Lê Anh Hùng
Ngày 20/1/2013, tức chỉ 4 ngày trước khi bị bắt đưa vào trại tâm thần một
cách trái pháp luật, tôi đã may mắn có cuộc trò chuyện hơn 4 tiếng đồng
hồ với Trung tướng Đặng Quốc Bảo (1928), nguyên Uỷ viên BCHTW Đảng,
nguyên Bí thư Thứ nhất TW Đoàn, nguyên Trưởng ban Khoa giáo TW.
Đại tá Bùi Tín từng nhận định về
vị tướng văn võ kiêm toàn này: “Ông là một cán bộ cấp cao của đảng CS
rất hiếm, cực hiếm là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý
kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.” Còn báo Tiền
Phong ngày 15/6/2009 thì nhận xét rằng con người bộc trực, thẳng thắn
này là một nhân vật đầy “ma lực”.
Mặc
dù đang ở tuổi 85 và vừa mới trải qua cơn đột quỵ mà theo lời bác sỹ
của ông là chỉ có 1% cơ may sống sót, ông vẫn tỏ ra hết sức minh mẫn
trong suốt cuộc trao đổi dài mà tôi hầu như chỉ biết lắng nghe. Phần
trích dẫn ở đây dài 23 phút, cho thấy tầm nhìn của ông về tương lai đất
nước và thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi
dậy nhanh chóng với cuồng vọng bá quyền nhiều khi không cần che dấu. Đó
cũng là những gì mà ông đã góp ý vừa chân thành vừa thẳng thắn với các
nhà lãnh đạo Việt Nam, thể hiện tầm trí tuệ cũng như tấm lòng của một
bậc trí thức khả kính trước vận mệnh của dân tộc.
Ông Đặng Quốc Bảo:
… Đây
là thực tế của đất nước. Tất nhiên là [tôi] không còn sức mà làm nữa.
Tiếp các cậu như thế này cũng đã là vượt giới hạn rồi. Thầy thuốc đã
thống nhất và báo cho mình biết. Tưởng như tôi đã ra đi cách đây một
tháng rồi. Vì họ chụp thì họ thấy toàn bộ cơ thể ở trạng thái không cho
phép tồn tại. Thế nhưng mình tồn tại được, ổn định được, ấy là điều rất
đặc biệt. Trong điều kiện rất đặc biệt ấy, điều gì cũng có thể xẩy ra
bất cứ lúc nào, bất cứ ngày nào. Cho nên tiếp cậu như thế này cũng có
thể là lần cuối cùng thôi. Chắc chắn là không có lần nữa, vì cơ thể
không cho phép. Và nó càng không cho phép mình làm cái chuyện gì đó. Vì
trước khi chết, những gì cần làm thì mình đã làm rồi, đã gặp các vị
[lãnh đạo] rồi, và tôi cũng đã nói thẳng rồi, nói thẳng với người có
trách nhiệm rồi. Và những gì tôi nói thì tôi nói rất thẳng.
Tôi
nói lại, kinh nghiệm thế giới hiện nay là như thế này này: Thế giới
đang trong quá trình chuyển mình, và sự chuyển mình đó là không bình
thường. Cả Mỹ, Châu Âu lẫn Nhật Bản cũng như tất cả các nước khác đều
đang chuyển mình. Sự chuyển mình đó diễn ra theo mấy hướng sau.
Thứ
nhất, quá trình khủng hoảng ấy mà không tìm thấy đường đi thì kết thúc
thế kỷ này nhân loại sẽ bế tắc. Điều kiện sống bình thường chỉ còn tồn
tại trong thế kỷ này. Sau thế kỷ này, những điều kiện của sự sống sẽ
thay đổi cơ bản. Nhân loại buộc phải chuyển sang mấy hình thức: (i) Tìm
cách tồn tại [sao cho] đừng để xẩy ra những mâu thuẫn dẫn đến việc tự
giết mình; nếu mâu thuẫn dẫn đến tự giết mình tức là tự sát; phải thống
nhất với nhau, tìm giải pháp mà đi; và phải tìm giải pháp hoà bình, để
cùng nhau đi [tới]; đó là một quy luật, chứ không thể dùng chiến tranh
để giải quyết vấn đề, vì nếu xẩy ra chiến tranh lúc này thì tức là chiến
tranh hạt nhân, mà chiến tranh hạt nhân thì tự sát; phải cố kiềm chế;
(ii) Cả nhân loại phải chuyển sang một trạng thái gọi là nền văn minh
trí tuệ, với mấy đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là chúng ta phải cùng nhau
sống có trí tuệ, bởi vì không có trí tuệ thì không sáng tạo được, những
điều kiện của cuộc sống lúc bấy giờ sẽ đòi hỏi trí tuệ. Toàn bộ nhân
loại phải chuyển sang lối sống có trí tuệ thì mới bảo đảm được cho sự
tồn tại. Đặc điểm thứ hai là phải hợp tác với nhau, chứ không thể dùng
chiến tranh, không phải dùng chiến tranh để giải quyết các vấn đề. Nếu
dùng cách đó để giải quyết vấn đề thì sẽ tự sát, toàn bộ nhân loại sẽ tự
sát. Đặc điểm thứ ba là ở chỗ sống như thế này hiện nay là không đủ
sống, phải có cách sống mới.
Cách
sống mới có mấy đặc điểm: thứ nhất là quan tâm đến nhau, cùng bắt tay
nhau vào cuộc sống, nếu sống ích kỷ là tự sát; thứ hai là cùng nhau tìm
con đường đi, sáng tạo con đường đi, kết hợp với nhau trên phạm vi toàn
thế giới; thứ ba là cùng nhau kiềm chế những quá trình muốn thống trị
thế giới. Lúc này nếu xuất hiện một thế lực nào đó muốn thống trị thế
giới mà các nước khác không cùng nhau kiềm chế thì… Từ nay đến giữa
thế kỷ chính là kiềm chế Trung Quốc. Nếu không kiềm chế nổi Trung Quốc
mà để cho nó chi phối thì nhân loại tự sát. Con đường kiềm chế là thế
này, ở trong khu vực này mấy nước bắt tay nhau là điều tất yếu. Nhật Bản
buộc phải bắt tay với Đông Nam Á, với Ấn Độ. Ngoài việc bắt tay với Mỹ
ra, nó phải bắt tay với Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong khu vực này mà không
bắt tay như vậy thì không sống được với Trung Quốc. Nhật Bản cũng (tồn
tại) bằng con đường này.
Nhật
Bản vẫn đang làm vậy: Bắt tay với Đông Nam Á, bắt tay với Ấn Độ, bắt
tay với Mỹ, bắt tay với Châu Âu, kể cả bắt tay với nước Nga… thế thì mới
kiềm chế được Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc trở thành đối tượng… Nếu
để cho Trung Quốc chi phối thì cả cuộc sống của thế giới nhân loại này
bị huỷ diệt.
Ông Đặng Quốc Bảo đồng chủ trì Hội nghị xin ý kiến các cựu bí thư TW Đoàn
vào văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X ngày 10/3/2012
Chúng
ta phải trí thức hoá đất nước, không để như hiện nay, lấy lao động trí
tuệ làm cơ sở… Nếu để như tình hình hiện nay thì không được. Quá trình
trí thức hoá đất nước là tất yếu. Nhân loại cũng vậy… Việt Nam cũng
thế thôi. Tất cả lớp trẻ phải (sống) bằng tri thức. Không phải giai cấp
công nhân quyết định, quá trình trí thức hoá đất nước mới là quyết
định; sự thống nhất với thế giới mới là điều quyết định về lực lượng,
quyết định sự tồn tại của chúng ta, phải sáng tạo… Còn Việt Nam phải
tiến lên một cách không tuyên bố như là minh chủ của Đông Nam Á. Trên
cơ sở minh chủ, nắm lấy Đông Nam Á, thì mới bắt tay với Nhật Bản, bắt
tay với Ấn Độ, bắt tay với Châu Âu, bắt tay với Mỹ, kiềm chế Trung Quốc.
[Chúng ta] không chống Trung Quốc, chúng ta cũng phải bắt tay với Trung
Quốc, nhưng chúng ta không để cho Trung Quốc xưng bá thì mới sống được,
trong tình hình rất phức tạp. Tất nhiên, chúng ta cũng phải bắt tay với
nước Nga, nhưng bản thân nước Nga cũng phải bắt tay với Trung Quốc.
Chiến
lược của nước Nga là bắt tay với Trung Quốc, không dám công khai chống
Trung Quốc đâu. Nhưng mà nước Nga cũng rất sợ Trung Quốc tràn sang. Cho
nên Trung Quốc trở thành đối tượng của nhân loại trong tương lai,
trở thành nhân vật gây rối trong tương lai. Nhưng không thể không thừa
nhận vai trò của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc hiện nay, cả ở hải ngoại
với trên 300 triệu người, là khoảng 1,6 tỷ người. Từ nay cho đến giữa
thế kỷ, dân số TQ sẽ vượt 2 tỷ người. Thế nên giải quyết vấn đề Trung
Quốc là vấn đề số 1 của Việt Nam và
của thế giới. Muốn nhưvậy thì chúng ta không phải công nghiệp hoá mà là
trí thức hoá đất nước, phải lao động bằng trí tuệ, phải thay đổi bộ mặt
đất nước, và phải liên kết với thế giới thì mới giải quyết được vấn
đề Trung Quốc này. Không phải nước Mỹ đe doạ chúng ta đâu, không phải
nước Nhật đe doạ chúng ta đâu. Quan điểm của chúng tay hiện nay lấy chủ
nghĩa cộng sản đối lập với chủ nghĩa tư bản là sai.
Bản
thân CNTB cũng phải thay đổi, không phải là CNTB kiểu cũ nữa. CNTB
không có gì đe doạ chúng ta bằng Trung Quốc. Nhưng than ôi, những người
lãnh đạo lại không thấy vấn đề, lấy CNTB làm đối tượng. Sai lầm, vì bản
thân CNTB nó phải thay đổi cơ mà. Nhật Bản phải thay đổi, Mỹ phải thay
đổi, Châu Âu phải thay đổi. Quá trình thay đổi đó diễn ra theo mấy
hướng: (i) nó phải “nhân dân hoá”, tức là nó không phải để cho trùm tư
bản chi phối, mà lấy lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của toàn cục… Nếu
nó không lấy lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của toàn cục thì nó
không tồn tại được; (ii) chuyển từ nền văn minh sáng tạo sang nền văn
minh sáng tạo bằng trí tuệ, bằng năng lực sáng tạo của trí tuệ để sáng
tạo…
Trung tướng Đặng Quốc Bảo và tác giả
(Ảnh chụp tự động tại nhà riêng của ông ngày 20.1.2013)
…Mỹ
phải chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế Trung
Quốc; Mỹ cũng phải liên kết; Mỹ đánh giá rất cao vai trò của Đông Nam Á.
Trong bối cảnh đó, nếu chúng ta coi Mỹ là kẻ thù, Trung Quốc là bạn thì
rất nguy hiểm…
Có
thể có “chủ nghĩa xã hội” nhưng nội hàm của nó không còn như cũ; cái
CNXH đó ở Việt Nam [cần] có nội hàm như sau: (i) vì lợi ích của quảng
đại nhân dân, (ii) sự đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới
để kiềm chế các âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc, (iii) lực lượng giải
phóng của chúng ta là lao động trí tuệ, phải chuyển toàn bộ đất nước
sang lao động trí tuệ thì mới cứu được đất nước, lao động chân tay chỉ
là phụ, hỗ trợ thôi, và (iv) chúng ta phải coi trọng việc xây dựng Đông
Nam Á thành Tổ quốc thứ hai của mình. Chúng ta phải nắm quyền chủ động
khi chơi với Trung Quốc. Nhưng xây dựng Đông Nam Á không phải dễ vì
Trung Quốc chọc phá; nó mua được Campuchia rồi, mua được một số nước
rồi… TQ định mua cả Lào, tất nhiên chưa thành công lắm nhưng cái việc nó
muốn mua cả Lào là một nguy cơ. Miến Điện đang thoát khỏi gọng kìm này,
nhưng không biết có thoát nổi không, vì Miến Điện gần Trung Quốc. Trung
Quốc đã bắt đâu chơi lá bài Thái Lan… Thế cho nên cái chuyện nắm lấy
ASEAN trong vai trò chống Trung Quốc là không dễ dàng đâu. Campuchia là
tay sai của TQ…
…Chúng
ta không đi theo CNTB kiểu cũ, nhưng chúng ta cũng không đi theo CNXH
kiểu cũ, mà với nội hàm khác: vì lợi ích đích thực của nhân dân, đoàn
kết với các lực lượng (tiến bộ) để kiềm chế Trung Quốc, để tạo ra động
lực mới cho sự sáng tạo. Đấy là xu hướng cơ bản.
…Nếu
cứ để tình hình như hiện nay, nền kinh tế hiện nay là một nền kinh tế
què quặt… Cho nên chúng ta phải trí thức hoá… Không phải dựa vào giai
cấp công nhân đâu, mà phải dựa vào lao động trí tuệ thì mới đưa đất nước
tiến lên được.
…Theo tôi, sang cuối thế kỷ này, Việt Nam phải
ra nước ngoài ít nhất là 50 triệu người. Đất nước Việt Nam không chứa
nổi 150 triệu người đâu, chỉ chứa nhiều nhất được 120 triệu người, mà
chúng ta sẽ vượt mức dân số 150 triệu vào cuối thế kỷ. Chúng ta phải tìm
lối ra… Tôi cũng nói với giới lãnh đạo Nga là nếu anh không… thì Trung
Quốc cứ thấm vào. Nếu anh cài người VN sang khoảng vài triệu người thì
đó [sẽ] là tiềm lực của nước Nga… Chúng ta phải sang Châu Phi để giúp
các nước Châu Phi làm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ… Chúng ta phải có
một bộ phận đi sang Trung Cận Đông, vì Trung Cận Đông cần chúng ta, cần
nhân lực của chúng ta… Chúng ta phải có một bộ phận đi sang Châu Mỹ
Latin. Chúng ta phải có một bộ phận sang Mỹ. Hiện nay người VN ở Mỹ mới
vào khoảng 2 triệu người. Chắc chắn chúng ta phải đưa dân số VN ở đây
lên 10 triệu người. Tức là chúng ta phải đưa ít nhân 1/3 người VN ra
nước ngoài vào cuối thế kỷ này, vì trong nước không đủ chứa.
…Trong
vòng 50 năm tới, VN phải vươn lên đứng đầu Đông Nam Á, với tố chất của
chúng ta. Chúng ta phải trí thức hoá đất nước, mà không trí thức hoá thì
không sống nổi… Phải trí thức hoá, hiện đại hoá đất nước. Và phải nắm
lấy [ASEAN], Việt Nam cùng
với ASEAN là một… Đồng thời VN phải mở rộng tay ra với các nước xung
quanh; bắt tay với Ấn Độ, bắt tay với Nhật Bản, kể cả bắt tay với Mỹ,
bắt tay với các nước xung quanh mình thì mới kiềm chế được TQ. Chúng ta
không gây chiến với TQ, mà chúng ta phải kiềm chế tham vọng của TQ. Tất
nhiên, lãnh đạo hiện nay lại không nghĩ như thế, mà không nghĩ như thế
là sai lầm lớn về chiến lược… Tất cả những chuyện này tôi đã nói với
lãnh đạo, là nếu các anh thông minh thì các anh làm theo cái hướng như
thế. Còn nếu các anh muốn giết tôi thì dễ thôi vì tôi tự giết tôi. Tôi
không còn sống được bao lâu nữa. Các anh không giết tôi thì rồi tôi cũng
chết thôi. Đây là tấm lòng của tôi đối với đất nước, và đây là vấn đề
chiến lược. Nếu các anh không hiện thực hoá chiến lược này thì có tội…
Nguồn Blog Lê Anh Hùng