Cờ cũ của Hồng Kông phấp phới trong đoàn biểu tình
Anh đã trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc được 17 năm, khoảng thời gian gần bằng một thế hệ. Trái với truyền thông Bắc Kinh rêu rao Hồng Kông hạnh phúc khi về với mẫu quốc, những người Hồng Kông lúc này đang luyến tiếc thời họ bị coi là thuộc địa của Anh.
Cờ Anh phấp phới trên tay người Hồng Kông
Trong hơn 150 năm cai trị Hồng Kông, Anh đã biến Hương Cảng từ một
vùng đất hoang sơ trở thành một đô thị phồn thịnh với mức sống cao hàng
đầu thế giới. Khi trở lại với Trung Quốc, người Hồng Kông cảm thấy luyến
tiếc thời họ sống dưới cái mác thuộc địa Anh, nhưng thực ra quyền con
người được đảm bảo đầy đủ.
Người ta có thể thấy sự luyến tiếc của người Hồng Kông khi họ tham
gia cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ hồi đầu tháng 7. Có đến 500.000
người tham gia, đủ mọi thế hệ từ già đến trẻ, từ những người sống dưới
sự cai trị của nước Anh đến những người sinh sau 1997.
Một hình ảnh đáng gọi là "cái tát" với Bắc Kinh chính là việc người
Hồng Kông mang lá cờ khi họ nằm trong liên hiệp Anh đi biểu tình chứ
không thèm mang lá cờ bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là cờ chính
thức của Hồng Kông sau khi trở về Trung Quốc.
Trang Wall Street Journal cho biết có cả những người trẻ tuổi mang
luôn cờ của Vương quốc Anh đi vẫy trong đoàn biểu tình. Đó là thông điệp
cho thấy họ nhớ nước Anh đến mức nào và tất nhiên độ nhớ Anh tỷ lệ
thuận với độ chán ghét Bắc Kinh.
Những người đó chỉ khoảng 20 tuổi và họ không có ý niệm gì về cuộc
sống của Hồng Kông trước năm 1997. Nhưng thế hệ đi trước có thể đã
truyền cho họ cảm hứng về một xã hội Hồng Kông trong quá khứ còn tự do
và đáng mơ ước hơn phương Tây lúc này.
Đừng mong Bắc Kinh thay đổi thái độ
Không hiểu quan chức chóp bu sẽ nghĩ gì khi người biểu tình Hồng Kông
lại mang ảnh của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị một cách tôn kính, trong
khi họ lại đốt ảnh ông Leung Chun-ying, người bị châm biếm là "quan
thái thú" của Bắc Kinh. Ông Leung là người được Bắc Kinh cử lãnh đạo
Hồng Kông trong khi dân chúng lại không ưa ông này.
Cờ Anh và ảnh nữ hoàng Anh được nâng niu
Ảnh của "thái thú" Leung bị đốt cháy
Thật ra những hành động phản kháng trên chỉ thể hiện sự bất mãn của người dân Hồng Kông trước áp đặt ngột ngạt của Bắc Kinh. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau.
Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng
Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do
"hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử.
Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách
hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh". Giữa tháng 6, Bắc Kinh ra cáo bạch
khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở
đây mong muốn.
Đã đến lúc Bắc Kinh nên xem lại chính sách của họ với Hồng Kông,
Macau. Tuy nhiên, sẽ khó trông chờ thái độ tích cực hơn từ Bắc Kinh khi
họ vẫn đang kiên quyết muốn thực hiện các tham vọng của mình bất chấp lý
lẽ. Đến ngay cả luật pháp quốc tế, Bắc Kinh còn chà đạp thì đâu dễ họ
thay cách hành xử với Hồng Kông hay Macau.
Anh Tú (tổng hợp)