Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Thằng "cổ lỗ sĩ"

Govapha

Đọc tin giải trí, thấy Bằng Kiều đề cập tới vấn đề "Vì đâu nhiều 'sao hải ngoại' muốn về nước biểu diễn?" như phân bua, đính chính... làm tôi phì cười, cười như mếu. Tôi càm ràm chuyện mấy ông mấy bà ca sĩ hải ngoại về Việt Nam hát hò với một người bạn trên mạng. Nó im lặng hồi lâu, sau đó tặng cho tôi cái icon nheo mắt kèm lời phê: suy nghĩ cổ lỗ sĩ. Nói tôi cổ lỗ sĩ có nghĩa là người tụt hậu, bảo thủ, cũ mèm, khư khư giữ chiếc lá nho... xưa như trái đất. Đem so với xưa rồi Diễm thì đúng là xưa thiệt. Nhưng rồi hiện thân Diễm của những ngày xưa cũng trở nên cũ càng khi đọ sức với "Em của ngày hôm qua". Nhìn thằng nhóc Sơn Tùng vừa hát vừa nhảy, mặt câng, môi trề. Hình ảnh "em" thay đổi cho "Diễm Xưa" chết ngắt.

Lúc "đỉnh cao trí tuệ loài người" tiến vào Sài Gòn, tôi chỉ là thằng nhóc bé xíu. Sài gòn "trong hộp" qua không gian một con hẻm nhỏ, cũng hai mùa khét nắng nồng mưa. Dạ thưa "Sài Gòn xưa": tôi bé dại. Từ khi quen được anh Net, tôi thích tìm về những hình ảnh "Sài Gòn xưa", tìm những trang đời kể chuyện về "Sài Gòn xưa". Từ những con người lụy tình, vui buồn khóc cười cùng Sài Gòn. Một quá khứ "Sài Gòn xưa" mà tôi nuốt lấy nuốt để từng lời. Chỉ là hình ảnh, ngôn ngữ mà sao tim óc gắn bó mãnh liệt như này. Nguồn sống "Sài Gòn xưa" dào dạt rộng rãi phóng khoáng, lòng người "Sài gòn xưa" chân thật cởi mở hào hiệp nhiệt tình. Một miền Nam trù phú tự do dân chủ nhân bản khai phóng. Tôi đi tìm để được biết, được hiểu, được cảm "ké" dư âm một thời "Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!" Còn "Sài Gòn nay" không rõ hình hài, thêm đa diện lại nhiều rối rắm. Đầy ắp tội ác, lừa lọc giả dối. Tình người thui chột, tàn phá tâm hồn đến nghiệt ngã. Bộ mặt Sài gòn ngày thêm xấu xí, tôi vẫn yêu tha thiết thành phố nơi tôi được sinh ra và lớn lên. Yêu nhiều càng thêm giận thêm hận mọi sự cày nát dày xéo, đang muốn xóa sổ nơi chốn yêu thương của tôi. Sợ lắm một ngày, phải nói lên hai tiếng vĩnh biệt ngay trong lòng Sài Gòn.
Hiện thực ngày càng khó khăn, vật giá leo thang, thất nghiệp lan tràn. Cuộc sống áo cơm quay như chong chóng, hoa mắt, thở hổn hển, muộn phiền nhiều giọng. Từ ăn ngủ đụ ỉa qua việc kiếm tiền, cần nhanh-vội-gấp. Trai gái thỗn thà thỗn thện, ngủ với nhau đêm trước sáng mai đã dông. Muốn giải quyết chuyện gì cứ vác mã tấu với súng xử nhau cho nhanh, hơi đâu phí nước miếng. Chim ngày xưa thoải mái hót đến khi xệ cánh. Chim ngày nay cánh chưa kịp vỗ thì cổ họng đã bị bóp chết trong tích tắc. Quan muốn đất thì cướp, muốn tiền thì tham nhũng, muốn gái thì hiếp trinh (nữ sinh), bể mánh thì chạy hoặc khai bị điên. Ào ào như ngựa phi nước đại. Bọn sâu mọt từ thằng trùm xuống tới thằng lâu la, ra sức tranh thủ cướp bóc vơ vét cho lẹ, tham nhũng đầy túi của nhau cho mau. Cơ thể căng cứng ứ hơi rác rưởi của lòng tham thèm muốn mặc kệ cơ đồ tả tơi rách nát, trước sự đau đớn phẫn uất của người dân. Khẩn trương lên các đồng chí ạ!
Đã mấy mươi năm bao mùa lá rụng, chế độ độc tài chưa sụm bà chè. Ô kìa, người về ngày một đông thêm. Từ ngày tôi thấy người Việt nước ngoài lũ lượt rủ nhau về, lớp định cư, thương mại, du hí, hát hò...thì tôi phát giác tôi thiệt có năng khiếu diễn bi kịch. Tôi trong vai người đau khổ nhăn nhó méo mồm. Sống dưới chế độ độc tài khổ chết mẹ, rên rỉ quài. Chuyển qua cảnh đất lành chim đậu thêm nổi bật. Bi kịch trở thành có mục đích xuyên tạc nói xấu chế độ. Bản thân tôi không thể hiểu thì cãi được đéo. Luận điệu "cột đèn có chân đi thì cũng đi" trở nên quê một cục, đúng là xưa như trái đất. Hiện tượng ca sĩ về Việt Nam hát hỏng chả có gì lạ và mới. Âm nhạc trước năm 75 nghe rất hay rất đã, được ca sĩ một thời "Sài Gòn xưa" hát càng hay bá chấy. Lời ca tiếng hát là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Không dừng ở đó, còn ẩn chứa nhiều câu chuyện. Lần đầu còn ngạc nhiên, về sau không ngạc nhiên nữa, chỉ đọng lại sự ngán ngược. Nhìn thấy có người từng ba chân bốn cẳng chạy ra nước ngoài cho lẹ, sau đó tuyên bố khi nào không còn cộng sản thì mới trở về. Úi trời, về ào ào về liền liền. Mặt vui hớn hở, cười thật tươi, ngực thật ưỡn. Coi như thằng đảng cộng sản độc tài quang vinh muôn năm chết mẹ hết rồi vậy. Xuống giọng, xin xỏ chờ được cấp giấy phép này nọ. Chấp nhận chỉ được làm những gì người ta cho phép vì đó là nhà của người ta (cái nhà mà từng sợ xanh mặt chạy mất dép). Mới thấy bóng đèn nghị quyết 36 chỉ lối của đảng vừa sáng vừa vững chắc như nào.
Muốn hát "chỉ cần đô na chỉ cần đô na" thì đó là quyền của người ta. Ừ, nhưng làm ơn đừng ca tụng mãi âm nhạc không có biên giới qua tỏ bày muốn được đem lời ca tiếng hát đi khắp mọi miền đất nước. Dưới chế độ độc tài có biên giới rõ ràng, cây kéo kiểm duyệt to đùng sắc lẻm, cắt đứt họng như không. Nói những gì được cho phép nói. Hát bài nào được cho phép hát. Cứ nói "toạc móng heo" cho rồi, lại còn nhân danh người của quần chúng, hát cho đồng bào yêu thương tôi nghe. Đồng bào nào? Quần chúng nào? Một cái vé vào cửa hạng cá kèo cũng đi đứt một tháng lương của người lao động nghèo, yêu thương cái con khỉ. Tôi quen một bác lớn tuổi thường kể chuyện trong giới văn nghệ sĩ thời trước cho nghe. Bác có nhắc tới kịch sĩ Vân Hùng, diễn viên chính của đoàn kịch nói Kim Cương. Sau ngày Sài gòn mất tên, ông u buồn từ giã sân khấu vì từ chối diễn những vai nhục mạ hình ảnh những người lính Việt Nam Cộng Hòa mà ngày xưa ông từng diễn. Ông đã chọn lựa giữ lại hình ảnh đẹp từ những ngày Sài gòn tự do, giữ tiết tháo của một nghệ sĩ chân chính. Chấp nhận sống trong cảnh nghèo khó đến cuối đời, cùng sự quên lãng của thời gian và người đời. Trời, tôi nghe kể lại mà hai mắt cay xè.
Tôi không xâm phạm vào tự do cá nhân của ca sĩ hải ngoại nào mà họ cho rằng họ được quyền hưởng. Tôi muốn nói tới thứ tự do được chế độ độc tài cho phép bắt buộc đặt đâu phải ngồi chỗ đấy. À, còn có thứ tự do như con cặc của thằng khốn Hiển được nhân danh triệt để luôn. Mới sản sinh ra loại người có thể đi quậy phá, có thể thản nhiên khiêu vũ trước đài lễ tưởng niệm những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đền nợ nước trong trận chiến với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại đảo Hoàng Sa năm 1974 và những tử sĩ đã hy sinh trong trận chiến Việt-Trung năm 1979. (tôi ghim bụng vụ này quài đó nghe). Lũ thúi này thản nhiên chổng mông vào anh linh của những người lính, công khai bài hát ca tụng nước Trung Hoa chính nghĩa. Cố tình chà đạp thậm tệ lên ý nghĩa hy sinh của những người lính Việt đã chết với cả những người lính Việt còn sống. Còn tự do nào hơn thế nữa khi chỉ cần nắm quyền lực có quyền lợi trong tay thì tự do thao túng luật pháp, chà đạp công lý, bôi đen lương tri, bóp nghẹt quyền con người, không màng nhân nghĩa, tàn ác với chính đồng bào với nhau.

Trong tâm trí tôi, nghĩ về những thuyền đánh cá đêm như ngày, những người ngư dân đánh cuộc số mạng với thiên nhiên, đem sinh mạng chống trả với giặc tầu gây hấn. Kiếp sống như một cánh bèo con cửa bể. Họ đi bao lâu thì những người mẹ già, vợ con trông ngóng lo lắng bấy lâu. Có người ra biển đi mãi không về, nơi an nghỉ cuối cùng rã mục. Người trên bờ triền miên tiếng khóc than đau buồn. Những số phận không có ngày mai. Những cảnh đời không ánh sáng. Một xã hội khó thở ngột ngạt, bạo lực, đói nghèo, đạo đức lâm nguy. Một cái đảng mục ruỗng thúi hoắc. Một tầng lớp lãnh đạo tham nhũng hèn với giặc ác với dân, đẩy ngư dân đi chết... Tôi không hiểu được, vui sướng gì, lòng dạ nào mà các ông các bà người trước người sau thay phiên nhau về hát hò (kiếm đô na) vào thời điểm phần nhiều đồng bào sống khổ nhục khi bị áp bức dưới chế độ độc tài, vào thời điểm biển Đông nổi sóng, thằng giặc tầu ngông nghênh xâm lấn. Xác những đồng bào ngư dân vô tội bị giặc tầu giết chết còn chưa tan vào lòng đất. Xác những con thuyền vỡ nát mắc cạn còn nằm đó. Nước mắt khóc thương người thân còn chưa khô ngấn lệ. Từng người từng người vào tù vì thái độ chống Tầu xâm lược. Dân oan đầy đường. Cuộc sống dân nghèo đang bế tắc...Ừ, thì kiếm tiền. Ừ, thì là yêu quê hương. Ừ, thì là muốn hát cho đồng bào (có tiền) nghe. Ừ, thì là kệ cha tao mắc mớ đụng chạm gì tới ai mà xía mồm vào. Ừ, thì chửi tôi đồ cà chớn cũng xong. Ừ, thì là tôi không hiểu nên nói thế thôi, coi như tôi xấu tánh. Các ông các bà cứ về và hát. Nhờ các ông các bà mà tôi mới biết VietNam cũng có tự do, thứ tự do tô son trét phấn giữa "đôi bờ thương nhớ". Dân sống chung một nhà với chúng nó mà chúng nó còn đối xử ác như thế, cướp sạch từ cái lai quần. Tôi không tin chúng nó tử tế được với người ở "nhà riêng" đâu nhá.
Thôi mấy trò ỡm ờ õng a õng ẹo đi há, hát cho đồng bào yêu thương tôi nghe. Dỏm quá xá. Ai sao tôi không biết, còn tôi không yêu thương gì ráo. ĐM, yêu thương phải trả bằng tiền thôi xin kiếu. Chế độ độc tài này rất điếm thúi, lúc tuyên truyền thì giữ chặt luận điệu chà đạp hạ nhục là loại ăn bơ thừa sữa cặn, loại bám càng máy bay, chạy quăng cả quần áo giầy dép. Có lợi thì chúng nó ve vuốt "khúc ruột ngàn dặm" , kêu gọi ý thức về xây dựng quê hương (trong khi chúng nó chỉ có ăn hại phá nát, hèn với giặc ác với dân.) Lúc bất lợi thì chúng nó khăng khăng ám chỉ là bọn "thế lực thù địch". Họ nói họ không liên quan tới chính trị nhưng chính trị có bỏ sót ai đâu. Từ chôn dầu vượt biển qua tới quê hương là chùm khế độc tài vẫn muốn xin được ăn thì đảng không cần đánh cũng thắng lớn. Lũ lượt ruột già ruột non từng thề thốt cạch mặt chúng nó tới chết thì nay cũng đã quay về một cửa. Còn người dân sống trong nước lại "đứng lên" biểu tình chống với đối là tại làm sao? Từ trước tới nay, qua hình ảnh những tù nhân lương tâm đã, đang bị đọa đày trong ngục tù cộng sản độc tài. Qua hình ảnh những người miệt mài đấu tranh đòi quyền con người, đòi công lý từ đời sống thực tiễn cho đến mặt trận thông tin trên mạng. Những con người sống hiền hoà tình cảm, những tấm lòng son vì nước cho dân chấp nhận hy sinh. Bị bắt đi tù, bị rình rập phá thối, bị khủng bố tinh thần, bị xách nhiễu, bị đánh đập, bị cấm chế, thậm chí là cái chết. Có những người tuy mất rồi mà lòng nghĩ tới mãi, có những người qua việc làm của họ muốn nhắc tới hoài. Gõ chữ tới đây, buồn - rưng.
Sau khi các ông các bà hát bài "khúc ruột" dù ngàn dặm cũng đi theo bóng đèn chỉ lối của đảng hẳn nghĩ tôi là thằng không có tinh thần đoàn kết dân tộc. Xin nói rõ ra luôn. Tôi rất hoan nghênh tinh thần đoàn kết dân tộc. Nhưng không đoàn kết với, thoả hiệp với chế độ cộng sản độc tài bán nước. Một chế độ độc đảng độc diễn độc thoại độc quyền độc lợi thêm ngón võ độc sát...dân. Thời nào cũng cần nhân nghĩa, nhất là trong chế độ độc tài hiện nay. Lại càng cần nhân nghĩa trong việc đối nhân xử thế với nhau. Chế độ độc tài này muốn phá tan nát hết mọi thứ. Nhưng có một thứ nhất định không để chúng nó thiêu rụi. Đó chính là tình yêu thương, lối sống nhân nghĩa giữa người và người với nhau. Bảo vệ gìn giữ luân thường đạo lý, đời sống mới được yên vui, an lành. Xã hội thêm trật tự kỷ cương, ổn định. Thứ tự do được tung hoành trong chế độ độc tài, qua thái độ chà đạp lên nhân nghĩa sống ở đời (như trò khiêu vũ gớm ghiếc cố tình phá rối lễ tưởng niệm những người lính đã chết) thì làm sao nói chuyện xây dựng được. Đời sống tinh thần bị bào mòn khủng khiếp. Làm người ai lại thế.
Ngoài kia, bầu trời biển Đông xám bầm. Người tầu tràn vào đất liền lên tới con số khủng, len lỏi thao túng vào từng bộ phận quan trọng từ kinh tế đến chính trị có sự tiếp tay của những thằng bán nước. Hậu cảnh bị tầu nuốt gọn được tính từng giờ. Chân dung một thời "Sài Gòn xưa" đang dần biến mất, còn "Sài Gòn nay" thoi thóp hơi tàn. Chế độ độc tài tà quyền thổ tả chỉ muốn xóa sạch những gì đẹp đẽ còn sót lại. Sự cuồng nộ của cơn bão lòng người vẫn tiếp tục.
Nước TA nổi tiếng có nhiều sĩ, nhất là "lòi ra sĩ" tràn lan phát ớn. Có lôi đầu thêm thằng cổ lỗ sĩ vào cũng chả chết thằng giặc tầu với thằng việt gian nào. Ô kìa, người về ngày một đông thêm. Tỉnh rụi.
Tôi "cổ lỗ sĩ" ngay niềm khát khao, giữa khoảng cách, rẻ như bèo.
Govapha
Thứ Sáu 19-09-2014

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"