Ba Sàm
Bình luận: Bức xúc vì “thủ thuật” tách vụ án của cơ quan tố tụng khi xử gia đình Đoàn Văn Vươn riêng, các quan chức địa phương vi phạm riêng trong một phiên tòa khác, có nghĩa đã có kế hoạch “lờ đi” nguyên nhân gốc rễ, chủ yếu dẫn tới nổ ra vụ án, để từ đó đi tới buộc tội chết cho anh em Đoàn Văn Vươn một cách “dễ dàng”, chúng tôi đã liên lạc với một luật gia theo dõi sát sao vụ án này ngay từ đầu và cả ngày đầu tiên xét xử. Vị luật gia này có một số nhận định sơ bộ như sau, liên quan tới những điều không bình thường, vi phạm trong thủ tục tố tụng:
1- Không đảm bảo xét xử công khai, người nhà gia đình Đoàn Văn Vươn không được tham gia phiên tòa. Như vậy là sai cả Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự, quy định mọi người đều có thể tham dự phiên tòa. Nếu đông người thì có thể dùng loa, phát hình.
2- Luật sư Hùng từng yêu cầu chuyển qua tòa quân sự là chính đáng, vì trong vụ này liên quan nhiều quân nhân tham gia và bị thương.
3- Lẽ ra Tòa cần triệu tập các nhân vật liên quan quan trọng trong chính quyền để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ án này.
4- Đáng tiếc các luật sư cũng không yêu cầu triệu tập các nhân vật nêu trên, trong đó có các chỉ huy quân đội-biên phòng, công an, những người ra lệnh cưỡng chế trong chính quyền Hải Phòng. Đặc biệt Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an là người chỉ đạo, tham gia tiếp viện lực lượng cưỡng chế. Vì có nhiều tình tiết rất phức tạp cần phân tích:
Trước hết, tình tiết khó hiểu là vì sao lực lượng cưỡng chế không tiếp cận khu vực nằm trong lệnh cưỡng chế, là khu đất 19 ha, bằng con đường khác (bằng thuyền, như đại tá Ca đã từng nói), mà lại tiếp cận bằng con đường qua nhà Đoàn Văn Vươn, không nằm trong diện cưỡng chế, trong khi đã biết có kế hoạch chuẩn bị chống lực lượng cưỡng chế ở đây? Phải chăng có một âm mưu quyết đối đầu với gia đình Đoàn Văn Vươn?
Trong vụ án này, qua lời khai tại tòa có tình tiết các bị cáo đã bỏ trốn rồi nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn bắn vào. Đại tá Ca còn có lần kể lại, khi đó nhìn thấy bóng một phụ nữ trong khu vực đang bị tấn công. Phải chăng đã có một tội ác nghiêm trọng trong âm mưu giết người, tiêu diệt cả gia đình Đoàn Văn Vươn, những người không còn ý định tấn công nữa?
Ngoài ý kiến của vị luật gia nêu trên, cũng cần xác định chính xác ý kiến kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/2/2012 về vụ này. Ông Dũng khẳng định chính quyền địa phương đã sai trong quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế. Còn việc tổ chức cưỡng chế thì chỉ “có nhiều thiếu sót, sai phạm” thôi, không phải “chính quyền địa phương đã sai hoàn toàn” như trong bài của HSP nêu.
Những cái vỏ bọc mong manh trước “quả bom” họ Đoàn
Hà Sĩ Phu
Ngày 2-4-2013, sau “cá tháng 4” một ngày, là một ngày sẽ đi vào lịch sử Việt Nam, ghi dấu cuộc chiến đấu “giáp lá cà” giữa SỰ THẬT và DỐI TRÁ. Đó là ngày xử án vụ Đoàn văn Vươn và gia đình về cái gọi là tội “giết người, chống người thi hành công vụ”! Nhưng tôi tin lịch sử sẽ đặt lại tên vụ án này, vụ án điển hình về “Quyền tự vệ của người dân trước nạn cướp ngày được thể chế hóa”.
Một gia đình nông dân ở Tiên Lãng – Hải Phòng được nhận giao đất đã đem hết tiền của, nhân lực, mồ hôi và máu để “chế ngự thiên nhiên” làm đê chắn sóng, biến khu đầm hoang thành khu nuôi trồng thủy sản, đang thời kỳ thu hoạch… thì có lệnh thu hồi.
Chủ nhân Đoàn Văn Vươn đã tin vào Công lý nên làm đơn khiếu kiện khắp nơi, nhưng luật pháp không đứng về phía người dân lao động thiệt thòi như anh mà ở phía kẻ có quyền, có tiền. Kết quả là ngày 05/01/2012, chính quyền địa phương đã huy động một lực lượng hùng hậu, gồm hơn 100 công an, dân phòng và cả bộ đội và chó nghiệp vụ để thi hành lệnh cưỡng chế, cưỡng đoạt công trình tạo dựng bằng mồ hôi và xương máu của gia đình, cướp đi nguồn sống của gia đình.
Bị dồn vào đường cụt, trong thế quẫn, gia đình anh đã chống trả kịch liệt để ngăn cản sự cướp đoạt nguồn sống, dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn lại lực lượng cưỡng chế, khiến 4 công an và hai bộ đội bị thương. Đầu đuôi vụ án là như vậy.
Để tranh cãi thuần về mặt pháp lý, có thể xem Bản Cáo trạng do Viện phó VKSND Hải Phòng ký ngày 04/01/2013, rồi đối chiếu với tham luận của các luật sư Hà Huy Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Đức Tiết, Trần Quốc Thuận và tuyên bố của các sinh viên Luật sẽ thấy sự luận tội của nhà cầm quyền là bất công, không đủ cơ sở pháp lý, không đúng người đúng tội. Nhưng chẳng cần nói gì nhiều, chính người đứng đầu cơ quan hành pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp ngày 10/02/2012 cũng đã kết luận rằng chính quyền địa phương đã sai hoàn toàn trong vụ Tiên Lãng!
Nhà nước dùng bạo lực sai, dân chống lại sự sai chính là giúp cho Công lý, giúp cho Nhà nước khỏi đi sâu vào tội lỗi, một Nhà nước có thiện tâm phải biết cảm ơn tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn mới phải lẽ! Tôi đồng ý với nhà báo Huy Đức : tiếng “bom” Đoàn Văn Vươn chỉ là tiếng trống kêu oan, vì các quan của ta quá điếc nên phải “nổ um lên” để nghe cho thấu. Nếu “Bao Công” mà bắt giam luôn người đánh trống kêu oan, để trị tội vì làm mất giấc ngủ trưa thì Bao Công ấy so với “Bao… Cao su” là cùng một giuộc. Trái lại phía công an Hải Phòng đã tổ chức đàn áp “tiếng trống kêu oan” của dân một cách đầy khoái cảm thú tính như “trận đánh phối hợp tuyệt vời, đáng viết thành sách”! Chỗ này nếu TBT Nguyễn Phú Trọng dùng chữ “suy thoái đạo đức” thì tuyệt!
Tiếng nổ là do áp lực bên trong tăng mà cái vỏ cứng bên ngoài ép lại, chịu không nổi thì bung ra thành mìn, thành bom. Những vụ người dân buộc phải bán ruộng đất với giá “cướp không” xảy ra khắp nơi, dân tình oán thán kêu trời không thấu, nhưng tất cả cứ bị nén trong cái vỏ “pháp quyền XHCN do ĐCS lãnh đạo, do nhà nước của dân do dân và vì dân thực hiện” nên ruộng đất là tài sản đặc biệt phải là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý! Cái vỏ xem chừng rất “có lý có tình” dân cãi không lại. Nhưng thực tiễn đã phát ra tiếng nổ để bộc lộ bản chất của mối quan hệ: cướp ngày là quan, cướp có con dấu, có chủ trương, có nghị quyết, có tư tưởng, thậm chí có cả… một chủ nghĩa đứng đằng sau. Tranh cãi với những cái đầu xơ cứng hoặc não trạng đã quyết làm tay sai cho giai cấp mới rủng rỉnh đô-la thì vô ích, đành tranh cãi bằng “bom” thôi chứ biết làm sao? Áp lực tới hạn thì phải nổ, cái vỏ không chịu nổi cái ruột, nói theo triết học thì nó là phạm trù mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức thôi.
Mâu thuẫn giữa dân với nhà nước trong sở hữu ruộng đất xảy ra đã nhiều, nhiều vụ rất căng, nhưng đến vụ Đoàn Văn Vươn mới nổ thành “bom” bởi mâu thuẫn được cô đọng thành điển hình cho những “mâu thuẫn cách mạng”. Ở anh Vươn có chất nông dân, có chất công nhân, có chất trí thức, có chất quân đội, có chất anh hùng (nhà nước đã coi anh Vươn là anh hùng lấn biển, vươn lên từ nghèo đói). Ngần ấy thứ điển hình quý báu của cách mạng, mà bị “cách mạng” ép đến phải vỡ toang ra, thì mọi thứ vỏ bọc mong manh hào nhoáng như dân chủ, công nông, trọng người tài, phát triển bền vững, hóa rồng, hóa hổ… đều vỡ tung hết.
Về vụ Đoàn Văn Vươn, sau khi gọi thẳng đó là vụ “Cướp ngày”, “phản cách mạng đã rõ ràng”, cụ bà Lê Hiền Đức đã viết như sau“Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”.
Và hôm nay, với comment trên Anhbasam, KTS Trần Thanh Vân viết một câu gọn lỏn: “Phiên tòa này sẽ dẫn đến một cuộc khởi nghĩa nông dân. Không thể khác được!”. Xem như vậy thì gọi vụ án Đoàn Văn Vươn là một “quả bom” là còn nhẹ.
Quả bom này chất nổ nằm ở nông dân nhưng người có thể tháo vỏ, tháo kíp chính là Nhà nước, mong lắm thay! Vụ này là sự nhắc nhở thiết thực đến nhu cầu sửa đổi Hiến pháp hiện nay sao cho tháo gỡ một kíp nổ?
Những tiếng nói phản biện lâu nay thường xuất phát rôm rả từ các nhân sĩ – trí thức, nhưng trí thức kỳ thực chỉ là những người báo thức, là chất gây men. Nông dân mới đích là “quân chủ lực”, cách mạng chỉ được cái nói đúng! Chủ lực đã ra quân thì… trí thức chỉ biết đứng sau ủng hộ và cảm phục.
Tình hình đất nước lâu nay rất lạ, cứ nửa như thực nửa như mơ, như thật như đùa, bảo là “bên miệng hố” cũng được mà bảo “chẳng có gì mới” cũng được? Nhưng xin thưa: đùa gì thì đùa, không thể đùa với vận mệnh dân tộc.
Cuối lời, để thần kinh có chút xíu thư giãn, xin mượn mấy câu “thơ tình” như thật như đùa của Thái Hữu Tình,vịnh cảnh say thuốc lào nghiêng ngả, tặng hai người anh hùng Điếu Cày và Đoàn Văn Vươn, muốn hút Điếu Cày phải có thuốc lào Tiên Lãng:
SAY THUỐC LÀO
Thuốc lào Tiên Lãng khói bay
Giữa mùa hoa cải, điếu cày gọi sang
Ba-zô-ka đã sẵn sàng (*)
Rít lên mồi lửa, Thiên đàng… cũng xiêu…!
(*) Ba-zô-ka là tên một loại súng tự chế giống chiếc điếu cày, dân nghiện thuốc vẫn gọi điếu cày là ba-zô-ka.
3/4/3013
H.S.P.
Theo Bauxite Việt Nam/ Ba Sàm
Bình luận: Bức xúc vì “thủ thuật” tách vụ án của cơ quan tố tụng khi xử gia đình Đoàn Văn Vươn riêng, các quan chức địa phương vi phạm riêng trong một phiên tòa khác, có nghĩa đã có kế hoạch “lờ đi” nguyên nhân gốc rễ, chủ yếu dẫn tới nổ ra vụ án, để từ đó đi tới buộc tội chết cho anh em Đoàn Văn Vươn một cách “dễ dàng”, chúng tôi đã liên lạc với một luật gia theo dõi sát sao vụ án này ngay từ đầu và cả ngày đầu tiên xét xử. Vị luật gia này có một số nhận định sơ bộ như sau, liên quan tới những điều không bình thường, vi phạm trong thủ tục tố tụng:
1- Không đảm bảo xét xử công khai, người nhà gia đình Đoàn Văn Vươn không được tham gia phiên tòa. Như vậy là sai cả Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự, quy định mọi người đều có thể tham dự phiên tòa. Nếu đông người thì có thể dùng loa, phát hình.
2- Luật sư Hùng từng yêu cầu chuyển qua tòa quân sự là chính đáng, vì trong vụ này liên quan nhiều quân nhân tham gia và bị thương.
3- Lẽ ra Tòa cần triệu tập các nhân vật liên quan quan trọng trong chính quyền để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ án này.
4- Đáng tiếc các luật sư cũng không yêu cầu triệu tập các nhân vật nêu trên, trong đó có các chỉ huy quân đội-biên phòng, công an, những người ra lệnh cưỡng chế trong chính quyền Hải Phòng. Đặc biệt Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an là người chỉ đạo, tham gia tiếp viện lực lượng cưỡng chế. Vì có nhiều tình tiết rất phức tạp cần phân tích:
Trước hết, tình tiết khó hiểu là vì sao lực lượng cưỡng chế không tiếp cận khu vực nằm trong lệnh cưỡng chế, là khu đất 19 ha, bằng con đường khác (bằng thuyền, như đại tá Ca đã từng nói), mà lại tiếp cận bằng con đường qua nhà Đoàn Văn Vươn, không nằm trong diện cưỡng chế, trong khi đã biết có kế hoạch chuẩn bị chống lực lượng cưỡng chế ở đây? Phải chăng có một âm mưu quyết đối đầu với gia đình Đoàn Văn Vươn?
Trong vụ án này, qua lời khai tại tòa có tình tiết các bị cáo đã bỏ trốn rồi nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn bắn vào. Đại tá Ca còn có lần kể lại, khi đó nhìn thấy bóng một phụ nữ trong khu vực đang bị tấn công. Phải chăng đã có một tội ác nghiêm trọng trong âm mưu giết người, tiêu diệt cả gia đình Đoàn Văn Vươn, những người không còn ý định tấn công nữa?
Ngoài ý kiến của vị luật gia nêu trên, cũng cần xác định chính xác ý kiến kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/2/2012 về vụ này. Ông Dũng khẳng định chính quyền địa phương đã sai trong quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế. Còn việc tổ chức cưỡng chế thì chỉ “có nhiều thiếu sót, sai phạm” thôi, không phải “chính quyền địa phương đã sai hoàn toàn” như trong bài của HSP nêu.
Những cái vỏ bọc mong manh trước “quả bom” họ Đoàn
Hà Sĩ Phu
Ngày 2-4-2013, sau “cá tháng 4” một ngày, là một ngày sẽ đi vào lịch sử Việt Nam, ghi dấu cuộc chiến đấu “giáp lá cà” giữa SỰ THẬT và DỐI TRÁ. Đó là ngày xử án vụ Đoàn văn Vươn và gia đình về cái gọi là tội “giết người, chống người thi hành công vụ”! Nhưng tôi tin lịch sử sẽ đặt lại tên vụ án này, vụ án điển hình về “Quyền tự vệ của người dân trước nạn cướp ngày được thể chế hóa”.
Một gia đình nông dân ở Tiên Lãng – Hải Phòng được nhận giao đất đã đem hết tiền của, nhân lực, mồ hôi và máu để “chế ngự thiên nhiên” làm đê chắn sóng, biến khu đầm hoang thành khu nuôi trồng thủy sản, đang thời kỳ thu hoạch… thì có lệnh thu hồi.
Chủ nhân Đoàn Văn Vươn đã tin vào Công lý nên làm đơn khiếu kiện khắp nơi, nhưng luật pháp không đứng về phía người dân lao động thiệt thòi như anh mà ở phía kẻ có quyền, có tiền. Kết quả là ngày 05/01/2012, chính quyền địa phương đã huy động một lực lượng hùng hậu, gồm hơn 100 công an, dân phòng và cả bộ đội và chó nghiệp vụ để thi hành lệnh cưỡng chế, cưỡng đoạt công trình tạo dựng bằng mồ hôi và xương máu của gia đình, cướp đi nguồn sống của gia đình.
Bị dồn vào đường cụt, trong thế quẫn, gia đình anh đã chống trả kịch liệt để ngăn cản sự cướp đoạt nguồn sống, dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn lại lực lượng cưỡng chế, khiến 4 công an và hai bộ đội bị thương. Đầu đuôi vụ án là như vậy.
Để tranh cãi thuần về mặt pháp lý, có thể xem Bản Cáo trạng do Viện phó VKSND Hải Phòng ký ngày 04/01/2013, rồi đối chiếu với tham luận của các luật sư Hà Huy Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Đức Tiết, Trần Quốc Thuận và tuyên bố của các sinh viên Luật sẽ thấy sự luận tội của nhà cầm quyền là bất công, không đủ cơ sở pháp lý, không đúng người đúng tội. Nhưng chẳng cần nói gì nhiều, chính người đứng đầu cơ quan hành pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp ngày 10/02/2012 cũng đã kết luận rằng chính quyền địa phương đã sai hoàn toàn trong vụ Tiên Lãng!
Nhà nước dùng bạo lực sai, dân chống lại sự sai chính là giúp cho Công lý, giúp cho Nhà nước khỏi đi sâu vào tội lỗi, một Nhà nước có thiện tâm phải biết cảm ơn tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn mới phải lẽ! Tôi đồng ý với nhà báo Huy Đức : tiếng “bom” Đoàn Văn Vươn chỉ là tiếng trống kêu oan, vì các quan của ta quá điếc nên phải “nổ um lên” để nghe cho thấu. Nếu “Bao Công” mà bắt giam luôn người đánh trống kêu oan, để trị tội vì làm mất giấc ngủ trưa thì Bao Công ấy so với “Bao… Cao su” là cùng một giuộc. Trái lại phía công an Hải Phòng đã tổ chức đàn áp “tiếng trống kêu oan” của dân một cách đầy khoái cảm thú tính như “trận đánh phối hợp tuyệt vời, đáng viết thành sách”! Chỗ này nếu TBT Nguyễn Phú Trọng dùng chữ “suy thoái đạo đức” thì tuyệt!
Tiếng nổ là do áp lực bên trong tăng mà cái vỏ cứng bên ngoài ép lại, chịu không nổi thì bung ra thành mìn, thành bom. Những vụ người dân buộc phải bán ruộng đất với giá “cướp không” xảy ra khắp nơi, dân tình oán thán kêu trời không thấu, nhưng tất cả cứ bị nén trong cái vỏ “pháp quyền XHCN do ĐCS lãnh đạo, do nhà nước của dân do dân và vì dân thực hiện” nên ruộng đất là tài sản đặc biệt phải là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý! Cái vỏ xem chừng rất “có lý có tình” dân cãi không lại. Nhưng thực tiễn đã phát ra tiếng nổ để bộc lộ bản chất của mối quan hệ: cướp ngày là quan, cướp có con dấu, có chủ trương, có nghị quyết, có tư tưởng, thậm chí có cả… một chủ nghĩa đứng đằng sau. Tranh cãi với những cái đầu xơ cứng hoặc não trạng đã quyết làm tay sai cho giai cấp mới rủng rỉnh đô-la thì vô ích, đành tranh cãi bằng “bom” thôi chứ biết làm sao? Áp lực tới hạn thì phải nổ, cái vỏ không chịu nổi cái ruột, nói theo triết học thì nó là phạm trù mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức thôi.
Mâu thuẫn giữa dân với nhà nước trong sở hữu ruộng đất xảy ra đã nhiều, nhiều vụ rất căng, nhưng đến vụ Đoàn Văn Vươn mới nổ thành “bom” bởi mâu thuẫn được cô đọng thành điển hình cho những “mâu thuẫn cách mạng”. Ở anh Vươn có chất nông dân, có chất công nhân, có chất trí thức, có chất quân đội, có chất anh hùng (nhà nước đã coi anh Vươn là anh hùng lấn biển, vươn lên từ nghèo đói). Ngần ấy thứ điển hình quý báu của cách mạng, mà bị “cách mạng” ép đến phải vỡ toang ra, thì mọi thứ vỏ bọc mong manh hào nhoáng như dân chủ, công nông, trọng người tài, phát triển bền vững, hóa rồng, hóa hổ… đều vỡ tung hết.
Về vụ Đoàn Văn Vươn, sau khi gọi thẳng đó là vụ “Cướp ngày”, “phản cách mạng đã rõ ràng”, cụ bà Lê Hiền Đức đã viết như sau“Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”.
Và hôm nay, với comment trên Anhbasam, KTS Trần Thanh Vân viết một câu gọn lỏn: “Phiên tòa này sẽ dẫn đến một cuộc khởi nghĩa nông dân. Không thể khác được!”. Xem như vậy thì gọi vụ án Đoàn Văn Vươn là một “quả bom” là còn nhẹ.
Quả bom này chất nổ nằm ở nông dân nhưng người có thể tháo vỏ, tháo kíp chính là Nhà nước, mong lắm thay! Vụ này là sự nhắc nhở thiết thực đến nhu cầu sửa đổi Hiến pháp hiện nay sao cho tháo gỡ một kíp nổ?
Những tiếng nói phản biện lâu nay thường xuất phát rôm rả từ các nhân sĩ – trí thức, nhưng trí thức kỳ thực chỉ là những người báo thức, là chất gây men. Nông dân mới đích là “quân chủ lực”, cách mạng chỉ được cái nói đúng! Chủ lực đã ra quân thì… trí thức chỉ biết đứng sau ủng hộ và cảm phục.
Tình hình đất nước lâu nay rất lạ, cứ nửa như thực nửa như mơ, như thật như đùa, bảo là “bên miệng hố” cũng được mà bảo “chẳng có gì mới” cũng được? Nhưng xin thưa: đùa gì thì đùa, không thể đùa với vận mệnh dân tộc.
Cuối lời, để thần kinh có chút xíu thư giãn, xin mượn mấy câu “thơ tình” như thật như đùa của Thái Hữu Tình,vịnh cảnh say thuốc lào nghiêng ngả, tặng hai người anh hùng Điếu Cày và Đoàn Văn Vươn, muốn hút Điếu Cày phải có thuốc lào Tiên Lãng:
SAY THUỐC LÀO
Thuốc lào Tiên Lãng khói bay
Giữa mùa hoa cải, điếu cày gọi sang
Ba-zô-ka đã sẵn sàng (*)
Rít lên mồi lửa, Thiên đàng… cũng xiêu…!
(*) Ba-zô-ka là tên một loại súng tự chế giống chiếc điếu cày, dân nghiện thuốc vẫn gọi điếu cày là ba-zô-ka.
3/4/3013
H.S.P.
Theo Bauxite Việt Nam/ Ba Sàm