Newsweek, 22/1/2012
Nhà lãnh đạo Nga có thể sắp gặp phải một sự ngạc nhiên: ông đánh giá sai các đối thủ của ông.
Putin là một con rắn – ông tự nói về mình như vậy. Tại một buổi họp
báo kéo dài 4 tiếng gần đây nhất của mình, Thủ tướng Nga so sánh ông với
Kaa, con trăn khổng lồ có thuật thôi miên từ Truyện Rừng xanh của
Rudyard Kipling. Và đội ngũ ngày càng nhiều người phản kháng chống lại
chế độ của ông thì sao? Ông gọi họ là ‘‘những con khỉ”. Như bất cứ người
nào ưa thích Truyện Rùng xanh (bao gồm cả hầu hết người Nga) đều biết,
Kaa là “tất cả những gì mà những chú khỉ lo sợ trong khu rừng này, vì
không một ai trong số chúng biết được những giới hạn trong quyền lực của
nó không một ai trong số chúng có thể nhìn nó một cách trực diện, và
không một ai từng sống sót thoát khỏi vòng cuốn của nó”. Điều đó hầu như
không để lại chút hoài nghi nào về sự đáp trả của Putin đối với hàng
loạt cuộc phản kháng đã đưa 100.000 người xuống đường phố của Mátxcơva
và 100 thành phố khác của Nga trong tháng 12/2011. Thôi miên họ rồi sau
đó khuất phục ho.
Kế hoạch của ông chỉ có một sai lầm: một bộ phận lớn nước Nga đã bất
ngờ thoát khỏi bùa mê của ông. Trong những tuần kể từ các cuộc bầu cử
quốc hội được điều hành gian lận một cách vụng về vào tháng 12/2011, hệ
thống kiểm soát chính trị già nua của Cremli dường như đã lỗi thời và
nặng nề như chính bản thân Putin. Các đài, báo do nhà nước kiểm soát đã
từng giúp ông giữ trật tự trong dân chúng đã phát triển không tương xứng
với 60 triệu người Nga sử dụng Internet có thể trao đổi tin tức và
những chi tiết về các cuộc phản kháng sử dụng mạng xã hội Facebook và
Twitter. Các cuộc chống phản kháng ủng hộ Putin bao gồm đám đông được
thuê trông thô thiển và lố bịch bên cạnh những cuộc tập hợp thực sự
chống lại chế độ này. Và tài sản lớn nhất của Putin, thị trường dầu lửa
đang tăng vọt là chỗ nương tựa cho nền kinh tế Nga trong phần lớn thập
kỷ qua, đã thu nhỏ lại trong cuộc suy thoái toàn cầu đã đẩy giá dầu
xuống dưới 115 USD/thùng mức mà Nga cần chỉ để cân bằng ngân sách của
ông.
Tuy nhiên, viên cựu đại tá KGB này có ý định trở lại làm tổng thống
nhiệm kỳ thứ 3 vào tháng 3 tới, cho dù nó diễn ra như thế nào. Andrei
Illarionov một phụ tá thân cận của Putin trước khi cả hai bất hòa vào
năm 2005 nói rằng Putin cảm thấy bị đe dọa như chưa bao giờ bị trước đây
và do đó là duy nhất nguy hiểm. Illarinov nói rằng người nhận sự bảo
trợ và là người kế nhiệm tống thống, Dmitry Medvedev, “đã cho thấy rõ
những dấu hiệu độc lập”,’buộc Putin phải miễn cưỡng quay trở lại ngai
vàng. Và các đồng minh thân cận nhất và những người bảo vệ Putin ở bên
ngoài nước Nga – Silvio Berlusconi, Gerhard Schroder và Jacques Chirac –
không còn nắm quyền nữa. Illarinov nói; uÔng tin chắc rằng phương Tây
không thể chờ đợi dể có một kết thúc lồi tệ đối với ông”.
Alexi Venediktov, người thường nói chuyện với nhà lãnh đạo của Nga
với tư cách là tổng biên tập của đài phát thanh Ekho Moslvy, cho biết số
phận của những nhà độc tài bị lật đổ của Ai Cập và Libi gần đây đã ám
anh Putin. Theo Venediktov, Putin đặc biệt khó chịu bởi hình ảnh “chính
các tướng của Mubarak còng tây ông này. Putin không thể hiểu được sự
phản bội như vậy . Và Putin bị giáng một đòn mạnh bởi sự rời bỏ của cựu
bộ trưởng tài chính và là người bạn của ông Alexei Kudrin sang hàng ngũ
chống đối. Illarionov nói: “Hiện nay Putin hiểu rằng những người theo tư
tưởng tự do đang sẵn sàng từ bỏ ông”. “Cỗ xe cầm quyền thực sự của
những người theo chủ nghĩa tự do và các cựu nhân viên tình báo” của Nga
“đã tan vỡ”.
Putin đổ lỗi tình trạng náo động ngày càng tăng là do các kẻ thù nước
ngoài, đặc biệt là Bộ Ngoại giao Mỹ, và tự mô tả mình đang bảo vệ tổ
quốc chống lại chúng. Yuri Krupnov, một người bạn tâm tình của Putin
lãnh đạo nhóm chuyên gia cố vấn ủng hộ Crelmli ở Mátxcơva nói: “Người Mỹ
cần phải hiểu rằng Putin hành xừ với tình huống này như là sự kiện 11/9
của chúng ta. Đây là thời điểm để hành động cứng rắn … Putin sẽ nắm
quyền lực trong tay mình trước tháng Ba theo cách mà 80% người Nga sẽ
phải khâm phục ông. Hãy chờ đợi một số tin tức thú vị”. Một số người Nga
chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh mới ở Grudia; những người
khác đoán trước sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng an ninh trong nước giống
như sự xuất hiện ồ ạt các vụ đánh bom các khu nhà mà lần đầu tiên đưa
Putin lên nắm quyền vào năm 1999 – những vụ đánh bom đựợc nhiều người
tin là do FSB, hiện thân hậu Xô Viết của KGB, đạo diễn.
Một khi đã bắt đầu, các cuộc phản kháng tiếp tục gia tăng, bất chấp
mọi nỗ lực ngăn chặn chúng. Các quan chức thuộc ngành y tế cảnh báo mọi
người không tham gia các cuộc tập họp bởi vì có nguy cơ mắc bệnh cúm.
Các trường trung học của Mátxcơva ra lệnh kiểm tra tiếng Nga vào mỗi
sáng thứ 7, và cảnh sát làm cho mọi người hiểu rằng họ đang giám sát
những người trẻm tuổi trốn quân dịch. Các tòa án đã nghiêm túc công bố
các hình phạt tống giam 15 ngày đối với những kẻ lãnh đạo cuộc phản
kháng bị bắt giữ tại một buổi tập hợp trước đó vì “chống lại những chỉ
dẫn hợp pháp của cảnh sát”. Không một hình thức nào trong số các biện
pháp trên có tác dụng. Thay vì cố gắng bắt giữ 100.000 người biểu tình ở
Mátxcơva, Putin đã sáng suốt cho phép họ tụ tập và hô những khẩu hiệu
của ho. Krupnov nói rằng “để cho họ gào thét và diễu hành như họ làm ơ
Pari”; là lôgích cua Putin. “Những người phản kháng sẽ sớm bị chính
những người dân thành phố họ lên án”.
Thay vào đó, sự bất đồng chỉ lan rộng. Valery Zolotarev, người đứng
đâu Liên đoàn những người thợ mỏ ở Bắc Urals tuyên bố rằng liên đoàn của
ông sẽ không ủng hộ sự tranh cử của Putin. Những người phản kháng đã
diễu hành qua những con phố thuộc Novosibirsk với các bức tranh cô động
gọi Putin là “kẻ thù của toàn thể nhân dân”. Thậm chí cả những thành
viên thuộc nhóm giật dây của Putin cũng lên tiếng. Vladislav Surkov, nhà
tư tưởng hàng đầu từ lâu của Cremli và là tác giả của ý tưởng về “chế
độ dân chủ có chủ quyền”, thuật ngữ của Cremli dùng cho những cuộc bầu
cử giả hiệu của mình, nói: “Bộ phận người dân tốt nhất trong xã hội
chúng ta, bộ phận tạo ra nhiều của cải nhất trong xã hội đang đòi hỏi
phải có lòng tự trọng. Sự thay đổi không phải vừa mới đến, nó đã diễn
ra. Hệ thống này đã thay đổi. Đây là một việc đã rồi … cấu trúc xã hội
mang tính kiến tạo đã được phát động”.
Surkov đã nhanh chóng bị giáng chức, nhưng những người khác không
chịu im lặng. Valery Fadeev, một cố vấn của Putin đang làm chủ bút tạp
chí ‘‘Chuyên gia”, tán dương những kẻ phản kháng là “những người tốt
nhất và dũng cảm nhất” trong số người dân Nga. Ông cảnh báo: “Để giữ hòa
bình ở đất nước này, Cremli sẽ phải vượt trội hơn những người dân thông
minh nhất ở Nga”. Ksenia Sobchak, chủ một kênh truyền hình cá nhân ớ
Mátxcơva và là con gái của cố vấn cũ của Putin Anatoly Sobchak, đã tuyên
bố tại cuộc tập hợp vào đêm Giáng sinh rằng “nhiều người có thể chỉ
ngồi trên chiếc ghế sô pha để làm đẹp cho đôi chân của họ. Thay vào đó
họ đã đến đây để phản đối. Điều đó khiến cho tôi rất tự hảo”.
Đối thủ của những người phản kháng khó có thể nói điều tương tự. Một
số trong các nỗ lực của họ chỉ là thô bạo và vì bản thân, như các vụ sa
thải tại đế chế xuất bản của ông trùm phương tiện truyền thông đại chúng
Alisher Usmanov sau khi tạp chí Kommersant Vlas đưa tin chỉ trích về
cuộc bầu cử tháng 12/2011. Những nỗ lực khác gây lúng túng một cách nực
cười, như bức ảnh được chỉnh sửa một cách vụng về đã đăng trên một tờ
báo được phân phát bởi Mặt trận bình dân ủng hộ Putin ở thành phố
Yekaterinburg, vùng Ural. Bức ảnh này cho thấy cảnh người thực hiện
chiến dịch chống tham nhũng và là nhà lãnh đạo cuộc phản kháng Alexei
Navalny được cho là cặp kè với Boris Berezovsky đang sống lưu vong, một
ông ba bị ưa thích của Cremli. Phần viết đi kèm bức ảnh buộc tội Navalny
nhận tiền từ Berezovsky để gây rắc rối. Nhưng trong những phút sau khi
bức ảnh này xuất hiện, các blogger đã tìm thấy và đăng tải những bức ảnh
gốc được ghép chung với nhau, đưa nỗ lực “quan hệ công chúng bôi đen”
vụng về của Mặt trận bình dân ra làm trò cười,
Đối với Putin, thế giới trên mạng là một môi trường xa lạ và không
thân thiện. Ông nhìn Internet bằng sự nghi ngờ và hiểu biết về nó ít
nhất có thể, tự hào trước thực tế là ông thậm chí còn không biết sử dụng
máy tính, Tháng trước ông đã công khai tuyên bố rằng ông “không có thời
gian cho” Internet hay tivi, hai thứ mà ông rõ ràng coi là không hơn gì
những hình thức giải trí phù phiếm (mặc dù ông đã lưu ý rằng mạng toàn
cầu được sử dụng bởi “nhiều kẻ đồi trụy”). Và khá chắc chắn, bất chấp
những sự phủ nhận của ông đối với việc ông sẽ có bất cứ nỗ lực nào kiểm
duyệt internet, FSB đã bắt đầu gây áp lực cho Pavel Durov, nhà sáng lập
Vkontakte, một mạng xã hội của Nga tương tự như Facebook, buộc phải chặn
các trang mạng chống đối. Dù sao đi nữa, không phải tất cả các đồng
minh của Putin đều chia sẻ thái độ khinh thường của ông đối với lĩnh vực
không gian ảo: vào ngày bầu cử, một đội ngũ tin tặc ủng hộ Cremli đã
tấn công các trang web của Ekho Moskvy và tổ chức tư vấn giám sát quá
trình bầu cử Golos.
Một điều mà Putin dường như không sẵn sàng làm là lắng nghe những gì
mà những người phản kháng thực sự đang nói lên. Nếu ông làm như vậy, ông
sẽ phát hiện ra rằng phần lớn các thông điệp của họ là sự nổi dậy chống
lại nan tham thũng tràn lan của các quan chức, một vấn đề mà cả ông lẫn
Medvedev đều hứa hẹn – và đã thất bại trong việc – giải quyết. Các cuộc
thăm dò dư luận (hay thậm chí việc tình cờ xem trang Facebook của
Medvedev) cho thấy rằng lời than phiền thống thiết của hầu hết những
người Nga là phản ứng không chỉ đối với bản thân Putin mà còn đối với
tính hoàn toàn dễ mua chuộc của giới tinh hoa của đất nước. Đó là những
gì đã khiến blogger chống tham nhũng Navalny trở thành người anh hùng
của những đám đông phản kháng thay vì bất cứ nhà chính trị chống đối
từ lâu nào của Nga. Trách nhiệm chính của Putin không phải là các chính
sách dân tộc chủ nghĩa của ông (mà phần lớn người Nga đều thực sự tán
thành). Đó là mối liên hệ của ông với “đảng của những kẻ lừa gạt và trộm
cắp” (như Navalny đã gọi Đảng nước Nga thống nhất của ứng cử viên tổng
thống này) và với lực lượng cảnh sát và bộ máy hành chính tham nhũng.
Những mối liên kết đó đã làm cho sự mến mộ dành cho Putin giảm từ 80%
năm 2007 xuống còn 42% hiện nay.
Hai mươi năm sau khi Xôviết sụp đổ, Nga vẫn chưa thoát thai hoàn
toàn. Nước này có báo chí bán tự do, các thị trường tự do, và những dấu
hiệu khác của một nhà nước có chức năng, nhưng tính tham lam ngự trị tối
cao, Luật pháp được thực thi một cách có chọn lọc, và cảnh sát thường
làm việc cho người trả giá cao nhất. Phần lớn các công ty lớn nhất của
nước này nhận thấy cần phải lập công ty ở ngoài nước, ít nhất là một
phần. Nhiều hợp đồng thương mại giữa những người Nga quy định sự phân xử
ở các tòa án quốc tế bởi vì người Nga không thể tin vào hệ thống pháp
lý của mình đưa ra các phán quyết chân thật. Trên thực tế, trận chiến
pháp lý 5 tỷ USD giữa Berezovsky và đầu sỏ chính trị Roman Abramovich –
được cho là vụ kiện tụng cá nhân lớn nhất trên thế giới – được tiến hành
ở tòa án tối cao của Luânđôn, chứ không phải của Mátxcơva.
Toàn bộ tình huống này làm cho nhiều người Nga thấy xấu hổ và phẫn
nộ. Nhà lãnh đạo phe chống đối Boris Nemtsov nói: “Họ muốn xây dựng nước
Nga mới dựa trên sự hoài nghi, những lời nói dối, sự trộm cắp và sự thô
bạo. Nhưng một hố ga không phải là nền móng tốt nhất cho một ngôi nhà,
chứ chưa nói đến toàn bộ đất nước”. Một báo cáo gần đây do ông công bố
liệt kê 6 người bạn vũ của Putin, những người đã trở thành triệu phú
trong 10 năm qua, phần lớn đều nhờ các hợp đồng mua bán dầu lửa và khí
đốt của chính phủ.
Cho đến nay, những yêu cầu của những người phản kháng vấn tương đối
đúng mức – nếu Putin có quyết tâm để đáp ứng chúng. Đặc biệt là họ đang
kêu gọi các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Kudrin nói với các đám đông
tại một cuộc tụ tập chống đối lớn nhất vào ngày Giáng sinh rằng: “Ngày
nay có khả năng tạo ra một cuộc chuyển đổi nhằm đảm bảo có được các cuộc
bầu cử công bằng và đại diện thực sự trong Quốc hội, mà không cần phải
có bất cứ hình thức cách mạng nào”.
Putin có thể thoát khỏi điều đó nếu như ông lựa chọn. Dù danh tiếng
bị sứt mẻ, ông cách xa trước bất cứ thách thức nào có thể xảy ra. Có thể
ông không được đa số hoàn toàn trong vòng bỏ phiếu đầu, nhưng hiện tại
không một ai có thể đánh bại ông ơ vòng sau. Một Putin được bầu ra hợp
lệ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của phe chóng đối. Nhưng Putin là người
của bóng tối: môi trường của ông là những hành lang quyền lực, chứ không
phải vũ đài chính trị. Ông thích đánh cắp cuộc bầu cử hơn là chiến đấu
trong một cuộc bầu cử minh bạch. Tuy nhiên, cho dù ông nghĩ như thế nào,
thì những người chỉ trích ông cũng không phải là những con khỉ. Và ông
có thể nhớ rất rõ ràng Kaa có thể bị tất cả các loài khác coi khinh vì
lý do chính đáng./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 28/2/2012
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 28/2/2012