Tô Văn Trường
Lâu nay, mỗi khi được đoc bài
phát biểu của số vị lãnh đạo cấp cao do ai đó trong Hội đồng lý luận soạn thảo trước, suy ngẫm
tôi hiểu vì sao đất nước ta, dân tộc ta sẽ còn bị trầm luân bởi vì họ:
“Nói những điều không biết
Viết những điều không hiểu
Sợ mất những điều không đáng có”
Ngay từ khi đọc thông tin công bố
khuyên khích người dân cả nước không có vùng cấm tham gia góp ý sửa đổi Hiến
pháp, những người tỉnh táo biết rằng “trò chơi” nửa vời, hình thức này sẽ
tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân và thời gian, công sức của giới trí
thức. Trong bài viết :”Hiến pháp của ai”, tôi đã nêu 4 vấn đề cốt lõi bất cập
của việc sửa Hiến pháp cho đến nay vẫn mang nguyên tính thời sự!
Mấy ngày gần đây, lại rộ lên
thông tin ban soạn thảo Hiến pháp đưa ra phương án đổi tên nước. Có ý kiến tán
thành hay phản đối là tùy theo nhận thức và góc nhìn của mỗi người đừng ném đá
nhau làm gì. Chỉ cần nói chủ quyền là của dân, nếu dân quyết định đổi tên nước
thì đó là việc không ai có quyền ngăn cản.
Nếu
“mổ xẻ” sâu xa hơn thì việc
đổi tên nước cũng chỉ như cốc nước tạm thời “an thần” cho người đang bị
trọng
bệnh nan y chưa có thuốc giải. Tiến sĩ Hoàng Lê Tiến đang làm việc ở xứ
người
nhưng luôn quan tâm đến vận nước mới gửi mail tâm sự nguyên văn như sau:
“Nhiều khi Tiến tự hỏi, ở nước ta có bao nhiêu người thực sự hiểu chủ
nghĩa Mác,
rồi vào những năm cuối thể kỷ 20 chắc chúng ta chưa có tiến sĩ về chuyên
môn
này thế ai là người hướng dẫn tiến sĩ cho một loạt các tiến sĩ rồi sau
đó qua
hội đồng phong giáo sư nhà nước (trong hội đồng có bao nhiều người có
chuyên
môn về chủ nghĩa Mác). Cho nên mới có một loạt GS … như thế!. Cho nên
phải
nhắc lại câu nói của Bác Hồ: đi lên chủ nghĩa xã hội “bò” qua giai đoạn
phát
triển tư bản chủ nghĩa., Thế nhưng các chú đâu có hiểu tiếng Nghệ - bác
nói bò
qua thì các chú lại hiểu là “bỏ”, qua thế mới chết chứ!”
Tạm gác câu chuyện có tính truyền
thuyết nói trên, trao đổi với vị trưởng thượng, chúng tôi hiểu vấn đề không chỉ là đổi tên nước mà đã tới lúc
phải từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ toàn trị. Chủ nghĩa xã hội
theo học thuyết Mác-Lênin dựa trên ba trụ cột coi như nguyên lý : thứ nhất là đấu
tranh giai cấp và chuyên chính vô sản;
Thứ hai là xóa bỏ tư hữu (về tư liệu
sản xuất, trong đó có đất đai); Thứ
ba là không chấp nhận kinh tế thị trường
(thay bằng kế hoạch hóa tập trung). Cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI thực chất là thay đổi hai
nguyên lý sau nhưng chưa triệt để. Còn nguyên lý thứ nhất thì không nói tới
trong các văn kiện nữa (nhớ rằng nghị quyết Đại hội III, IV và V đều đặt
"nắm vững chuyên chính vô sản" lên đầu tiên trong đường lối chung)
nhưng về tư duy lãnh đạo cũng như hoạt động thực tế thì hầu như không thay đổi
mà vẫn củng cố chế độ toàn trị.
Trước đây, khi được mời tham luận
trong Hội nghị toàn quốc về cải cách hành chính quốc gia do Bộ Nội vụ và
báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam
tổ chức ở Hà Nội tôi viết bài “Suy nghĩ về cách tiếp cận và lộ trình cải cách
hệ thống chính trị ở Việt Nam” đã đụng
chạm đến quan điểm chuyên chính
vô sản! Đây chính là thực chất của chế độ chính trị ở những nước còn tự nhận đi
con đường xã hội chủ nghĩa. Định nghĩa về chế độ toàn trị trong từ điển
Larousse năm 2002 (cả tiếng Pháp nguyên gốc và bản dịch sang tiếng Việt
Định nghĩa trong từ điển Petit Larousse 2002
Totalitarisme: Système politique caracterisé par la soumission
complète des existences individuelles à un ordre collectif que fait régner un
pouvoir dictatorial. Encycl. La fusion des pouvoirs exécutif, législatif et
judiciaire, l’existence d’un parti unique, la diffusion d’une idéologie
hégémonique, la mobilisation des masses, le contrôle policier, la repression,
l’élimination des catégories de la population designées comme boucs emissaires
sont des traits partagés par les régimes totalitaires, dont l’étude a été
developpée notamment par H.Arendt, soucieuse de penser les similitudes des
régimes nazi et stalinien
Chủ nghĩa (chế độ) toàn trị: Hệ thống chính trị được đặc trưng bởi
sự phụ thuộc hoàn toàn của các cá nhân vào một trật tự chung theo sự cai trị
của một chính quyền độc tài. Từ điển
bách khoa: Sự hợp nhất các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, sự tồn tại
một đảng duy nhất, sự phổ cập một ý thức hệ thống trị, sự huy động quần chúng,
sự kiểm soát của cảnh sát, sự đàn áp, loại trừ các nhóm dân cư được coi như
bung xung, đó là những nét chung của các chế độ toàn trị mà việc nghiên cứu
được mở rộng, đặc biệt là nhờ H.Ariendt, quan tâm tới sự đồng dạng của chế độ
phát xít và chế độ Stalin.
Ngẫm
suy, nếu bây giờ ta đổi lại
Việt Nam
dân chủ cộng hòa thì rõ ràng cũng khác với VNDCCH năm 1954 - 1975 rồi.
Thế giới
đều nghĩ vậy, chỉ có ta không chịu nên mới có Việt Nam Cộng hòa là "bù
nhìn" của đế quốc Mỹ mà thôi. Cái vòng nhân quả của thủ đoạn chính trị
tất nhiên là vậy đấy. Càng bày lý lẻ càng oan trái nhiều (nhại
Kiều)! Nhưng rõ ràng sau 30/4 /1975 thì
hai Chính phủ VNDCCH và Cộng hòa miền
nam Việt Nam
hiệp thương thống nhất đất nước, lập ra Chính phủ Cộng hòa XHCNVN. Về
mặt pháp
lý thì CHXHCNVN là nối tiếp và kế thừa VNDCCH và VNCH-CHMNVN chớ không
phải chỉ
liên tục của riêng VNDCCH. Và tất nhiên càng không phủ định VNCH.
Về
chính trị đến đây ta mới thấy vấn đề đại đoàn kết toàn dân, HÒA GIẢI
rồi mới HÒA HỢP DÂN TỘC do Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đề xuất là thấu
tình đạt lý và cũng rất biện
chứng, không thể không làm. Và nếu không làm thì lịch sử dân tộc nầy
không thể
là một dòng chảy thông suốt. Lý lẽ nầy, chắc trên thế giới không ai mà không công nhận, chỉ trừ Trung Quốc! Nhưng ta và
Trung Quốc từng cùng phe không
công nhận VNCH, vậy coi trong văn kiện, lời hứa có gì mắc mớ với họ không mà
thôi. Nhưng dù ta không có sơ hở gì đi nữa thì "mưu Tàu" thâm ác là
vô biên. Việc ta phải ta cứ làm. Nhưng để cho chắc ăn từ hình thức lẫn nội
dung thì sửa lại "CỘNG HÒA VIỆT
NAM" như phổ biến ở các nước đều có ý nghĩa hơn thực tế hơn quốc hiệu hiện
thời CHXHCNVN. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi cần nhớ rằng nếu chỉ đổi tên nước mà không
chuyển từ toàn trị sang dân chủ thì vô nghĩa, chưa kể các “ẩn số” hệ lụy đằng
sau của việc đổi tên nước!
Thay cho lời kết
Lúc này, ta vẫn còn đủ thời gian, lực lượng và cả uy
tín để sửa sai, sửa cái chưa hợp lý, sửa cái dân chưa đồng tình. Cơ hội đi qua
là không trở lại, cần bình tĩnh nhìn lại
đất nước ta từ ngày hội nhập chẳng những không rút ngắn khoảng cách mà
còn tụt hậu xa hơn, cho dù ta có tiến bộ xa một trời một vực so với 1985. Nhưng
nếu chỉ có ta so với ta thì có khác nào
cứ lải nhải với con cháu về bài ca “ăn mày dĩ vãng” mà thế hệ trẻ chỉ so sánh với cái mà chúng
thấy, quốc gia mà chúng biết. Hãy thật lòng, cho dù có đau, nhìn cách Hunsen hành xử sau 1991 mà nên cả
cơ đồ, Myanmar trở mình sau một giấc mơ thế kỷ
vv… là những bài học thực tế
vì họ biết vượt lên chính mình!
T.V.T