Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Phản đối chiếu lệ vì đã thỏa thuận ngầm

Võ Long Triều


Một tháng rưởi trước khi viếng thăm nước Mỹ, Phó Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình, sang Việt Nam tiếp xúc giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 2011. Dịp nầy ông Tập Cận Bình lập lại lời cảnh cáo đối với cả ba ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng rằng: “Việt Nam không được dựa vào Mỹ trong việc tranh chấp chủ quyền biển Đông”. Điều mà tờ báo Global Times của Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng, đặc biệt Phi-Luật-Tân và Việt Nam, nếu dựa Mỹ để gây hấn với Trung Quốc thì sẽ “nghe tiếng súng đại bác”.
Phó Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình
Đã vậy TQ còn mời Bộ trưởng Ngọai giao VN Phạm Bình Minh sang Trung quốc nghe Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ bộ Chính trị, Bí thư ủy ban chính pháp trung ương đảng cộng sản TQ, và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Cùng Vương Gia Thụy phán rằng: “Bắc Kinh và Việt Nam nên xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại bằng mối quan hệ song phương. Sau đó Phảm Bình Minh và bộ trưởng ngọai giao TQ Dương Khiết Trì thỏa thuận giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị”. Trong cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình ngày 14 tháng 2 năm 2012, hai bên chỉ trao đổi quan điểm về nhân quyền và tiền tệ trong tinh thần hòa hoãn với mục đích tìm sự thông cảm và tin tưởng lẫn nhau. Thực tế tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành siêu cường để áp đặt một trật tự thế giới mới, trật tự mà Hoa Kỳ đã dẫn đạo cho đến ngày nay, vì vậy hai nước trở thành đối địch. Trung Quốc đã từng công khai phản đối Hoa Kỳ bao vây họ bằng những mối quan hệ quân sự với Nhật Bản, Đại Hàn, Phi-Luật-Tân, Thái Lan, Úc Châu và cả Việt Nam. Sự căn thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được Ông Tập nêu rõ là do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan và ủng hộ Tây Tạng. Dù vậy vấn đề biển Đông là cội nguồn của sự tranh chấp và bất đồng từ khi bà ngọai trưởng Clinton tuyên bố Hoa Kỳ có quyền lợi cốt yếu trên biển Đông và Hoa Kỳ khẳng định có quyền tự do sử dụng đường hàng hải trong khi Trung quốc tuyên bố cái lưỡi bò của họ liếm trọn 80% vùng biển nầy. Từ đó vấn đề biển Đông đột nhiên trở thành quan trọng, cộng thêm chính sách và chiến lược kinh tế quân sự của Hoa Kỳ được công khai xác định chuyển hướng về Á châu. Người ta có thể suy đóan chẳng lẽ hai bên Mỹ-Trung Quốc không hề đề cập đến vấn đề quan trọng là biển Đông, đã từng gây căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Á Châu? Sự bàn thảo giữa hai siêu cường có thể đưa đến một sự thỏa thuận ngầm nào đó hoặc từng phần như quyền tự do di chuyển hàng hải, hoặc tòan bộ do sự nhún nhường, có ý đồ, của Trung quốc là tự do cạnh tranh khai thác thị trường kinh tế Á Châu thái Bình Dương trong hòa bình và ổn định. Bằng cớ là ông Tập Cận Bình đã tuyên bố “Chiều rộng của Thái Bình Dương có đủ không gian cho cả Mỹ và Trung Quốc hiện diện”. Rõ ràng hơn nữa là bà Mã, Đại sứ Trung Quốc ở Philippine, tuyên bố: “ Tôi nghĩ điều đó thể hiện rõ ràng Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác trong khu vực. Chúng tôi nhìn nhận vai trò của chúng tôi là gìn giữ hòa bình và ổn định. Chúng tôi có thể làm việc cùng với Mỹ vì mục tiêu đó”. Những lời tuyên bố trên đây làm người ta nhớ lại cuộc viếng thăm Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon và ông Kissinger khi hai ông tiếp xúc với Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai năm 1972. Kết quả cuộc đàm phán đó, không hề được công khai phổ biến việc Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, giao cho Tàu cộng giúp Bắc Việt chiếm lấy miền Nam Việt Nam. Nếu có một sự đồng ý nào đó giữa hai cường quốc về vấn đề biển Đông thì trong tương lai Trung quốc sẽ mặc tình bắt nạt các nước nhược tiểu láng giềng Đông Nam Á mà không sợ phản ứng của bất cứ ai vì đã ngấm ngầm thỏa thuận với Hoa Kỳ. Thì đây sau khi Tập Cận Bình về nước, báo chí Trung Quốc đưa tin: Bộ trưởng giao thông TQ ra Hòang Sa thị sát tàu hải tuần. Cục Trưởng cục Thể thao thăm đảo Phú Lâm thuộc Hòang Sa. Cục Trưởng cục Ngư chính loan báo TQ xây dựng căn cứ nghề cá trên đảo Phú Lâm. Xây dựng cầu tàu và nghề cá ở Trường Sa. Bộ ngọai giao Việt Nam lên tiếng liền, phản đối ngay, yêu cầu Trung Quốc ngưng họat động ở hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Tòan dân Việt Nam ngạc nhiên, nếu không muốn nói là phẫn nộ về sự phản đối lấy lệ, vừa khôi hài vừa gian dối một cách ngây ngô, tưởng rằng dối gạt được lòng dân. Thử hỏi khi Liên Hiệp Quốc bàn về việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tại sao cộng sản Hà Nội không nhiệt liệt tố cáo và phản đối Trung Quốc. Trong khi có một nhóm người thuộc Việt Nam Công Hòa, dù không còn tư cách, vẫn gởi tài liệu trần tình và phản kháng đồng thời khẳng định chủ quần của Việt Nam trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường sa. Thử hỏi tại sao khi VN được chấp nhận là thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà không lợi dụng cơ hội đưa vấn đề TQ cướp đảo của mình ra tố cáo và khẳng định chủ quyền của Việt Nam?Thử hỏi tại sao thanh thiếu niên biểu tình trước sứ quán Trung Quốc phản đối bọn bành trướng Bắc kinh xâm chiếm các quần đảo của VN mà bị công an bắt? Thử hỏi tại sao dân mặc áo có 6 chữ HS-TS-VN bị công an bắt phải lột ra và điều tra những ai chủ trương in ấn và phân phát?Thử hỏi tại sao Bà Nguyễn Thị Nghiên viết trên tường nhà mấy chữ Hòang Sa Trường Sa là của VN và ngồi canh trước nhà bị bắt giam? Thử hỏi tại sao tàu TQ đánh chìm ngư thuyền VN, cuớp của bắt người, đòi tiền chuộc mạng mà nhà cầm quyền Hà Nội bắt buộc báo chí phải gọi tàu lạ dù có cờ và tên chữ TQ? Đã vậy không hề can thiệp bênh vực công dân của mình, không dám tố cáo TQ trước dư luận quốc tế. Thử hỏi tại sao dân chúng biểu tình chống Trung quốc xâm lăng mà bị công an bắt khiên như khiêng heo khiêng chó lại còn đạp vào mặt.Thử hỏi tại sao Việt Khang sáng tác một bài hát vô cùng ý nghĩa yêu nước chống Trung Quốc xâm lăng mà nhà cầm quyền bắt giam? Còn bao nhiêu câu hỏi nữa để chứng minh thái độ phản đối sự lố bịch ngu xuẩn của nhà cầm quyền Hà Nội khi lên tiếng đòi Bắc Kinh ngưng sử dụng quyền sở hữu trên các quần đảo cướp được của Việt Nam. Các thứ trưởng ngọai giao Hồ Xuân Sơn đi Phi-Luật-Tân ngày 20 tháng 2, tìm đồng minh kết thân “hợp tác hành động” và Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đi Úc-Châu ngày 22 tháng 2, bàn việc hợp tác chiến lược chỉ là những trò bịp bợm dư luận trước sự phẫn nộ của quần chúng trong và ngòai nước, đang vận động phong trào vùng lên đạp đổ chế độ tay sai bán nước cho Trung Quốc nhân danh 16 chữ vàng và 4 cái tốt. VLT

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"