Ngưới Buôn Gió
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Chính sự rối ren, quanh lại trong triều chia phe phái tranh giành quyền lực dữ dội.
Nước Vệ thường tự hào có truyền thống triều đình gắn bó, đoàn kết, ấy vậy mà bỗng dưng xảy cơ sự ấy vì đâu.?
Xưa nay Vệ đoàn kết,
bởi Vệ làm chư hầu cho nước lớn, không là Bạch cũng là Tề. Khi quan lại
nước Vệ có mâu thuẫn. Sứ thần nước lớn như Bạch, Tề chỉ cần đứng ra dàn
xếp là mọi việc ổn thỏa, quan lại Vệ có thể không nghe Vệ Vương chứ
không thể trái mệnh của sứ thần thiên tử.
Hơn hai mươi năm nay
khi Bạch suy yếu. Vệ quay ra thần phục Tề, dâng đất đai làm lễ chư hầu.
Từ đó Vệ ổn định chính sự, khi có khó khăn chỉ cần dâng sớ báo Tề, mọi
việc đều êm đẹp. Quan lại trong triều Vệ đua nhau tìm sản vật, tài
nguyên dâng Tề làm quà tiến thân. Quan đầu tỉnh chỉ cần phát hiện tài
nguyên, gọi người Tề đến khai thác là yên tâm kê cao gối mà ngủ, đến năm
đến tháng là tuần tự lên chức. Chính sự nước Vệ vì thế mà yên bình, bốn
cõi phẳng lặng.
Bấy giờ Tề Vương mới lên ngôi tên là Tạp Cặn.
Tạp Cặn thấy Vệ tài
nguyên đã cạn kiệt, đất đai biên giới đã chia xong phần lợi về Tề. Nước
Vệ người đông, của khó dần. Tạp Cặn mới lạnh nhạt không muốn nhận Vệ làm
chư hầu nữa.
Nhất là chuyện biển
Đông đã an bài trong tay, giờ Vệ có trở tay cũng không kịp. Bao năm qua
làm thân chư hầu, để được nương dựa thiên triều. Vệ đã bỏ ngỏ biển Đông
cho Tề tung hoành. Giờ cũng chả cần giữ ý, Tạp Cặn thân chinh ra thăm
biển, úy lạo quân sĩ, khẳng định chủ quyền biển Đông.
Nhà Sản thấy Tề Vương
làm vậy, mà không hề đả động chi đến chuyện có đi, có lại. Lệ thường
mỗi khi Tề hoạt động ngoài biển Đông, lại gọi nhà Sản cho người sang Tề
để nhận lộc thưởng từ thiên tử, được phủ dụ hãy cầm ít lộc về chia cho
các quan, chuyện biển Đông chưa có gì nghiêm trọng. Có sao hãy để bàn
sau. Nhà Sản lấy lời phủ dụ ấy mà an ủi nhau yên tâm không phải lo nhiều
về biển đảo.
Đến nay bỗng dưng Tề Vương làm vậy mà chẳng có lời an ủi nào.
Nhà Sản họp bàn, tính xem Tề có ý gì. Trong lúc đang phân tích thì có kẻ than.
- Hỡi ôi, Tề đã bỏ Vệ rồi.!
Kẻ ấy trần tình rằng,
lúc thấy nước Phạn đổi chính sự, không theo Tề làm chư hầu phên dậu
nữa, cái cách chính sự mới. Tề hối tiếc đã muộn mới nghĩ rẳng Phạn là
nước dân chúng thuần hậu, còn phản thiên triều. Huống chi bọn dân Vệ bao
dời nay cứng đầu, cứng cổ. Bởi thế Tề quyết bỏ Vệ trước với châm ngôn "
ta thà phụ người chứ không để người phụ ta ".
Triều đình than dài,
đổ lỗi cho nhau. Có kẻ bảo rằng sở dĩ Tề mất lòng tin, vì tại nước Vệ có
bọn nho sĩ chuyên tụ tập ở kinh thành phản đối Tề kéo dài mấy năm. Vì
không trị đám ấy , nên Tề mới không tin nước Vệ trung thành nữa.
Kẻ khác bác rằng ;
tại không kiếm được tài nguyên cho Tề nữa mới vậy, chứ đám người đó bao
lâu nay đe nẹt, bắt giữ, khủng bố, bỏ tù ... còn dám phản đối nữa đâu.
Các quan đổ lỗi cho
nhau mãi không nghĩ ra cách nào lấy lòng Tề. Ra về trong bụng các quan
đều hiểu rằng Tề không nhận Vệ làm chư hầu, thì nước Vệ có vua cũng như
không. Ngày sau chính sự ắt rối ren, bởi thế quan lại bậc trung ra sức
vơ vét tích của phòng thân, bán tống tháo đất đai, biêt thự để tậu vàng.
Đặt thêm nhiều thứ lệ để thu bạc trong thiên hạ, tăng giá những mặt
hàng độc quyền. Quan đại thần lớn thì tính đến tiếm đoạt ngôi vua, loại
trừ những đối thủ đáng gờm. Đủ các mưu kế tung ra, từ thanh tra , kiểm
kê, tin đồn để triệt hạ nhau bằng mọi thủ đoạn.
Nước Vệ rối ren suy ra cũng vì do Tề không nhận làm chư hầu nữa.
Trước kia có ý kiến
trong triều nói rằng : để bọn nhân sĩ, trí thức tụ tập phản đối thiên
triều, thế nào cũng ảnh hưởng quan hệ, làm mất ổn định chính trị.
Giờ nghe cũng có lý.
Há chả phải bọn đấy mà khiến cho Tề thiên tử thấy không tin tưởng nhà
Sản nước Vệ sao.? Tội chẳng do quan quản lý tài nguyên, tội chả phải
quan trông coi biển đảo.
Mà do cái đám biểu tình phản đối Tề gây ra cả. Bây giờ có đem xử bọn ấy để lấy lòng Tề cũng đã muộn.
Tề đã ngoảnh mặt đi,
chính sự nước Vệ không có ai cầm cương chỉ hướng, chả biết về đâu, lúc
rối bời mới nghĩ chuyện đào sâu chủ nghĩa lý luận để tìm đường đi.
Ác thay ! Xưa nay
tiền nhân có soạn sách nào dạy làm chư hầu đâu để mà nghiên cứu. Toàn
là tự từng thời điểm thích hợp vừa làm chư hầu vừa nghiên cứu bổ sung lý
luận. Giờ mà soạn xong lý luận Chư Hầu Xã Hội Thuyết thì đến bao giờ
mới xong.
Chi bằng quay ra vơ
vét, mà đã vơ vét thì tất tranh dành, mưu hại nhau. Lẽ đời thường là
vậy, chả cần tiền nhân nào chỉ ra trong sách cả.
Phận nước chư hầu bị bỏ rơi, cũng như phận đầy tớ bị chủ bỏ rơi. Đổ lỗi cho nhau chán thì quay ra đánh lộn nhau.
Đầy tớ đánh nhau thì gia súc đói khổ, bọn quan lại đánh nhau thì dân chúng lầm than. Nước phải mạt thì mới hưng được.
Giờ Vệ mới là lúc đang mạt.
Nguồn Facebook Người Buôn Gió