Mặc Lâm, biên tập viên RFA,
Mới
đây ông Dũng gửi thư yêu cầu báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi vì đây là nơi
duy nhất có bài đăng việc ông bị cơ quan điều tra với nhiều chi tiết
không đúng sự thật. Hành động này của nhà báo Phạm Chí Dũng xảy ra lần
đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam nơi được coi là tiếng nói chính
thống của nhà nước.
Phạm Chí Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng ban tổ chức Thành Ủy thành phố HCM.
Ông
Phạm Chí Dũng là một Tiến sĩ kinh tế, cũng là một viên chức an ninh,
khi viết báo ông có các bút danh Thường Sơn, Viết Lê Quân, Việt Thắng và
vài tên khác. Ông đã dành cho Mặc Lâm một cuộc phỏng vấn đặc biệt về
vấn đề đang được dư luận hết sức chú ý này, trước tiên ông cho biết
nguyên nhân khiến ông gửi thư yêu cầu báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi ông dựa
trên luật báo chí Việt Nam.
Khi đã đăng sai sự thật thì phải cải chính
Ông Phạm Chí Dũng: Ngày
20 tháng 7 năm 2012 báo Tuổi Trẻ có đưa tin là bắt một cán bộ làm lộ bí
mật, tức là sau khi tôi bị bắt, báo Tuổi Trẻ viết: “nguồn tin của Tuổi
Trẻ cho biết ngày 17 tháng 7 cơ quan an ninh điều tra công an thành phố
HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của
ông Phạm Chí Dũng, cán bộ cơ quan nhà nước thuộc thành phố HCM về hành
vi móc nối cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước ngoài. Nhưng
đáng chú ý là trong bản tin này còn có nội dung: “Ông Dũng là người
cung cấp tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn đô la”. Tin tức
này loan tải trên báo điện tử và in trên báo giấy của Tuổi Trẻ.
Thực
tế khám xét và điều tra toàn bộ trong quá trình kiểm tra máy tính cá
nhân tôi cũng như các biên bản điều tra hỏi cung thì bản thảo bài viết
cho báo chí trong nước và nước ngoài không có bất kỳ tài liệu hay văn
bản của Đảng hay nhà nước. Không có chứng cứ nào về việc tôi nhận hàng
ngàn đô la và một kết luận nào về việc tôi làm lộ bí mật nhà nước.
Thông
tin mà báoTuổi Trẻ đưa là hoàn toàn sai sự thật và như vậy ảnh hương cá
nhân tôi... Do vậy sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra xong thì
tôi nghĩ cần làm những việc tiếp theo đó là ít nhất có hành động khiếu
nại báo Tuổi Trẻ theo luật báo chí của Việt Nam. Theo luật, khi đã đăng
sai sự thật thì phải cải chính.
-Riêng
số tiền 300 đô la tôi nhận từ tạp chí Phía Trước thì đó chỉ là tiền
nhuận bút trả cho 10 bài viết đã đăng trên tạp chí này và do tạp chí này
chủ động chuyển trả chứ không do tôi yêu cầu. Như
vậy thông tin mà báo Tuổi Trẻ đưa là hoàn toàn sai sự thật và như vậy
ảnh hương cá nhân tôi. Tạo ra dư luận rất xấu về cá nhân tôi và gây ảnh
hưởng tới uy tín gia đình tôi suốt trong thời gian tôi bị bắt và cho tới
tận lúc này. Do vậy sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra xong thì
tôi nghĩ cần làm những việc tiếp theo đó là ít nhất có hành động khiếu
nại báo Tuổi Trẻ theo luật báo chí của Việt Nam. Theo luật, khi đã đăng
sai sự thật thì phải cải chính.
Lý
do cho tới ngày hôm nay tức sau khoảng 5 tháng sau khi được tại ngoại
điều tra và hơn hai tháng sau khi nhận quyết định chính thức đình chỉ
điều tra, tôi mới gửi đơn cho báo Tuổi Trẻ. Cho tới giờ phút này công
việc của tôi vẫn là gắn với biên chế tại cơ quan văn phòng thành ủy
thành phố Hồ Chí Minh và tôi không muốn ảnh hưởng cơ quan mình trong
việc khiếu nại hoặc khởi kiện báo Tuổi Trẻ.
Cách
đây 10 ngày thì cơ quan của tôi đã tổ chức kiểm điểm tôi coi như công
đoạn cuối cùng và sau khi kiểm điểm xong thì tôi chính thức gửi đơn
khiếu nại.
Trang
bìa của tạp chí Phía Trước (18/04/2013) với bài Nhãn Quan Im Lặng của
PCD. Ông Phạm Chí Dũng có nhiều bài viết cho tạp chí Phía Trước.Screen
capture
Ngoài
ra tôi cũng gửi đơn khiếu nại này tới một số cơ quan khác. Thí dụ như
Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố HCM là nơi chỉ đạo tuyên giáo tư tưởng
phụ trách báo Tuổi Trẻ. Thành đoàn là cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ
và Sở Thông tin Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
truyền thông của báo Tuổi Trẻ.
Mặc Lâm: Bên
cạnh bài viết của Báo Tuổi Trẻ thì trang Blog của bà Hồ Thu Hồng còn có
tên là Blog Beo đã viết rằng ông là người sáng lập ra trang Quan Làm
Báo, ông có quan tâm đến trang blog này như báo Tuổi Trẻ hay không?
Ông Phạm Chí Dũng: Thật
ra tôi không quan tâm lắm đến blog của Hồ Thu Hồng mặc dù Hồ Thu Hồng
với tôi đã từng là bạn với nhau từ năm 2003, bạn khá thân, thật sự là
như vậy. Tôi không phủ nhận mối quan hệ này nhưng cuộc đời thật khó
lường không biết thay đổi lúc nào. Sau khi từ trại giam ra tôi có đọc
lại blog của Hồ Thu Hồng và tôi thấy nội dung Hồ Thu Hồng viết về tôi
liên quan đến Quan Làm Báo. Tôi có nghe điều đó trước rồi thành thử
không bất ngờ lắm. Quen với văn phong của Hồ Thu Hồng tôi thấy và cảm
nhận riêng cá nhân tôi, riêng cái đoạn bài viết tôi liên quan và chỉ đạo
blog Quan Làm Báo thì dường như không phải là ý riêng của Hồ Thu Hồng
mà ai đó gợi ý cho Hồ Thu Hồng viết như vậy.
Nói
gì thì nói thực tế mình không có liên quan gì tới Quan Làm Báo và tôi
đọc blog Quan Làm Báo thì họ cũng nói không liên quan gì tới tôi. Tất cả
tôi nghĩ cần giữ sự tôn trọng lẫn nhau và không liên quan thì nói sự
thật là không liên quan.
Nhân
tiện xin nói điều này luôn, tôi là một nhà báo độc lập, một cây viết
phản biện độc lập không dính dáng, chịu sự chi phối tới bất kỳ tổ chức
hay cá nhân nào, kể cả mối quan hệ với ông Trương Tấn Sang mà dư luận
thường đồn đoán và cho tôi là người của ông Sang. Hoàn toàn không có
chuyện đó.
Mặc Lâm: Xin
ông cho biết tình trạng cá nhân ông hiện nay ra sao, ông có bị quản lý
bằng cách nào đó hay hoàn toàn thoát ra khỏi những ràng buộc về các cáo
buộc trước đây?
Ông Phạm Chí Dũng: Về
mặt hình thức thì tôi cho là tôi đã hoàn toàn tự do, không có cản trở
nào từ khi nhận quyết định điều tra cho tới nay. Nhưng về mặt pháp lý
thì tôi cho là không hoàn toàn như vậy, không hoàn toàn thoát ra khỏi
ràng buộc. Điều này tôi dựa trên cơ sở của quyết định đình chỉ điều tra
đối với tôi trong đó có ghi như thế này: “Hành vi viết, phát tán tài
liệu có nội dung xuyên tạc sự thật và nhận tiền của tạp chí Phía Trước
nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân của bị can Phạm Chí Dũng đã
được ngăn chặn kịp thời không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đối
với nội dung nhận tiền của tạp chí Phía Trước nhằm mục đích chống chính
quyền nhân dân thì tôi cho là không hợp lý, không phù hợp bản chất cá
nhân tôi. Tại vì chính quyền nhân dân tôi không chống nó để làm gì cả,
hơn nữa tiền của tạp chí Phía Trước là tiền nhuận bút, cái đó là rất rõ
ràng cho nên không có chuyện nhận tiền để chống chính quyền nhân dân.
Mặc Lâm: Viết
bài cho trang “Phía Trước” ở hải ngoại hay BBC theo ông có khác gì nhau
hay không? Tại sao có một thời gian ông chọn Phía Trước mà không phải
là các trang báo trong nước để phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn như vừa
qua?
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi
xin trả lời cái ý thứ hai trước. Thực ra năm 2011 tôi đã viết bài phản
biện rất nhiều. Lúc đó tôi viết cho báo điện tử Việt Nam Net, đặc biệt
trên Tuần Việt Nam chắc anh cũng biết đó là một trong những mục phản
biện có tính chất nghiêm túc và mức độ cao nhất của Việt Nam. Tôi viết
về nhiều vần đề, tham nhũng của các nhóm lợi ích, câu chuyện đất đai,
môi trường, vấn đề dân chủ, tự do báo chí, về vấn đề Tiên Lãng và Ô Khảm
ở Trung Quốc …..Nhưng đâu đó tôi có nghe thông tin của anh em báo chí
là phản biện của Viết Lê Quân (lúc đó tôi lấy tên Viết Lê Quân, tên của
đứa con trai làm bút hiệu) đã bị nhiều người chú ý và dường như các cơ
quan nhà nước không thích và cũng có cảnh báo cho một số tờ báo là cẩn
thận khi đăng bài của Viết Lê Quân.
Sau
đó đến cuối năm 2011 khi tôi viết gay gắt về nhóm lợi ích và hoạt động
ngân hàng trong đó có ngân hàng nhà nước liên quan tới vấn đề lạm phát,
vấn đề lãi suất, vấn đề đồng tiền thì một số báo từ chối đăng bài của
tôi.
Thực
sự lúc đó năm 2011 vấn đề lạm phát lên tới gần 20% và ít nhất có khoảng
55 ngàn doanh nghiệp phá sản, tình hình bắt đầu suy thoái trầm trọng.
Bức xúc đó cũng là bức xúc của cá nhân tôi và sau đó tôi tìm cách thể
hiện bức xúc của mình qua những tờ báo khác.
Báo
trong nước thì không thể đăng được rồi và sau dó tôi tình cờ qua trang
Anh Ba Sàm điểm những bài phản biện trên tạp chí Phía Trước và do đó tôi
biết tạp chí này. Theo tôi quan điểm của tạp chí này cũng ôn hòa thôi.
Có
một điểm khác với BBC là nếu viết cho BBC thì bút lực của tôi chỉ thể
hiện từ 30 tới 35% là cùng. Nhưng nếu viết cho tạp chí Phía Trước thì
tôi có thể thể hiện tới 60-70%. Trong suốt 19 bài viết cho tạp chí Phía
Trước thì tôi thấy như vậy. Theo tôi BBC hay tạp chí Phía Trước thì đều
là báo, là thông tin lan tỏa.
Mặc Lâm: Ông
vừa nhắc tới những bài viết liên quan tới lợi ích nhóm khiến tôi nảy ra
câu hỏi, phải chăng chính vì những bài viết này dẫn ông tới việc bị bắt
giữ hay không?
Ông
Phạm Chí Dũng: Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm, khá tế nhị và khá là
khó để trả lời. Tôi có thể nói là đối với câu hỏi này tôi có cảm giác là
như vậy. Ngay từ lúc còn ở trong trại giam và sau đó ra ngoài thì tôi
có nghe và rút ra một "kinh nghiệm" như thế này: nếu mà viết thì nên
viết chung chung thôi không đề cập cụ thể đến cá nhân hay nhóm tham
những lợi ích nào thì nhà báo sẽ trở nên an toàn và thậm chí an toàn
cao.
Người lính sẽ quay về với nhân dân
Mặc Lâm: Là
nhà báo và cũng là một viên chức an ninh lâu năm ông hiểu rất rõ vai
trò khó khăn của một ngòi viết trung thực và bổn phận của một viên chức
an ninh. Tại sao ông lại chọn cho mình sự đối lập giữa tay mặt và tay
trái như vậy?
Ông Phạm Chí Dũng: Thật
sự tôi có thâm niên về an ninh. Tôi công tác trong ngành an ninh về
nghiên cứu đã 16 năm và nhà báo thì còn lâu hơn nữa, 22 năm.
Quả
thực đây là câu hỏi rất khó, có thể nói là câu hỏi khó nhất trong những
câu hỏi ngày hôm nay. Đúng là làm sao để cân đối tương đối, tương hợp
giữa ngòi viết giữ được sự trung thực nhưng lại phải bảo đảm bổn phận
của một viên chức, và thậm chí trong ngành đặc thù là an ninh, thật ra
nó có cả một quá trình mà tôi xin tóm gọn như thế này:
Những
người như tôi, càng ở trong ruột thì càng biết nhiều mà càng biết nhiều
thì lại càng bức xúc. Trong một quá trình dài công tác trong ngành an
ninh hay bảo vệ xã hội thì tôi rút ra một triết lý: Không phải viên chức
nào cứ làm đúng chức trách nhiệm vụ là có lợi cho dân cho nước.
Tôi
lấy ví dụ như vấn đề khiếu kiện đất đai, vấn đề đình công, vấn đề biểu
tình chống Trung Quốc mà một số lực lượng cảnh sát an ninh, quân đội hay
cả chính quyền cứ đưa ra những chủ trương hoặc là có hành động để ngăn
chận, áp chế thậm chí cấm đoán thì không được, không nên. Tiêu biểu là
vụ Tiên Lãng, quân đôi tham gia là điều hoàn toàn không tốt một chút
nào. Tôi nghĩ tình cảm cá nhân tôi cũng như tình cảm một số anh em trong
lực lượng vũ trang cũng vậy, họ không muốn làm điều đó đâu nhưng bắt
buộc phải làm vì đó là lệnh của cấp trên và đối với quân đội thì “mệnh
lệnh như núi” cho nên không thể thay đổi được.
Đây
là điều bức xúc lương tâm và nên có sự thay đổi, thay đổi quyết liệt
nếu không thay đổi thì có thể đến một lúc nào đó chính người lính lực
lượng vũ trang họ sẽ quay về với nhân dân, họ không làm theo lệnh cấp
trên nữa. Tôi cũng nói thêm là những bức xúc đó trong nội bộ, trong tình
anh em trong tình con người nó sẽ sinh ra mâu thuẫn mà mâu thuẫn đến
một mức độ nào đó nó sẽ sinh ra đối lập. Đối lập trong cùng một cơ thể
trong cùng một dân tộc.
Tại
sao trong vòng 3 năm nay lại xuất hiện lề trái, hay lề dân tức là những
người họ muốn phản ứng lại, những bất đồng chính kiến. Trong một chừng
mực nào đó họ sẽ sinh ra đối kháng. Nhưng nếu có thể dung hòa, dung hợp
được giữa lề phải và lề trái các tư tưởng kể cả hành động với nhau thì
tôi cho là có tương lai cho đất nước.
Tức
là tay mặt và tay trái không hẳn luôn luôn mâu thuẫn và đối lập mà có
thể chuyển biến khiến tay này kết hợp với tay kia trên tinh thần hòa hợp
và nếu được như vậy thì mâu thuẫn không những không dẫn tới đối lập mà
còn dẫn tới phát triển.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.