Bức ảnh này được trang trandaiquang.net đăng lên kèm với lời tựa: "Thà mất nước chứ không chịu mất đất?". Trong bức ảnh, người phụ nữ đang cầm tấm biển ghi: "Người
An Giang thà sống với ngoại xâm - không mất tài sản (nhà đất), còn hơn
sống với người chung giống nòi - mất cả nhà đất, sống lang thang".
Thông điệp của người phụ nữ được cho là ở An Giang này đặt cho chúng ta một câu hỏi căn bản: chủ quyền cao hơn hay nhân quyền cao hơn?
Cụ thể trong trường hợp này, khi buộc phải lựa chọn giữa việc đất nước
bị xâm lược nhưng giữ được tài sản, với việc độc lập nhưng tài sản bị
chính đồng bào cướp mất, chúng ta sẽ chọn giải pháp nào?
Xa hơn nữa, giả sử bị xâm lược nhưng các quyền con người cơ bản
(quyền tư hữu tài sản, tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo, biểu
tình,...) được đảm bảo, so với việc độc lập nhưng bị tước đoạt hết các
quyền con người, cái nào tốt hơn?
Ở một nước nhỏ như Việt Nam, trạng thái "độc lập" về mặt chủ quyền
chưa từng tồn tại. Một nghìn năm Bắc thuộc, một nghìn năm hết lệ thuộc
Tàu đến Pháp, đến Liên Xô và Mỹ, trên thực tế, người Việt Nam chưa từng
nếm trải cảm giác của "độc lập" bao giờ.
Một số người có thể gọi chính quyền Việt Nam Cộng hòa là tay sai của
Mỹ, nhưng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không khá hơn, khi
đã là tay sai của Liên Xô và Trung Quốc trong ý đồ ngăn cản chủ nghĩa tư
bản của họ. Cho đến ngày nay, Trung Quốc tiếp tục biến Việt Nam thành
con rối về mọi mặt: chủ quyền lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa,...
Và Mỹ thì ngày càng tỏ rõ tham vọng chiếm được vị trí gây ảnh hưởng ở
Việt Nam.
Sớm hay muộn, Việt Nam cũng phải lựa chọn một bến đỗ bên cạnh một
cường quốc để tìm kiếm sự yên ổn và thịnh vượng. Một chính quyền tốt sẽ
tìm kiếm sự thịnh vượng cho nhân dân, một chính quyền xấu sẽ chỉ tìm
kiếm sự thịnh vượng cho chính nó. Người Việt Nam chưa bao giờ đủ tầm vóc
để đu dây giữa các cường quốc. Người duy nhất trong lịch sử làm được
điều đó là Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-46 thì đã để lại một di sản
không thể tệ hơn về mặt nhân sự và giáo dục.
Trở lại với câu hỏi ở đầu bài, có lẽ nó sẽ dẫn chúng ta đến việc giải
đáp căn nguyên của hiện tượng hình thành các tổ chức xã hội trong lịch
sử loài người, mà ngày nay phổ biến là các quốc gia, rằng: lý do nào
khiến cho những con người tiền sử quần tụ với nhau trong những tổ chức
xã hội khác nhau, và dần dần, ở những vùng lãnh thổ khác nhau, để rồi
phát sinh ra khái niệm "chủ quyền", khái niệm "độc lập dân tộc"?
Puerto Rico có thể là một tham chiếu tốt để tìm hiểu vấn đề này. Họ
gần như là bang thứ 51 của Mỹ, mặc dù có thiết chế nhà nước riêng. Người
đứng đầu nhà nước Puerto Rico hiện nay là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ở
vùng lãnh thổ này luôn tồn tại 3 xu hướng chính trị: hoặc là giữ nguyên
tình trạng "nửa độc lập", hoặc là trở thành một quốc gia độc lập, hoặc
là trở thành một tiểu bang chính thức của Hoa Kỳ. Ba cuộc trưng cầu dân ý
từ năm 1967 đến nay đều đưa đến sự thắng thế của xu hướng "nửa độc
lập". Cuộc trưng cầu dân ý thứ tư năm 2012 tiếp tục bác bỏ xu hướng "độc
lập", mà lựa chọn xu hướng sáp nhập vào Hoa Kỳ