Định Thiên
Xã hội Việt Nam ngày nay đang tồn tại nhiều chuyện ngược. Một trong
những chuyện ngược đó là ngày càng có nhiều quan chức đảng viên Đảng
Cộng Sản Việt Nam đi chùa.
Nói "ngược" là vì: Chủ thuyết của Cộng Sản là "vật chất quyết định ý
thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng"… còn Đạo Phật thì
lấy “Tâm, Ý” làm chủ thể: "tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ tạo tác"
(Kinh Pháp Cú). Vì thế, trong khi việc đi chùa của hàng vạn hàng triệu
nhân dân phật tử là công đức thiện tâm, thì việc "các ông nhà nước" xuất
hiện thường xuyên nơi cửa Phật hoặc nhiều thầy tu áo mão xiêm y kè kè
bên cạnh những ông quan cộng sản to đùng lên TV, thậm chí ở nhiều nơi
tượng, ảnh của Bác Hồ cũng được đưa lên ngồi chung với bàn thờ Phật, Tổ
(1) thì cái chân lý "tự nhiên" "như nhiên" của Phật Thích Ca đã bị các
thầy tu nhân danh là "con ruột" của ngài xâm hại nặng nề!
Tin liên quan:
Trở về quá khứ những năm đầu thập niên 80, là giai kỳ mà việc xét lý
lịch đã trở thành một rào cản đóng cánh cửa tương lai của hàng vạn thanh
niên, theo lời một người làm trong ngành An ninh: hồi đó muốn vào ngành
Công an hoặc muốn kết nạp Đảng thì điều kiện tiên quyết trong hồ sơ lý
lịch phải là “không tôn giáo”. Cần nhớ, những năm đầu thập niên 80 cũng
là thời kỳ mà Phật giáo Việt Nam phải bước một “bước chuyển mình đau
đớn”! Đó là, từ tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
(GHPGVNTN), nơi có nhiều nhà sư ưu tú, uy tín lẫm liệt trong lòng trí
thức và quần chúng Phật tử, chuyển sang một tổ chức gọi là “hợp nhất 9
Hệ Phái Phật Giáo” được triệu tập trong một đại hội năm 1981 tại Hà Nội,
có danh xưng còn duy trì đến ngày nay là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
(GHPGVN) lấy phương châm là “Đạo Pháp – Dân Tộc – Xã Hội Chủ Nghĩa” theo
một kịch bản mà có tài liệu cho là “do Công an Tuyên giáo soạn”. (2)
Tại sao nói là “bước chuyển mình đau đớn”? Có thể nói Đảng CSVN rất
giỏi chiến thuật “lấy mỡ nó ráng nó”! Bằng việc cho ra đời tổ chức Giáo
hội Phật giáo Nhà nước (tức GHPGVN), họ đã gây phân hóa các tu sĩ mà
trước đó đứng chung hàng trong GHPGVNTN. Một số nhà sư cho rằng Phật
Giáo cũng phải tùy thời mà hành hoạt nên tham gia vào. Có người vì cầu
lợi danh mà vào nhưng số không nhiều cho đến sau này có vài vị cuốn vào
nguồn máy mà bị tha hóa. Một số thề không bắt tay với chính quyền để duy
trì GHPGVNTN thì bị đánh cho tàn rơi lá mồng tơi như các hòa thượng
Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ. Có vị rút lui hậu trường tìm vui ngày
tháng bằng lời kinh tiếng kệ như hòa thượng Thích Trí Quang, Thích
Thanh Từ. Nhiều vị thì vì các lý do khác nhau mà tiếp tục con đường tu
hành ở nước ngoài như các hòa thượng Thích Mãn Giác, Thích Tâm Châu,
Thích Thiện Châu, Thích Nhất Hạnh. Cũng có những nhà sư tuổi Đảng nhiều
hơn tuổi Đạo, đã dày kinh nghiệm hít thở bầu không khí XHCN thì đương
nhiên được cơ cấu vào làm lực lượng tai mắt nòng cốt.
Đến hôm nay, các tu sĩ nổi tiếng có xuất thân từ GHPGVNTN chuyển qua
tham gia giáo hội nhà nước như các hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thích Trí
Thủ, Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thích Trí Tịnh… theo quy luật vô
thường mà yên giấc nghìn thu, thay vào đó phần nhiều là các nhà sư ăn
theo nói leo thì có thể nói tổ chức GHPGVN đã trở thành một con cừu
ngoan ơi là ngoan của ông chủ CS. Cũng theo người làm trong ngành An
ninh, thì gần chục năm nay lý lịch kết nạp Đảng và hồ sơ vào ngành Công
an không nhất thiết phải là “không tôn giáo” như trước nữa mà đã có sự
mở rộng ra, chấp nhận cả hồ sơ lý lịch “Phật giáo” (cánh cửa vẫn đóng
kín với các tôn giáo khác). Như vậy là đã có sự chuyển “từ lượng thành
chất” trong quan hệ của GHPGVN và chính
quyền CSVN. Quá trình chuyển hóa này tuy có lúc đậm nhạt khác nhau nhưng nhìn chung là tỉ lệ thuận với “độ ngoan” của "con cừu" Phật Giáo.
quyền CSVN. Quá trình chuyển hóa này tuy có lúc đậm nhạt khác nhau nhưng nhìn chung là tỉ lệ thuận với “độ ngoan” của "con cừu" Phật Giáo.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm, chúc mừng Bộ Công an nhân Kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống
Để duy trì quan hệ "môi răng", mỗi năm có hàng chục cuộc thăm viếng kiểu "bánh ít đi bánh quy lại" của lãnh đạo hai bên. Không khí mỗi cuộc viếng thăm “thêm tạ muối cũng chưa hết nhạt” là vì “giang hồ cũng trọng nghĩa khí còn thầy tu mà câu nệ lợi danh nên CS chỉ DỤNG chứ không TRỌNG” như tâm sự của một người trong cuộc. Tuy nhiên, nhờ các đợt viếng thăm như vậy mà nhiều đường hướng chính trị của Đảng và Nhà Nước “quá cảng” ở cửa chùa để rồi sau đó đi vào đời sống xã hội là đông đảo quần chúng Phật tử bằng cách lồng ghép qua những buổi sinh hoạt “Phật Pháp”.
Những năm gần đây, bất chấp nền kinh tế VN suy trầm, đời sống đa phần
người dân trở nên khốn đốn thì vẫn có hàng trăm ngôi chùa "treo biển"
GHPGVN mọc lên khắp miền đất nước, nhiều tu sĩ không ngại phô sự se sua
giàu có. Song song với đó là nhiều scandal trong giới thầy tu gây chấn
động dư luận xã hội cũng tăng lên. Kỷ lục chùa to phật lớn không ngừng
được lập và được cấp bằng. Có những "siêu chùa" mà độ hoành tráng xếp
hạng 5 sao! (3).
Tương ứng với "siêu chùa" thì có "siêu sư". Cầm cạt-vi-zít vài nhà sư
trên tay, nhiều người hoa mắt với hàng loạt chức danh của người đời như
Tiến sĩ, Chủ tịch, Trưởng ban, Giám đốc… Nhà nước thì hào phóng ban
phát Huân-Huy chương, giấy khen cho các nhà sư. Có vị HT khi còn sống từ
chối nhận đến khi thác thì nhà nước đem Huân chương HCM tới đặc lên
quan tài (như trường hợp HT Thích Đôn Hậu) nhưng cũng có nhà sư đã có đủ
bộ "sưu tập".
Việc ngoan ngoãn theo ông chủ CS biến nhiều nhà sư có chức có quyền
ngày càng trở nên nhu nhược, phản động. Trong chuyến về Việt Nam cách
đây vài năm của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, khi đến thăm VPTW GHPGVN, 294
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, một cơ ngơi mà GHPGVN đang kế
thừa từ trường Thanh niên Phụng sự xã hội do hòa thượng Thích Thiện Minh
lập năm 1964 đã phát biểu rằng điều mà lòng ông cảm thấy buồn là trong
khuôn viên không thấy có một tấm hình nào của hòa thượng Thiện Minh, một
vị hòa thượng chân tu hết lòng với Đạo Pháp. Phải chăng để cho đẹp lòng
“ông chủ” mà các “nhà sư lãnh đạo” bỏ quên cả vị ân sư của mình!? Nên
nhớ, hòa thượng Thiện Minh chết trong nhà tù CS năm 1979 mà đến nay xác
không biết ở đâu.
Cũng nhắc lại sự kiện Pháp nạn xảy ra với Tăng đoàn Làng Mai tại tu
viện Bát Nhã tỉnh Lâm Đồng năm 2008, khi Thiền Sư Nhất Hạnh nêu kiến
nghị 10 điểm lên Nhà nước trong một buổi tiếp của Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết. Nội dung của bản kiến nghị là kêu gọi giảm bớt sự can thiệp
của nhà nước trong các sinh hoạt của Phật Giáo đồng thời kêu gọi giới
thầy tu rút lui các hoạt động trong môi trường chính trị để dành thời
gian chuyên tâm thực hành tâm linh… Đó là những kiến nghị hoàn toàn đúng
đắn và đầy trách nhiệm, nhưng cũng vì thế mà tăng đoàn của ngài đã bị
đánh cho tanh bành trong liên tục mấy tháng trời bởi một lực lượng mà
sau đó thiền sư Nhất Hạnh trong tâm thư gởi Chủ Tịch Nước kêu gọi can
thiệp đã viết: “côn đồ với công
an, tuy hai mà một”. (4)
an, tuy hai mà một”. (4)
Cùng thời gian đó, trong khi nhiều nhân sĩ trí thức trong và ngoài
nước mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ 400 tu sĩ và hàng ngàn phật tử, (Đảng viên
kỳ cựu, nhà nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Đắc Xuân viết thư phản đối và có
yêu sách đòi ly khai ra khỏi ĐCS (5) thì các nhà sư quyền cao chức trọng
của GHPGVN hoàn toàn im lặng trước công luận. Không những thế, họ nhiệt
tình lên tivi làm phông màn, tổ chức cầu an cầu siêu cho các anh hùng
cách mạng ở hàng chục nghĩa trang liệt sĩ với nhiều lễ hội linh đình tốn
kém mà hiệu quả như thế nào thì thực tế đời sống xã hội đã kiểm chứng! (http://giacngo.vn/vanhoa/2014/07/17/37F25A/).
Việc liên tiếp rầm rộ cầu an cầu siêu tại các Nghĩa trang Cách mạng
mà chưa một lần cầu siêu cho các anh hùng chiến sĩ trận vong các mặt
trận khác hoặc cho hàng vạn đồng bào tử nạn giữa muôn trùng biển khơi
trên hành trình chạy trốn CS... thì dù có khách quan cũng không khỏi gợi
ra một dấu hỏi: GHPGVN lấy việc "quảng cáo chính trị CS" hay lấy giáo
lý "Tâm vô phân biệt" của Đức Phật làm lý tưởng hành đạo? Thậm chí, cùng
là "Thích tử thiền môn", cùng tu hạnh vô ngã từ bi, nhưng các nhà sư
GHPGVN lên tivi, xuất hiện tại diễn đàn Quốc hội để "đấu tố" các đồng
đạo của mình bên GHPGVNTN. Những nhát đâm rỉ máu cắt vào tim lịch sử
Phật giáo VN!(6)
Một tổ chức giáo hội thiếu bản sắc, bị sai khiến và bị huy động cho
các mục đích chính trị lại phảng phất hình bóng lợi ích nhóm khiến nhiều
tu sĩ có đạo tâm đạo lực chọn cách đứng ngoài. Một thiểu số đã dính
chân vào thì làm việc cầm chừng tư tưởng hai hàng. Chỉ có những tay "cò
tôn giáo" là thỏa sức khua chiên khua trống.
Karl Marx, ông tổ của học thuyết CS còn chỉ ra: khi lượng và chất
phát triển không đồng đều thì xảy ra mâu thuẫn xung đột. Vì vậy, đạo đức
xã hội VN ngày càng tỉ lệ nghịch với mật độ gia tăng số lượng chùa
chiền như nó đã và đang thể hiện nếu nhà nước CS không thôi biến báo
Phật giáo để thỏa các mục đích chính trị, nếu các nhà sư có chức có
quyền không thôi “chăm sóc bộ lông của mình” để tinh chuyên “Giới Định
Huệ” như bản hoài của Đức Bản Sư Phật.
Sài Gòn, Mạnh Thu 2014
Định Thiên
Định Thiên
_________________________
(3) http://suckhoedoisong.vn/phong-su/ve-chua-bai-inh-chiem-nguong-nhieu-ky-luc-20120629083821465.htm
(4) http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2009/10/091019_hrw_batnha.shtml
http://luongtamconggiao.wordpress.com/2012/03/18/chinh-quy%E1%BB%81n-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-hay-nha-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-con-d%E1%BB%93/