Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Nỗi buồn chiến tranh

Lê Nguyễn Hương Trà


Dịp lễ 2.9 vừa rồi, Tuổi Trẻ có đăng bài "Ngậm ngùi rơi lệ" nhưng sau đó gỡ xuống. Trong đó có đoạn, vầy: “Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng!”.

...

Bỗng nhớ lại một chuyện, cách đây không lâu có kể về tiến sĩ Ku Su Jeong và hành trình tìm kiếm sự thật về lữ đoàn Rồng Xanh - lính đánh thuê của Park Chung Hee (cha của bà đương kim tổng thống Park Geun Hye) tham chiến Việt Nam và giết gần 300 người già, phụ nữ và trẻ em tại Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, trong chiến dịch mang tên Mắt Rồng vào tháng 11.1966. Khi ấy, mỗi năm Nam Hàn nhận khoảng 1-1,5 tỉ USD viện trợ Mỹ và các lợi ích kinh tế khác; một trong những nguyên nhân mấu chốt làm nên sự phát triển của Nam Hàn trong thập niên 60-70.


Sau có một anh vào kể thế này:

"Năm ngoái, tôi đi Seoul chơi đã đón 1 chuyến taxi về khách sạn. Ông lái taxi hỏi có phải người Philippines không? Tôi bảo không, là người VN. Ông lại hỏi tiếp, vậy ở thành phố nào? Tôi trả lời Đà Nẵng. Ông liền tắt bảng tính cước taxi và nói:

- Hôm nay tao miễn phí cuốc đi này, mày muốn đi đâu cũng được!

Rồi giải thích, hồi 1966 ông là lính đánh thuê đóng Đà Nẵng và đã giết nhiều người ở miền Trung. Ông rất là xin lỗi vì vẫn chưa dám quay lại VN và chắc không bao giờ dám quay lại. Tất cả khách hàng, nếu là người Đà Nẵng khi gặp ông sẽ miễn cước taxi, cho dù nó bao nhiêu tiền. Ông bảo điều này không chuộc được tội mình gây ra nhưng mà là điều phải làm. Ông cho biết, sau khi chiến tranh Nam Hàn & Bắc Hàn kết thúc, Hàn Quốc rất là nghèo không có tiền để phục hồi đất nước nên bắt buộc phải ký hợp đồng đánh thuê để đổi tiền về. Họ làm điều tốt cho nước mình nhưng sai với Việt Nam. Lúc tới khách sạn, ông đã cúi mình thấp nhất có thể để xin lỗi tôi và người bạn đi cùng!"

Thời đó, Nam Hàn đời sống rất khó khăn không dễ kiếm được việc làm. Tình nguyện làm lính tham chiến, qua VN làm việc thì dễ dàng mà lương bổng lại cao gấp từ 5 tới 8 lần so với mức lương có thể kiếm được trong nước. Lực lượng tình nguyện xin qua VN rõ ràng là ô hợp, thời gian huấn luyện lại rất ngắn cho nên đám quân đó chắc chắn sẽ để lại nhiều vết sói hoang trên đường dẫm nát sau lưng mình. Lớp thanh niên ngày ấy giờ đã ở tuổi xế chiều, cái tuổi với nhiều trăn trở về quá khứ, cái tuổi để tỉnh thức.

- Không chỉ có thảm sát Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, mà ở Bình Định cũng có mấy vụ của lính Nam Hàn mà ít người nghe nha: Thảm sát Bình An - huyện Tây Sơn (26.2.1966) giết hại 1.004 thường dân. Thảm sát Nho Lâm - huyện Tuy Phước (23.3.1966) sát hại 134 thường dân. Thảm sát Tân Giảng - huyện Tuy Phước (22.12.1965) giết chết 45 người. Hầu hết là dùng các hình thức đâm, bắn, trói, thả trôi sông, chặt đầu, chôn sống... Năm 1967, hổng hiểu sao Sư đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đã xây cho trường Cường Để - nay là trường Quốc Học Quy Nhơn, một Đại Thính Đường lớn (hình), với lối kiến trúc khá lạ. Trên cổng chính hiện vẫn còn bia khắc tên sư đoàn Mãnh Hổ.

Gần nửa thế kỷ, những con rồng con hổ đã trở lại và lợi hại hơn xưa!

[*] Tựa đề do Dân Luận đặt.

Comment từ Lê Quỳnh

"Thảm sát Bình An - huyện Tây Sơn (26.2.1966) giết hại 1.004 thường dân. Thảm sát Nho Lâm - huyện Tuy Phước (23.3.1966) sát hại 134 thường dân. Thảm sát Tân Giảng - huyện Tuy Phước (22.12.1965) giết chết 45 người. Hầu hết là dùng các hình thức đâm, bắn, trói, thả trôi sông, chặt đầu, chôn sống..."

Không biết số liệu quí báu này ở đâu ra, thấy không phải của Wiki. Khi đưa thông tin mong Dân Luận cũng chịu khó kiểm tra và ghi chú nguồn tin nếu không xác định được để không đặt trách nhiệm nguồn tin nếu ai đó có thể trích dẫn "theo Dân Luận đưa tin...". Quan điểm thì mở rộng nhưng nguồn tin liên quan lịch sử cần xác định, vì người đọc vào đây tìm thông tin là để tránh sự tuyên truyền hỏa mù đổi trắng thay đen của báo lề đảng.


Lương Ngọc Phát
Đúng là chiến tranh đã để lại nỗi buồn thật, nhưng có lẽ nói cho chính xác hơn, nên là "nỗi buồn nội chiến".
Vì sao? Giả thử, trong quá khứ VN mình từng có chiến tranh với một nước nào khác, bây giờ chắc không còn buồn nữa. Khi thật sự đánh giặc, như giặc Tàu xâm lăng xưa nay bao lần chẳng hạn, thì dù có tổn thất hi sinh và di hại dai dẳng, thì khi nhớ lại, ta sẽ không buồn nhiều , mà có thể còn kiêu hãnh tự hào là khác. Sẽ không có nỗi buồn pha nỗi cay đắng, oan khiên, oán hờn trộn lẫn thương yêu khó xử như tâm trạng người VN bây giờ. Tình trạng nội tâm giằng xé, vì vừa không thể chối bỏ tình anh em Nam Bắc lại vừa rỉ máu vết thương lòng từ cơn bạo sát năm xưa do chính anh em gây ra, nay vẫn còn chưa nguôi đau đớn.
Tâm trạng quằn quại này sẽ không có, cũng chả có gì ray rứt khó xử nếu kẻ xâm lăng cướp miền Nam VN, là một nước khác,một dân tộc khác, sẽ dễ rạch ròi hơn cho thái độ hậu chiến của người VN.
" Nỗi buồn chiến tranh", nói khơi khơi không nêu bật chủ đề nội chiến, sẽ không giải thích được lý do của nỗi buồn mạn tính như vậy. Nỗi buồn vốn khó phôi phai, lại bị nhân lên bởi bao tệ hại bất xứng của bên thắng cuộc, vẫn mỗi ngày tác họa không ngưng trên quê hương đã quá điêu tàn.
"Nỗi buồn chiến tranh" theo mode Lê nguyễn Hương Trà càng kỳ quái, khi không đặt mình vào cách nhìn tổng quát cả cuộc chiến tranh như nhan đề đã đặt. T/g chỉ nhìn một nét chấm phá xảy ra của một đơn vị, trong nhiều đơn vị tham chiến trong cả bức tranh cuộc chiến lớn. Lại là một đơn vị của chỉ một bên. Sự phiến diện trong cái nhìn, cũng chẳng sao, nếu chủ đề chỉ là một tin tức nhỏ. Chẳng hạn viết tựa là: "một trong vô số sự kiện đáng buồn của chiến tranh", thì phải lẽ hơn.
Đúng bản chất cuộc chiến mà nay ai cũng rõ, dù lúc đương thời có một bên không rõ, là hai phía VN đã mặc nhiên nằm trong thế lực của lưỡng cực thế giới. Nhưng điều cần minh tỏ, cực TGCS là kẻ phát động xâm lược qua đội quân CSVN. Cực TGTD là bên tự vệ, qua đội quân VNCH.
Quân Nam Hàn, là đơn vị kỷ luật và thiện chiến bên miền Nam, hồi đó Cộng quân né tránh đọ súng. Cũng như bến Bắc có mặt quân Tàu, Nga, Triều tiên..., những người lính ngoại viện này không biết tiếng Việt, không hiểu gì về dạng thức chiến tranh nhân dân của CS, thường nấp lẫn trong dân, lùa dân ra hứng đạn, gánh nặng chiến tranh trút hết lên đầu dân, lợi dụng dân từng ly từng tí... Quân ngoại viện biết gì thủ đoạn ấy, cứ thấy đạn đối phương bay ra từ đâu là khai hỏa trả đũa. VC lại ăn mặc như dân, giấu vũ khí trong nhà dân, nấp trong nhà dân bắn quân ngoại viện. Bất đồng ngôn ngữ, quân Hàn cứ thấy mình bị hại thì hiểu là địch thủ chứ còn ai. Dân chết, trực tiếp do quân Hàn bắn, nhưng gián tiếp do CS sắp bày ra cảnh ngộ.
Nói đơn giản lại, CSBV là đầu não quyết định cuộc xâm lăng, có một phần phụ là thủ hạ MTGPMN như cánh tay trái thừa hành quyết định của đầu não CSBV. Đám VC miền Nam, không có quyền chủ động chiến hay hòa, họ là số ít và thật sự chỉ thừa hành mệnh lệnh BV. Cực TGCS có bao cấp và chỉ bao cấp phương tiện cho BV để tiến hành cuộc xâm lược cho họ, cụ thể Nga - Tàu.
Nga - Tàu viện trợ trên danh nghĩa và trên thực tế, là cho đích danh chủ thể chiến tranh VNDCCH, chứ không cho cái gọi là CPCMLTMNVN, vốn hữu danh vô thực trong rừng rú chẳng ai thừa nhận.
Quân GPMN, chỉ như một đơn vị trong nhiều đơn vị QĐNDVN của nước VNDCCH xâm lược nước VNCH. Ngày xưa, quân Tàu xâm lược, chúng cũng gầy dựng và nuôi dưỡng đơn vị quân người Việt phụng sự cho chúng. Khi Lê Lợi đánh Minh, thực tế có nhiều trận đánh vào "quân Minh người Việt" do "tướng Minh người Việt" chỉ huy. Những đơn vị Việt gian quân này, lịch sử gọi gộp là quân Minh.
Trong t/k 20, quân CSBV chủ lực chính quy làm sức mạnh nòng cốt, phối hợp số ít quân VC miền Nam gọi là du kích hoặc bộ đội địa phương, tiến hành xâm lược, mục đích hất đổ một thể chế để đoạt chiếm gồm thâu. Trong bối cảnh đó, du kích - địa phương quân GPMN na ná như đơn vị "quân Minh người Việt" ngày xưa, tác chiến tùy lệnh khiển sai của Bắc triều phát động xâm lược. Đám này, chỉ như thiên lôi, danh nghĩa là thuộc quyền CP.CMLT do người bản địa nhận chức từ Bắc triều xâm lược. Tướng chỉ huy quân MTGP dù có là người dân Nam, thì chức tước ấy do BV phong sắc.
Sử học chỉ nói quân Minh xâm lược, dù trong hàng ngũ có đơn vị quân bản xứ theo
giặc. Tương tự, người ta chỉ nói quân CSBV xâm lược, dù trong hàng ngũ có quân MTGP. Quân này, giống bản chất Việt gian quân ngày xưa, không phải là chủ thể xâm lược, mà chỉ là thiên lôi công cụ, gọi gộp là quân CSBV.
Chung cuộc, chỉ còn 3,4 triệu người vui trên nỗi buồn hơn 80 triệu người VN còn lại.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"