Mắt Đời
Vấn đề mà tôi viết trong bài này có thể gây nhiều tranh cãi, có thể
có người bảo là vượt quá sự hiểu biết của tôi nhưng thôi thì cứ viết,
viết để phá bỏ một tượng đài đã cũ và xây lên một tượng đài to lớn hơn.
Nếu có người hỏi bạn: “Là một người Việt Nam thì điều gì khiến bạn
tự hào về dân tộc mình?” Không khó để chúng ta biết được câu trả lời đó:
“Dân tộc tôi là một dân tộc kiên cường và bất khuất, dành được độc lập
sau ngàn năm bắc thuộc, 3 lần thắng quân Nguyên, biết bao lần thắng quân
xăm lược phương bắc, chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ gây chấn
động thế giới, chiến thắng cường quốc số 1 thế giới là Mỹ…” Nhưng tôi
thật sự rất muốn hỏi là những điều đó rất đáng để tự hào hay sao?
Ta sống trong căn nhà của mình, một hôm có tên cướp xông vào nhà
cướp bóc, sau bao phen chiến đấu vất vả, nhà cửa tan hoang, máu me đầm
đìa cuối cùng thì tên cướp cũng bỏ đi. Sau đó còn lại với thân thể đầy
vết thương, anh em người thì chết, kẻ thì tàn tật, chúng ta lại nhảy cẩn
lên vui sướng tự hào và ăn mừng, rằng chúng ta rất tài ba, rằng tên
cướp kia dù to lớn hơn ta nhưng ta vẫn đuổi đi được.
Nhưng hãy nhìn lại đi, niềm tự hào đó phải chăng là niềm tự hào của
một kẻ yếu nhược và thất bại? Ta đuổi được cướp đi đấy nhưng ta có làm
gì được hắn không? Ta có đến tận hang ổ của hắn để đánh bại? Nhìn lại
đi! Ta so với hắn chẳng là cái đinh gì cả. Tại sao người đi cướp không
phải là ta? Tại sao ta không mạnh như tên cướp ấy để chỉ có ta cướp của
người khác chứ chẳng ai dám cướp của ta?
Chúng ta có những chiến thắng vẻ vang nức lòng quân dân trước Trung
Quốc, Pháp và Mỹ, nhưng chiến thắng đó là chiến thắng của kẻ bị đánh, so
với họ ta là cái gì? Không là gì cả. Ta đánh thắng Mỹ, nhưng hãy tự hỏi
nếu ta và Mỹ ở vào thế đối đầu một mất một còn thì sao? Với sức mạnh
quân sự của Mỹ thì trong vòng 1 ngày tất cả các thành phố ở Việt Nam sẽ
thành bình địa, trong vòng 1 tuần 99% dân số nước ta sẽ bị tiêu diệt. Ôi
chúng ta là ai khi đứng trong thế giới này? Niềm tự hào mà chúng ta
đang ôm ấp có cứu được chúng ta khi đó không?
Chúng ta quá quen với những tự hào bình thường. Có quốc gia nào đang
tồn tại mà không có những chiến thắng chống ngoại xâm? Nếu không có thì
quốc gia đó bị biến mất rồi. Để có một cái nhìn chính xác thì ta phải
đặt nó trong sự bao quát và rộng lớn. Hy Lạp từng là trung tâm văn hóa
thời cổ đại, Ý từng là một đế quốc bao phủ toàn Châu Âu và một phần Châu
Phi. Pháp có Napoleon Bonaparte, Mông Cổ có Thành Cát Tư Hãn, Anh từng
là nước có thuộc địa 1/4 thế giới.
Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nhật… đều có cái mà họ đáng tự hào và được công
nhận trên toàn thế giới, mọi dân tộc, mọi quốc gia khi nhắc đến họ đều
thể hiện sự khâm phục. Còn chúng ta trong mắt của họ là gì? Hãy hỏi
những người từng đi ra ngoài sẽ rõ. Ở trong ngôi nhà mình, chúng ta tự
tôn vinh mình, tự xem mình vĩ đại. Nhưng sự thật có phải là vậy không?
Nếu không phải thì đó gọi là tự sướng.
Tôi nói ra không phải để kích bát, nói ra để chúng ta biết chúng ta
là ai. Muốn biết mình là ai thì phải biết đứng ở xa và nhìn bao quát.
Nếu thế giới là một xã hội thì chúng là là thành phần dưới đáy xã hội
đấy, học vấn lớp 9 ra trường, đi xe Trung Quốc, ở nhà lá, làm công nhân
và bán tài sản để sống, trong nhà thì anh em ruột thịt nhậu nhẹt tranh
dành đất đai đánh đập nhau, con cái thì đua đòi và hư đốn, đã vậy tư
tưởng thì bảo thủ ngăn cấm con cái học hỏi lên cao… Nhìn đi! Có giống
không nào?
Vậy muốn thoát ra cái địa vị đó thì làm thế nào? Giải pháp? Trời! nó
dễ như ăn cháo! Trước tiên bỏ tiền ra cho con đi học những trường tốt
(học hỏi mô hình giáo dục nước ngoài đi, xây nhiều trường học lên, tăng
lương giáo viên, thắt chặt chất lượng ngành, thuê các vị giáo sư tiến sĩ
nước ngoài về nước giảng dạy), rồi thì cha mẹ phải biết tiết kiệm và
làm gương (đừng tham nhũng nữa), khi con cái học thành tài thì hãy trọng
dụng nó nghe lời nó nói (đừng khiến cho người dân phải sợ hãi khi nói
những điều đúng và tốt, phải biết bảo vệ những nhân tài có thể dẫn đất
nước đi lên chứ đừng để các thế lực đen trù dập họ).
Hãy cho con cái xem những tờ báo hay chương trình tivi bổ ích chứ
không phải các chương trình để chúng tự sướng hay đồi trụy (trả lại vai
trò đích thực của truyền thông: chỉ nói sự thật), mua những cuốn sách bổ
ích về cho con cái đọc (hạn chế kiểm duyệt đi), tạo điều kiện cho con
cái đi đây đi đó cho biết với người ta (hay ít ra phải cho dân chúng có
cái nhìn trung thực về bên ngoài), và điều cuối cùng rất quan trọng –
khi con cái đã đủ trưởng thành thì hãy tin tưởng và dũng cảm trao lại
gia đình cho nó quản lý.
Bạn thấy đó! giải pháp vô cùng đơn giản cho một con người, một gia
đình hay kể cả một quốc gia nhưng vấn đề là người đó, gia đình đó, quốc
gia đó có chịu làm hay không? kết quả thế nào thì hãy nhìn lại chính
mình, đừng đổ lỗi cho điều gì cả, có rất nhiều người trước kia giống ta,
nhưng giờ họ đều hơn ta cả rồi thì không có cách nào để giải thích cái
dở của ta cả.
Có người bạn nói sao cứ nêu những cái xấu mà không phải là giải pháp
khắc phục cho cái xấu đó. Nhưng bạn không hiểu rằng con người ta sẽ
chẳng bao giờ làm cái điều được cho là tốt trước khi họ tự nhìn ra chính
họ. Khi nhìn ra mình mới biết mình phải làm gì. Bây giờ chúng ta cùng
xác định xem trong xh ngày này thì có được bao nhiêu người biết chúng ta
là ai nào! Theo bạn thì có bao nhiêu % trong tổng dân số của VN nhỉ?
Mắt Đời
13:40 29/10/2014