Viên đại sứ của Việt Nam tại Na Uy, Tạ Văn Thông không muốn tác phẩm
điêu khắc “Hoa Biển” sẽ được dựng lên tại Bygdøy, nhằm lưu niệm những
thuyền nhân Việt Nam và thủy thủ Na Uy đã cứu vớt số đông thuyèn nhân.
Ông ta nói điều đó có thể gây ra những hậu quả cho mối quan hệ giữa Na
Uy và Việt Nam.
Theo nhật báo Dagsavisen, ý ông ta là tượng đài này có thể được dùng
vào mục đích chính trị như “làm giảm đi nỗ lực thống nhất một Việt Nam”.
Viên đại sứ này đã có những cuộc họp với hội đồng thành phố Oslo và
ban quản trị Bảo Tàng Hàng Hải Na Uy (BTHHN) tại Bygdøy. Cho dù tượng
đài được dựng lên, vẫn còn xuất hiện một số tình huống như con sâu trong
nồi canh đối với cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Na Uy. BTHHN đã nói rõ
rằng họ không muốn những bày tỏ chính kiến tại phần đất sở hữu này. Bảo
tàng cũng đã bác bỏ mong muốn của Hội Người Việt Tỵ Nạn về việc khắc cờ
Vàng miền Nam trên tượng đài.
Độc tài Việt Nam
Hồ Chí Minh bắt đầu con đường quyền lực của ông ta năm 1945. Trong
vài tuần lễ ông ta đã loại trừ những người đối lập chính trị với ông ta.
Mục chích rõ ràng nhằm đưa chế độ độc tài vô sản vào Việt Nam. Tháng
giêng năm 1956, tờ báo chính của đảng cộng sản, Nhân Dân viết: “Giai cấp
địa chủ không chịu ngồi yên trước khi họ bị tiêu diệt”. Khẩu hiệu tại
các tỉnh miền Bắc là “Thà mười người vô tội chết còn hơn là một kẻ thù
còn sống sót”. Những tòa án nhân dân lưu động, những ủy ban “loại trừ kẻ
phản bội”, đã giết đi 1,7 triệu mạng sống trong thời kỳ 1945 – 1987.
Cuộc chiến Việt Nam bắt đầu khi Bắc Việt xâm nhập và dần dần đã xâm
chiếm Miền Nam, để rồi gom cả nước dưới sự cai trị độc tài cộng sản.
Người miền Bắc thật sự nghĩ gì với một dự án quốc gia, thời gian sau này
đã cho thấy.
Mặt trận cam go
Trong những nhóm ủng hộ Măt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) (du
kích cộng sản), người ta đã nhận thức rõ về những lời cảnh báo và chỉ
trích đối với những nét độc tài toàn trị của nó. Sự chỉ trích này chủ
yếu đã bị lờ qua hay chế nhạo. Họ nghĩ rằng chỉ trích MTGPMN là đã ủng
hộ người Mỹ. Điều này, cũng như trong đảng Lao Động, đã giành thắng được
sự chú ý.
Những ai xem cuộc chiến như là một thảm kịch – cả việc tham chiến của
Mỹ lẫn sự bành trướng cộng sản, đều đáng bị chỉ trích – đã bị đóng dấu
như “những kẻ thực dân ngụy trang”. Phe đối lập Việt Nam này đã bị thẳng
thừng từ chối.
Người Mỹ đã để lại một đất nước tan nát bom đạn. Những người cộng sản
đã làm những phần còn lại thành những trại cải tạo và một chế độ độc
tài toàn trị đi tìm nhận sự hợp pháp từ những đầu óc thân thiện ở tây
phương.
Sau sự sụp đổ của Sài Gòn, nhiều người miền Nam đã tin lời hứa của
chế độ Hà Nội về “chính sách khoan hồng”. Trong thời gian đầu tiên sau
chiến tranh, trăm ngàn người miền Nam bị xử tử, vu cáo cho sự phản quốc.
Hai triệu người bị đưa đi “các trại cải tạo”, như một cách nói trại cho
những sự trừng phạt lao động và thủ tiêu kẻ thù của chế độ. Những người
tù này bị cưỡng bức công nhận chế độ đã giam cầm họ và tán đồng tư
tưởng đàn áp của họ.
Trong những năm 1975 đến 1987, hai triệu người Việt đã trốn chạy (đa
số là người miền Nam). Phần đông dùng đường biển, với những chiếc thuyền
hầu như không đi biển được. Một nửa chết đuối trong các cuộc ra đi đó.
Nhiều người trong số đó sống sót, như chúng ta biết, đã đến Na Uy. Không
phải tất cả đều thừa nhận diện thuyền nhân tỵ nạn, như những người tỵ
nạn chính trị từ một chế độ độc tài. Phía thiên tả thường hiểu họ như
những người tỵ nạn chính trị đáng nghi ngờ.
Chính sách khó khăn, những nắm bắt đơn giản
Những thuyền nhân này, đa số là người tỵ nạn miền Nam, không thể đánh
dấu quan điểm chính trị của họ tại một đài tưởng niệm về sự bi thương
của chính họ sao? Họ là ai, họ từ đâu đến? Tại sao họ đến? Những thuyền
nhân này đã không đến do bởi một thiên tai.
Khó mà định hướng trong điểm cắt giữa văn hóa lưu niệm, chính trị và
lịch sử. Dễ đi sai. Có thể lấy một thí dụ là khi Jens Stoltenberg đọc
diễn văn tại bữa tiệc khoản đãi, trong chuyến viếng thăm của nhà độc tài
Việt Nam Nguyễn Minh Triết năm 2009. Stoltenberg đã kể về sự thức tỉnh
chính trị của mình: ”Việc làm chính trị đầu tiên của tôi là trong một
vòng nghiên cứu về Việt Nam ở nhóm MTGPMN tại Majorstua Ruseløkka. Tôi
cũng đã tham dự trong những nhóm kịch nghệ và đã hát những bài hát chống
chiến tranh tại Việt Nam. Tôi đã không biết nhiều rằng gần bốn mươi năm
sau, tôi là chủ nhà tiếp chủ tịch của Việt Nam.”
Ngoài ra chúng ta cũng biết đến từ những tranh cãi quanh Thổ Nhĩ Kỳ
và sự tàn sát người Armenia. Hay Trung Quốc và giải hòa bình cho Lưu
Hiểu Ba: Có chính trị và quyền lợi kinh tế trong văn hóa lưu niệm. Cả
Việt Nam, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tác động đến những người
quyết định nhằm thỏa hiệp với người công chính qua việc đe dọa bằng kinh
tế và những chiến lược phức tạp.
Những thuyền nhân này đang ở mức độ chính trị cao. Sẽ là kỳ lạ nếu
như người ta làm vô hại và giãm đi một thảm kịch vốn trỗi dậy theo mốc
đạo đức của chiến tranh lạnh, với động lực đại diện khắp mọi chiều
hướng. Toà đại sứ Việt Nam là một phần trong trong việc này và họ là đại
diện cho những kẻ bạo hành.
BTHHN và hội đồng thành phố tại Oslo đáng tuyên dương trong việc dựng
tượng đài lưu niệm quan trọng này. Đồng thời họ nên hủy bỏ tất cả mọi
sự hạn chế liên quan đến tượng đài. Hơn nữa, bãi biển này dù sao cũng là
một phần của công cộng, theo luật về bãi biển. Đây nên là một chuyện
đơn giản đối với BTHHN, là cho cơ hội để tổ chức những buổi tưởng niệm:
Không ai có thể chạy trốn khỏi chính trị.
Tác giả: Bård Larsen , nhà sử học tại Vicita ( Nauy)
Bản tiếng Việt: Gò Công
Được đăng trên báo VG ngày 26 tháng tư 2013.