Dương Hoài Linh
Tất cả các cuộc cách mạng trên trái đất này đều phải căn cứ trên một
phương pháp luận khoa học để soi sáng, mở đường cho các hành động thực
tiễn. Không có phương pháp luận, con người chẳng khác gì đang mò mẫm
trong đêm tối hoặc đang đi trên sa mạc, trên đại dương mà không có la
bàn. Phương pháp luận tức là bàn luận về một phương pháp hành động. Nó
chỉ đơn thuần là lý thuyết nhưng lại căn cứ trên hiện thực, bắt nguồn từ
hiện thực và soi đường cho hiện thực. Con đường dân chủ của Việt nam
cần một phương pháp luận khoa học làm nền tảng, để chỉ ra tính tất yếu,
các giai đoạn của tiến trình dân chủ và phương pháp hành động.
1/ Tại sao nói sự sụp đổ của chế độ độc tài, toàn trị là tất yếu?
Có ba nguyên nhân quan trọng:
a/ Xu thế dân chủ hóa của xã hội loài người: Kể từ sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, vấn đề "ai thắng ai" đã rõ ràng. Sự sụp đổ của Liên
Xô và Đông Âu đã dẫn đến sự sụp đổ của ý thức hệ CNCS, các thể chế
chính trị nhà nước chỉ còn ba loại: thể chế chính trị dân chủ, thể chế
chính trị hỗn hợp và thể chế chính trị chuyên chế. Các cuộc cách mạng
CAM, mùa xuân Ả rập, Ukraine, Myanma, Campuchia... đang chứng tỏ nhân
dân thế giới đang khao khát một thể chế chính trị dân chủ. Đó là đà tiến
hóa của "bánh xe lịch sử".
b/ Những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội Việt Nam:
- Mâu thuẫn giữa chính sách đất đai của nhà nước với nông dân đặc biệt đã tạo ra một tầng lớp dân oan trên cả nước
- Mâu thuẫn giữa đồng lương không đủ sống, lạm phát tăng, giá cả bất
hợp lý và cuộc sống nghèo khổ của người lao động với cuộc sống xa hoa do
tham nhũng của một bộ phận đảng viên đặc quyền đặc lợi, nắm hết huyết
mạch của nền kinh tế quốc gia.
- Mâu thuẫn giữa trí thức, công nhân, đảng viên hưu trí, bộ đội, học
sinh, sinh viên với các chính sách, định chế bất công xã hội trong đó
nổi bật là vấn đè cư trú, học tập, phúc lợi xã hội và các chế độ đãi ngộ
khác
- Mâu thuẫn của giai cấp công nhân trong các doanh nghiệp với chính phủ và nhà nước.
- Mâu thuẫn giữa nguyện vọng độc lập của dân tộc với chính sách phụ
thuộc vào ngoại bang trong đó nổi bật nhất là phụ thuộc kinh tế, văn
hoá, chính trị, ngoại giao và việc để mất chủ quyền quốc gia vào tay
Trung Quốc.
Sự hoán đổi của cơ quan lập pháp, sự phản loạn của chính quyền đối
với những người đã ủy thác quyền lực cho mình, bằng cách tước đoạt quyền
sở hữu của họ, chính là mầm mống đầu tiên của sự tan rã.
Khi chính quyền tự đặt mình vào trạng thái chiến tranh với dân chúng
bằng việc sử dụng loại bạo lực không có quyền dùng, ra những luật không
có thẩm quyền ra, chính là khoét sâu những mâu thuẫn đó
Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình tan rã xã hội, mà kết cục sẽ là định hình một xã hội mới, với một chính quyền mới an toàn hơn cho người dân
Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình tan rã xã hội, mà kết cục sẽ là định hình một xã hội mới, với một chính quyền mới an toàn hơn cho người dân
c/ Phong trào đấu tranh dân chủ lan rộng trên cả nước: Với sự tiếp
sức của internet và mạng xã hội những thông tin về một xã hội tự do, một
thể chế chính trị dân chủ đang từng ngày từng giờ được cập nhật đến
người dân, hình thành nên một tầng lớp cấp tiến, đi tiên phong trong
công cuộc đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền. Lực lượng này sẽ lớn mạnh
theo thời gian và sẽ là lực lượng lãnh đạo thay thế một khi quyền lực
về tay số đông
Trong ba nguyên nhân trên thì nguyên nhân được tạo ra từ các mâu
thuẫn xã hội là quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định. Bởi các mâu
thuẫn được tạo ra trong lòng xã hội là không thể ngăn cản và ngày càng
đào sâu thì sụp đổ của thể chế độc tài chỉ là vấn đề thời gian. Nhanh
hay chậm tuỳ thuộc vào tác động một phần nào của phong trào đấu tranh
dân chủ trong nước và những chuyển biến của tình hình chính trị thế giới
trong đó phải kể đến phong trào dân chủ của một nước lớn bên cạnh Việt
Nam, đó là Trung Quốc.
2/ Phương pháp đấu tranh giành chính quyền:
Thế giới hôm nay đã phát kiến ra phương pháp giành chính quyền bằng
bất bạo động, "bất tuân dân sự" dựa trên ý niệm của nhà văn Mỹ Henry
David Thoreau và được thực tiễn chứng minh là đúng đắn. Đây là một hình
thức hoạt động chính trị theo đó, người dân từ chối tuân thủ luật pháp
của nhà cầm quyền để tỏ thái độ phản kháng và buộc chính quyền phải thay
đổi. Sự bất tuân này hoàn toàn ôn hoà, không sử dụng vũ lực.
Sẽ có người thắc mắc rằng với một chính quyền đầy đủ công cụ bạo lực
trong tay, có cả luật pháp, quân đội, công an người dân chỉ bằng hai tay
không, chẳng hề sử dụng bạo lực làm sao có thể thành công? Thế nhưng
đây là một phương pháp đấu tranh có hiệu quả. Bởi vì với chính quyền có
quân đội, công an vũ trang bạo động là tự sát nhưng từ chối đóng thuế,
biểu tình, bãi công, tuần hành ngồi nằm hoặc đánh chiếm một khu vực nào
đó của chính quyền đếu có thể tạo thành một phong trào phản kháng trên
diện rộng và làm suy yếu chính quyền. Vấn đề là người dân phải tuyệt đối
tuân thủ nguyên tắc bất bạo động và kiên quyết vạch mặt các phần tử do
chính quyền trà trộn vào dùng vũ khí hoặc bạo động để phá rối.
Tại Ấn Độ trong những năm tháng giành độc lập, phong trào đấu tranh
bất bạo động do Gandhi khởi xướng được hưởng ứng nhiệt liệt: Hàng nghìn
người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chối đóng thuế (để phản đối luật
muối của chính quyền thực dân)... Khi bị cảnh sát đàn áp, họ vẫn nhất
quyết giữ tinh thần phi bạo lực: Không chống cự, chấp nhận vào tù càng
đông càng tốt. Mục đích của họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của
cộng đồng. Cảnh sát càng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong
trào bất bạo động càng có khả năng cao hơn.
Như vậy đây là phương pháp đấu tranh đúng đắn và ít tốn xương máu
nhất. Vấn đề là phải tuyên truyền để người dân hiểu đây là cách duy nhất
để họ có thể giành lại quyền quyết định số phận và tương lai đất nước
mình. Đó là phương châm "Mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin".
3/ Tại sao cần phải công khai trên FB khi tham gia vào phong trào đấu tranh dân chủ?
- Đấu tranh bất bạo động khác hẳn về bản chất với đấu tranh bạo động.
Bởi nhiệm vụ chính của phong trào này là tuyên truyền để càng nhiều
người tham gia càng tốt. Chính quyền chỉ sụp đổ khi gần như toàn bộ các
hoạt động của quốc gia bị ngưng trệ, làn sóng biểu tình, đình công lan
khắp cả nước. Do đó việc lôi kéo đám đông phụ thuộc rất lớn vào khả năng
thuyết phục của các nhà đấu tranh dân chủ.
- Khi làm nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối bất bạo động các phần
tử cấp tiến cần phải công khai thân thế của mình mới thuyết phục được
người dân nghe theo. Nếu họ ẩn danh tức là đã từ chối trách nhiệm và đẩy
sự nguy hiểm về phía những người công khai.
- Với vũ khí là quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình, bãi công...
những người đấu tranh sẽ không bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nếu họ bị
bắt tức là chính quyền đã vi hiến và làn sóng căm phẫn sẽ tăng cao,
phong trào sẽ càng được nhiều người ủng hộ.
- Chính quyền cũng sẽ không thể bắt hoặc bỏ tù một số lượng lớn người
dân. Bởi mỗi lần như vậy sẽ tốn một ngân sách không nhỏ cho việc tạm
giam, đưa ra xét xử và thi hành án. Hơn nữa các điều luật về tự do tư
tưởng thường rất mơ hồ và rất khó luận tội.
Nói tóm lại sự thành công của một xã hội dân chủ ở Việt Nam là tất
yếu lịch sử, không một thế lực nào có thể ngăn cản được. Nhân dân và
lịch sử đang đứng về phía những con người yêu nước muốn tự mình thay đổi
và quyết định vận mệnh dân tộc. Vấn đề còn lại là ở sự đoàn kết đồng
lòng của tất cả mọi người, trì hoãn càng lâu, sự phân rã xã hội càng
rộng, tàn phá kinh tế càng lớn, hậu quả chính trị càng nặng, hụt hẫng
chiến lược càng sâu. Chưa kể đến khả năng mất nước vào tay bọn bá quyền
phương Bắc mà hậu quả là những đêm dài tăm tối, không có tên trên bản đồ
thế giới. Nắm được những quy luật nội tại và phương pháp luận này tất
cả mọi người hãy nên đặt niềm tin vào một tương lai tươi sáng và huy
hoàng của dân tộc.