp bổ sung chính quy, công khai, công
bằng, cân đối đảm bảo sự lành mạnh trở lại của cả xã hội ? Còn cán bộ có
quyền “ban phát” lâu nay thì đã giầu có, quá thừa để có thể chấp nhận
sửa chữa nghiêm chỉnh trở lại);
4/ Mọi cấp cán bộ lãnh đạo chính quyền từ xã cho đến Trung ương đều
cần được bầu cử, tiến cử công khai, không chỉ tiến hành thảo luận, dự
kiến, đề cử, tiến cử và quyết trong nội bộ các cấp ủy đảng như trước
nữa. Nếu ý kiến nhân dân không trùng với ý kiến cấp ủy thì phải công
khai tranh luận, bàn bạc để đi đến thống nhất, nếu không thống nhất được
thì căn cứ kết quả bỏ phiếu công khai, bình đẳng trong nhân dân để thực
hiện. Điều này là khó làm nhất, nhưng có làm như vậy mới đúng Hiến pháp
và Cương lĩnh, đúng với lời hứa dân chủ, “nói đi đôi với làm” của Đảng,
và cuối cùng là đời sống toàn dân, trong đó có cán bộ nhà nước, mới
được nhanh chóng cải thiện một cách chính quy, vững bền. (Nếu khả năng
làm giầu bằng tham nhũng của quan chức nhà nước được dẹp bỏ, thì câu
chuyện mua quan bán chức, “đầu tư” vào biên chế, dự án và hiện tượng
“bám theo” và “lái” các quyết định độc diễn của các cấp ủy sẽ tự nó giảm
bớt đi).
5/ Cảnh báo với nhân dân rằng, những ai mua bằng, mua chức, mua biên
chế sẽ không thể còn cơ hội để thu hồi được “vốn đầu tư” (thông qua tham
nhũng tiêu cực) bắt đầu từ ngày ban bố các lệnh mới này, hơn thế, từ
nay nếu phát hiện hiện tượng mua bán mới, dứt khoát còn bị đuổi việc và
phạt nặng. Vì vậy, phạm nhân (cũng đồng thời là nạn nhân) có thể tự động
lặng lẽ đàm phán với người nhận hối lộ (người bán) để thu hồi lại tiền
đã bỏ ra mua, và nhà nước có biết chuyện hoàn trả “vốn đầu tư” kiểu này
cũng nên bỏ qua.
6/ Đàm phán công khai, thẳng thắn với chính phủ TQ trên “tình hàng
xóm láng giềng truyền thống”, vẫn tôn trọng nhân dân Trung Quốc anh em,
về việc xử lý công dân TQ đang vi phạm pháp luật và đạo đức tại VN
(trong phạm vi các hành động xảo trá thâm độc phá hoại kinh tế, an toàn,
đạo dức và an ninh xã hội của VN) nhằm cố gắng tối đa trước mắt loại bỏ
cuộc chiến tranh mềm không tiếng súng rất tàn ác mà một bộ phận thương
lái và gián điệp TQ đang triển khai với VN . . ..(Nên nhớ, trước đây ta
đã từng đấu tranh gian khổ mất hàng trăm năm mới dành lại được độc lâp,
lấy lại được giang sơn, hàng mấy chục năm mới thống nhất được đất nước,
thì nay, việc đòi lại Hoàng sa và các đảo của Trương Sa đã mất sẽ không
thể dễ dàng một vài năm để mà lên án đảng và chính phủ qua nhu nhược)
(****).
Nếu ai vi phạm ngay chính 6 điều nêu trên, nhà nước cần phạt nặng để
đủ sức ngăn chặn và răn đe các hành động phạm pháp đã nêu và tương tự,
nhằm để chuột cũ không dám tiếp tục hoành hành và không thể sản sinh ra
chuột mới.
Thiết nghĩ, với những gì sai trái đã xẩy ra (chuột cũ) trên đất VN
từ trước đến hôm nay đều là hậu quả sự nhầm lẫn kéo dài của cả Loài
người, của mặt xấu của CN Mác – Lê, mô hình Xô viết của Stalin, do đã
tạo ra thể chế “độc đảng toàn trị” mất dân chủ thành thói quen ăn sâu
mấy chục năm, vì vậy mọi người dân và cán bộ các cấp có vi phạm luật
pháp và đạo đức thì đã vừa là thủ phạm (đa số là bị động), cũng vừa là
nạn nhân xấu số. Do đó việc sử lý những sai phạm cũ là cần theo một
logic và tiến trình khác để đảm bảo không xẩy ra “quân ta lại đánh quân
mình” hoặc “đánh chuột không để vỡ bình” (Thẳng thắn mà nói: Nếu nghiêm
túc tuân theo CN Mác - Lê, thì tầng lớp “tư bản đỏ” (bao gồm phần lớn
cán bộ các DN quốc doanh và quan chức tham nhũng) của các nước XHCN cũng
sẽ phải bị giai cấp công nhân làm “cách mạng vô sản” lật đổ một lần
nữa, vì vậy đừng ai vẫn luyến tiếc cái thể chế cũ nữa). Còn những gì sẽ
xẩy ra (chuột mới), nếu ai vi phạm, thì nhà nước và đảng có thể an tâm
sử phạt đích đáng, đủ nặng, vì đã có cảnh báo từ trước . . . để mọi cán
bộ và người dân tránh trở thành thủ phạm chủ động, và làm gương cho
người khác. Bằng cách quyết liệt thật sự, thật lòng xây dựng, không thể
để tình trạng “hòa cả làng” , không để “TƯ nói vậy nhưng không phải
vậy”, hy vọng chúng ta có thể chặn đứng được đà suy thoái để vững bước
tiến tới cải cách dân chủ tự do toàn diện, bao hàm đầy đủ nhân trị và
pháp trị, lấy nhân trị thúc đẩy pháp trị, lấy pháp trị hướng dẫn, quy
định lại cho chuẩn nhân trị . . ., chỉ có như vậy vị trí lãnh đạo của
Đảng CS VN mới tồn tại bằng uy tín thực sự của mình và được nhân dân tán
thưởng (dù sau này sẽ mở ra chế độ cạnh tranh đa nguyên). Quyết tâm đẩy
đà tiến bộ trong đối nội, kết hợp với thành công rực rỡ trong đối
ngoại, chắc chắn đất nước ta sẽ lại một lần nữa đứng dậy, vươn lên dựng
nước, và nêu gương sáng cho bàn dân thiên hạ tham khảo.
Tóm lại, toàn dân toàn đảng đã sắn sàng, chỉ còn trông chờ vào dũng
khí, đạo đức và bản lĩnh của Trung ương Đảng , Quốc hội và Chính phủ để
ra tay lập lại nhanh hơn trật tự kỷ cương phép nước, đạo đức luân thường
xã hội để cải cách thể chế chính trị thắng lợi mà thôi.
Hà Nội, ngày 10, tháng 10, 2014
Vũ Duy Phú
(*), (**), (***), (****) Xin xem giải thích rõ hơn tại các bài viết
liên quan trên trang Web: vids.org.vn, đặc biệt loạt bài “lại bàn về cái
Gốc”
(***) Cái thói quen “thu nhập thêm” ngoài lương để “cải thiện sinh hoạt” của cán bộ có từ thời cách mạng gian khó, nó kéo dài đến bây giờ, nay đã trở thành công cụ làm giầu rất hữu hiệu của đa số các quan chức đảng và nhà nước có dính đến quyền “cho phép”. Hãy nghe một cán bộ dự án than phiền: Tiền dự án trải suốt từ khâu “chạy” , tức vận động, thuyết phục các cấp liên quan đến việc “cho phép” lập dự án. Khoản tiền này chủ dự án phải tạm ứng ra trước khi dự án được cấp phép, cấp tiền từ ngân sách nhà nước. Tiền dự án sẽ phải giải từ cấp cơ sở cho đến cấp trên cùng, nơi có dính dáng ít nhiều đến sự “cho phép” và/ hoặc “làm con tin” cho nơi “xin phép”. Vì sợ tiền tạm ứng ban đầu sẽ “mất toi” nếu việc “chạy” dự án thất bại, cho nên, người ta đã sợ bóng, sợ gió, không tiếc tiền “bôi trơn” tới cả những quan chức nằm cách xa dự án đến hàng “vài cây số”. v. v. . .Chính vì vậy, đã có nơi làm thử để kiểm tra, thấy rằng với hai dự án (sản phẩm) như nhau, thì nơi không phải “chạy” dự án như vừa miêu tả chỉ phải dùng đến hơn 30% số kinh phí của dự án phải chạy theo kiểu thông thường ! Đó là lý do các công trình nhà nước rất tốn kém; sản phẩm quốc doanh rất kém phẩm chất, chóng hỏng; năng suất lao động VN mới kém xa năng suất lao động của ngay các nước xung quanh ta. Và nước ta mới phát triển chậm, và “hư đốn” như đã thấy. Chính tôi gần 20 năm trước đây đã được một “người trong cuộc” kể lại một chuyện thật 100% : Đơn vị xây dựng của anh ấy chạy được một dự án. Nhưng số tiền sau chạy chọt các cửa còn lại thực sự có thể dùng để trực tiếp thực hiện dự án đã không thể làm được ra sản phẩm có thiết kế đã phê duyệt. Vì vậy chủ thầu đã phải mua một sản phẩm cũ, chữa chạy lại tử tế để mời Hội đồng của chủ đầu tư đến nghiệm thu ! Xin kết thúc ở đây, vì những chuyền “ly kỳ” tương tự như vậy có lẽ ngồi đâu trong dân gian cũng nghe được khá nhiều./.
(***) Cái thói quen “thu nhập thêm” ngoài lương để “cải thiện sinh hoạt” của cán bộ có từ thời cách mạng gian khó, nó kéo dài đến bây giờ, nay đã trở thành công cụ làm giầu rất hữu hiệu của đa số các quan chức đảng và nhà nước có dính đến quyền “cho phép”. Hãy nghe một cán bộ dự án than phiền: Tiền dự án trải suốt từ khâu “chạy” , tức vận động, thuyết phục các cấp liên quan đến việc “cho phép” lập dự án. Khoản tiền này chủ dự án phải tạm ứng ra trước khi dự án được cấp phép, cấp tiền từ ngân sách nhà nước. Tiền dự án sẽ phải giải từ cấp cơ sở cho đến cấp trên cùng, nơi có dính dáng ít nhiều đến sự “cho phép” và/ hoặc “làm con tin” cho nơi “xin phép”. Vì sợ tiền tạm ứng ban đầu sẽ “mất toi” nếu việc “chạy” dự án thất bại, cho nên, người ta đã sợ bóng, sợ gió, không tiếc tiền “bôi trơn” tới cả những quan chức nằm cách xa dự án đến hàng “vài cây số”. v. v. . .Chính vì vậy, đã có nơi làm thử để kiểm tra, thấy rằng với hai dự án (sản phẩm) như nhau, thì nơi không phải “chạy” dự án như vừa miêu tả chỉ phải dùng đến hơn 30% số kinh phí của dự án phải chạy theo kiểu thông thường ! Đó là lý do các công trình nhà nước rất tốn kém; sản phẩm quốc doanh rất kém phẩm chất, chóng hỏng; năng suất lao động VN mới kém xa năng suất lao động của ngay các nước xung quanh ta. Và nước ta mới phát triển chậm, và “hư đốn” như đã thấy. Chính tôi gần 20 năm trước đây đã được một “người trong cuộc” kể lại một chuyện thật 100% : Đơn vị xây dựng của anh ấy chạy được một dự án. Nhưng số tiền sau chạy chọt các cửa còn lại thực sự có thể dùng để trực tiếp thực hiện dự án đã không thể làm được ra sản phẩm có thiết kế đã phê duyệt. Vì vậy chủ thầu đã phải mua một sản phẩm cũ, chữa chạy lại tử tế để mời Hội đồng của chủ đầu tư đến nghiệm thu ! Xin kết thúc ở đây, vì những chuyền “ly kỳ” tương tự như vậy có lẽ ngồi đâu trong dân gian cũng nghe được khá nhiều./.