Nguyễn Tường Thụy
1. Tôi bị công an Thanh Trì bắt như thế nào?
Lúc ấy vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 7/3/2012.
Tôi vừa hoàn thành bài viết trong loạt bài hướng về ngày Quốc tế phụ
nữ 8/3 và ngả lưng mới được chừng 15 phút. Vợ tôi lên lay dậy:
- Có mấy cậu công an hỏi anh.
Tôi liền xuống ngay, thấy một cậu mặc sắc phục công an và 2 người
đang ngồi ở phòng khách, mặt lạnh lùng. Tôi quan sát, không khí có vẻ
nặng nề, căng thẳng. Cậu mặc sắc phục bảo:
- Bác có giấy triệu tập, mời bác đi theo chúng tôi.
Rồi cậu ta chìa cho tôi xem mảnh giấy triệu tập nhưng giữ khư khư như
sợ tôi giật mất. Tôi liếc qua thấy giấy triệu tập của công an Thanh Trì
yêu cầu tôi có mặt vào 15 giờ hôm đó (7/3/2012), lý do: kích động biểu
tình (tôi không thuộc nguyên văn), đến gặp ông Nguyễn Văn Sửa. Giấy do
ông Nguyễn Anh Minh (hay Nguyễn Quang Minh?), phó tưởng công an huyện
Thanh Trì ký.
Giấy triệu tập này không bao giờ họ giao cho tôi.
Tôi bảo:
- Triệu tập à? Triệu tập thì phải gửi giấy trước cho tôi còn sắp xếp, chuẩn bị, bố trí thời gian chứ?
Thằng mặc sắc phục công an từ lúc này tỏ ra rất hùng hổ, bộ mặt rất nghiêm trọng:
- Yêu cầu bác đi ngay.
Tôi bảo:
- Nếu tôi không đi ngay thì sao? Cưỡng bức à.
Vẫn thằng mặc sắc phục:
- Vâng, chúng tôi sẽ có biện pháp.
Thằng này thì tôi đã quá quen mặt. Nó hay có mặt trong những tốp công
an vào nhà tôi vì một việc gì đó nhưng không giữ vai trò chính. Đôi
khi, tôi có hỏi nó vài câu nhưng không để ý tên nó là gì. Bây giờ bộ
mặt, thái độ nó khác hẳn những lần trước.
Tôi đứng dậy:
- Vậy chờ tôi mấy phút để tôi đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh đã …
Nó không nghe, yêu cầu tôi đi ngay. Tôi bực:
- Tôi không phải là tội phạm. Không việc gì phải gấp thế. Tôi đang
ngủ, có nhu cầu vệ sinh cá nhân. Tôi cũng muốn thay quần áo đàng hoàng
khi làm việc với các anh.
Lúc này, tôi đang trong tình trạng: mặc áo phông, đi dép lê, đầu tóc
rối bù, mặt chưa rửa. Tôi chưa bao giờ ra khỏi nhà trong tình trạng như
vậy. Tác phong này tôi được rèn luyện trong quân đội.
Chúng không thèm trả lời, xông vào. Trước cửa còn mấy đứa nữa chực
sẵn. Đứa túm tay, đứa đẩy. Tôi bảo: “Tôi đang trong vòng vây các anh,
tôi chạy đi đâu được mà tôi cũng chẳng thèm chạy. Để tôi tự đi.
Nhưng chúng vẫn tiếp tục túm, đẩy tôi như thế. Ra gần chiếc xe công
an chực sẵn thì chúng khiêng tôi nhét lên xe. Tôi chưa chịu vào ngay,
hét to:
- Các anh để tôi dặn vợ tôi 1 câu đã…
Lúc này, vợ tôi bị 2 thằng chặn lại, không cho đến gần xe. Mấy thằng cầm chân tôi nhét nốt vào trong.
Tất nhiên, trên đường đi, tôi lớn tiếng phản đối kiểu bắt người tùy
tiện. Tôi rút điện thoại định gọi cho vợ, thằng ngồi bên cạnh lập tức
không chế.
Tôi láng máng nghĩ việc bắt tôi có liên quan đến buổi gặp mặt tôn
vinh phụ nữ nhân ngày Phụ nữ quốc tế sẽ được tổ chức chiều tối hôm đó.
Mục đích của công an Thanh Trì sẽ là giữ tôi không cho tôi tham gia mà
thôi.
Tôi suy nghĩ, kể từ khi chúng vào nhà, gặp tôi rồi thì chúng hoàn
toàn khống chế được tôi, tại sao chúng phải bắt tôi gấp và cưỡng bức tôi
như thế? nhằm mục đích gì nữa? Tôi cho rằng, cách chúng hối hả bắt và
bắt tôi như là bắt tội phạm nhằm 2 mục đích khác:
- Khủng bố tinh thần tôi ngay từ phút đầu.
- Làm cho nhân dân nơi tôi ở nghĩ tôi là tội phạm, triệt hạ uy tín của tôi.
Nếu nhằm vào 2 mục đích này thì chúng đã nhầm. Làm sao lại có chuyện
tôi sợ mấy thằng trẻ con khi tôi tự biết tôi không phạm tội gì. Năm
1970, khi tôi đi bộ đội, chúng còn trong cõi hư vô nào đó. Lúc tôi về
hưu, chắc gì chúng đã biết chữ.
Tôi đả dành cả một khoảng đời tuổi trẻ, sung mãn nhất phục vụ trong
quân đội, chịu đựng đã quá nhiều, đã mấy lần chút nữa thì bị tước đi
mạng sống. Bằng ấy năm trên đời, trải nghiệm, học, đọc sách và hoàn
thiện nhân cách, làm gì có kẻ phi nghĩa nào khủng bố được tinh thần tôi.
Cái đám bắt tôi cũng chỉ tầm tuổi con tôi còn tôi là bậc thầy chúng về
nhiều mặt. Tất nhiên, tôi không bao giờ làm thầy chúng vì tôi không muốn
có những đứa học trò như thế.
Còn làm xấu hình ảnh tôi ư? Cũng thế thôi. Chúng không bao giờ làm
được. Khu tôi ở, trừ một hai đứa lưu manh thì bà con có nhiều ân nghĩa
với tôi lắm. Năm 2003, tôi đã từng giúp bà con giữ hàng ngàn mét vuông
đất không bị san phẳng là một ví dụ, đến nay vẫn còn nhiều người nhắc
lại. Nhưng thôi, chuyện này khi nào thong thả, tôi sẽ kể sau.
Khi đến đồn công an, tôi nhiều lần phản đối việc bắt người trái luật.
Tôi bảo, hình ảnh công an trong con mắt nhân dân đã xấu lắm rồi, các
anh đừng bôi bẩn thêm nữa. Cứ nghĩ đến việc chúng xúc phạm đến tôi, tôi
tức giận run lên. Lúc thì chúng cãi đó triệu tập, lúc thì cãi là mời.
Triệu tập hay mời ư? Cãi thế nào thì cãi, vấn đề là hành động của họ:
hành động như thế thì là mời, là triệu tập hay là bắt? Điều này, đứa trẻ
con nó cũng biết chứ đừng nói là quan tòa, ít nhất cũng có bằng cử nhân
luật.
Trong Bộ luật hình sự, điều 123 qui định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người
trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Bộ luật dân sự, điều 37 xác nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.