Cầm vàng mà lội qua sông.
Vàng trôi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Ca dao VN
Nơi phần lời tựa của của cuốn Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, nhà phê bình văn học Thụy Khuê cho biết:
“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này (*).”
Thụy Khuê. Ảnh: RFI
Sự “giả mạo lịch sử” mà Thụy Khuê “tìm hiểu đến nguồn cội” gồm những điểm chính, được ghi nơi trang 470, như sau:
- Chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên hội Người An Nam yêu nước.- Chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hoà Bình Versailles, năm 1919.- Chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Và “chính loạt bài này đã … xác định ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’ làm cho ông trở thành thần tượng từ thập niên 1920- 1930 của thế kỷ trước” (tr. 511). Trước kia, trong một thời gian dài, ở Việt Nam, người ta thường nghe nói đến “tư tưởng Mao Trạch Đông” và “tác phong Hồ Chí Minh.” Thưở đó, có kẻ còn tưởng (bên này biên giới là nhà) bên kia biên giới cũng là quê hương, hoặc: bác Hồ ta đó chính là bác Mao … nữa cơ!
Tưởng như thế là … tưởng năng thối!
Cuộc tình thắm thiết của hai nước XHCN anh em Việt/Hoa không nồng thắm lắm, và cũng chả bền vững gì nên không thể cứ (“tưởng”) mãi như thế được. Thêm vào đó, với thời gian, mỗi lúc thiên hạ lại được biết thêm nhiều điều khuất tất trong tác phong của Hồ Chí Minh: trong khi đi tìm đường cứu nước, ông đã tiện tay gửi luôn một lá đơn xin theo học Trường Hành Chính Thuộc Địa; ông chính là tác giả Trần Dân Tiên, kẻ đã viết sách ca ngợi Hồ Chủ Tịch không tiếc lời; người ta tìm thấy xác bà Nông Thị Xuân, nhân tình của ông, nằm chết giữa đường, cách Phủ Chủ Tịch không xa …
Ăn ở, cư xử (bất nhân) như thế khó có thể được xem là con nhà đàng hoàng tử tế – theo tiêu chuẩn của văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, Đảng đã thay tác phong (của Bác) bằng tư tưởng Hồ Chí Minh (coi) cho nó đỡ kỳ. Tư tưởng, nói nào ngay, vẫn dễ dấu hơn hành động.
Chỉ tiếc rằng rồi cũng không dấu được luôn, hoặc dấu được lâu. Sau khi “truy nguyên bút hiệu Nguyễn Ái /Quấc” và “khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc” (qua những chương 15, 16, 17, 18, 19, 20 – từ trang 424 đến trang 581 – cùng với những chứng liệu vô phương chối cãi) Thụy Khuê khẳng định:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (trang 458).
Huyền thoại, và “nền móng tư tưởng Hồ Chí Minh” (từ nay) kể như là chấm dứt hay mất đứt! Sự mất mát này để lại ít nhiều hụt hẫng, và tiếc nuối, trong lòng nhiều người dân Việt – theo như cách nói của họ, qua ca dao:
Cầm vàng mà lội qua sông.
Vàng trôi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Đôi lúc, tôi trộm nghĩ, nếu ra đời sớm hơn tí nữa thì chắc (chắn) mình cũng “phải lòng” ông Hồ Chí Minh thôi. Và nếu thế, đến giờ, dù không còn thương tiếc gì một người tình (phụ) có lẽ tôi vẫn nấm nuối và tiếc thương mối tình (thắm thiết) của mình – vào thưở đầu đời. Cái thưở mà bác Hồ đã xuất hiện như một ngôi sao sáng, biểu tượng của sự khát khao và quyết tâm dành lại lại Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc cho cả một dân tộc.
Huyễn tượng này vẫn được chăm chút, giữ gìn, thêm thắt và bồi đắp cẩn thận (không ngừng) mãi cho đến hôm nay, theo ghi nhận của Wikipedia:
“Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một ‘tấm gương sáng ngời về đạo đức’, một ‘nhân cách cao thượng’, được coi là một ‘thần tượng.’ Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.Mỗi năm, chính quyền và Đảng bộ đều tổ chức các cuộc thi Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho nội bộ lẫn quần chúng.Ngoài những phát biểu của chính Hồ Chí Minh và hình vẽ, hình chụp của ông, những câu nói và khẩu hiệu tuyên truyền có thể đọc thấy ở mọi nơi đó là:
Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.
Không phải vô cớ mà ông Hồ Chí Minh đã gạt được nhiều người, trong nhiều thập niên qua. Rõ ràng ông có được sự đồng thuận tích cực, hay nói đúng hơn là đồng lõa, của cả một băng đảng chuyên môn làm bạc giả – Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Nửa thế kỷ trước không ít những người thuộc thế hệ cha anh của tôi chưa bao giờ may mắn có được cái mức lùi, cùng những phương tiện truyền thông cần thiết, để nhìn rõ về chân dung của ông Hồ (nói riêng) và cuộc cách mạng vô sản (nói chung) một cách rạch ròi như hiện tại. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên là họ đã… trao duyên lầm tướng cướp, cũng như không có gì đáng trách vì họ đã cầm nhầm tiền giả.
Chỉ có điều đáng buồn là mãi đến nay phần lớn vẫn cứ làm bộ ứng xử như “không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra” vậy. Không mấy ai có đủ can đảm để nhận rằng: “Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt / Lại đúc nên chính cỗ máy này” như ông Bùi Minh Quốc.
Cái “cỗ máy” mà ông Trần Độ, sau suốt một cuộc đời tận tụy đi làm cách mạng, đã phải cay đắng thốt lên là “…còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”
Trong kỳ Đại hội Đảng Toàn quốc, lần thứ hai, tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1951, ông Hồ Chí Minh kể chuyện:”… ở một trận đánh nọ có chiến sĩ bị thương ở tay nói với người bên cạnh ‘Cậu chặt tay cho mình cái’ vì thấy cánh tay gãy vướng, chặt đi cho dễ đánh, thế rồi lại cứ xung phong? Nếu không thấm nhuần chủ nghĩa Marx – Lénine thì làm sao có được những cử chỉ oanh liệt như thế?” [ Học Tập – Nội san Đảng Bộ Liên Khu Bốn (Chỉ lưu hành Trong Nội Bộ, Số 35, Năm thứ tư, Tháng 4 – 1951].
Có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu rằng chính ông Hồ là kẻ đã cố gắng công (và thành công) trong việc làm cho chủ nghĩa Marx – Lénine, cùng với chủ trương bạo lực và dối trá, trở nên “thấm nhuần” ở Việt Nam. Họa cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Trong tiến trình xây dựng và kiến thiết lại đất nước buộc phải loại trừ sự mọi giả trá, đã bám rễ quá sâu trong lòng dân chúng. Đây là điều không dễ dàng chi, và cần đến sự quyết tâm cũng như ý thức của tất cả mọi người. Do đó, công việc “tìm hiểu đến nguồn cội sự giả mạo lịch sử” (để giải trừ cái huyền thoại HCM) là điều vô cùng cần thiết và cần được quan tâm.
Hình bìa Nội San Đảng Bộ Liên Khu Bốn. Nguồn: talawas
Có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu rằng chính ông Hồ là kẻ đã cố gắng công (và thành công) trong việc làm cho chủ nghĩa Marx – Lénine, cùng với chủ trương bạo lực và dối trá, trở nên “thấm nhuần” ở Việt Nam. Họa cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Trong tiến trình xây dựng và kiến thiết lại đất nước buộc phải loại trừ sự mọi giả trá, đã bám rễ quá sâu trong lòng dân chúng. Đây là điều không dễ dàng chi, và cần đến sự quyết tâm cũng như ý thức của tất cả mọi người. Do đó, công việc “tìm hiểu đến nguồn cội sự giả mạo lịch sử” (để giải trừ cái huyền thoại HCM) là điều vô cùng cần thiết và cần được quan tâm.
Tưởng Năng Tiến
3/2012
(*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
3/2012
(*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau: