Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Đại Sứ Hoa Kỳ Tại VN

Gặp Cộng Đồng Việt: Mỹ-VN Không Kết Thân Hơn Vì Chưa Cải Thiện Nhân Quyền
(03/14/2012)
Mỹ: Việt Nam Chưa Có Tự Do Ngôn Luận, Lập Hội
Đại Sứ Hoa Kỳ David B. Shear đã gặp gỡ cộng đồng người Mỹ gốc Việt vùng Hoa Thịnh Đốn vào lúc 5 giờ chiều ngày 11 Tháng 3, 2012 tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân ở Falls Church, VA.
Có vài chục người tham dự, gồm nhiều thân hào nhân sĩ, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các vị đại diện đại diện tôn giáo và các nhà truyền thông. Hầu hết đều nôn nóng gặp Tân Đại sứ HK để nghe ông tường trình cùng giải đáp thắc mắc về vấn đề Nhân quyền ở VN hiện nay.

Quan khách và đồng hương Việt tham dự trong buổi gặp Đại Sứ Mỹ tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân.
Mở đầu Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân giới thiệu,  Tân Đại Sứ David B. Shear, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, nhậm chức từ  ngày 4 Tháng 8, 2011. Ông đã phục vụ ở Sapporo, Bejing, Tokyo and Kuala Lumpur. Ở Hoa Thịnh Đốn  Ông phục vụ trong Office  of Japanese, Chinese and Korea Affairs và là Phụ tá đặc biệt  Under Secretary for Political Affairs. Ông là Giám đồc  Chinese and Mongolian Affaairs năm 2008-2009 và là Deputy Assistant Secretary của Bureau of East Asia and Pacific Affairs năm 2009 tới 2011.
Bác sĩ Quân cho biết ông và Bác sĩ Thể Bình có dự buổi lễ nhậm chức của  Tân Đại sứ  HK David B. Shear.  Đại Sứ Shear hứa sẽ cố gắng hết sức để cải thiện trong lãnh vực Nhân Quyền ở Việt Nam. Ông cũng nhận thức vai trò của cộng đồng nguời Mỹ gốc Việt trong mối bang giao  giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trước khi Đại Sứ Shear  rời HK đi VN ông đã dành cho  BS Quân  một cuộc gặp  gỡ  ở nhà riêng  và  đã thảo luận  nhiều về vấn đề Nhân Quyền ở VN,  làm cách nào để có thể trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị và làm sao cho họ không bị bắt lại… Bác sĩ Quân cảm  ơn Ông Đại Sứ Shear đến gặp gỡ cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở vùng HTĐ và xin mọi người chào đón Đại Sứ HK David B. Shear.

Từ trái, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN David B. Shear, BS Nguyễn Quốc Quân trong cuộc gặp mặt với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại tư gia của BS Quân
Đại sứ David B. Shear có vài lời với  những người hiện diện.  Ông cho biết gặp gỡ người  Mỹ gốc Việt ở Hoa thịnh Đốn trước, và  sẽ đi  Miền Tây, và Texas… để  tăng thêm sự liên lạc giữa cộng đồng người Mỹ gốc Việt và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở VN. Điều đặc biệt là  ông cho  email của ông  Sheardb@state.gov để cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể gởi thẳng tới ông những câu hỏi hay những vấn đề quan tâm.
Ông cho biết đã đến Hà nội hồi  Tháng 8, 2011, đã ở VN sáu tháng. Những vị  đại sứ mới  đến Việt Nam, trong sáu  tháng đầu, họ đi gặp  những viên chức trong chính quyền VN và thăm viếng những thành phố ở Việt Nam. Ông cho biết, khi nói chuyện với các viên chức cao cấp Việt Nam, ông luôn nói với họ mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam  có rất nhiều cơ hội phát triển tốt đẹp. Ông sẽ làm tất cả những gì có thể để đạt được những kết quả  tốt đẹp.
Một trong những cơ hội tốt đẹp là trong lãnh vực  kinh tế. Trong năm 2010 thương nghiệp là 20 tỉ, trong năm 2011 là 22 tỉ và sẽ phát triển nhiều hơn trong những năm tới.  Để bảo đảm cho sự phát triển, Hoa Kỳ và Việt Nam cần thảo luận vấn đề Trans Pacific Partnership (TPP)  và thỏa hiệp tự do thương mãi  để giúp phát triển kính tế, xã hội và hệ thống pháp lý của Việt Nam. Trong lãnh vực ngoại giao, hai nước chia sẻ lợi ích chiến lược chung trong việc duy trì  hoà bình và an ninh ở Southeast Asia và South China Sea. Đại Hội ASEAN năm 2010 đưa South China Sea vào nghị trình ngoại giao.
Vấn đề thứ hai ông nói với các viên chức  ở Việt Nam là người Mỹ sẽ không hỗ trợ  mạnh mẽ  hơn về kinh tế, ngoại giao và chiến lược, trừ khi Việt Nam  cải thiện tình trạng nhân quyền.  Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở VN đã hoạt động mạnh trên lãnh vực Nhân quyền.  Ông đã gặp những người chống đối chế độ, những nhân vật dân sự  và một vài vị lãnh đạo tôn giáo. Ông David Shear có nhận xét Miền Nam Việt Nam  trù phú hơn miền  Bắc.
Ông  lưu ý trong cuộc họp báo Tháng chín, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam  có nhiều sự bất đồng về nhân quyền. Sáu tháng sau ông  vẫn thấy sự khác biệt đó. Việt Nam giới hạn tự do ngôn luận và tự do lập hội, tự ý toàn quyền quyết định sự giới hạn. Người ngoại  quốc cũng như người Việt Nam rất quan tâm về mức độ tham nhũng.
Là một đại sứ ông phải  cẩn thận phân chia  nhiều vấn đề trong nhiều lãnh vực khác nhau.  Thí dụ tự do ngôn luận và lập hội đã  xuống dốc hơn nhưng những cố gắng chống nạn buôn người đã được cải thiện. Hiện nay Facebook bị “blocked” ở VN , Internet bị gạn  lọc và giới hạn, nhằm mục đích ngăn cản người Việt nhận được nhiều tin tức họ cần biết ở thế giới bên ngoài.
Hoa Kỳ muốn trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và cải thiện  tình trạng nhân quyền căn bản, giảm  bớt tham  nhũng và gia tăng tự do ngôn luận và lập hội.
Stephen Nguyễn đại diện Liên Hội Sinh viên MAUVSA đặt câu hỏi,  chính phủ HK sẽ làm gì để cải thiện sự liên lạc với người Mỹ gốc Việt và chúng tôi được thông báo. Đại Sứ Shear trả lời, gởi điện thư tới ông và tiếp tục họp mặt. Đại Sứ Shear nói ông muốn tới dự cuộc họp ở  White House với phái đoàn người Việt, nhưng rất tiếc ông không thể đi được.
Tiếp tục phần hỏi đáp, Tiến sĩ  Tạ  Cự Hải , Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến sĩ Việt Nam CH/HTĐ  trình bày nhiều về vấn đề nhân quyền tại VN.
Ông Nguyễn văn Bề  trình bày bằng tiếng Việt, và được Ông Trần Quốc Sĩ thông dịch lại tiếng Mỹ,  hiện có một số đông đồng bào Phật Giáo Hòa Hảo bị bắt, bị giam nhiều năm mà không xử. Ông Shear yêu cầu cho  ông hồ sơ những người bị bắt. Ông Bề hứa sẽ cung cấp danh sách sau. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nêu lên hai câu hỏi.:
1. Chúng tôi biết là Ô. ĐS và phía Hoa-kỳ (Bà Ngoại-trưởng Clinton, hai TNS McCain và Lieberman…) đều nhấn mạnh đến tầm quan-trọng của nhân-quyền đối với Hoa-kỳ trong bang-giao với Hà-nội.  Không những chúng ta thấy họ không đổi hay hủy bỏ hai điều 79 và 88 của Bộ Luật Hình-sự của họ. Họ còn dùng đến cả những biện-pháp phi pháp, ngoài pháp-luật như dùng côn-đồ đánh đập các nhà dân-chủ, đưa bà Bùi Thị Minh Hằng vào trung-tâm phục-hồi nhân-phẩm mà không đưa ra toà, bắt Việt Khang và cho đến nay vẫn không ai biết anh ta ở đâu, hoặc không chịu thả Điếu Cầy dù như ông ta đã mãn hạn tù… Vậy thì ta có thể làm gì để cải thiện tình-hình nếu không có biện-pháp chế-tài?
2. Hầu hết những câu hỏi hôm nay là tập trung vào vấn-đề nhân-quyền. Song tôi muốn hỏi ông ĐS về cách ông đánh giá tình-hình Biển Đông. Như ông biết, TC tiếp-tục gây hấn với các nước chung quanh biển Nam-hải, Phi-luật-tân, VN, v.v… Song VN bị tệ hơn, như các ngư-dân VN cũng bị hải-giám TC bắt, đòi tiền chuộc, làm khó… Theo ông thì Hoa-kỳ có thể làm được gì để làm giảm bớt tình-trạng này?
Theo sau có gần hai mươi người đặt câu hỏi. Chương trình được chấm  dứt vào lúc 6 giờ chiều.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"