Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Tâm Tình Nam Bắc*

Đọc comment từ trang "Nỗi buồn chiến tranh" có bài viết này nên copy lại cho mọi người cùng đọc để biết thêm về tâm tinh hai miển Nam Bắc trước và sau 1975

Lương Ngọc Phát
Theo dõi các còm tranh luận, đưa ra quan điểm Bắc/Nam về sự nhận thức bản chất cuộc nội chiến, cũng như lòng hòa giải hậu chiến tại sao đến nay vẫn chưa khả quan.
Chúng ta, ai cũng bị kẹt trong góc nhìn nên chỉ có thể thấy trong góc độ đó. Tuy nhiên, tùy vào môi trường văn hóa - chính trị - giáo dục của mỗi người sống trong đó, mà góc nhìn được mở rộng hay thu hẹp khác nhau. Nếu các bác công nhận lời tôi vừa nói là hợp lý, thì rõ ràng miền Nam có môi trường tốt hơn để người dân được nhiều cơ hội mở rộng góc độ tầm nhìn. Trong lúc mãi gần đây, sau mấy chục năm, đợi đến khi ĐCS bộc lộ hết khả năng cùng bản chất, đợi đến internet ra đời, thì phần lớn dân miền Bắc mới có dịp hiểu về chính chế độ mà bao lâu họ ngộ nhận. Trong khi miền Nam, 40 năm về trước, lại phần lớn dân chúng không bị vướng vào cuồng tín như ngoài Bắc.
Là một người trưởng thành tại Sài Gòn trước 75, tôi chứng kiến trọn vẹn xã hội lúc đó. Sau 75 đến nay, tôi vẫn ở trong nước, nhiều lần ra Bắc vào Nam, lại chứng kiến trọn vẹn xã hội VN nhất thống. Tôi nghĩ, ai đã từng sống lâu năm qua cả 2 chế độ, sẽ có góc nhìn rộng hơn so với ai cả đời chỉ nghe nói, mà lại là nghe một phía này nói về phía kia. Tôi đã ngụp lặn trong 2 môi trường nước, và với cả 2, tôi đều ở vị trí phó thường dân. Trước 75, tôi đi học sớm 1 năm so với quy định độ tuổi. Hạn tuổi đi học chỉ vì tính khoa học chứ không phải để ngăn cản sự học, nên có linh hoạt. Tuy vậy, ai học sớm tuổi sẽ có lợi thế, nhất là không bị động viên quân dịch lúc đôn quân. Về học hành, tôi học cả 2 nền và dĩ nhiên, đánh giá được cả 2, trước và sau 75.

Tôi dài dòng chỉ để nhấn mạnh rằng, tôi là phó thường dân rặt ròng, chưa biết nhận mảy may ân huệ của bên nào. Đứng ở vị trí đó như một trọng tài, tôi nhìn cuộc đời từ trong nhà trường ra ngoài xã hội và nhận định:
* Về nền tảng trước khi chia đôi đất nước, miền Bắc là đất lâu đời, nên văn hóa mọc rễ sâu hơn, vốn nhân sĩ đông hơn. Miền Nam là đất mới khai,
văn hóa chưa kịp sâu rễ bền gốc như ngoài Trung và Bắc. Vì thời gian ngắn hơn, nên dĩ nhiên nhân tài thống kê được cũng ít hơn về số lượng.
Đổi lại, đất trẻ làm cho hồn người cũng trẻ khỏe hơn xứ Bắc luống tuổi.
Dân Nam năng động thực tế và ít bảo thủ hơn. Phong cách giản dị từ trang phục đến ngôn ngữ mộc mạc. Do đó, ai mà được ăn học tử tế, thì thường là thực tài thực học, phẩm chất ứng dụng thực tiễn rất tốt, không vì hư danh sĩ diện hảo huyền mà cố tìm vị trí ưu thế qua quan niệm "trắng da dài tóc", "ăn trên ngồi trước", "miếng giữa làng, sàng xó bếp". Từ tính cách này, dân Bắc thích làm quan để được điều nói trên. Mà làm quan là cái nghề nói giỏi hơn làm, bên cạnh người có tâm có tài, cũng rất nhiều kẻ vô hạnh bất tài luồn lách kiếm tí quan, dựa vào tấc lưỡi vân vi xảo quyệt. Xã hội càng mạt lộ cùng đường, loại này
càng mọc như nấm sau mưa.
Trong bức tranh chân phương xã hội có sẵn, gần một triệu đồng bào từ Bắc di cư vào, trong đó có rất nhiều nhân sĩ tài hoa. Họ hết lòng chung lưng đâu cật với dân Nam, xây dựng một miền Nam khởi sắc từng ngày, mà nếu như CSBV không dã tâm khuynh đảo, miền Nam còn tiến tới đâu. Trong chiến tranh tang tóc, mà sách vở nghiên cứu các lãnh vực khoa học, nhất
là ngành xã hội nhân văn, sáng tạo văn học nghệ thuật phát triển vũ bão. Nhờ có đường lối GD tiến bộ kịp thời đại, bám sát không để tụt hậu so với Âu Mỹ, sách vở đa ngôn ngữ không ai cấm đoán, giúp kẻ ăn học miền Nam lịch lãm hơn hẳn.
Cứ như tại diễn đàn này minh chứng, những comment hàm súc kiến thức, hầu hết là của các bác từng trưởng thành trong miền Nam trước 75. Tôi cảm thông và không có ý miệt thị ai, nhưng đó là sự thật, tại đây chứ chẳng đâu xa. Và cũng các bác ấy, đủ kiến thức để bàn luận những đề tài lớn về văn hóa. Có bác cho rằng, ngoài Bắc học ngoại ngữ Nga, Tàu thì cũng như trong Nam học Anh, Pháp, Đức, Nhật. Tôi không nghĩ vậy. Một là, SVHS miền Bắc không được học ngoại ngữ bắt buộc, trừ các chuyên ngành. Phải đến 20 năm gần đây, các em vì nhu cầu buộc phải giao dịch văn minh thế giới, thì chính là lúc tiếng Nga tàn lụi và Anh ngữ chiếm lại ngôi xưa như ở trong Nam. Hầu hết các Bác sĩ đào tạo ngoài Bắc trước kia, không biết 1 chữ ngoại ngữ. Họ tràn vào Nam chiếm các vị trí
cấp trên ở những BV lớn, mà viết toa thuốc toàn cách phiên âm thảm hại!
Kỹ sư miền Bắc, cũng chẳng khác gì. Ngoài chuyên môn kém, trình độ tổng quát ngờ nghệch, không có khả năng nói chuyện với một người có học vị tương đương ở trong Nam. Thế nhưng, họ đều làm sếp, và rất ba hoa tự phụ mình có cái gọi là "trình độ chính trị". Cái trình độ "vẹt" này giúp họ ngồi trước ăn trên, tóc dài da trắng.
Người miền Nam, ngoài một ít cụ lão sớm do VM điều động ra Bắc cũng như người Bắc vào Nam từ trước 54. Khi chia đôi, số người Nam ra Bắc gọi là "tập kết". Hai từ này đủ rõ nghĩa là gom gọn cán bộ quân/chính hoạt động khắp nơi về miền Bắc do HĐ chia phân. Số này không bao nhiêu so với ngót triệu dân "di cư" vô Nam. Cán bộ tập kết là theo mệnh lệnh, không thích cũng phải đi. Dân di cư mang tư cách khác hẳn không thể so sánh, tuyệt đại đa số là thường dân quá sợ CS mà dắt díu gạt lệ bỏ quê xưa. Vô Nam, chỉ một ít nhân sĩ, nhờ có tài mà được mời tham chính, vì trước 54 không hề có đảng Cần Lao để đổ thừa rằng họ vào theo lệnh đảng. Dân Bắc chỉ vì tị nạn CS mà vào, khác hẳn tính chất cán bộ CS tập kết. Còn dân? Dân Nam nào ra Bắc ủng hộ CS gàn cả triệu? Số liệu này là sản phẩm tưởng tượng, chì một số rất ít con em hạt giống đỏ ra Bắc để nhồi sọ đặng tung lại miền Nam cho kế hoạch hậu chiến. Thế số đó đã ưu tiên đi Tàu đi Nga ăn học, nếu đông vậy thì tại sao sau 75, toàn miền Nam lại thừa chỗ cho CS Bắc tràn vào chiếm ghế, dày đặc khắp các địa phương từ thành thị tới nông thôn, Côn Sơn- Phú quốc ngoài khơi vịnh Thái Lan. Từ cấp to xuống cấp nhỏ, từ ngành A tới ngành Z, đâu đâu cũng cán bộ Bắc. Chuyên viên người Nam, dẫu có chạy một phần ra ngoại quốc, cũng còn nhiều người ở lại, vẫn chẳng được dùng. Tuyệt đại đa số cấp chỉ huy các đơn vị bộ đội sau 75 ở các quân khu phía Nam, đánh Ponpot, đều là người Bắc.
Việt Cộng Nam ở đâu hết rồi? Họ quá ít chẳng thấm vào đâu so với số lượng khổng lồ CSBV! Ít, thì tranh không lại, cộng thêm bản chất thực tế vốn dĩ, họ ít cạnh tranh quyết liệt. Một số dẹp bỏ chính trường về đào đìa nuôi cá tra, lăn lóc mần ăn, ít hau háu cố đấm ăn xôi cặn bã vinh hoa.
Tổ chức quân đội VNCH phỏng theo đồng minh Mỹ cố vấn, một tác chiến phải 5 phục vụ gián tiếp trong các ngành liên quan. Điều này không phù hợp với nước nghèo, phí tổn lớn. Nhưng nhờ thế, tất cả việc chiến tranh dân chúng không bị tận dụng máu xương nước mắt như QĐND. Giặc không có cớ gì giết dân vì dân không bao giờ bị bắt đi đào đường, tải đạn, tức là một công đoạn tác chiến. Dân trong vùng VC thì ai cũng là quân, do bị bức hành. Cụ già trẻ em phụ nữ đều không được để yên, phải cáng đáng quân vụ, để rồi bị súng đạn mà chết thảm, là dịp CS hô hoán
Mỹ Ngụy giết dân.
Đại đa số gia đình dân Nam đều có con em đi lính Cộng hòa, bằng chứng
quân đội hàng triệu quân nhân tại ngũ, chưa kể số đã giải ngũ, số thương binh, số cán chính khắp toàn hệ thống chính trị. Dân số hồi 54
VNCH chỉ 12 triệu, đến sau 1970 độ 17 triệu, mà đã có ngần ấy người thuộc phe Quốc Gia rồi, còn cho MTGP bao nhiêu? Bà mẹ anh hùng nhiều, là vì dân vùng xa heo hút bị VC bắt ép phải theo, và gần như chết muốn hết. Trong các mẹ, có cả nhiều bà vì chồng chết từ khi đánh Pháp, chả ý thức mình là CS, và cũng chả chống VNCH. Quân giải phóng mũ tai bèo có lúc gần xóa sổ. Số lớn ra hồi chánh, trở thành dân quốc gia, thậm chí lính QG.
Đám trí thức chống CP, lắm khi vì quyền lợi mà phá phách bạo loạn, tự đặt mình vô thế bị CP áp dụng luật thời chiến, truy bắt. Cùng đường, lại bị CS dụ, chạy tọt vô bưng theo VC tránh phải ra tòa. Hồ ngọc Nhuận thoạt đầu chỉ hoạt động báo chí kiếm danh. Danh có rồi thì ứng cử Quốc Hội chứ có theo CS gì đâu. Sau vì đối lập, mà được Trần bạch Đằng móc nối mới theo CS. Ông ta che chở cho chúa biều tình Huỳnh tấn Mẫm, cốt dựa vào SV bồng bột làm khó chính phủ. Nghĩa là chả lý tưởng gì ráo. Hiện tượng biểu tình chống chiến tranh của SV, thật ra không phải vì ủng hộ CS. Đó là sinh hoạt thường thấy ở bất kỳ đâu, trừ nước CS. Đám CS tuy ít, nhưng được huấn luện biết cách tự che tung tích, giật dây SV. Bên Mỹ dân cũng biểu tình chống CP, mà họ có theo CS đâu?
Phật giáo Ấn Quang xui Phật tử Huế mang Phật xuống đường phản đối CP vô cùng hỗn loạn. Cả binh lính sĩ quan cũng ủng hộ ông Trí Quang chống lại chính quyền gây tình trạng rất có lợi cho CS. Nhưng binh sĩ và dân chúng đó, không ủng hộ CS. Chỉ có ông thầy Trí Quang là CS nằm vùng lợi dụng tín đồ cả dân sự lẫn quân nhân. Sau nhiều năm, từ khi ông Diệm còn sống, đến 1966 mà phật tử Huế vẫn còn theo sư thầy biểu tình.
Ông Trí Quang cuối cùng bị bắt, loạn lại yên, và chính dân chúng và quân nhân từng chống CP đó, vẫn một lòng ghét CS. Chỉ chưa đầy 2 năm sau, tết MT họ giúp quân đội đánh CS chứ không hề "nổi dậy".
Đó là tôi chứng minh, đám đông biểu tình chống CP kia, đại đa số họ không hề theo CS. Chỉ có bọn CS trà trộn trong trường có nghề kích động và không hề công khai nhận mình là CS, lợi dụng SV hiếu động và lý tưởng cầu toàn chính trị, quậy phá hăng tiết.
Bọn tội phạm hình sự cũng vậy, ăn cướp bị truy lùng, tót vô bưng được VC dung chứa. Vùng GP, trở thành vùng trốn pháp luật của đám cặn bã du thủ du thực. Nhờ có công du đãng, chạy vô rừng có nơi chứa chấp, sau dù muốn hay không cũng "giác ngộ cách mạng", trở thành chiến sĩ GPQ anh hùng đặt mìn đắp mô, hoặc biệt động khủng bố chọi lựu đạn giết dân rất dạn tay.
Đấy, ngoài một số trí thức thực học, lãng mạn chính trị lỡ bước sang ngang, để sau ăn năn hối tiếc, còn thì chẳng mấy ai so với số nhân sĩ đông đảo phi CS. Hàng trăm nhà văn nhà báo, chỉ một hai loàng xoàng là theo CS như Vũ Hạnh, Huỳnh bá Thành nằm vùng. Đại đa số chống Cộng hoặc trung lập vì tuy giỏi chuyên môn mà thật thà (khờ)chính trị.
Nông dân ngày một đổ ra đô thị tị nạn, khiến riêng SG hồi 54 có 7-8 trăm ngàn mà sau HĐ Ba Lê 73, không chịu làm dân VC, chạy qua vùng QG làm dân số SG tăng trên 3 triệu. Các đô thị khác cũng tương tự.
Tất cả các bức ảnh chiến tranh do phóng viên ngoại quốc theo chân quân
QG chụp được, trăm bức như một, đều chụp trước mặt chính diện dân chúng. Tức là họ chạy về phía ống kính, phía có quân VNCH. Đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa, QL13 An Lộc, Mậu Thân Huế, tỉnh lộ 7B tháng 3/75, Dầu Giây- Long Khánh...trăm phần trăm đoàn dân chạy giặc CS đều hướng về nơi có lính QG. Và, không bao giờ có cảnh dân chạy theo quân CS.
Hòa bình, nếu CSBV thật sự chỉ vào giúp CS miền Nam giải phóng, cớ sao
ùn ùn kéo dòng họ vào ngự kín đô thị trong những ngôi nhà mà trước đó là của dân Nam? Và dân Bắc lại tự do di cư kín đặc trời Nam, phá tanh bành rừng xanh Tây nguyên, lưới sạch trơn tôm cá sông ngòi?
Bắc vô đông đến mức đồng hóa được nhiều tập quán dân Nam. Xưa, dân Nam
gọi người phụ nữ không cùng huyết có tuổi xấp xỉ má mình, bằng DÌ. Nay, CÔ, là tiếng xưng hô phổ biến. Cùng thế ấy, là CHÚ thay vì DƯỢNG.
Dân Nam thấy bằng mắt, nghe bằng tai và kết luận bằng trí, rằng CSBV vào xâm lược Nam, là vì thế. Và do thế, là lý do đại để cuộc hòa giải vẫn chưa kết quả. Dân Bắc bị CS làm khổ, không sai, nhưng vì BV là nước CS, tất cả mọi gia đình đều liên quan đến cuộc xâm lăng chủ động.
Dân Nam, đại đa số là nạn nhân, mà lẽ ra họ là dân một nước văn minh giàu đẹp chứ đâu thảm thế này, từ vị trí xã hội đến môi trường làm ăn tự do, sự học sau 75 bị thiệt thòi cản trở lý lịch, trong khi dân Bắc nhờ nhà nào cũng lý lịch có công kháng chiến, vào tranh hết chỗ ngồi Đại học của dân Nam. Được học, sau ít năm lại được bổ làm quan ăn trên ngồi trước. Làm quan rồi thì có vây có cánh, đưa con cháu mình ngoài kia vào tiếp tục len lách gài chỗ xí phần. Mà phải họ giỏi giang tài
cán cho cam, vô số kẻ ở ngoài ấy chỉ có thể cuốc đất hoặc làm thuê, vọt vô Nam dựa hơi chú bác, chẳng bao lâu quyết chui vào "làm người nhà nước", thành cô nọ thầy kia.
Vô số cán bộ ở khắp nơi lên ghế theo cách đó, hống hách với dân Nam.
Dân Nam dư biết cái dốt nát mà tham lam của họ, nhưng phận dân đen phải nín nhịn kẻo tù đày trù ếm.
Lâu năm chầy tháng, đám CS già về ôm sổ hưu ung dung dưỡng thọ, thì các cụ dân đen dù một đời nhọc nhằn đóng thuế nuôi kẻ "cống hiến cho CM", về già chỏng hỏng chơ hơ ngó kẻ tà tà làm quan nhàn hạ vô tích sự
kia, tiếp tục hưởng nhàn.
Sự cách biệt là rất rõ rệt, SG xưa thay ngôi đổi chủ. Vào những nơi lắm sữa nhiều bơ như Điện lực, Tân sơn nhất, Sở ngoại vụ, CA...xem tỉ lệ cán bộ người địa phương miền Nam được mấy phần trăm? Hòa bình rồi,
mọi phúc lợi như thể thao bóng đá của tuyển VN các lứa tuổi, cả nước góp nhân lực, nhưng đều chơi trên sân Mỹ Đình cho người Hà nội xem.
Viết ba ngày cũng chưa hết...

Trích dẫn:
Khach Lưu Hồng viết:
Nếu như hiệp định Genève quy định CS chiếm miền Nam và vua Bảo Đại chiếm miền Bắc thì bây giờ thì những tôi là bác và những bác là tôi.
Đây là câu nói hay nhất trước nay của các bác miền Bắc. Chính vì con người ta sinh ra, không ai được chọn trước quê hương và cha mẹ. Sự đặt để của Tạo hóa mà con người đành bị động phải chấp nhận nhưng vẫn yêu quê hương yêu cha mẹ.
Tôi cũng nhiều lần tự nhủ như bác, để quân bình tâm lý và vun bồi lòng nhân ái cho chính bản thân. Ít ai từng bị phân biệt đối xử như hạng công dân thứ phẩm, mà giờ còn chịu khó chuyện trò cùng "tụi nó".
Bác nghĩ xem, bao nhiêu uất ức đè nén không được nói ra, bao nhiêu nhục nhằn mà người Nam đã chịu, các bác có thể không cảm thấu. Xin đừng tự cho là dân Bắc hiểu nỗi lòng dân Nam, mà sao dân Nam còn chẳng cảm thông giùm dân Bắc. Coi chừng chủ quan đó. Người Nam, trí thức thì lớp sớm chạy kịp, lớp đi tù mọt gông, còn lại dần dần sáng mắt mà tiếc nuối chế độ xưa. Như vợ chồng lúc chung sống cứ trách móc đòi hỏi nhau, cãi cọ chê bai nhau, mà không biết cùng xây đắp gia đình, một khi tan đàn xẻ nghé quốc phá gia vong, nhớ lỗi lầm xưa mà sa nước mắt tiếc nhau.
Khá đông trí thức miền Nam, vốn không có kinh nghiệm CS, lại không nghe
lời dân Bắc di cư vào cảnh báo, cầu toàn trách bị đòi CP/VNCH phải xịn như Tây, nơi họ ăn học. Họ cũng chả ham gì CS, nhưng cũng chưa thấm đòn
CS, nên có phần thờ ơ trước đại cuộc kháng Cộng. Đó là giới trung lập.
Đúng là CP miền Nam vì coi trọng mở mang khai phóng như là cách đối kháng sự độc đoán CS nhồi sọ, nên cứ để dân mặc tình tự do tư tưởng. Điều này làm dân mau khai trí, nếu được hòa bình sẽ rất chóng phát triển. Thế nhưng trong chiến tranh, CS lập tức lợi dụng chỗ hở này. Quả có thật như có bác nói, CS giỏi nghề tuyên truyền mỵ dân hơn. VNCH lại quan niệm, nhồi sọ là phi nhân bản, là tước đoạt tự do căn bản vốn xem là thiêng liêng nhất: quyền tự do tư tưởng. Nhồi sọ, lập tức bị trí thức phê phán là CP ngu dân, coi dân như súc vật. Vì CS huấn luyện dân chứ không phải giáo dục đúng nghĩa. Chỉ có súc vật mới gọi là huấn luyện mà không gọi là giáo dục. Giáo dục rất thiêng liêng vì trọng trách của GD là mở thả (khai: mở; phóng: thả) tinh thần chứ không phải
gô nó vào tròng nô lệ một tư tưởng khác.
Gô cổ tinh thần theo cách kiểm soát chặt mọi suy tư cá nhân, bằng sự nhồi sọ một lý thuyết cho triệu con người y như khuôn đúc. Đó là huấn luyện súc vật chứ không phải giáo dục con người. VNCH tự do tư tưởng nên tâm hồn mở rộng, nhân cách được nâng lên, nên ti tiện giảm đi. Con người được trân trọng từ trong đời sống tinh thần vô hình, chứ không chỉ kinh tế vật chất là đã đủ để nhân cách được hài hòa. Không chỉ áo cơm ấm no lành lặn xác thân, mà còn thoải mái tư tưởng không bị buộc ràng. Như vậy mới thật sự hạnh phúc cả xác lẫn hồn, mới thật sự là nhân bản.
Nhồi sọ được ngụy trang như thể lý luận cân não lắm, khai phá lắm. Kỳ thật, đầu óc đã bị định hướng loay hoay trong cái chuồng nô lệ cho người. Cớ làm sao, cả một đất nước, toàn dân lại chỉ được biết một học thuyết Mac - Lê? Cớ làm sao muốn tư tưởng dân đồng loạt khuôn đúc? Cớ làm sao cấm tiệt trăm nguồn thuyết lý tiến bộ hơn không cho dân học, dân tìm hiểu? Chỉ có thể vì coi dân là súc vật mà thôi. Huấn luyện súc vật để chúng tuân lệnh, con nào "cá biệt" xé lẻ bầy đàn, trước là quất roi cảnh cáo, sau là cắt khẩu phần. Còn không huấn luyện được, thì thịt! Con nào mau thuần phục thì thưởng. Tuy được thưởng, cho vào đảng quang vinh, cho quyền cho chức, cho "chế độ" ưu đãi, mà có hay chăng mình như con thú được chủ khen ngoan cho tăng tiêu chuẩn, cho đi đầu "tiên phong" các con thú khác (cán bộ, sếp). Con đi đầu trung thành vô hạn, suốt đời tri ân chủ, bảo vệ chủ, và hung hăng cắn xé đồng loại nào xộc xệch hàng ngũ (phê bình, kỷ luật đ/c nào chệch hướng) để chủ thưởng thêm (lên chức, đề bạt, cơ cấu).
Có phải các bác ngoài ấy đã từng được huấn luyện cùng các biện pháp như tôi nói thế không? Đau đớn uất hận lắm khi nhận ra sự thật phải không?
Vậy, cái chốt ở đâu mà người ta khóa được cuộc đời thiêng liêng của mình như thế? Ở chỗ nhồi sọ một chiều, độc quyền tuyên giáo. Cao cấp một chút, cỡ đại học thì Duy vật biện chứng, Duy vật sử quan, Quan hệ sản xuất, Đấu tranh giai cấp, CNXH có thứ khoa học, có thứ không tưởng
...Chấm hết.
Trí năng tư tưởng đã bị gô trong cái cùm ấy, nên khi học các ngành cũng
bị khuôn trong óc những giáo điều mà mình tưởng là chân lý, không thể khác. Ông thầy dạy những điều mà có thể ông không tin là đúng, nhưng đám trò lại nghĩ thầy mình có lẽ nào sai. Bài làm văn trăm em cần như một, vẹt theo thầy thì điểm mới cao, mới là nô lệ tốt. Chúng tôi ở trong này, thấy rất rõ cùm gông mà các bác đang mang, nhưng các bác nào chịu để cho ai chỉ ra điều đó. Thế thì chúng tôi im lặng, dân bên thua cuộc mà! Kẻ nô lệ không hay mình nô lệ, lại muốn bắt người tự do làm nô lệ như mình, và tự phụ rằng tôi đã giải phóng cho anh, anh phải biết ơn tôi!
Thảm thương thay! Chính mình đang bị cùm mà cứ bảo đi giải phóng cho kẻ tự do, còn bi hài nào hơn? Dân Nam chúng tôi, thịt xương đâu chống nỗi đạn AK, ừ thì các ông thắng cuộc mà, nói gì chả được. Chẳng ai buồn trả lời, nên các bác ngoài ấy càng yên tâm mình phán như thánh, bọn dân Ngụy nghe cứ im thin thít, chắc phục ta sát đất. Các bác có biết không, khi chỉ có bọn Nam kỳ với nhau, chúng tôi khúc khích cười.
Các bác ngoài ấy có chịu nghe ai, mình thắng tức là mình giỏi. "Chứ còn gì nữa?" hoặc "Minh có như thế nào người ta mới mời mình chứ!".
Từ ông tiến sĩ đảng, bằng cấp to thế mà chủ quan đến ngô nghê tội nghiệp, huống chi là lâu la đệ tử còn "giỏi" đến đâu.
Bên thắng cuộc giờ đã ỉu xìu trước sự thật phũ phàng. Các bác tuy có nhận ra "đâu là chân lý" (tên một t/t của Hoàng ngọc Phách), nhưng dường như còn chưa tẩy sạch thói quen tâm lý thắng cuộc, tâm lý kẻ ban ơn, tâm lý có công to giải phóng đồng bào, đánh Pháp đuổi Mỹ...vô cùng vĩ đại...Công ta như núi Thái sơn!
Tính chủ quan tưởng tri thức XHCN cũng ưu việt vô đối như CNXH, chỉ cần biết một ngón tuyệt chiêu này là bá chủ giang hồ, nên nói chuyện rất nhiều khi như dạy khôn thiên hạ. Người bị các bác dạy khôn, phải đâu người ta dại, chỉ vì họ không thích đôi co với công dân thượng phẩm, vạ gió tai bay biết đâu mà đỡ.
Hố ngăn ngày một thêm sâu. Lấy gì hàn gắn cho nhau, vết thương dân tộc cúi đầu chịu mang. Ai như con thú lầm đàng, sa chân giữa bãi lầy hoang vu nào. Lòng xưa chát chúa gươm đao...
*tựa bài do 12bếnnước ghi lại

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"