Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Tại sao Phim về Đại tướng không có ai mua vé để xem?


Có lẽ vì nó phản ánh không đúng sự thật nên không ai muốn xem? Vậy sự thật nó nằm ở đâu. Nó nằm ở Bút ký: Lần đầu xuống Âm Phủ và câu chuyện tài Đại tướng của Bà Đầm xòe Phạm Thành chẳng?
3Ngày 21 tháng 10  năm 2012, Bà Đầm xòe có thông báo dừng “chơi” blog. “Mục đích là dành thời gian và công sức tìm đường xuống âm phủ, hỏi Diêm Vương xem Bà Đầm xòe bao giờ thì chết; chết rồi thì chôn xác hay hỏa thiêu? Nếu chôn thì chôn ở đâu?”.
Thông báo vừa post lên có ngay commet của adsf@gmail.com “dọa Bà”, “xuống Âm Phủ có đi mà không có về” rồi còn chúc Bà Đầm xòe thành công trong chuyến đi này và căn dặn: “Chôn ở đâu không phải là chuyện của DV (Diêm Vương – BĐX dịch), đừng hỏi mất công. Mà đường xuống AP ( Âm phủ- BĐX dịch) là one- way only nha, không có vé khứ hồi. Chúc BĐX lên đương thành công”.
Với lời chúc này, Bà Đầm xòe vừa lo vừa mừng. Lo vì không đường trở lại, mừng là có lời “chúc chuyến đi thành công”. Người ta làm gì cũng mong thành công mà lại. Nhưng thành công trong chuyến đi này khi “mình tuổi tác chưa cao, sức khỏe chưa yếu”, tức không còn về Dương gian nữa, thì vợ dại con thơ của mình để cho ai nuôi dưỡng và trông coi bây giờ? Rồi khi hoàn thành nhiệm trở về, chẳng biết vợ con mình có còn là vợ con mình hay đã trở thành tì thiếp của chú Ba và tên nước Đại Việt lại trở về cái tên “Giao chỉ Quận” như xưa thì khốn nạn quá!
Trong lúc đang băn khoăn và có phần lo lắng, may mắn sao lại nhận tiếp hàng chục commet của anh tuyết74@gmail.com tốc váy chửi thậm tệ Bà Đầm xòe và cả bậc sinh thành ra Bà Đầm xòe nữa, vì Bà Đầm xòe có vài, ba bài viết về Đại Tướng với tinh thần ngược với anhtuyet 74@ và đám đông đang hùng hùng đồng thanh lên đồng. Nhưng như Khổng Phu Tử nói “Thánh nhân nói mười điều, cũng có điều không dùng được. Kẻ tiện nhân nói mười điều, cũng có điều dùng được. Ông/bà anh tuyết74 không biết thuộc hạng người nào, nhưng trong hàng chục commen chửi Bà Đầm xòe, Bà Đầm xòe lại thấy có điều như kẻ tiện nhân mách nước cho Bà Đầm xòe:
“nếu bà đầm xoè muốn chết thì theo tôi bà nấu một nồi nước sôi khoảng hơn 100 độ C rồi bà ngồi vào trong nồi nước đó thì chết mowsin (mới- BĐXdịch) hay bà đầm ạ (chết như thế gọi là bị Quả báo đấy rồi kiểu gì sau này xuống âm ty cũng phải ngâm trong nước sôi ít nhất 10 lần 1 ngày mà cứ như thế kéo dài 6 triệu năm đó bà ạ (luật quả báo của thế kỷ tâm linh đấy). cứ lên trang mạng kiểu của đầm xoè thì mãi không thể nào cứu vãn được tình thế cho đầm xoè đâu, đấy hiện giờ xoè đã nhận quả báo rồi đấy xoè ạ , không mắc mới gì đến bản thân mình tại sao Xoè cứ hỗn láo, già rồi chết không yên, còn nhiều điều xấu và rát thảm hại nữa xoè cứ đón nhận dần dần Xoè cùng đồng bọn nhé”.
anh tuyet74 @ gmail.com nói “Xòe hỗn láo”, Xòe ngẫm không biết Xòe hỗn láo với ai, câu chữ hỗn láo ấy thế nào, ở bài nào?
Lại thêm một điều băn khoăn nữa.
Nhưng thôi, chuyện đó gặp Diêm vương sẽ hỏi thêm. Hãy cứ làm theo “lời dạy” của anhtuyet74@ gmail.com xuống Âm phủ cái đã.
***
Theo “bài thuốc” của anhtuyet74, Bà Đầm xòe bèn về châu Hoan lấy nước ở sông Cầu Chày ( sông Cầu Chày chó lội đứt đuôi – Thành ngữ), nhờ bạn bè xuống lò mổ lợn ở Trì Thanh thuê một cái chảo cực lớn đem về, rồi đem nước sông Cầu Chày đổ vào đó; lại đến vườn Thảo Bách gần nhà Bác Hồ ở mua đủ các loại lá leo, hoa thơm, quả lạ đem về, rồi cho tất tật vào cái chảo lớn đó; chất củi vào, đun nóng tới trên 100 độ, rồi Bà Đầm xòe trần truồng ra, nhảy vào chảo đó để được chết như anhtuyết74 hướng dẫn và mong muốn. Kỳ lạ, nước vẫn sôi ùng ục trên 100 độ mà Bà Đầm xòe ngập ở trong đó đúng ba ngày ba đêm mà thịt không tan, xương không nát, thân thể không nhừ nhèn. Sờ đi, nắm lại thân thể, Bà phát hiện ra thân thể Bà chỉ rụng đi có vài cái lông khỉ ở dưới bẹn.
Chỉ rụng có vài cái lông khỉ ở dưới bẹn, nên Bà không hề hấn gì, người lại thêm hồng hào, râu có dài ra thêm một chút.
Bà Đầm xòe tự tin mở tủ lấy ra bộ quần áo lính, kỷ niệm từ thời chống Mỹ đã bạc màu, thủng lổ chỗ vài nơi, ve áo còn gắn cái cái lon binh sĩ, mặc vào người, rồi kêu bạn bè đến nhậu một bữa túy lúy, gọi là chia tay để Bà vi hành Âm phủ cho nó có khí thế, đồng thời cũng nhận thêm những mắc mớ của bạn bè, đặc biệt là của bà con dân oan nhờ Diêm Vương trả lời hay giải đáp hộ.
***
Cứ tưởng đường xuống Âm Phủ trắc trở, khó khăn như hồi hành quân trên Trường Sơn, nào nghờ, chui vào Từ Thức hang chỉ “nhoàng” một cái, Bà Đầm xòe đã thấy mình đối mặt với sông Tiền Đường (sông chia cắt Dương gian và Âm phủ). Ở đó đã có một cái thuyền sơn màu đỏ rực ( không đen như người ta vẫn nói), trên thuyền có một tiểu đội, cũng mặc áo lính ông Cụ như Đà Đầm xòe. Bà Đầm xòe mỉm cười và mở miệng chào hỏi họ, nhưng họ lặng thinh cứ như là người đã chết rồi. Họ đưa tay “phẩy” một cái, lập tức Bà Đầm xòe thấy mình đã đứng ở trong thuyền. Chẳng nghe tiếng máy nổ, chẳng thấy tay họ kéo neo hay chỉnh bánh lái theo hướng tiến nào mà chỉ cảm thấy con thuyền nhẹ bẩng, rồi như một cái lá tre mỏng, thuyền lao vút đi. Cũng chỉ “nhoàng” một tí thuyền đã cập bến bờ bên kia. Người chèo thuyền lại “phẩy” tay một cái Bà Đầm xòe liền rời khỏi thuyền.
Đập ngay vào mắt Bà Đầm xòe là một tấm biển cực lớn, có bốn chữ thật lớn: Thịnh đường Âm Phủ.
“Thế là đến rồi”, Bà Đầm xòe thấy khoai khoái ở trong bụng. Cũng chỉ cuốc bộ độ vài phút, mắt Bà Đầm xòe liền nhìn thấy phía trước hiện lên một thành phố rực rỡ, chan hòa ánh sáng điện, nhà cửa san sát, người đi bộ, người đi xe, tàu hỏa, máy bay, tất cả đều đang hoạt động tập nập.
Chẳng thấy Âm Phủ có gì khác trên Dương gian. Nhà cửa thì có nhà kiến trúc theo kiểu nhà tre, vách nứa lụp sụp, giống như nhà ở vùng sâu, vùng xa ở nước mình; có nhà như các lâu đài ở châu Âu; có nhà đầu nhọn, đáy to y trang Kim Tự tháp ở nước Ai Cập; có nhà vuông vức, đầu bằng chân, chân bằng đầu như nhà cụ Le nin ở nước Nga hay cụ Dimiterrop ở Bungari hay cụ Hồ Chí Minh ở Đại Việt ta.

“Nhoàng” một tí nữa đã thấy mình đứng ở trước cổng Thành phố Âm Phủ. Trên cổng có kẻ mấy chữ to tướng: Wel com to people from Dương gian. Phía bên hai thành cổng có bảng chữ chỉ dẫn ghi bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt ta. Một bên ghi “Nhà chờ – Nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú nghiên cứu”. Một bên là một hình họa một cánh tay phải khổng lồ đang giơ lên như trên Dương gian người làm chứng giơ tay thề nói lời trung thực trước tòa án.
***
Diên viên săm vai Đaik tướng
Diên viên săm vai Đaik tướng
Theo chỉ dẫn, Bà Đầm xòe đi vào nới đăng ký “Nhà chờ – Nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú nghiên cứu”. Tại đây, Bà Đầm xòe gặp ngay một người ăn mặc quần áo lính mới coang cấp sĩ quan, đầu đội mũ ca pi mới cứng, chân đi giầy cosơghin bóng lóng, trên ve áo gắn quân hiệu hình chữ nhật méo, trong đó có 5 ngôi sao bé tí. Bà Đầm xòe nhận ngay ra người lính này là Đại tướng.
Theo tác phong người lính đã được rèn luyện, Bà Đàm xòe vội vàng dập hai chân vào nhau, lưng thẳng, ngực ưỡm ra phía trước, miệng hô thật lớn:
“Kính chào Đại tướng, nhà quân sự thiên tài, nhà thày giáo vĩ đại, nhà văn hóa lớn, Thánh nhân, Thánh tướng của…”
Bà Đầm xòe chưa nói hết thì Đại tướng liền đưa tay bịt chặt miệng Bà Đàm xòe lại rồi thì thào vào tai Bà Đầm xòe:
“Im mồm. Ở Đây không phải là Dương gian mà anh muốn nói thế nào cũng được. Anh cấp bậc gì, thuộc đơn vị nào?”.
Bà Đầm xòe nghiêm trang báo cáo:
“Báo cáo Đại tướng, tôi cấp bậc binh sĩ, đơn vị A2, B2, C2, D672, F – Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam”…
Đại tướng:
“Báo cáo được”.
Bà Đầm xòe định báo cáo thêm với Đại tướng mục đích xuống Âm phủ lần này của mình, nhưng thấy mặt Đại tướng có vẻ không được tươi tỉnh nên còn lưỡng lự.
Bà Đầm xòe thưa với Đại tướng:
“Thưa Đại tướng, thuộc hạ trung kiên của Đại tướng, Thượng tướng Khánh Nguyễn cũng đã theo Đại tướng xuống đây. Thượng tướng nay ở đâu rồi, thưa Đại Tướng?”.
Đại Tướng:
“Khánh Nguyễn nó đã vào trong thành phố ( Âm phủ) rồi.
Bà Đầm xòe liền hỏi:
“Sao Đại Tướng chưa vào?”.
Đại Tướng:
“Hội đồng tướng lĩnh thế giới còn đang xem xét trường hợp của tớ.
Nghe thế, Bà Đầm xòe bực mình nói tướng lên:
“Bọn hội đồng này vớ vẩn thật. Đại Tướng tài giỏi hơn người, chiến công lại lừng lẫy, tướng tài từ cổ chí nay, có ai sánh bằng Đại Tướng. Đại tướng là Nhân tướng, là Thánh tướng, giáo sư lịch sử tài giỏi nhất thế giới Lan Lê đã chẳng báo cáo cho Diêm Vương biết trước khi Đại Tướng xuống”…
Đại Tướng “suỵt suỵt”, đưa tay bịp chặt miệng Bà Đầm xòe lại:
“Đã bảo trên Dương gian nói thế nào cũng được nhưng ở dưới này không thể nói thế nào cũng được”.
Bà Đầm xòe lúc này mới hiểu ra mặt Đại tướng không dược tươi là Đại tướng đang có lo lắng điều gì đó. Bà Đầm xòe thì thầm với Đại Tướng:
“Thưa Đại Tướng, trong cái hội đồng đó có ông Duan Lê, ông Tho Le, có ông Tho Mai, ông Chí Thanh Nguyễn không? Nếu có thì gay go cho Đại tướng đấy”.
Đại tướng:
“Làm gì có thằng nào. Tướng của mấy cha đó chỉ vọng được trên Dương gian, chứ vọng sao được xuống đây”.
Bà Đầm xòe thưa:
“Mấy ông đó không có tên trong Hội đồng xem sét thì Đại tướng còn phải lo lắng gì nữa?”.
Đại tướng:
“Hội đồng tuy không có tên mấy cha đó, nhưng tại trên Dương gian cứ ầm ỉ, phong thánh cho tớ, nào là thiên tài quân sự, nào là Nhân tướng, Thánh tướng, nào là Alếch xăng đơ, nào Bonapac, Cu tu dop, nào Hít le, Trần Hưng Đạo… cũng không tài giỏi bằng, làm cho Hội đồng tức giận mà đem lý lịch quân sự của tớ ra tra cứu, xem sét. Mà Hội đồng suy tôn tướng lĩnh dưới này, mấy vị đó lại là chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực. Dương gian Đại Việt mình nhiều người hô to tài của tớ như vậy, dưới này họ nghe được, họ giận. Tướng Khánh Nguyễn là thuộc hạ của tớ, trung kiên một lòng, nên xuống đây được qua cổng vào thành phố và có tên, có nhà trong khu dân cư tướng lĩnh ngay, còn tớ thì họ bắt phải đợi ở phòng chờ này”.
Nghe Đại Tướng nói như vậy tôi thương cho Đại tướng quá. Trên Dương gian Đại tướng đã chịu nhẫn, chỉ dám sống một cuộc sống bình thường, thấy gì “chướng tai gai mắt” cũng chỉ ngoảnh mặt làmg ngơ hoặc phản đối “dăm câu ba điều”, thậm chí còn nhiều lần xin lỗi, nhiều lần cảm ơn người định hại mình cho nó được yên ổn, cho nó được bảo toàn “khí phách” tướng quân, thế mà có kẻ còn bịa ra vụ Năm Châu, Sáu Sứ để hại Đại tướng. Lại giận trên Dương gian, cõi “người trần mắt thịt” cứ nháo nhào cả bày, cả đàn tung hô, gào khóc thương tiếc ồn ào, vọng cả xuống Âm phủ, làm Hội đồng tướng lĩnh Âm phủ ghen tị mà làm khó cho Đại tướng .
Bà Đầm xòe chia sẻ với Đại tướng:
“ Đại Tướng ơi! Sao Trời, Đất – Thiên Địa bất công với Đại tướng đến cùng kiệt như vậy? Cứ Đại tướng xuất hiện ở đâu là ở đó có kẻ muốn hãm hại Đại tướng?”…
Đại tướng lại “suýt suỵt”, lại đưa tay bịt chặt miệng Bà Đầm xòe lại rồi ra mặt nghiêm lệnh:
“Binh sĩ Đầm xòe không được nói bậy. Ở Dương gian tuy là có “tai vách, mạch rừng” nhưng không phải cái gì “tai vách” cũng nghe được, “mạch rừng” cũng có lối để đi; còn dưới Âm Phủ, “trời đất thông âm”,  không có “tai vách”, “mạch rừng” nên mọi âm thanh phát ra, tuy không có loa đài như trên Dương gian truyền tải, nhưng ai cần nghe đều nghe được. Dưới này, mọi chuyện đều công khai, không có chi bộ, đảng viên; không có nghị quyết nghị queo, bí đường, bí mật gì sất. Lời ăn, tiếng nói cần phải cẩn thận, nói càn, nói bậy, nói không có căn cứ đều bị khép tội đem thiêu vào Vạc dầu ngay lập tức”.
Đại tướng bỗng hạ giọng:
“Hiện Hội đồng tướng lĩnh đang xem lý lịch thành tích của tớ. Tớ chỉ mong họ đặc cách cho được sinh sống trong làng tướng lĩnh như tướng Khánh Nguyễn vừa rồi mà thấy khó. Nhiều rào chắn lắm binh sĩ ơi!”.
Bà Đầm xòe hỏi Đại tướng:
“Rào chắn, vật cản nào thưa Đại tướng?”.
Đại tướng giọng buồn buồn, đặc tiếng xứ Binh Quảng:
Họ nêu vấn đề: “Tớ học hành ở trường lớp quân sự nào?”.
“Tớ chả học trường lớp quân sự nào, nên hội đồng đồng lòng cho tớ 0 điểm về kiến thức quân sự.
“Tổ chức tập hợp lực lượng đánh giặc như thế nào?”
“Mục này họ chỉ cho tớ điểm tối thiếu: 1 điểm. Họ nêu lý do: Thời Pháp xâm chiếm nước mình. Pháp với vũ khí mạnh như vậy, triều đình nhà Nguyễn đành phải đầu hàng, vua Hàm Nghi Nguyễn, lúc đó chỉ là một cậu bé, thế mà chỉ ra cái Chiếu “Cần vương”, lập tức có hàng vạn người hưởng ứng đi theo; rồi tướng Trung Trực Nguyễn chống lệnh vua, nhất định đánh Pháp, cũng chỉ hô một tiếng “đánh Pháp” mà có hàng ngàn dũng sĩ đi theo; rồi Đình Phùng Phan; rồi Duy Tân Tống; đặc biệt là cụ Hoa Thám Hoàng, chỉ là một tay nông dân, ấy mà cũng chỉ hô lên một tiếng, lập tức có cả vạn người cầm liềm, giáo mác ùa theo; còn tớ, được ông Cụ giao cho thành lập Đội tuyên truyền võ trang trong tình hình Đức, Ý, Nhật đang thua lẻng xẻng trên toàn thế giới, phong trào chống Pháp, Nhật trong nước đang lên cao, ấy mà tớ chỉ tổ chức được có 34 người. Họ nói, họ cho tớ điểm 1 là có chiếu cố, chứ cho điểm O thì mới đúng”.
Bà Đầm xòe chen ngang vào tâm sự của Đại tướng:
“Thưa Đại tướng, nhưng Đại tướng đánh đâu thắng đó, kia mà”.
Đại tướng ân cần:
“Cậu nghe tớ nói hết cái đã. Đến phần xét thành tích trận mạc, họ bảo tớ thực chất chỉ mới đánh có ba, bốn trận, trong đó có vài, ba trận diệt đồn cỏn con, chỉ có vài ba chục lính Ta, lính Tây chốt giữ; đồn lại chốt ở vùng núi cao, chiến công quá nhỏ bé, cũng không đáng kể để có thể xét công tích tài hay không tài ở đây. Thành tích còn lại đáng kể chỉ còn tính ở trận Biên Phủ Điện”.
Bà Đầm xòe lại chen ngang lời Đại tướng:
“Thưa Đại tướng, chỉ Biên Phủ Điện, Đại tướng cũng xứng đáng là thiên tài quân sự rồi. Chẳng phải Đại Việt ta thấy mà cả thế giơi thấy, cả nước Pháp bại trận cũng đều nức nở, đều công khai thừa nhận họ thất bại vì thiên tài…”
Đại tướng lại “suỵt suỵt”, lại đưa tay bịt chặt miệng Bà Đầm xòe lại.
Đại tướng:
“Chết là ở chỗ đó. Trên Dương gian, cả Ta, cả Tây đều ca ngợi tớ như vậy, nhưng xuống dưới này, Hội đồng tướng lĩnh lại nhận được hồ sơ tố cáo tớ nhận vơ mưu kế của người khác”
“Kẻ nào dám to gan vậy, thưa Đại tướng?”.
“Cái thằng Thanh Quốc bên Tàu, chứ ai”.
Nghe Đại tướng nói thế, gan ruột Bà Đầm xòe cồn cào lạo xạo, tức giận sôi lên ở trong lòng, Bà Đầm xòe liền giận dữ hét tướng lên:
“Bọn Tàu đểu thật, trên Dương gian thì đời nọ nối đời kia chúng cướp đất, giết dân Đại Việt mình, nay xuống đến Âm phủ chúng cũng không tha, lại còn tranh công với Đại tướng. Bọn…”
Đại tướng lại “suỵt suỵt”, lại đưa tay bịt chặt miệng Bà Đầm xòe lại.
Đại tướng bùi ngùi:
“Thực ra là của họ đấy. Khi mình được phân công lên chỉ huy chiến dịch, đem phương án đào hầm hào, đánh kiểu độn thổ, nở hoa trong lòng địch, chia cắt địch ra từng cụm, đã được Cụ và tướng Thanh Quốc thông qua rồi. Tớ cũng biết, đánh kiểu này thì thắng những tốn binh lính lắm. Tớ tính, cứ lấy năm người đổi lấy một cũng đã tốn, nào nghờ sự tốn tăng lên gấp hai, ba lần lần”.
“ Đại tướng biết vậy, sao không có ý kiến, tìm cách đánh khác?
Đại tướng:
“Tướng Kiệt Phạm và nhiều tướng đã có trình bày cách đánh nướng quân không tiếc xương máu này, nên có đề nghị tớ xem sét. Tớ có đem trình bày lại với Cụ, xin ý kiến Cụ, nhưng Cụ bảo “Ở chiến trường tướng phải tự quyết định”. Cụ nói như vậy, mình hiểu ra rằng, cách đánh tốn người này đã được Cụ và tướng Tàu Thanh Quốc quyết định rồi, không thể thay đổi. Còn về cá nhân, tớ cũng đồng ý theo là vì, khi mình được cử lên chỉ huy chiến dịch, nếu chấp nhận cách đánh đã được bài binh, bố trận sẵn thì tài của mình chỉ đúng bằng tài của anh Khẩu đội trưởng, nghĩa là chỉ có việc ra lệnh bắn. Chính vì sự vị kỷ đó mà tớ tán thành cách đánh đào hầm hào chia cắt địch, “nở hoa trong lòng đích”, chắc thắng nhưng phải chịu cảnh nướng quân như nướng ngô, nướng khoai, nướng sắn”.
“Thưa Đại tướng. Như Đại tướng vừa nói thì dù có tốn người, dù là mưu kế của người khác, nhưng Đại tướng là Tổng chỉ huy và giành thắng lợi, Đại tướng vẫn là Đại tướng thiên tài ở lĩnh vực chỉ huy chứ ạ?”
Đại tướng:
“Đúng. Chính vì có cái cái công đó mà tớ mới được đến cổng đây, chờ sự phán quyết của Hội đồng tướng lĩnh dưới đây. Tớ chỉ mong họ công nhận cho tớ tướng có tài ở mặt đó là mừng rồi”.
Bà Đầm xòe bổ xung cho Đại tướng:
“Đại tướng chỉ mong có thế, bằng chứng đã rành rành, sau Biên Phủ Điện, Đại tướng làm Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng võ trang, đánh thắng được cả Mỹ, thống nhất đất nước, Đại tướng còn lo quốc kế dân sinh. Trong đánh Mỹ Đại tướng còn đưa ra được học thuyết quân sự mới: “Bám thắt lưng địch mà đánh”…
Mọt cảnh trong phim Sống cùng lịch sử
Mọt cảnh trong phim Sống cùng lịch sử
Đại tướng lại “suỵt suỵt”, lại đưa tay bịt chặt miệng Bà Đầm xòe lại:
“Đánh Mỹ là của Duan Le, của Chí Thanh Nguyễn, không phải là của tớ”.
Đại tướng than thở với Bà Đầm xòe:
“Tiêu chuẩn đạt tướng ở dưới đây có ba zen từ hàng vạn năm nay, không à uôm mỗi lúc mỗi khác như trên Dương gian đâu. Họ có niêm yết công khai ở nhà Chờ. Cậu chịu khó xem rồi hãy bàn tiếp chuyện với tớ”.
Bà Đầm xòe cung kính: “Vâng, thưa Đại tướng”.
Đại tướng trao cho Bà Đầm xòe một quyển sách có bìa mạ vàng, sáng tươi. Bà Đầm xòe kính cẩn cầm sách, rồi vội mở xem bảng tiêu chuẩn phong hàm cấp tướng dưới Âm Phủ. Đọc qua một lượt nhận ra, tiêu chuẩn phong hàm tướng của Diêm Vương rất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, ngay cả nguyên tắc có xứng đáng là tướng hay không cũng vậy.
“Điều 1: Nguyên tắc chung:
Người nào đọc xong, tiêu chuẩn phong hàm, tự chắc mình xứng đáng là tướng cỡ nào thì cứ tự nhiên lấy quần áo, giày dép, mũ mão, quân hàm, quân hiệu của cấp đó mặc vào người rồi ung dung đi vào thành phố, tìm đến làng tướng lĩnh mà nhận nhà, tên nhà, số nhà, tên tướng lĩnh đã được ghi sẵn. Người nào không đủ tiêu chuẩn mà cứ cố tình nhận rồi mặc quần áo, đi giày dép, gắn quân hàm, quân hiệu vào người thì lập tức trang phục đó liền hóa thành áo sắt, giầy sắt bó chặt lấy người và tướng trên Dương gian dù mang quân hàm cấp gì cũng lập tức trở thành người lính phải suốt đời làm nhiệm vụ gác ở cổng thành Âm phủ.
Điều 2: “Thế nào là tướng, tướng tài?”, ghi:
“ a. Tướng tài là tướng phải dũng cảm, sẵn sàng lấy mạng mình hy sinh thay cho binh lính. Quý trọng mạng của binh lính như mạng của chính mình.
  1. b. Tướng tài là tướng có thể thua chín mươi chín trận những trận cuối cùng phải đại thằng, toàn thắng. Ví dụ như Hàn Tín thời nhà Hán bên nước Tàu. Riêng trường hợp Bonapac thắng chín mươi chín trận thua một trận, dẫn đến thua toàn cục, vẫn được xem là tướng tài vì ông ta luôn có kế hoạch hoàn hảo cho từng trận đánh và đại cục, luôn biết lấy ít thắng nhiều, đưa ra được học thuyết quân sự: Tập trung binh lực đánh vào nơi then chốt xung yếu nhất của địch, đặc biệt sự dũng cảm trong trận mạc của ông ta thì không binh sĩ và tướng lĩnh nào trên thế giới từ cổ chí nay có thể  sánh bằng ( xem ảnh)”.
Bà Đầm xòe nhìn vào thân thể Bonapac (tất nhiên là trần truồng), mắt Bà Đầm xòe lập tức lệ nhòa, vì thấy trên thân thể ông ta chi chít, chì chịt thương tích, đạn găm, dao chém không còn hở chỗ nào, máu tươi đỏ rực đang rỉ ra trên khắp thân thể ông ta, làm người ông ta như được “hóa trang” toàn thân thể bằng máu. Ấy mà trên mặt ông ta không hề hiện lên một nét đau đớn nào, vẫn nghiêm nghị, cương quyết.
“c. Tướng tài là tướng không đánh mà vẫn thắng. Ví dụ như Cu tu dốp của nước Nga. Ông nhất quyết chống lại tất cả tướng lĩnh và triều đình, yêu cầu tướng lĩnh và hoàng tộc Nga Hoàng phải bỏ thủ đô Maxitcơva cho Bonapac chiếm. Cả nước Nga chỉ mình Cu tu dop biết rằng, Bonapac chiếm được Maxitcơva nhưng tất yếu phải tự bỏ chạy và rút lui khỏi Maxcơva và cả nước Nga. Quả đúng như nhận biết của Cutudop, Bonapac sau khi chiếm được Maxicơva liền phải rút quân, bỏ chạy khỏi nước Nga. Không đánh, không hao người tổn của mà lại thắng, tài thuộc loại vô cùng hiếm, chỉ tướng Trần Hưng Đạo của Đại Việt ta ngày xưa là có thể sánh ngang.
  1. d. Tướng tài còn là tướng phải biết lấy ít địch nhiều, sinh lực, vật lực tổn hao ít hơn hẳn đối phương mà vẫn giành chiến thắng”.
Bà Đầm xòe thưa với Đại tướng:
“Thưa Đại tướng, theo những tiêu chuẩn trên thì Đại tướng có thừa là tướng tài, chứ xét, duyệt chi nữa. Đại tướng còn được các nhà lý luận quân sự phương Tây ghi nhận là người đưa ra học thuyết quân sự: “Chiến tranh nhân dân”…
Đại tướng lại “suỵt suỵt”, lại đưa tay bịt chặt miệng Bà Đầm xòe lại.
“Bọn Tây ngố ở chỗ đó. Khi cộng đồng Đại Việt mình tồn tại với tư thế một dân tộc rồi thì bọn Tây còn hái lượm ở trong rừng, lại bị thua trận nên nó hoảng, nó nhầm nhò tôn vinh như vậy, chứ cái “Chiến tranh nhân dân” cả ngàn năm trước cụ Quang Phục Triệu ở Đầm Dạ Trạch đã áp dụng rồi. Lừa được người trên Dương gian chứ lừa sao được người dưới Thiên đường Âm phủ”.
Bà Đầm xòe đắng họng,có cảm giác xấu hổ khi bốc thơm người không đúng.
Đại tướng nói tiếp với Bà Đầm xòe, giọng có phần bùi ngùi:
“Khó đấy cậu ạ. Thực tâm, chết tớ cũng không sợ, nhưng họ lại viện cớ tớ chưa từng lâm chiến hào, chưa từng sát lá cà với đối thủ. Trận Biên Phủ Điên tớ lại ở trong một hầm ngầm xa mặt trận theo đường bộ gần những 40 cây số, theo đường chim bay cũng phải 15 cây số. Hầm tớ ở, đạn pháo bắn vào không thủng, ấy mà họ bảo tớ sợ “đã ở trong hầm an toàn như thế mà trên đầu lại luôn đội cái mũ cối, hèn đến như thế là cùng”. Thực tình tớ không hèn, không sợ chết, không sợ nguy hiểm, nhưng họ nhìn thấy nó như thế, kết luận nó như thế, tớ cải thế nào được?”.
Đại tướng nghẹn ngào nói như người vừa bị mất của:
“Lỗi này đâu phải của tớ. Tớ chưa thể hiện được sự dũng cảm là vì tớ mới đánh vài, ba trận cỡ trung đội, quân hàm cỡ thượng sĩ, chuẩn úy, rồi được phong ngay lên Đại tướng. Tại là tại cái lối phong tướng của Cụ làm lu mờ tinh thần dũng cảm của tớ đi thôi. Chứ hồi đánh Mỹ, tớ đã cùng Đen Phi vào đến tận mặt trận Binh Quảng máu lửa để thăm binh sĩ, tớ có sợ chết gì đâu. Trên người tớ không có tí thương tích trận mạc nào cũng là do… đạn nó tránh tớ, chứ tớ có tránh đạn đâu”.
Đại tướng lại nhắc tôi:
“Cậu đọc tiếp nữa đi, rồi ta bàn tiếp”.
Tôi đọc tiếp:
“ e. Tướng tài là tướng cả đời không để cho chữ nhục ẩn trong căn cốt của mình và binh sĩ của mình”.
Bà Đầm xòe mừng rỡ reo lên:
“Thưa Đại tướng. Thắng Hội đồng tướng lĩnh Âm phủ rồi. Dân  tộc mình là dân tộc anh hùng, chưa bao giờ chập nhận chịu nhục, chưa bao giờ ngại hy sinh. Cả thế giới biết và kính trọng dân tộc ta vì điều đó. Mấy triều đại ta đánh Tàu đã rõ. Thế kỷ hai mươi, ba, bốn triệu người ào ào hy sinh trong đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh Bành trướng Tàu, đánh Kherme đỏ cũng là vì điều dân ta không chấp nhận sống hèn, sống nhục; không chấp nhận mất nước. Đại tướng lại là con em của dân tộc đó, lại ở vị trí chỉ huy, lại thấm nhuần ý chí sắt thép: “Thà hy sinh…”…
Đại tướng lại “suỵt suỵt”, lại đưa tay bịt chặt miệng Bà Đầm xòe lại:
“Dân mình có truyền thống hy sinh anh dũng là đúng rồi. Nhưng cái Hội đồng tướng lĩnh Âm phủ lại cứ nhè cái chức vụ Trưởng Ban sinh đẻ dân số để kết tội mình hèn, chấp nhận sự nhục làm ô danh cái chất tướng đi. Hội đồng tướng lĩnh còn khẳng định về  trí, về dũng, về anh minh thời đại tớ không thể sánh được với tướng Ngọc Phách Tạ (Độ Trần); Chính Minh Hoàng, Bách Trần Xuân, Hộ Nguyễn…”.
Bà Đầm xòe toát mô hôi, nghĩ thầm:
“Có lẽ Hội đồng tướng lĩnh Âm phủ vin vào những lý do này để chưa duyệt, chưa thống nhất ghi tên Đại tướng vào danh sách tướng lĩnh chăng? Mấy cái ông tướng dở hơi này? Các ông đã hóa thân thành đất đá, thành bụi bùn cả rồi, sao lại còn bắt, bẻ, câu nệ, nhục hay dũng ở đây làm gì? Dũng cũng đã thành đất, mà nhục cũng đã thành đất rồi. Nhục hay không nhục gì nữa ở cái Thịnh đường Âm phủ này?
Đại tướng nước tôi đánh giặc giỏi, được Dương gian ghi danh là một trong mười tướng tài giỏi nhất thế giới từ cổ chí nay, quản lý phát triển dân số cũng là “độc nhất vô nhị” – tài, thế thì là tài thêm tài, chứ làn sao các ông lại bảo đấy là cái nhục của kẻ làm tướng. Bậy. Bậy thật”.
Trong lòng Bà Đầm xòe lại sôi lên sự căm giận, mạnh mẽ thưa với Đại tướng.
“Thưa Dai tướng, Bà Đầm xòe cho rẳng, Hội đồng tướng lĩnh Âm Phủ chưa duyệt cho Đại tướng vào danh sách tướng lĩnh, có lẽ họ muốn thử thách lòng dũng cảm thật sự của Đại tướng đấy. Theo Bà Đầm xòe, Đại tướng cứ dũng cảm, tự tin đi giày dép, mặc quần áo sĩ quan, đeo lon cấp nguyên soái vào người rồi thẳng chân, ưỡn ngực, thẳng cổ mà đi qua cổng vào tìm nhà của Đại tướng xem sao? Bà Đầm xòe tin, trong khu tướng lĩnh, chả đã có nhà, có địa chỉ, chẳng đã ghi tên Đại tướng là Tướng mà là Thánh tướng không chừng”.
Đại tướng xua xua tay:
“Tớ sợ mặc đồ vào rồi, tớ mãi mãi thành anh lính gác cổng thì phụ lòng nhân dân và tướng lĩnh Đại Việt đang còn ở trên Dương gian ta lắm”.
“Thế, xin Đại Tướng cứ chờ đây, Bà Đầm xòe vào gặp Diêm Vương trước, gì thì gì cũng mắng cho Diêm Vương một trận cho ông ta sáng mắt ra mà cử người ra cổng rước Đại tướng vào”.
Đại tướng đồng ý, rồi như người biết ơn, Đại tướng chúc Bà Đầm xòe vào gặp Diêm Vương thành công.
***
Bà Đầm xòe ung dung bước vào thành phố, nhằm dinh nhà to nhất, tráng lệ nhất trong Thịnh đường Âm phủ đi vào. Mới bước một chân vào Dinh, Bà Đầm xòe thấy ngay Diêm Vương đang ngồi trên bệ rồng với hai bầu má sáng choang lóng lánh như mầu đồng đỏ, hai mắt như hai cái đèn pha ô tô phát ra ánh sáng màu tím lung linh huyền ảo; bên phải, bên trái, mỗi bên có một vệ nữ đứng cạnh, trên tay cầm cành ô liu đang phe phẩy. Bà Đầm xòe vội vàng quỳ xuống.
Bỗng nghe tiếng cười khanh khách của hai vệ nữ cùng tiếng nói nhẹ như không có năng lượng vang lên trong tai:
“Mời Bà Đầm xòe đứng lên. Đây là Án đường Âm Phủ không cho phép bất kỳ ai phải quỳ”.
“Tốt quá”. Bà Đầm xòe vội đứng lên nhưng không dám đứng thẳng mà đứng lom khom, tức là lưng còng, mặt nhìn xuống hai bàn chân. Tiếng hai vệ nữ lại vang lên trong tai ân cần như mình nói cho chính mình nghe vậy:
“ Ở Án đường Âm phủ không ai được phép đứng lom khom”.
“Tốt quá”. “Cung kính không bằng vậng lệnh”, Bà Đầm xòe lập tức dập hai chân vào sát nhau, ngực ưỡn ra phía trước, đầu, cổ cùng thẳng lên.
Tiếng hai vệ nữ hỏi:
“Nhà người họ, tên gì? Xuống Âm phủ gặp Diêm Vương có việc gì?
Bà Đầm xòe vội thưa:
“Tâu bệ hạ. Thần tên là Phạm Thành Bà Đầm xòe. Trên Dương gian có anhtuyêt74@gmail.com và adsf@gmailcom và một số comment nói Bà Đầm xòe phải chết đi vì có vài ý kiến ngược với ý của nhiều đồng bào Đại Việt rằng, Đại tướng là Nhân tướng, là Thánh tướng nên trong lòng buồn khôn tả, liều mình xuống Âm phủ, vừa là đi du lịch, tiện thể hỏi Diêm Vương xem có phải Diêm Vương hiện linh chỉ lệnh qua miệng một số comment thông báo về cái chết đã cận kề đối với Bà Đầm xòe hay không?”.
Diêm vương liền gọi quan đem Sổ Hộ khẩu Âm tử ra tra cứu. Quan coi Sổ tử lật hết trang này, trang kia, một lúc khá lâu mới tìm ra cái tên Bà Đầm Xòe.
Quan coi Sổ tử phán:
“Bà Đầm xòe còn lâu mới được về Thịnh đường Âm phủ. Bà tuy không có tên trong danh sách bất tử, nhưng loài người còn cần Tự do thì Bà còn, loài người hóa kiếp trở về lợn, gà, muông thú, nghĩa là không còn cần đến Tự Do nữa thì Bà mới chết theo. Bà là linh hồn, là biểu tượng của một loại động vật biết biến ngôn ngữ thành chữ viết và khi loại động vật này còn chữ viết, còn biết ăn cơm từ bát thì Bà vẫn còn”.
Bà Đầm xòe vội thưa:
“Thưa Diêm Vương, Phạm Thành biết Bà Đầm xòe là người bằng đồng, bằng sắt, sinh ra ở nước Pháp, nước Pháp đem tặng cho nước Mỹ và Đại Việt chúng tôi. Nước Mỹ được tượng bèn xây dựng Bà cao đến hàng chục mét, nặng hàng chục tấn; Đại Việt tôi ngàn năm văn hiến, nhưng chưa biết tự do là gì, nên tượng được người Pháp đúc bé tí trong Đồng tiền Đông Dương, dân gian thường gọi tên là Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe, dân chúng thường lận nó trong cạp quần, trọng nó như trọng mồ hôi, nước mắt; về sau tượng cũng được đúc bằng cốt thép xi măng, cao độ vài nét, nặng độ vài tạ, đặt ở công viên Nông Canh, nhưng do Đại Việt tôi chỉ thích tự do đái, ỉa chứ không thích xòe dân chủ, tự do, nên, trong lúc cả nước đang ầm ầm xây dựng Xã hội chủ nghĩa nên vôi, sắt khan hiếm, vì thế năm 5491 khi quân của Đại tướng tiến về Đô Thủ, họ đã dùng câu liêm giật đổ Bà, đem Bà vào lò nung vôi rồi. Còn tôi có tên do cha mẹ sinh ra là Thành, thường gọi là Phạm Thành, năm 1102 do tâm tính thích Tự Do nên mới lấy Bà Đầm xòe làm hiệu gắn vào đuôi tên Phạm Thành. Tôi chỉ là người trần mắt thịt thôi ạ, không phải là sắt thép, xi măng bất tử như Bà Đầm xòe đâu ạ. Kính mong Bệ hạ xem lại Sổ tử”.
Quan coi Sổ Tử lại lật hết trang này đến trang kia, nhìn nhìn, ngó ngó, một lúc lâu mới thấy Quan coi Sổ Tử reo lên:
“Phạm Thành, sinh ngày tám hai (82), tháng tám không (80), năm 2591 phải không?”.
“Dạ đúng”.
Quan coi Sổ tử phán:
“Ngài là người của Trời Đất bị phạm tội ngứa mồm, ngứa miệng, thấy gì nói nấy, biết gì, hiểu đấy, lại cả gan rước cái Bà Đầm xòe vào lòng mình để thờ nên bị đày xuống trần gian. Tội trên trần thế còn nặng lắm, chưa thể thoát Dương về Thịnh đường Âm phủ được; còn tốn tiền, tốn gạo với Ngài lắm. Ngài phải về Dương gian ngay. Chết sống là quyền linh của Ông Trời và Bà Đất, “Âm cơ bất khả lộ”. Bọn anhtuyet74@, bọn adsf @, bon DLV là hồn bọn chó ngao, được Diêm Vương hiện hình lên nhân gian có nhiệm vụ được giao là sủa bậy, cắn càn, Bà không cần phải bận tâm”.
Bà Đầm xòe đáp:
“Xin đa tạ Diêm Vương, thần còn việc muôn tấu trình, muốn hỏi Diêm Vương xem tại sao Diêm Vương lại nghi nghờ sự tài giỏi ở Đại tướng của Đại Việt chúng tôi mà bắt Đại tướng thiên tài, Nhân tướng, Thánh tướng của  Đại Việt chúng tôi đợi nhiều ngày ở đầu cổng?…” .
Bà Đầm xòe mới hỏi được đến thế, tự nhiên hai hàm răng Bà như có keo dính chặt lại với nhau, mặt méo xệch đi, đôi mắt không còn nhìn thấy gì nữa.
Một loáng sau, tai Bà nghe một tiếng “bịch” và thấy đau đau ở hai mông đít (không rõ đau là do Diêm Vương đá vào đít hay do lực hút của trái đất) bèn mở mắt ra thì đã thấy mình đang ngồi ở bên này sông Tiền Đường rồi. Ngước mắt nhìn về phía Tây, thấy mây đem vần vũ; xoay cổ nhìn sang phía Đông, nghe gió thổi ào ào; chính giữa con ngươi hiện lên những người mình quen như là anh tuyet74@, như là adsf@ và hằng hà sa số bạn bè, thân hữu, đặc biệt là bà con dân oan đang vây lấy Bà. Bà nhận ra ngay, mình đã bị Diêm Vương tống cổ về Dương thế.
Sau tay bắt, mặt mừng, người nọ hỏi, người kia hỏi ầm ầm, ào ào, lộn xộn, lung tung, rối rối, ren ren cả lên:
“Diêm vương nói sao về hiện tượng vô cảm của người Việt ngày một lan tràn?”.
“Diêm Vương nói sao về hiện tượng người Việt ngày một mê lú?”.
“Diêm Vương nói sao về chuyện cướp bóc, hà hiếp dân lành ngày một khốc liệt của quan lại?”.
“Diêm Vương nói sao về tình hình quan lại tại sao cứ say sưa cướp đất cấy cày, trồng trọt của dân tình?”.
“Diêm Vương nói sao về tình hình tham ô, sâu tham nhũng, phát triển ngày một nhiều?”.
“Diêm Vương nói sao về chuyện chết tươi, chết tức tưởi, chết tai nạn mỗi năm cả chục ngàn người?”.
“Diêm Vương nói sao về tình trạng điên điên dại dại, thần thánh sinh sản ngày một nhiều ở Đại Việt?”.
“Diêm Vương nói sao về tâm lý bày đàn nặng mùi không thay đổi của Đại Việt?”.
“Diêm vương nói sao về Nhân tướng, Thánh tướng của Đại tướng? Âm phủ Có quyết định Đại tướng làm Tư lệnh Tổng ở dưới đó không? Có kính trọng Đaị tướng như trên Dương gian ta không?”.
“Diêm Vương nói sao về người tài giỏi vĩ đại của Đại Việt thì nhiều mà đất nước vẫn không đi lên được, vẫn không sánh vai với các “cường quốc năm châu đươc?”.
Bà Đầm xòe ù cả tai, toát cả mồ hôi, vội quỳ xuống trước mặt mọi người rồi xin mọi người tha thứ, vì rằng đầu Bà tuy không quên chuyện bà con, bạn hữu gửi gắm, nhờ cậy đó, nhưng Diêm Vương không cho Bà Đầm xòe có cơ hội để trình bày.
Thế là bà con té tát, kẻ đấm, người đạp, người mắng Bà Đầm xòe, cho rằng Bà cũng là kẻ cơ hội chỉ chăm chắm lo cho riêng bản thân mình, cũng chỉ là cái thứ “anh hùng bàn phím”, còn bà con đói nghèo, khổ cực bị cướp bóc gì cũng mặc; đồng đội, đồng chí oan ức gì, trù dập gì cũng mặc.
Bà Đầm xòe không biết thanh minh thế nào đành hứa liều với bà con lần sau xuống Âm phủ nhất định Bà phải thay đổi chiến thuật, đề nghị bà con viết yêu cầu gửi Diêm vương bằng văn bản, rồi đem đốt hết thành tro để Bà Đầm xòe nuốt hết chúng vào bụng, biến Bà thành một khối câu hỏi khổng lồ, làm thế nào để Diêm Vương nhìn vào Bà Đầm xòe là thấy ngay một khối khổng lồ những câu hỏi của bà con, nghe tiếng Bà Đầm xòe là nghe được tiếng kêu than rên xiết của bà con.
Bà con thấy có lý, tất cả đều hoan hô đồng ý.
Nhưng biết bao giờ Bà Đầm xòe mới có lần nữa xuống Thịnh đường Âm phủ?
Vậy xin chép lại những gì đã thấy, đã nghe dưới Âm Phủ khi lần đầu tiên Bà Đầm xòe xuống để bà con được biết; cũng là để thông báo cho bà con rằng, Bà Đầm xòe blog sau chuyến đi công chuyện dưới Âm phủ dài ngày phải dừng “chơi” blog , nay bị Diêm Vương tống trở lại Dương gian bắt phải tiếp tục “chơi” blog trở lại, phục vụ bà con.
Vậy, Bà Đầm xòe Kính báo cho bà con được rõ và kính mong được bà con chia sẻ.
Âm Phủ – Hà Nội tháng 12  năm 2013.
PT-BĐX

* Theo “Những kỷ niệm về Lê Duẩn” hồi ký của Trần Quỳnh).

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"