Huỳnh ngọc Chênh
Phản biện là phân tích và đánh giá một thông tin theo nhiều cách khác nhằm làm sáng tỏ sự đúng sai của thông tin đó.
Văn
hóa Tây phương kích thích tư duy phản biện. Ngay vào thời trung cổ, tư
tưởng KyTô bao trùm và thống trị toàn Châu Âu thế nhưng Galieo vẫn phản
biện lại cái thuyết quả đất là trung tâm vũ trụ của Ky Tô Giáo, nhờ vậy
mà khoa học về vũ trụ được mở ra. Nhờ vào phản biện mà phương Tây tiến
nhanh, tiến xa và đưa cả nhân loại đi lên văn minh như ngày hôm nay.
Phương
Đông lại khác, tư duy phản biện không được khuyến khích và còn bị làm
cho thui chột đi bởi những nhà nước phong kiến thối nát nối tiếp nhau
hàng ngàn năm. Tư tưởng của những bậc thánh nhân không quyền lực như
Phật, Khổng, Lão...cũng ít ai dám phản biện chứ đừng nói chi là ý kiến
của các ông vua đang trị vì đầy quyền lực. Phản biện lại vua, hoặc là
đứt đầu cả dòng họ đến ba đời hoặc là phải vào rừng làm giặc. Chính vì
vậy mà phương Đông rơi vào trì trệ, lạc hậu.
Qua
thời đại XHCN vẫn tự hào là đỉnh cao văn minh nhân loại, dân chủ gấp
vạn lần... nhưng khi Mao còn sống đố ai ở Trung Cộng dám ho he một ý
phản biện nào. Đến khi Mao chết mất đời, Đăng Tiểu Bình lên thu tóm toàn
bộ quyền lực mới dám phản biện "mấy công, mấy tội" của Mao.
Người
Việt Nam ta tuy bị hằng ngàn năm phong kiến làm cho thui chột nhưng tư
duy phản biện không mất đi. Khổng Tử là ông thánh được các nhà nước
phong kiến VN tôn sùng, thế nhưng dân ta vẫn phản biện:
Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ
Hoặc:
Quân tử nhất ngôn, quân tử dại
Quân tử nói lại, quân tử khôn
Với vua chúa triều đình Huế thối nát thì họ phản biện:
Sông Hương nước chảy lờ đờ
Dưới sông là đĩ, trên bờ là vua
Xã
hội Việt Nam ngày nay tuy đã thoát ra khỏi thời phong kiến tối tăm
nhưng tư duy phản biện cũng chưa được khuyến khích, đặc biệt là phản
biện lại tư tưởng hoặc ý kiến của các nhà lãnh đạo đảng.
Với cụ Hồ Chí Minh thì trừ những người ngoài hệ thống, hiếm có ai dám phản biện.
Giai thoại kể rằng khi ông cụ còn sống, chỉ có mỗi một Phan Khôi của "Quảng Nam hay cãi" là dám phản biện lại cách xưng "Bác" của cụ trước một cử tọa đông người trong đó có những người lớn tuổi hơn cụ.
Phản biện lại tư tưởng Hồ Chí Minh một cách lô gic, khoa học thì có TS Hà Sĩ Phu. Năm 1995 khi viết luận văn "Chia tay ý thức hệ", mới đây nhắc lại trên trang Bô xít, TS Hà Sĩ Phu đã phản biện cụ Hồ Chí Minh về chủ nghĩa đức trị mà cụ chủ trương.
Xin đọc đoạn trích sau đây để thấy lập luận trong phản biện của TS Hà Sĩ Phu:
Với cụ Hồ Chí Minh thì trừ những người ngoài hệ thống, hiếm có ai dám phản biện.
Giai thoại kể rằng khi ông cụ còn sống, chỉ có mỗi một Phan Khôi của "Quảng Nam hay cãi" là dám phản biện lại cách xưng "Bác" của cụ trước một cử tọa đông người trong đó có những người lớn tuổi hơn cụ.
Phản biện lại tư tưởng Hồ Chí Minh một cách lô gic, khoa học thì có TS Hà Sĩ Phu. Năm 1995 khi viết luận văn "Chia tay ý thức hệ", mới đây nhắc lại trên trang Bô xít, TS Hà Sĩ Phu đã phản biện cụ Hồ Chí Minh về chủ nghĩa đức trị mà cụ chủ trương.
Xin đọc đoạn trích sau đây để thấy lập luận trong phản biện của TS Hà Sĩ Phu:
... Theo
lời cụ Hồ, cũng như theo lời những người nghiên cứu về cụ Hồ, tất cả
đều thống nhất rằng cụ Hồ gốc là một nhà Nho. Nho giáo ở cụ Hồ là Khổng
giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo là Đức trị, thậm chí chống Pháp
trị.
Về
chất Nho của cụ Hồ, ta sẽ không nói tới cái Nho trong cách biểu đạt tư
tưởng, trong đó rất nhiều câu nhiều ý là từ sách vở Khổng giáo, chỉ bàn
về nội dung tư tưởng bên trong cách biểu đạt đó.
- Cụ Hồ thấm nhuần đạo Khổng ở tính Đạo đức của nó. ("Đạo Khổng là một môn giáo dục về đạo đức và phép xử thế", lời cụ Hồ nói với nhà thơ Ôxíp Manđenxtam). Về biện pháp để có đạo đức thì xoay quanh mấy chữ "học", "dạy", "tu dưỡng bản thân", "phê bình và tự phê bình"…
Cụ nói: "Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự
cải tạo bản thân". "Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì trước hết phải có
những con người Xã hội chủ nghĩa!". Tức là cụ Hồ đã đi đúng vào cái vết
xe mà Đức trị đã đi suốt mấy nghìn năm: chính tâm, tu thân, trị quốc,
bình thiên hạ! Rồi cũng bằng chính tấm lòng khát khao có một thể chế Đức
trị cho dân tộc ấy, cụ Hồ đã bắt gặp lý thuyết Chuyên chính Vô sản và
"mê" ngay từ buổi gặp đầu. Tôi dùng chữ "cộng hưởng" là vì vậy.
Những
cái hay cái đẹp như các cụ nói nào có ai phản đối. Vấn đề là làm thế
nào để thực hiện? Khi xã hội đã tiến vào sản xuất Công nghiệp và kinh tế
Thị trường thì việc trị nước bằng cách lấy Cá nhân làm gốc để tỏa ra
làm tốt xã hội, lấy Giáo dục làm biện pháp trung tâm chắc hẳn đã bị đẩy
vào quá khứ cùng với nền Đức trị phong kiến, nếu trên đời đã không sinh
ra kẻ kế thừa nó, là nền Chuyên chính Vô sản.
Nếu cụ Hồ chỉ là nhà giáo dục, nhà thơ… thì ta chẳng nói, nhưng cụ Hồ đã nhận mình là "nhà Cách mạng chuyên nghiệp"
tức nhà chính trị, tức người cầm quyền thì xã hội chờ đợi ở Cụ một Cơ
chế tổ chức xã hội, một bộ luật, và một hệ thống quyền lực sao cho trong
đó cái đạo đức cứ được phát sinh và nuôi dưỡng, cái phi đạo đức cứ bị
lọc ra và trừng trị; giáo dục rèn luyện chỉ còn là biện pháp hỗ trợ. Thế
mới là Đạo đức thật sự, và đó chính là cái Đạo đức của Pháp trị. Nhưng thực tế, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy Đức trị Vô sản đã gây những hiệu quả ngược lại với Đạo đức.
Có gì khó hiểu đâu. Hãy xem vai trò người tối cao của bộ máy hành pháp: Thủ tướng!
Sinh thời của Hồ Chủ tịch thì thủ tướng là cụ Phạm Văn Đồng. Người Việt Nam gọi cụ Phạm Văn Đồng là vị thủ tướng "của Đạo đức"!?, cả một đời cứ nói Đạo đức, đặc biệt là đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ Đồng nói nhiều đến đến ĐỨC và TÀI, đến HỒNG và CHUYÊN.
Nhưng ĐỨC và TÀI thì cụ Hồ đã giảng bằng lời của sách Đại học (một trong Tứ thư): "Đức giả bản giã, Tài giả mạt giã! (Tài chỉ là ngọn, Đức mới là gốc). Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức là không có căn bản!".
Đề
cao Đức không phải là sai, nhưng sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối
thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của Chuyên chính Vô
sản: chữ TRUNG! Mà "trung" là phải "trung với Đảng"! Rồi mới "Hiếu” với
Dân! Vân vân.
Tuy
Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề "Đảng
với Dân là một". Tuy được "là một" nhưng ngồi chung vào cái ghế này
"Dân" sẽ bị "Đảng" thôn tính, vì Dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người "lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối"! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương
thay cho Dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru được nựng, được bế ẵm
hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay "mẹ
hiền" mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc
không, khi "mẹ hiền" cầm sữa lại cầm cả roi!
Sự tước đoạt ấy là trong phạm vị ý thức hệ. "Hình chiếu" của nó ra thực tế là sự tước đoạt về "sở hữu" và "nhân quyền": Đảng
hô hào đấu địa chủ để "người cày có ruộng"!. "Có ruộng chưa được mấy
ngày đã phải vào tổ đổi công rồi vào hợp tác, giao hết ruộng hết trâu
cho "Ban Chủ nhiệm". Và từ đấy trở đi là cảnh:
Mỗi người "làm việc bằng hai"
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!
Mỗi người "làm việc bằng ba"
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân!
Chủ
nhiệm" là ai, dứt khoát là người trong Cấp ủy Đảng, nên quyền sinh
quyền sát trong tay. Bị chủ nhiệm trù thì con thi vào đại học rồi cũng
bị xã gọi về, bố mẹ có sang tỉnh khác để kiếm ăn cũng không thoát khỏi
bàn tay quản lý hộ khẩu của Đảng! Chạch trong giỏ cua làm gì có quyền tự
do đi học, tự do cư trú…? Có liều lĩnh "tự do ngôn luận" mà gửi đơn
kiện tới Thủ tướng thì Thủ tướng lại giảng Đạo đức, Đạo đức thì phải
"trung với Đảng" nên đơn kiện lại chuyển đúng về Đảng ủy xã để Đảng ủy
hành… pháp!
Con
đường Đức trị vòng vèo quá nên người dân đâu có nhìn thấy, Đảng an ủi
cho vài câu đạo đức là lại tỉnh cả người, và lại có sức để tiếp tục "làm
việc bằng hai"!
Người
không hiểu thì tưởng cụ Hồ chỉ mượn Khổng giáo cái chữ nghĩa, còn nội
dung thì đã có "Đảng", có "hợp tác xã" nghĩa là đã mang tính Cách mạng
rất mới mẻ rồi! Có biết đâu nội dung phong kiến của chữ TRUNG vẫn được
giữ nguyên, "trung" là dứt khoát không được nghĩ đến vị chúa tể thứ hai,
"lưỡng Đảng" chẳng hạn là mắc tội chết rồi. Cái mới mẻ là:đáng lẽ
trung với với Vua thì nay phải trung với Đảng. Đảng đứng thay vào chỗ
của Vua trong cõi tâm linh của người dân Việt, được hưởng trọn tấm lòng
"trung quân" mà chế độ Phong kiến phải mất cả ngàn năm mới xây dựng được!
Ví
dụ nhỏ trên đây chắc có thể giúp bạn nhận ra rằng sự Tập thể hóa kia
không hề khử đi cái nội dung Phong kiến của chữ Trung, trái lại nó làm
cho chữ Trung phong kiến được "cập nhật hóa" để nó có thể sống yên giữa
thời sản xuất Công nghiệp, ít ra là trong buổi đầu.
Đức trị Vô sản, đem đối chiếu với Đức trị Phong kiến thì tính "cách mạng" chỉ có nghĩa là thay "sự trung thành của cá nhân thần dân với cá nhân Vua" bằng "sự trung thành của một tập thể dân với một tập thể cầm quyền" (tức Bộ Chính trị), để rồi trong tập thể cầm quyền này sự trung thành tối hậu sẽ được giải quyết bằng Đảng tính và nguyên tắc Dân chủ tập trung.
Điều
chua chát là trong sự tranh chấp ở cung đình này nhiều phen cụ Hồ và cụ
Đồng với tư cách lãnh tụ chân chính của Đảng, đã không phải là người
được nhận sự trung thành tối hậu đó. Tôi được nhiều Đảng viên hưu trí kể
rằng: Cụ Đồng rất nhiều tâm sự, Cụ bảo "cả đời làm Thủ tướng, tham
nhũng như rươi mà tôi chưa cách chức được một cán bộ nào! Hiện nay ta
chống tham nhũng nhưng cũng chỉ chống được từ vai trở xuống thôi!".
Nghĩa là Tham nhũng ở trên đầu là không chống được! Người
dân có thể chia sẻ với Cựu Thủ tướng những tâm tư ấy, nhưng chắc vị Cựu
Thủ tướng của chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ rằng cội nguồn của bi kịch
này là ở bản chất Phong kiến của nền Đức trị Vô sản! Chẳng thế mà ít
lâu sau cụ Đồng lại tiếp tục cuộc đánh Tham nhũng bằng… những bài giảng Đạo đức, đạo đức Hồ Chí Minh!
Chính cụ Hồ với “Đạo đức Hồ chí Minh” có thật trong tay mà chưa chống được tham nhũng, huống
hồ một người nào đó không phải Hồ Chí Minh, chỉ nói Đạo đức Hồ Chí Minh
chứ chắc gì đã có Đạo đức thật, thì thử hỏi chống thế nào được tham
nhũng?
Xin
hãy lắng nghe lời mách nước của thời đại (nếu thực tâm muốn nghe): Hãy
quên Đạo Đức” đi, để làm Pháp trị cho ngon lành thì Tham nhũng nó mới
sợ! ( nguồn: Bauxite Việt Nam)