Tổng cục Thống kê Việt Nam, dưới ánh sáng thần kỳ của ngọn hải đăng
XHCN, đã từ lâu được Alibaba bái làm sư phụ, về tài múa nhang hô phong
hoán vũ và tụng chú mở cửa kho tàng trong núi đá.
Trong một đất nước mà giới lãnh đạo phải cố níu giữ sự tồn tại bằng
phù phép và âm binh, thì Tổng cục Thống kê là một bộ phận xứng đáng được
lãnh nguyên nhung ấn soái, nhưng không phải là bộ phận duy nhất. Nó vừa
phải nhiệt tình hợp lực, vừa phải cạnh tranh cật lực với nhiều bộ phận
âm binh phù phép tài ba khác. Thông tấn xã Hà Nội và dàn báo đài trong
biên chế... chẳng hạn.
Nếu so với báo QĐND, sau nỗ lực trường kỳ đấu tranh với các thế lực thù địch không chân dung, và đang dồn sức chứng minh rằng “Tổ quốc không thể không gắn với chế độ xã hội”;
hoặc sánh với bài báo Bình Dương đúc kết cả tỉnh đạt được tổng số ý
kiến đóng góp cho dự thảo hiến pháp tương đương với gần nửa dân số Việt
Nam..., thì, ngay trong Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân, Tổng cục Thống Kê vừa
mới mạ vàng nạm ngọc lóng lánh một kết quả thần kỳ (rực sáng như trăng
Hà Nội) của Việt Nam trong giai đoạn kinh tế tối đen toàn cầu: Tỷ lệ
tăng trưởng GDP trong quý 1 năm 2013 của Việt Nam ta là 4,98%.
Âm hưởng reo vui như dòng nhạc Tết: “Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời...”.
Chỉ tiếc, không được bao nả, và e rằng cả hồn hoa lẫn hồn người đều sớm
eo sèo/héo queo/teo tóp. Bởi, nó khiến cho độc giả không chỉ thở dài
cho giá tiền từng lọn rau hiện giờ ngoài chợ, mà còn bắt nhớ tới những
chỉ số tăng trưởng kinh tế của từng tỉnh, trên khắp 64 tỉnh thành, đều
ngất ngưởng những đỉnh chóp Hy Mã Lạp Sơn, trong khi chỉ số tăng trưởng
GDP cả nước, cho dẫu có tăng 4,98% ngang ngọn Phan-xi-păng, vẫn không
tài nào theo kịp.
Nhìn ở góc cạnh nhiệt tình, thì dường như tất cả các quan đầu tỉnh và
đầu ngành đều ...giỏi hơn thủ tướng. Chứ không thì chẳng tài thánh nào
mà chỉ trong vòng đôi ba ngày là tổng nợ xấu trên toàn quốc tự động
thành khẩn và thiết tha tụt giảm 2%. Còn nếu hạ cao độ đường bay báo cáo
dạng Boeing 747 xuống gần mặt đất hơn, thì mọi người đều không tránh
khỏi tím gan/đỏ mặt trước tình hình nhà nước các cấp đã hồn nhiên khinh
thường nhân dân cả nước đến mức đó.
Đã bảo Tổng cục Thống Kê Việt Nam không phải là bộ phận duy nhất,
nhưng dù biết vậy, thực tế còn loa thêm: Nỗ lực mạ vàng (hay nói như TS
Nguyễn Quang A là trét phấn) này đây quyết chẳng phải lần đầu. Văn hóa
cốt lõi xưa giờ và mọi nơi của những kẻ còn đếm bước trên con Đường Kách
Mệnh tiến lên xã hội chủ nghĩa chính là nói lấy đẹp và nói lấy được. Từ
giữa thế kỷ trước, người ta đã đồng nhất quán triệt rằng trăng Bắc Kinh
tròn hơn trăng Hoa Thịnh Đốn là nhờ loại văn hóa cốt lõi đó.
Hệ quả cấp một của dữ kiện cực láo này là những chính sách cực máu.
Hệ quả cấp hai là các chính sách cực máu đó khiến cho đất nước bỏ rơi
láng giềng mà từ tốn khoan thai lùi dần về phía cuối bảng xếp hạng phát
triển của nhân loại, như một cách vinh danh tính khiêm nhường truyền
thống của lãnh đạo, từ thời lãnh đạo Trần Dân Tiên viết thành sách.
Hệ quả cấp ba là từ vị trí tụt hậu đó, hàng loạt dữ kiện cực láo khác
sồn sồn ra đời để cố sửa sắc đẹp cho nền kinh tế/xã hội/chính trị/khoa
học/tài nguyên/giáo dục/y tế/quốc phòng/vân vân... của nước nhà (theo
kiểu thống kê nghiên cứu hiệu năng dinh dưỡng của 1 cân rau muống ngang
bằng 1 cân thịt bò, dạo trước, hay 1 cân rau muống của ta vẫn rẻ hơn 1
đĩa rau muống xào của thiên hạ, gần đây...).
Và cứ thế, chu kỳ xoay vòng càng ngày càng thu ngắn cực nhanh giữa dữ
kiện láo và chính sách máu. Đồng thời, mọi manh nha phản biện đều bị
triệt tiêu theo đúng bài bản đào tận gốc/trốc tận rễ, nhằm giữ cho
khoảng cách phải đạo giữa truyền thông (có thẻ đảng - y phạn phiếu) với
lãnh đạo (có thẻ bài - sinh tử lệnh) ngày càng gắn bó hữu cơ hơn.
Nền cai trị khống chế, vốn sống bằng khói nhang quá khứ và phất lên
theo giá đất hiện tại, đã sản sinh và phát huy toàn diện nền văn hóa
khống kê (nói lấy đẹp và nói lấy được đó) như một loại thực phẩm đặc chế
để nuôi dưỡng đặc quyền theo chiều ngược lại, từ ấy.
Cũng từ ấy, nếu không phải là các phương án mong cầu thoát hiểm của
lãnh đạo, thì những con số thống kê làm nền cho mọi loại chính sách có
đuôi định hướng XHCN ở xứ ta đều đích thị là các trò đùa, thậm chí, đùa
dai, mặc cho toàn bộ sinh mệnh và tương lai dân tộc dở sống dở chết/ngáp
vắn thở dài suốt nhiều thập niên lê thê trên những dòng chữ số giết
người ngắn gọn đó. Trò đùa cấp hai là xoa tay/phủi đít, sau khi hồn
nhiên quy kết ngay cho nó một tội danh không có mặt trong rừng luật nước
nhà: Lỗi Hệ Thống.
Đã thế, sẽ phải có chí ít là hai câu hỏi bật ra ở đây:
1. Làm thế nào để chấm dứt Lỗi Hệ Thống?
2. Liệu là lãnh đạo hiện giờ thoát hiểm nổi không?
***
Làm thế nào để chấm dứt Lỗi Hệ Thống?
Làm thế nào để chấm dứt Lỗi Hệ Thống?
Trọng tâm là gỡ bỏ điều 4, như khát vọng từ lâu của đại khối nhân dân.
(Hình minh họa: BaBui
(Hình minh họa: BaBui
Hệ thống XHCN này là cỗ máy dây chuyền sản xuất lỗi đại trà, và hoàn
toàn chỉ có khả năng điều chỉnh đắp vá cho phù hợp tình thế để tiếp tục
sản xuất và tiếp tục di hại nhiều thế hệ khác. Muốn chấm dứt lỗi hệ
thống, phải kéo cầu dao chấm dứt sự vận hành của toàn bộ hệ thống.
Chiếc cầu dao quyền lực ấy nằm ở đâu? Đừng vội nghĩ là trong tay công
an/quân đội. Cũng đừng vội kết rằng nó nằm trong tay hệ thống lãnh đạo
chính trị mà công an/quân đội bị buộc bằng lệnh phải bảo vệ nó. Ngẫm cho
cùng, và rất đáng ngẫm, như có người từng bộc bạch: “Quyền lực của
bọn độc tài thống trị không phải tự nhiên trên trời rơi xuống, mà là do
đại khối quần chúng bị trị đã trao cho nó”. Vậy thì, có phải, ngắt
chiếc cầu dao ấy chính là việc thu hồi lại mớ quyền lực, mà, hoặc là ta
đã trao cho chúng, hoặc là ta đã để cho chúng cướp lấy?
Thu hồi bằng cách nào? Câu trả lời, thông qua các cuộc cách mạng chấm
dứt độc tài ở Đông Âu (1989)/Liên Xô (1991)/Serbia (2000)/Gruzia
(2003)/Ukraina (2004)/Kyrgyzstan (2005)/Lebanon (2005)/Tunisia (2010)/Ai
Cập (2011)/Libia (2011)...là bằng sức mạnh của Số Đông.
Làm sao tạo Số Đông? Đáp án là ...truyền thông. Từ truyền thông đại
chúng (báo/đài) tiến sang truyền thông kỹ thuật số chính là một bước
tiến nhảy vọt của nhân loại. Các cuộc biểu tình, tính từ mốc điểm cách
mạng Hoa Lài trở đi, hầu hết đều được huy động bằng Tin nhắn di động
SMS/ Twitter/Facebook...Đâu đó từng có người ví von sức mạnh của một tờ
báo ngang hàng với một sư đoàn. Thế thì với hệ thống dân báo tại Việt
Nam hiện nay, sức mạnh đó tương đương với mấy quân đoàn?
Cũng không phải ngẫu nhiên mà các tướng cướp trong bộ chính trị phải
dồn sức đối phó với làng bloggers không biên chế (đang nảy nở quân số
với những nhà báo trong biên chế đang gia nhập ngày một đông).
Giới dân báo này có hai mục tiêu nhắm tới: 1) Xiển dương Sự Thật để
đánh bại các nguồn tin Khống Kê láo khoét, đồng thời, vinh danh quyền
con người và quyền của dân; 2) Kêu gọi những người đã ý thức được quyền
làm người và quyền công dân cùng đứng dậy đòi lại quyền lực từng bị đảng
và nhà nước cướp đoạt.
Họ đã đạt khá nhiều thành quả. Những biện pháp vá víu (kể cả những án
tù dành cho bloggers) mà đảng và nhà nước đã cạn ý... chính là bằng
chứng làng dân báo Việt Nam đã tước bỏ quyền lực của ban tuyên giáo
trung ương.
Những thành quả đó, đến lúc đóng góp của nó, đã tự biến thành những
tấm đệm hơi giúp cho tình hình đấu tranh xoay chuyển từ Tĩnh qua Động:
1. Những bản Kiến nghị/Tuyên bố/Lời kêu gọi...trong
thời gian gần đây, đều có chung 1 đặc điểm là số người trong nước ký tên
rất đông và rất nhanh. Trong đó có khá nhiều trí thức “nhập thế”.
2. Ngày càng nhiều các ký giả trong luồng nhưng có
khuynh hướng bất đồng với nhà nước đang chọn vị trí gần dân hơn gần
đảng, đặc biệt là phản ứng ủng hộ cây bút trẻ và sắc Nguyễn Đắc Kiên.
Blogger/cựu nhà báo Trương Duy Nhất khẳng định là trong làng báo chính
quy, những bộ não như Kiên rất đông, đang mai phục đợi cơ hội thuận tiện
nhất.
3. Một số báo có nhiều độc giả như Thanh
Niên/TuổiTrẻ, và cả Dân Trí, hiện tìm đủ cách và đủ loại khe hở để đăng
bài phản biện (mà không thể bị dập ngay), với nhịp độ nhặt hơn trước. Ví
dụ như những bài bình luận về tham nhũng trong tay thiểu số cầm quyền
(ở xứ khác), hay bình luận về tấm bia ghi công liệt sĩ chống xâm lăng mà
không dám khắc đích danh Trung Quốc...
4. Song song là “nồng độ” rủa mắng xối xả
trên mạng (của những người trong nước mà CA có sẵn hồ sơ hoặc không khó
tìm hồ sơ)... đã lên đỉnh. Vượt qua giai đoạn khóe cạnh, cư dân mạng
hiện chửi thẳng và chửi tung tóe vào mặt đám lãnh đạo ở Hà Nội, từ những
phát ngôn trật búa cho tới chính sách vận dụng đám “nô/bồi” lên truyền hình VTV để vu khoát/minh họa/nói leo/nóitheo đảng & nhà nước, hay vu khống/đe nẹt người khác
5. Lý cớ chống hiểm họa Bắc Triều vẫn còn đó, nhưng
bắt đầu nhường chỗ cho những lý cớ trực tiếp chống mọi sai lầm liên tục
của đảng: Vụ lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp là một quyết định hố nặng của
BCT, cứ tưởng sửa được HP để củng cố, xiết dân dính chặt hơn vào chủ
nghĩa và quyền lực lãnh đạo, không ngờ gặp hiệu ứng ngược (tương tự một
vài quyết định hố nặng trong cơn bấn của một vài nhà nước Đông Âu trước
đây). Kế đến là các thứ dọa dẫm (như thường lệ) của Hà Nội, càng làm cho
nồi súp de sôi nhanh hơn, lại nảy sinh ra thứ tư duy nguy hiểm là giới
quan tâm coi thường lời dọa (vì sự bực tức lên đỉnh và thiên hạ bắt đầu
thấy có dạng số đông đang hình thành).
6. So với tình hình trước đại hội 11 của Hà Nội, đãcó những điểm khác xa:
a. Đảng và nhà nước không chỉ đối phó (chiếu lệ hay ở tầm thấp
vùng/miền/lãnh vực), mà để lộ hẳn tình thế đang rút vào thế phòng thủ
thụ động (ở quy mô chiến lược): Vừa đối đầu với khủng hoảng kinh tế, vừa
đối đầu với Trung Quốc, vừa đối đầu với dân, lại còn phải đối đầu với
nhau (Các bloggers đặt tên là tình trạng “bấn toàn tập”).
b. Truyền thông dân báo đã chứng minh được sức mạnh của nó (từng bước
vượt qua sợ hãi/tạo điều kiện nắm tay nhau/khích tướng/xách động/day
trán kẻ thù dân tộc là bọn Thành Đô/điểm mặt đích danh kẻ phá hoại đất
nước là 3 Dũng/khơi rộng cuộc chiến Ba-Tư/bỏ thẻ đảng/từ chối bằng
khen/đòi thả người/quật ngã nô tướng Nguyễn Văn Hưởng/quan trọng nhất là
tạo phóng ảnh một thời điểm chín muồi...)
c. Phe dân chủ phát huy rất nhiều sáng kiến nong rộng xích xiềng,
thành công từng chặng, tự nâng cấp lên chặng kế... và đang manh nha xây
dựng tổng lực (điều này kích thích khá mạnh vào các lực lượng “thầm lặng” trong giới văn nghệ sĩ hình thành thế trận thập diện mai phục).
d. Có bốn lực xung kích đang xích lại gần nhau: Tríthức + Báo giới +
Công giáo + Cư dân mạng xã hội (hình thành những sức kéo trong tương
lai?); ngoài ra, một lực đáng kể khác là thành phần “do dự” đang chuyển qua “chọn chỗ” (nhờ tiếp cận với “nhận thức mới” hay chỉ đơn giản là “tình hình cho phép”).
e. Lực trừ bị số 1 là dân oan, khá đông, không còn gì để mất, và sẵn
sàng một mất một còn để đòi quyền lợi thiết thân (một trong những lực
đẩy chính yếu tương lai gần?).
f. Lực trừ bị số 2 là dân thường, đông nhất, ý thức chính trị không
cao, nhưng không chịu nổi tác động chết người của giá sinh hoạt hàng
ngày, bao gồm cả thành phần trẻ ham vui dễ nhập cuộc đấu tranh đường phố
(những toa tàu dài nhất của đoàn tàu?).
7. Sự hình thành một lực lượng đối lập là có thật,
dù hiện chỉ ở mức rạng sáng, và còn cần thêm nhiều điều kiện xúc tác để
kết dính thành khối lớn. Thật nhất là 3 nhận thức khá rõ:
a. “Nó” yếu rồi, chỉ có thể vùng vẫy chứ không còn sức trấn áp cả nước, dù không loại trừ chuyện quẫy đạp lần cuối.
b. “Ta” đủ đông để bắt đầu, nhưng cần phải đông hơn ở vận tốc nhanh hơn, để ngăn ngừa cú quẫy đạp lần cuối đó.
c. Điểm đồng thuận hàng đầu hiện giờ không phải là hiểm hoạ Trung
Quốc, cũng không hẳn vấn đề hiến pháp hay giá sinh hoạt hay lãnh đạo bất
lực, mà là Thời Điểm Chín Muồi.
8. Người Việt hải ngoại sẽ hòa nhập thế nào vào tình hình này?
a. Tạo thêm những nhóm thách đố mới?
b. Hỗ trợ tiến trình kết hợp các phong trào nhỏ, bằng cách cổ võ và
khai triển cái ý niệm Thời Điểm Chín Muồi đó, và nắm bắt ngay cơ hội
châm ngòi (từ bất kỳ một sự cố nào xảy ra làm nhân dân phẫn uất)?
c. Chuẩn bị sẵn một tư thế quốc tế (cả mặt nổi lẫn đường ngầm) để hậu
thuẫn cho một lực lượng đối trọng với Hà Nội trong tương lai gần.
9. Nhìn chung: Những đặc điểm thuận lợi về mặt tổ
chức đã xuất hiện và đang nảy nở. Những đặc điểm cản trở chưa khắc phục
được sẽ tự nó được hóa giải dần, nhất là các trở ngại của quần chúng. Họ
vốn dĩ không theo ai vì các bài phân tích hay các bản thống kê. Họ chỉ
theo vì cảm tính (cho hả giận) và cảm tình (nhiều hy vọng hơn), ở một
thời điểm mà số đông đã khởi sự định hình và có vẻ ...vui.
***
Liệu là lãnh đạo hiện giờ thoát hiểm nổi không?
Liệu là lãnh đạo hiện giờ thoát hiểm nổi không?
Hà Nội có 3 việc khẩn trương đang làm hay cần làm ngay:
1) Chính thức củng cố quyền lực bằng hiến pháp (gia cố điều 4 bằng ý
niệm quân đội có nhiệm vụ bảo vệ đảng/công an được quyền nổ súng trực
tiếp), gia tăng bắt bớ, tăng cường dọa dẫm, cả dọa dân (mất ổn định làm
ăn) lẫn dọa ngược đảng viên (mất đảng mất mạng)...
2) Mua bảo hiểm (tranh nhau xuất khẩu tài sản và con cái/lựa dịp
tuyên bố hàng hai/tạo ấn tượng rằng mình là một ứng viên khả dĩ thỏa
hiệp được trong buổi tranh tối tranh sáng sắp tới/tìm sẵn chỗ dựa ở nước
ngoài (bất kể đó là kẻ thù truyền kiếp hay kẻ thù mới cút...).
3) Chuẩn bị đường rút (các tình huống từ xấu tới xấu nhất, kể cả các biện pháp câu giờ, thậm chí, cả “thương thảo/hòa đàm”...). Một trong những biện pháp câu giờ đã làm là đơn phương “gia hạn” góp ý sửa đổi hiến pháp tới tháng 9/2013.
Hà Nội cũng đã kịp nhận ra việc khẩn trương số 1 vừa nói đã thất bại,
một khi tự nó phô diễn đầy đủ tính chất của một quyết định chính trị
sai lầm hạng nặng (tự cởi áo để trình làng tử huyệt số 4). Nhiều phần,
BCT sẽ phải tìm bước lùi khác (mặc cả với nhau và với dân) mà có thể tự
thuyết phục nhau là tương đối an toàn, dù biết chắc khó lòng giữ nguyên
nội dung dự thảo sửađổi hiến pháp, trong lúc đã thấy viễn cảnh bất ổn
trước mắt.
Hà Nội cũng không khiếm thị hay cận thị đến mức không nhìn ra sự hình
thành của một lực đối trọng trong nước, dưới dạng phong trào phi đảng
phái (nhưng nhất định trung tâm của nó là một cốt lõi chặt chẽ, bao
quanh bằng những vệ tinh từng có thời là vệ tinh của Mặt Trận Tổ Quốc).
Đó là loại phong trào có nhiều lớp áo khoác, và sẽ cởi bỏ từng lớp, theo
thời gian và theo các điều kiện thích hợp. Lớp áo hiện giờ là quyền
công dân và nỗ lực góp ý sửa đổi hiến pháp. Trọng tâm là gỡ bỏ điều 4,
như khát vọng từ lâu của đại khối nhân dân.
Ngược lại, phong trào cũng ghi nhận những khó khăn và sai lầm/sơ hở
liên tục của BCT, để có thể dự kiến một số viễn cảnh tiến thoái lưỡng
nan của Hà Nội, tùy thuộc vào áp suất tổng hợp:
a) Hà Nội chọn bước lùi chiến lược và an toàn theo kiểu Miến Điện;
b) Hà Nội giương bắp thịt cùng sức mạnh bạo lực và tự cô lập theo kiểu Bắc Triều Tiên;
Cả hai hướng vừa kể (gỡ bỏ hoặc giữ nguyên điều 4 HP) đều có thể coi là “thời cơ vàng”
của phe dân chủ, bởi họ có được lý cớ tốt nhất để chínhthức công bố một
phong trào đối lập đã chuẩn bị từ trước, và, với nỗ lực quốc tế vận của
đồng bào hải ngoại tạo hậu thuẫn để ngăn ngừa sự đàn áp, hoặc để dư
luận quốc tế công khai công nhận chính nghĩa và sức mạnh của phong trào,
thì, đó là lúc phe dân chủ chính thức mở màn tiến trình đấu tranh chính
trị, hoặc tại nghị trường, hoặc trên đường phố.
Với ngần ấy dữ kiện/dự kiến mà không cần đến tổng cục khống kê, câu hỏi sẽ được đặt ngược lại là:
Lãnh đạo hiện giờ sẽ chọn cách thoát hiểm và phục viên ở trong hay ngoài nước?
18-04-2013 - Kỷ niệm tròn 24 năm ngày bắt đầu cuộc biểu tình ngồi của10.000 sinh viên Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn.
Blogger Đinh Tấn Lực