Nguyễn Thanh Giang
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế
Tác giả Bích Ngọc trong bài “Nguyễn Đan Quế và khát vọng Tự do, Dân chủ” đã đánh giá như sau:
“Đối với dân tộc Việt Nam, mặc dù tư tưởng của ông đôi khi không
đồng tương ứng với những dòng suy tưởng khác, nhưng không ai có thể phủ
nhận được rằng cái tên Nguyễn Đan Quế đã đi vào lịch sử, những bước chân
ông đã làm hồng trang sử Việt. Đất nước ghi ân ông, vì cả gần ba mươi
năm qua, ông luôn là hồi chuông cảnh tỉnh, tiếng còi báo động những thủ
đoạn đê hèn của Cộng sản Việt Nam; ông đã đưa ra một viễn kiến chính trị
đầy tính nhân bản cho quê hương Việt Nam. Ông là ý thức của khát vọng
Tự do Dân chủ, là chân dung của lý tưởng dân tộc: vì hoài bão đất nước,
ông đã từ chối vinh hoa cá nhân, dấn thân cho một xã hội tươi đẹp. Tổ
quốc Việt Nam cần những người con như ông để có được một ngày mai tươi
sáng hơn”.
Tôi là một trong những người “đôi khi không đồng tương ứng với những dòng suy tưởng” của Nguyễn Đan Quế.
“Lộ trình 9 điểm” là một trong những đóng góp được xem là lớn mà Nguyễn Đan Quế đưa ra nhằm “chuyển
độc tài sang dân chủ, đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi dân tộc và phù hợp
với tình hình mới của thế giới. Đây là lối thoát tốt đẹp nhất. Bộ chính
trị cần nghiêm chỉnh thực thi”.
Chín điểm đó là:
“1 - Tự do thông tin.
2 - Tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do internet.
3 - Thả hết tù nhân lương tâm.
4 - Tự do tôn giáo.
5 - Bỏ điều 4 Hiến pháp, bằng cách trao trả Quốc hội chức năng là Cơ quan Quyền lực Tối cao của quốc gia. Quốc hội, với quyền lực tối cao, làm những bước kế tiếp:
6 - Quốc hội tuyên bố Việt Nam theo đường lối Dân chủ: Tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.
7 - Quốc hội ban hành Luật tách đảng Cộng sản ra khỏi mọi cấp chính quyền.
8 - Quốc hội soạn và thông qua Luật bầu cử đa nguyên, đa đảng.
9 - Bộ máy hành chính (đã tách khỏi đảng Cộng sản) tổ chức bầu cử tự do, bình đẳng, có giám sát quốc tế để bầu Quốc hội Lập hiến”.
3 - Thả hết tù nhân lương tâm.
4 - Tự do tôn giáo.
5 - Bỏ điều 4 Hiến pháp, bằng cách trao trả Quốc hội chức năng là Cơ quan Quyền lực Tối cao của quốc gia. Quốc hội, với quyền lực tối cao, làm những bước kế tiếp:
6 - Quốc hội tuyên bố Việt Nam theo đường lối Dân chủ: Tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.
7 - Quốc hội ban hành Luật tách đảng Cộng sản ra khỏi mọi cấp chính quyền.
8 - Quốc hội soạn và thông qua Luật bầu cử đa nguyên, đa đảng.
9 - Bộ máy hành chính (đã tách khỏi đảng Cộng sản) tổ chức bầu cử tự do, bình đẳng, có giám sát quốc tế để bầu Quốc hội Lập hiến”.
Đây là những yêu cầu thực thi để xã hội được xem là có dân chủ chứ
đâu phải là một lộ trình. Lộ trình phải mang tính kế hoạch mà bước trước
là tiền đề khai mở điều kiện cho bước sau. Ngay điểm 1 và điểm 2 đã có
sự lẫn lộn. Tự do báo chí, tự do internet nằm trong chuỗi của điểm 2 hay
nằm trong nội hàm của Tự do thông tin? Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp (điểm 5)
là tiền đề tạo điều kiện cho điểm 8: “Quốc hội soạn và thông qua Luật bầu cử đa nguyên, đa đảng” nhưng “Thả hết tù nhân lương tâm” (Điểm 4) cần làm trước hay “Tự do tôn giáo” (Điểm 5) cần làm trước … ?
Ông Nguyễn Gia Kiểng trong bài “Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động” có viết:
“Lịch sử của các nước, các thời cũng đã chứng
tỏ rằng mọi kết hợp đấu tranh cách mạng muốn thành công đều phải qua
năm giai đoạn rõ rệt:
1/ Xây dựng một cơ sở tư tưởng;
2/ Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt;
3/ Xây dựng và kiểm điểm phương tiện;
4/ Xây dựng cơ sở quần chúng;
5/ Tiến công giành thắng lợi ”.
Ông còn chỉ rõ: “Tiến trình năm giai đoạn này, trong đó xây dựng cơ sở tư tưởng chính trị là bắt buộc đầu tiên ….Tiến trình này cũng cho thấy vận động quần chúng chỉ là cố gắng cuối cùng của giai đoạn cuối cùng của đấu tranh chính trị, dù là điều bắt buộc ”.
2/ Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt;
3/ Xây dựng và kiểm điểm phương tiện;
4/ Xây dựng cơ sở quần chúng;
5/ Tiến công giành thắng lợi ”.
Ông còn chỉ rõ: “Tiến trình năm giai đoạn này, trong đó xây dựng cơ sở tư tưởng chính trị là bắt buộc đầu tiên ….Tiến trình này cũng cho thấy vận động quần chúng chỉ là cố gắng cuối cùng của giai đoạn cuối cùng của đấu tranh chính trị, dù là điều bắt buộc ”.
Ông thuyết minh: “Tuy vậy điều bắt buộc không nhất thiết phải là
điều quan trọng nhất. Lấy thí dụ một sinh viên đi học và đi thi để lấy
bằng tốt nghiệp. Thi là điều bắt buộc nhưng không phải là điều quan
trọng nhất, điều quan trọng nhất là học. Nếu đã học kỹ thì thi chỉ là
một thủ tục, còn nếu không học mà đi thi thì kết quả đã hiển nhiên từ
trước”.
Vấn đề đặt ra có khác nhau, nhưng, câu hỏi cốt tử được nêu đối với
Nguyễn Đan Quế là: Ai sẽ thực thi mỗi điểm trong Lộ trình của ông? Ai
thực thi từ điểm 1 đến điểm 2 … rồi điểm 5 và điểm 8.
Những người lãnh đạo ĐCSVN đã tuyên bố rõ rành: “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”, “Việt Nam chưa/không cần đa nguyên đa đảng” kia mà!
Vậy thì ai có thể ra lệnh, ai có thẻ ép buộc ĐCSVN thực thi 9 “lệnh” trên?
Mỹ không dám thô bạo vì biết rằng không thể thô bạo. Vả chăng Mỹ cũng còn cần chính quyền Việt Nam.
Trung Quốc chắc chắn không ép mà còn sẵn sàng giúp dựng Thiên An Môn Việt Nam …
Một thế lực nổi dậy từ trong nước ư?
Sau bao nhiêu năm vật lộn, cho đến nay chỉ thấy những thế lực, những
tổ chức hữu danh vô thực khả dĩ còn tồn tại được, Sức uy hiếp nào có
thực chất thì dù chỉ manh nha và mong manh như Trần Huỳnh Duy Thức đã bị
triệt hạ rất tàn bạo từ trong trứng!
Cho nên, theo thiển ý của tôi, khả dĩ nhất chỉ có thể là con đường khuyến khích/ép buộc ĐCSVN tự “Diễn biến hòa bình”.
Muốn vậy, một mặt phải khéo léo ươm mầm và kích thích phát triển xã hội
dân sự, một mặt phải kiên trì đấu tranh lý luận – tư tưởng tích cực cải
tạo nhận thức xã hội, cả trong nhân dân, cả trong đảng viên, cả trong
lãnh tụ ĐCSVN.
Thực tế cho thấy, những thành tựu tốt đẹp đạt được trong tiến trình
dân chủ hóa gần đây, chủ yếu nhờ những hoạt động theo hướng đó.
Xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng cũng nên “giao” cho ĐCSVN thực hiện. Hoặc ĐCSVN tự tách làm đôi, hoặc phục hoạt một đảng tiền thân, một đảng anh em, một đảng “tay sai” của ĐCSVN là hướng nên thúc đẩy vì khả dĩ điều ấy còn khả thi. Đừng sợ đấy sẽ là những “đảng cuội”. Thực tiễn rồi đây sẽ nhào luyện cho đối lập cuội thành đối lập thật.
Lịch sử cho thấy, ngay các tổ chức cộng sản trước đây cũng từng
choảng nhau chí chết. Nhiều tổ chức chống cộng hiện nay ở nước ngoài
không chỉ phê phán mà còn lên án nhau thậm tệ… Huống chi, trong trạng
huống kinh tế thị trường hoang dã như ở Việt Nam hiện nay, điều kiện
hình thành lợi ích phe, nhóm hiển hiện đến mức khó lòng kìm chế.
Cho nên tôi vẫn thường ra sức thuyết phục ĐCSVN hãy chủ động tổ chức
ra đa nguyên đa đảng vì chỉ như vậy Đảng mới may ra sẽ tốt lên và may
chăng còn tồn tại được. Bằng phương thức đó, “Diễn biến hòa bình”
sẽ tiến triển tương đối êm thấm. Nếu để xẩy ra đa đảng bột phát thì
ĐCSVN sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ đổ vỡ, chiến tranh lại có thể xẩy ra
đau lòng trước khi tiến tới ổn định.
Tháng 2 năm 2011 vừa qua, xuất hiện bài “Chủ nghĩa đa phương mới” (Bs Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Bắc Truyển ghi).
Bài báo mang dáng tầm cỡ. Sau khi lược qua sơ sài những vấn đề: “An
ninh ổn định trên thế giới”, “Ấm nóng khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi
trường sống”, “Khan hiếm tài nguyên kỹ nghệ”, “Phi quân sự hoá không
gian”, “Nạn nhân mãn và di dân kinh tế” vv... ông mơ ước có một chiến lược chung của “tập thể các siêu cường”
mặc dù biết trong thực tế mỗi siêu cường đều có chiến lược riêng của
mình và hiển hiện không chỉ tồn tại bất hòa giữa các cộng đồng nghèo khổ
với các nước giàu mà còn những mâu thuẫn giữa các siêu cường trong quá
trình cạnh tranh vì quyền lợi dân tộc và vì những tham vọng không dễ gì
kìm chế của họ.
*
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942 tại Hà Nội. Ông mồ côi cha từ nhỏ
vì cha ông, một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Cộng Sản sát hại
năm 1945. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam, sau khi tốt nghiệp bác
sỹ y khoa (năm 1966) ông vừa làm giảng sư tại Đại học Y Khoa Sài Gòn,
vừa phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ông từng được học bổng của Tổ chức Y
tế Quốc tế (WHO) đi tu nghiệp về ngành Y khoa Nội tiết (ndocrinology)
tại Bỉ năm 1968, tại Pháp năm 1969 và tại Anh năm 1972. Năm 1975, Sài
Gòn thất thủ, trong khi quan quân, trí thức … thuộc chính quyền cũ nườm
nườm chạy trốn theo Mỹ thì bác sỹ Nguyễn Đan Quế từ bỏ cả gia dình thân
yêu ở lại đón rước chính phủ CHXHCN Việt Nam với hy vọng tìm thấy lý
tưởng của mình. Nhưng rồi, ông đã nhanh chóng thất vọng khi nhận ra
chính quyền mới còn có nhiều điều tệ hại hơn chính quyền trước đây mà
ông từng chống lại.
Năm 1976, ông lập Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ và phát hành hai tờ báo chui. Tờ “Vùng Dậy”
nhằm vào sinh viên và giới trẻ. Tờ “Toàn Dân Vùng Dậy” dành cho đại
chúng. Tháng 2-1978, ông bị bắt giữ cùng 47 thành viên của tổ chức này
và bị giam cầm 10 năm không xét xử cho đến năm 1988. Năm thành viên đã
bị chết trong tù. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Hội Ân Xá Quốc Tế và áp
lực rộng lớn của dư luận khắp nơi trên thế giới, bác sỹ Nguyễn Đan Quế
được trả tự do nhưng vẫn bị theo dõi và ngăn cấm hành nghề.
Tháng 2 năm 1990, ông lại thành lập “Cao Trào Nhân Bản”. Ông
lại bị bắt và đem xử án. Trong phiên tòa ngày 29 tháng 7 năm 2004, bác
sỹ đã lớn tiếng chỉ trích chính quyền, phủ nhận hệ thống pháp luật và
quyền xét xử của tòa án và tuyên bố ông không phạm tội gì ngoài tội yêu
nước. Phiên tòa bị gián đoạn ba lần và cuối cùng người ta phải đưa BS
Quế sang phòng bên cạnh và bắc loa một chiều để tuyên đọc bản án: Ông bị
xử 30 tháng tù với tội danh: “Lạm dụng quyền tự do dân chủ để làm phương hại đến lợi ích và an ninh của quốc gia”.
Bác sỹ đã được Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế công nhận là “tù nhân vì lương
tâm” và được mời là hội viên danh dự suốt đời cuả tổ chức này. Thượng
Nghị Sĩ J. Robert Kerry coi ông là một Vaclav Havel của Việt Nam. Chủ
Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công và Lao Động Hoa Kỳ (AFL-CIO) Lane Kirkland
so sánh ông với Andrei Sakharov, Lech Walesa và Nelson Mandela. Nhà bác
học Torsten Wiesel, khôi nguyên giải Nobel về Y Khoa, Chủ Tịch Ủy Ban
Nhân Quyền của các Hàn Lâm Viện Quốc Gia Hoa Kỳ cũng coi ông là một
Sakharov của Việt Nam.
Để bầy tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa của
dân tộc Việt Nam đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, và để bầy tỏ sự
ngưỡng mộ trước công cuộc tranh đấu kiên trì đầy gian khổ của BS Quế,
ngày 5-5-1994, lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua với đại đa số
tuyệt đối Nghị quyết chung SJ 168, sau đó Tổng Thống Bill Clinton đã ký
thành Đạo luật (Public Law) 103-258 ngàỵ 25-5-1994 chọn ngày 11-5, ngày
BS Quế đưa ra lời kêu gọi tranh đấu bất bạo động đòi tự do, dân chủ cho
Việt Nam, là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam (Việt Nam Human Rights Day).
Kể từ năm 1994, hàng năm lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ
chức trọng thể tại trụ sở Thượng Viện Hoa Kỳ.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế đã được trao tặng giải nhân quyền Raoul
Wallenberg (1994), giải Nhân Quyền Robert Kennedy (1995), giải
Hellman/Hammett của Human Rights Watch (2002), giải Nhân Quyền dành cho
các Khoa Học Gia Heinz R. Pagels của Hàn Lâm Viện Khoa Học New York
(2004) và được các Dân Biểu Mỹ thuộc lưỡng đảng đề cử nhiều lần là ứng
viên cho giải Nobel về Hòa Bình.
*
Báo Quân Đội Nhân dân của ĐCSVN gọi ông là “Kẻ cơ hội học đòi” và bôi bẩn, mạt sát ông:
“Chủ nghĩa cơ hội đã làm Nguyễn Đan Quế mờ mắt không thấy được
một thực tế đã và đang diễn ra ở không ít nước theo chế độ đa đảng là
các đảng phái tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra những rối
loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chẳng những quyền dân
chủ của người dân không được bảo đảm mà tính mạng của họ cũng bị đe
dọa... Không ai lạ gì việc tuyên truyền kích động, xuyên tạc của Nguyễn
Đan Quế là nhằm mục đích đầu cơ chính trị hòng kiếm những đồng đô-la tài
trợ từ các thế lực thù địch”.
Ai đó với lòng thù hận cộng sản vô độ thì thóa mạ ông thậm tệ:
“Ôi! Các anh đã đem cả máu xương của mình để tận hiến cho quê
hương, để bảo vệ cho đồng bào ruột thịt của mình và để bảo vệ cho những
tên như Đoàn Viết Hoạt - Nguyễn Đan Quế cùng đồng bọn, để chúng được tự
do kéo nhau xuống đường biểu tình, phản chiến, đòi Mỹ rút quân. Rồi cho
đến ngày 30-4-1975, Đoàn Viết Hoạt là Phụ tá Viện trưởng Viện Đại Học
Vạn Hạnh: “Hòa thượng” cộng sản Thích Minh Châu, Đoàn Viết Hoạt và
Nguyễn Đan Quế đã cầm đầu hàng trăm tên sinh viên của đại học Vạn Hạnh,
mà trước kia chúng là những tên đặc công của Biệt động thành Sài Gòn -
Gia Định, và theo lệnh của Quế và Hoạt bọn chúng đã công khai đi đón
rước cộng quân vào thủ đô Sài Gòn”,
Riêng tôi, tôi tin lời giáo sư Đoàn Viết Hoạt:
“Con người BS Quế rất là trung thực, thẳng thắng và can trường.
Đối với cộng sản thì ông rất là dứt khoát và khi mà nói chuyện với các
cán bộ đến để làm việc thì BS Quế đã đối xử không những là không thua mà
còn đứng ở vị thế của những người cao hơn là các cán bộ làm việc. Ông
luôn luôn hêt sức giữ sự tự trọng và nhân cách của mình trong suốt thời
gian bị giam"
"Là một người bạn thì BS Quế là một người rất tốt. Tôi nghĩ rằng
BS Quế là một người có nhân cách và là một người trí thức, có hiểu biết
và rất có lòng đối với đất nước. Tôi rất quý trọng BS Quế mặc dù có thể
trên một số quan điểm vể chính trị thì có thể là chưa hoàn toàn đồng ý
với nhau, nhưng mà không có gì khác biệt trên cơ bản"
Hà Nội, Xuân Nhâm Thìn
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 35 534 370
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 35 534 370