Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Xã hội cần khuyến khích thanh niên

Luật sư Vi K. Trần, thành viên Con Đường Việt Nam
206257_261106167343842_685592817_n.jpg
Là một người ít nhiều quan tâm khá kỹ đến phong trào Occupy Central with Love and Peace (Occupy Central) trong những ngày vừa qua cũng như có cơ hội hợp tác với một số cá nhân của phong trào, tôi rất nể phục các tổ chức dân sự ở Hong Kong.
Với một nền dân chủ và một nhà nước pháp trị thuộc hàng kiểu mẫu trên thế giới, các tổ chức dân sự không chỉ nhiều về số lượng mà tri thức, kỹ năng tổ chức, cũng nhự sự đoàn kết của họ trong hoạt động này khiến tôi nể phục. Nếu bạn theo dõi Occupy Central trên Tweeter, thì có thể thấy số lượng và chất lượng của những tweets họ gửi ra làm cho người nhận như tôi có được 1 lượng thông tin khổng lồ.
Và... hành động bất tuân dân sự đầu tiên sau khi nghị quyết "Đảng cử dân bầu" của Quốc hội Trung Quốc đưa ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2014, lại bắt đầu từ sinh viên-học sinh Hong Kong, mà như chính họ đã viết, "chúng tôi là chủ nhân tương lai của Hong Kong và chúng tôi phải hành động khi chính quyền đã tự phá vỡ hứa hẹn của họ cho quyền bầu cử phổ thông."

Tôi cũng như nhiều người, cảm phục các em sinh viên học sinh Hong Kong. Nhưng tôi không cảm thán vì sao sinh viên học sinh Việt Nam lại không thể có tinh thần đấu tranh xã hội như thế. Tôi không thất vọng với giới trẻ Việt Nam được vì họ hoàn toàn không được giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh cho bất công của xã hội trong một môi trường dân chủ. Tôi không thể oán trách các em vì tôi tự nhận thấy những người đi trước như tôi chưa làm cho các em có được cơ hội đó. Mà còn hơn thế nữa, những người đi trước như tôi cũng chưa truyền được cảm hứng, nhiệt huyết cho các em để các em biết lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho bản thân, cho người xung quanh, cho cộng đồng và cho xã hội. Trách nhiệm là ở những người như tôi chứ không phải là của các em.
Tôi đã được trò chuyện khá nhiều với các em sinh viên trẻ ở Việt Nam khi tôi về thăm nhà hay gặp các em đi du học ở Mỹ. Thật lòng, tôi thấy rất thương cho thế hệ tương lai của Việt Nam vì tôi nhận thấy, cũng như tuổi trẻ ở bất cứ đâu, các em cũng có trăn trở suy tư về đất nước và tương lai, nhưng sự giáo dục mà các em có được ở xã hội Việt Nam, theo tôi, đã khiến các em không tự định hướng, thiếu tự tin và đa số đều ít có khả năng tư duy độc lập. Rất khác với giới trẻ ở các nước dân chủ tự do. Vì vậy, khi nào mà các em còn bị kềm kẹp bởi những giáo điều cứng nhắc ở trường lớp và sự đặt để, kiểm soát tối đa của phụ huynh trong việc học tập hay định hướng tương lai thì tôi nghĩ, sẽ rất bất công khi chúng ta chỉ kêu ca tại sao các em không dám làm những hành động tham gia bãi khóa như ở Hong Kong. Vì thật sự, ngoài việc các em không thể tạo ra những hoạt động như vậy trong lúc này vì giới hạn của bản thân, các em còn không có cả sự ủng hộ của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong khi đó, các sinh viên, học sinh Hong Kong thì lại có tất cả những điều kiện để có thể thực hiện mục tiêu của họ.
Tôi nghĩ trong thời điểm này, nếu có 1 nhóm nhỏ sinh viên Việt Nam làm 1 việc đơn giản để ủng hộ người Hong Kong bằng cách gắn một dải ruy băng vàng và chụp ảnh gởi đến các diễn đàn mạng ủng hộ chiến dịch bãi khóa và đòi hỏi dân chủ, thì đó đã là 1 điều đáng mừng vì nó có nghĩa là các em đã bắt đầu quan tâm và theo dõi những sự kiện đấu tranh dân sự và xã hội trên thế giới. Chỉ cần một bắt đầu nhỏ thôi và mong là xã hội và mọi người nên ủng hộ và khuyến khích các em, chứ không nên chỉ trích suông.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"