Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Góp ý với Chủ tịch Trương Tấn Sang

Trần Bích Đăng
Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.
Theo Hiến pháp: Chủ tịch là Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, nhưng hiện nay theo tập quán là khi trong kháng chiến vẫn đặt ra vấn đề do người đứng đầu Đảng trực tiếp thống lĩnh quân đội nên vẫn để như cũ, sau này nếu có sửa đổi thì xem xét lại thế nào cho hợp lý và phù hợp với phong cách quốc tế hiện nay”.
Đọc được lời phát biểu trên đây của Chủ tịch tại Câu lạc bộ Thăng Long vào hồi 10 giờ ngày 19 tháng 2 năm 2013, tôi nhớ câu nói của một số lãnh đạo Việt Nam khi Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt nam, đại khái là “bạn giữ dùm mình, sau này bạn cũng sẽ trả lại cho mình thôi...”.

Như thế là đã rõ ràng, tập thể 14 vị trong Bộ Chính trị đã quyết và ông Sang là phe thiểu số, là một trong có lẽ không đến năm đầu ngón tay những người cùng chí hướng. Ai đời Hiến pháp lại thua tập quán – tập quán ngồi xổm trên Hiến pháp. Mà nói cho cạn ý, tập quán đó cũng chỉ là ý muốn của mấy ông trong Bộ Chính trị trừ đi một vài. Rồi đây họ sẽ bảo là “nhất trí” – nhất chi mà 14 trừ đi một (hay vài người)…!
Nay vì tập quán, có lẽ thứ tập quán “hợp tác toàn diện” vì bên nước lạ nhóm thất nhân bang (bọn bảy người) cũng đòi Quân đội phải trung với Đảng.
Thế thì trong mấy Hiến pháp trước, lời minh định là Bộ đội, Công an là phải luôn luôn “trung với nước, hiếu với dân” trong suốt mấy mươi năm không là tập quán sao – một tập quán hợp lòng dân hợp truyền thống của Dân tộc? Ngay bản thân dân Trung Quốc, có lẽ ngoại trừ một bộ phận đảng viên người máy, ai mà cho điều “quân đội phải trung với Đảng” là điều đúng đắn? Thời Mao Trạch Đông, người mà dân Tàu coi như thần thánh cũng không có điều tương tự, dù trên trực tế người ta đã thề trung thành với Mao Chủ tịch, nhưng chưa bao giờ trong Hiến pháp của họ ghi điều“quân đội trung với Đảng” mà chỉ có là Quân đội Nhân dân.
Trích dẫn bài "Lực lượng vũ trang phải trung thành với tổ quốc" của nhà cách mạng lão thành cựu Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc:
“Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Trung với nước, hiếu với dân nên trên báo chí và trong các văn kiện sau này ghi “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
“Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Trung với nước, hiếu với dân nên trên báo chí và trong các văn kiện sau này ghi “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
"Trong Hiến pháp 1980, tại Chương IV Điều 51 ghi “Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”.
Trong Hiến pháp 1992, tại Chương IV Điều 45 vẫn còn ghi “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”".
Chủ tịch Sang ơi, một mặt ông bảo “Đảng cũng phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, không thể đứng trên Hiến pháp và Pháp luật được”, một mặt ông bảo chưa làm được vì “tập quán”, ông ngụy biện quá xá và ông muốn nói sao cho nghe êm tai để qua chuyện… Ngày Hoàng Sa bị mất, các luận cứ tương tự đã được đưa ra từ Bộ Chính trị là những người chịu trách nhiệm cao nhất trước Dân tộc… Họ đã xây thành phố Tam Sa hoành tráng rồi, ông không biết sao?
Tôi tin rằng các anh chị em Bộ đội, dù có bị buộc hô to, vung tay thề “trung với Đảng” thì trong lòng của họ, trừ đi những kẻ mà lý trí, lòng yêu nước đã bị kẹp trong trang bìa sổ hưu, lúc ấy đã coi đó là lời thề trớt quớt… Mà đã là trớt quớt thì khi phải chọn lựa thì chuyện phản lại hay làm cho lời thề thành trớt quớt là điều các anh các chị có quyền và thoải mái làm và Dân tộc sẽ đánh giá cao việc làm ấy. Nếu Đảng lãnh đạo và dẫn dắt Dân tộc trọn vẹn trên con đường giữ nước và dựng nước thì không cần đến lời thề “trớt quớt” đó ta cũng sẽ theo Đảng đến cùng như trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp dành Độc lập.
Đã “Trung với nước, hiếu với dân” thì trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng biết đâu là tối thượng, điều gì là thiêng liêng nhất để dẫn dắt chúng ta hành đông, kể cả như tiền nhân chúng ta, vua Lê Thánh Tôn đã nói “Ai để mất một tấc đất của tổ tiên thì phải tru di tam tộc!!!”. Và ai đó trước sau gì Nhân dân cũng sẽ biết.
01-04-2013
T.B.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"