Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

MỘT GÓC LÒNG DÂN

Trần Quý Cao


Kỳ 13 : Tiếc nuối miền Nam

Con sông Cửu Long khi đổ ra biển tạo nên một vùng đất phì nhiêu bậc nhất thế giới. Nơi đó, đất và nước hòa vào nhau tạo nên môi trường cực kỳ giàu có về dinh dưỡng, dưới sông tôm cá vẫy vùng, trên bờ hạt thóc rơi xuống là thành cây lúa trĩu bông, dọc sông ven biển rừng tràm, rừng đước mênh mông… Hàng trăm năm nay, nói tới xứ sở này người ta nói tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh chó chạy cong đuôi do lưu dân người Việt và người Hoa cùng nhau mở cõi để lại sự trù phú cho cháu con... Môi trường giàu có và dễ sống đó khiến tánh tình con người rộng rãi, nghĩa khí, bao dung, độ lượng. Miền Nam tiếp xúc với phương Tây rất sớm, cho nên cũng hấp thu các nét đẹp của văn hóa phương Tây như tính kỹ luật xã hội, tôn trọng cá nhân, tạo nền móng cho xã hội dân chủ thực sự…

Sau năm năm thay đổi chế độ, miền Nam đã khác xưa rất nhiều.

MIỀN NAM THÀNH ĐÓI NGHÈO

Chiến dịch đánh tư sản –chiến dịch X2- đánh sập hạ tầng mềm của nền kinh tế miền Nam; chiến dịch đổi tiền –chiến dịch X3- móc sạch tiền túi còn lại dân miền Nam (II.4). Nhiều gia đình, cũng giống như gia đình tôi, dành dụm tiền bạc của cải để tiêu xài trong vòng năm sáu năm đã kiệt quệ từ rất sớm. Dân chúng đã bị bần cùng hóa, lại càng bần cùng hơn vì các chính sách của chính quyền coi-có-vẻ-như đang tung những cú đấm hận thù và trấn lột vào xã hội miền Nam, khiến họ mất hẳn cảm tình với chính quyền mới. Đất nước đã thống nhất, lòng dân vốn phân chia chính trị Bắc-Nam đang hi vọng sớm hòa hợp, lại một lần nữa chia lìa. Lần chia lìa này khác trước: ranh giới phân chia Bắc-Nam đang dần dần mờ xóa trong khi phân chia giữa dân chúng với chính quyền mới ngày càng sâu sắc.

Chính sách ngăn sông cấm chợ hoành hành năm sáu năm trời, với hình hài vật chất của nó là các trạm kiểm soát tịch thu từng kí-lô gạo, từng lạng (=100g) thịt trong giỏ xách của người dân. Tại các trạm kiểm soát Tân Hương, Tân Hiệp của tỉnh Tiền Giang, những chiếc xe đò từ Sài Gòn đi lục tỉnh và từ lục tỉnh về Sài Gòn phải ghé lại, sắp hàng dài, từng xe từng xe bốn năm chục hành khách bước xuống cho công an bước lên lật từng tấm nệm, xét từng chỗ ngồi, lục từng túi xách xem có ai giấu chút đỉnh hàng hóa nào không. Cả xã hội phải dừng lại, xe chờ xe, người chờ người, dân chúng chờ chính sách. Cả một hệ thống kiểm soát cồng kềnh đó có mục đích chặn bắt không cho người dân mang vài trăm gram thịt hay vài trăm gram gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác. Người nào vi phạm bị tịch thu, và thậm chí bị giữ lại không cho tiếp tục chuyến đi. Chính quyền chỉ chăm chăm xét bắt vài trăm gram thịt hay gạo mà cản trở người ta sản xuất hàng tấn, hàng chục tấn sản phẩm cho xã hội. Trước năm 1975, người dân miền Nam có hoang tưởng tới mức nào cũng không tưởng tượng được một sự kiểm soát như vậy trên đất Nam Kỳ lục tỉnh!

Trên vùng đất vựa lúa gạo của thế giới đó, từ khi thay đổi chế độ, dân chúng thiếu gạo trầm trọng. Không đủ gạo ăn, dân chúng phải ăn cơm độn với bo-bo, khoai lang, khoai mì. Thịt cá là thứ xa xỉ, món ăn hàng ngày gồm canh rau muống loãng, nước muối (thay nước mắm) hay nước mắm pha loãng rồi thêm muối vào. Rất lâu mới có một buổi ăn có vài lát thịt nhỏ xíu, mỏng tanh…

Thuốc men rất thiếu thốn. Chính quyền chế ra một loại thảo dược gọi là Xuyên Tâm Liên được kê toa cùng khắp. Trạm y tế, bệnh viện… đâu đâu cũng nghe nói Xuyên Tâm Liên. Ho cảm: Xuyên Tâm Liên, sưng phù: Xuyên Tâm Liên, nhiễm trùng: Xuyên Tâm Liên… Thuốc kháng sinh vắng bóng. Các bệnh viện đã nghèo đi thấy rõ và điều kiện chăm sóc tệ hại nhanh chóng. Hai người bệnh nằm chung một giường, có khi những người bệnh nằm trên một chiếc cáng kê dọc lối đi công cộng dơ bẩn. Trên lối đi, các giỏ rác đặt rải rác, có giỏ ngã nằm ngang băng bông dính máu rơi ra ngoài…

Trên đường phố, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp. Những chiếc xe đạp sườn trầy trụa, niềng sét, vè méo mó, dây xích (dây sên) lỏng… Người đạp xe thỉnh thoảng dắt xe bị sút sên tấp lên lề đường móc sên vào líp là cảnh tượng thường thấy trên các nẻo đường kể từ khi Sàigòn được đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh. Xe đò, xe tải được gắn thêm bình than phía sau làm thùng nhiên liệu, khi xe đang chạy thỉnh thoảng một cục than cháy đỏ rơi xuống mặt đường. Tối về, các con đường lớn và nhỏ trong thành phố tối đen vì không bật đèn đường... 

Thành phố Hồ Chí Minh quả thật đã khác rất xa Sài-Gòn 6 năm trước. 
Người dân miền Nam thấy các khác biệt đó quá dễ khi so sánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại với Sài-Gòn mấy năm trước tưng bừng ánh điện, xe hơi dập dìu, hàng hóa dồi dào, bịnh viện khang trang, sạch sẽ, hệ thống ngân hàng với các dịch vụ tài chánh tiện lợi và tiến bộ, người dân ăn mặc thanh lịch và cư xử văn minh… 

MIỀN NAM BỊ MẤT TRONG SẠCH, MẤT CAO THƯỢNG, MẤT LÒNG TỰ TRỌNG

Chế độ tem phiếu đưa từ miền Bắc vào miền Nam tỏ rõ tác dụng. Người ta tính với nhau chi li từng lạng thịt lạng mỡ, từng gói đường nửa kí-lô, từng mét vải thô xấu… Trong bịnh viện, trước mặt các bệnh nhân nằm chen chúc hai người một giường, các cô y tá bàn cách cân đong đo đếm chia nhu yếu phẩm. Trong trường học, mặc cho học sinh qua lại, các thầy cô giáo chia nhau từng bịch đường, miếng thịt, từng túi ni-lông con con đựng mỡ… Có khi người ta còn chửi rủa nhau, hay thậm chí đánh lộn nhau vì các thứ đó.

Trong một xã hội thiếu thốn như vậy, kẻ có quyền trên người khác một chút tìm mọi cách vòi tiền. Bước ra xã hội là đối mặt với nhũng nhiễu, với tham nhũng được núp dưới mỹ từ “bồi dưỡng”. Ra phường: “bồi dưỡng” cho cán bộ phường. Lên quận: “bồi dưỡng” cho cán bộ quận. Con đi học: “bồi dưỡng” thầy cô giáo. Người thân bị bệnh phải khám bệnh hay nằm bệnh viện: “bồi dưỡng” cho y tá, bác sĩ…

Ban đầu dân chúng còn nếp lịch sự, cha mẹ gặp riêng thầy cô giáo kính cẩn đưa bao thơ. Dần dần cha mẹ nhờ con chuyển bao thơ. Riết rồi quen, có cha mẹ còn giao cả xấp tiền trần cho con đưa thầy cô. Người bệnh thì ngày càng tự nhiên dúi tiền vào túi các bác sĩ, y tá khi những vị này đến bên giường bệnh. 

Việc bồi dưỡng như nói trên dần dần khiến học sinh khinh lờn thầy cô. Khiến người bệnh khinh lờn bác sĩ. Và một phản ứng tất nhiên: thầy cô không cần giữ lòng tự trọng và tính thanh cao của nghề giáo, bác sĩ đánh mất y đức… 
Đã quá xa rồi cái thời cha mẹ dạy con tôn kính Thầy Cô. Cái thời người học trò lễ phép cúi chào Thầy Cô, lắng tai nghe từng lời khuyên dạy… Cũng đã quá xa rồi cái thời người bác sĩ tận tâm nhẹ nhàng chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân nhìn người bác sĩ đầy vẻ cám ơn và tôn trọng.

MIỀN NAM MẤT TÂM HỒN KHAI PHÁ, RỘNG MỞ, BAO DUNG

Xã hội phân chia rất rõ địch với ta, bạn với thù. Không có người trung gian, người không theo phe phái nào. Anh không thuộc tổ chức của TA thì chính quyền xem và đối xử với anh như với kẻ ĐỊCH. Anh không thuộc BẠN của ta thì chính quyền xem và đối xử với anh như với kẻ THÙ. Anh không đồng ý với chế độ xã hội này, anh có ý kiến khác với các điểm chính của chủ nghĩa xã hội thì anh đích thực là kẻ THÙ, kẻ ĐỊCH của chính quyền, của quân đội. Trong giáo dục chính quyền phân chia nhiều thành phần khác nhau rất chi li để tạo nên các đặc quyền đặc lợi khác nhau trong thi cử. Các thí sinh được chia ra khoảng trên dưới mười thành phần dựa theo mức độ góp công hay ủng hộ của gia đình cho chế độ. Đề thi chỉ có một đề chung nhưng mỗi thành phần có một điểm đậu khác nhau. Cho tới nỗi có năm có học sinh thi đạt 26 điểm vẫn không đậu, có học sinh chỉ đạt 4-5 điểm đã đậu vào trường Y Dược. Chủ nghĩa lý lịch là cái thòng lọng lúc nào cũng lơ lửng trên đầu và sẵn sàng siết cổ tương lai của những công dân có lý lịch được xem là “xấu”. Không thuộc gia đình “Cách mạng”, không phải là đảng viên, người công dân không được tham gia vào bộ máy nhà nước, dù chỉ ở các chức vụ rất thấp… Thời Pháp thuộc, dân Tây da trắng mũi lõ có nhân dạng khác dân Việt da vàng mũi tẹt rõ rệt, vậy mà dân Việt học giỏi, có tài vẫn gia nhập tầng lớp thượng lưu xã hội. Không hiếm các tấm gương như GS. Hoàng Xuân Hãn, TS. Nguyễn Văn Huyên, nhà văn Nguyễn Tường Tam, bác sĩ Tôn Thất Tùng… ở xứ Bắc hay luật gia Bùi Quang Chiêu, đô trưởng Phan Văn Chương, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, luật sư Trình Đình Thảo, luật sư Nguyễn Hữu Thọ … ở xứ Nam. Trái lại, ở miền Nam lúc đó, kể từ sau tháng 4/1975, sự phân biệt Cách mạng và Ngụy vô cùng nghiệt ngã. Dân NGỤY không được làm công chức, con NGỤY không được thi đậu đại học (vì hệ thống điểm ưu tiên cho con cán bộ quá cao)… Chỉ có một con đường cho Ngụy và con cái của họ: đi kinh tế mới, nghĩa là chôn vùi hiện tại và tương lai nơi khỉ ho cò gáy, bỏ lại nhà cửa tạo nên từ mồ hôi nước mắt trong thành phố tiện nghi cho các nhà “cách mạng” thắng trận. 

Môi trường nghèo khó và kỳ thị nghiệt ngã như vậy bóp nghẹt mọi sáng tạo, mọi khai phá. Người có thực tài, thực học phải bỏ nước ra đi bằng con đường đầy nguy hiểm: vượt biển trên những chiếc ghe gỗ dài chừng hơn chục thước! Chính quyền cũng không muốn người tài ở lại vì sợ tinh thần tự do và sáng tạo của họ có ảnh hưởng lan tỏa trong dân chúng và sẽ có hại cho chế độ chuyên chính độc đảng. Họ tham gia vào việc đẩy dân chúng ra đi và tổ chức thu vàng của những người dân vượt biển! Tài sản của người vượt biên bị tịch thu rồi về tay quan chức địa phương và cấp cao hơn!

TQC

Photo: MỘT GÓC LÒNG DÂN

Trần Quý Cao

Kỳ 13 : Tiếc nuối miền Nam

Con sông Cửu Long khi đổ ra biển tạo nên một vùng đất phì nhiêu bậc nhất thế giới. Nơi đó, đất và nước hòa vào nhau tạo nên môi trường cực kỳ giàu có về dinh dưỡng, dưới sông tôm cá vẫy vùng, trên bờ hạt thóc rơi xuống là thành cây lúa trĩu bông, dọc sông ven biển rừng tràm, rừng đước mênh mông… Hàng trăm năm nay, nói tới xứ sở này người ta nói tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh chó chạy cong đuôi do lưu dân người Việt và người Hoa cùng nhau mở cõi để lại sự trù phú cho cháu con... Môi trường giàu có và dễ sống đó khiến tánh tình con người rộng rãi, nghĩa khí, bao dung, độ lượng. Miền Nam tiếp xúc với phương Tây rất sớm, cho nên cũng hấp thu các nét đẹp của văn hóa phương Tây như tính kỹ luật xã hội, tôn trọng cá nhân, tạo nền móng cho xã hội dân chủ thực sự…

Sau năm năm thay đổi chế độ, miền Nam đã khác xưa rất nhiều.

MIỀN NAM THÀNH ĐÓI NGHÈO

Chiến dịch đánh tư sản –chiến dịch X2- đánh sập hạ tầng mềm của nền kinh tế miền Nam; chiến dịch đổi tiền –chiến dịch X3- móc sạch tiền túi còn lại dân miền Nam (II.4). Nhiều gia đình, cũng giống như gia đình tôi, dành dụm tiền bạc của cải để tiêu xài trong vòng năm sáu năm đã kiệt quệ từ rất sớm. Dân chúng đã bị bần cùng hóa, lại càng bần cùng hơn vì các chính sách của chính quyền coi-có-vẻ-như đang tung những cú đấm hận thù và trấn lột vào xã hội miền Nam, khiến họ mất hẳn cảm tình với chính quyền mới. Đất nước đã thống nhất, lòng dân vốn phân chia chính trị Bắc-Nam đang hi vọng sớm hòa hợp, lại một lần nữa chia lìa. Lần chia lìa này khác trước: ranh giới phân chia Bắc-Nam đang dần dần mờ xóa trong khi phân chia giữa dân chúng với chính quyền mới ngày càng sâu sắc.

Chính sách ngăn sông cấm chợ hoành hành năm sáu năm trời, với hình hài vật chất của nó là các trạm kiểm soát tịch thu từng kí-lô gạo, từng lạng (=100g) thịt trong giỏ xách của người dân. Tại các trạm kiểm soát Tân Hương, Tân Hiệp của tỉnh Tiền Giang, những chiếc xe đò từ Sài Gòn đi lục tỉnh và từ lục tỉnh về Sài Gòn phải ghé lại, sắp hàng dài, từng xe từng xe bốn năm chục hành khách bước xuống cho công an bước lên lật từng tấm nệm, xét từng chỗ ngồi, lục từng túi xách xem có ai giấu chút đỉnh hàng hóa nào không. Cả xã hội phải dừng lại, xe chờ xe, người chờ người, dân chúng chờ chính sách. Cả một hệ thống kiểm soát cồng kềnh đó có mục đích chặn bắt không cho người dân mang vài trăm gram thịt hay vài trăm gram gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác. Người nào vi phạm bị tịch thu, và thậm chí bị giữ lại không cho tiếp tục chuyến đi. Chính quyền chỉ chăm chăm xét bắt vài trăm gram thịt hay gạo mà cản trở người ta sản xuất hàng tấn, hàng chục tấn sản phẩm cho xã hội. Trước năm 1975, người dân miền Nam có hoang tưởng tới mức nào cũng không tưởng tượng được một sự kiểm soát như vậy trên đất Nam Kỳ lục tỉnh!

Trên vùng đất vựa lúa gạo của thế giới đó, từ khi thay đổi chế độ, dân chúng thiếu gạo trầm trọng. Không đủ gạo ăn, dân chúng phải ăn cơm độn với bo-bo, khoai lang, khoai mì. Thịt cá là thứ xa xỉ, món ăn hàng ngày gồm canh rau muống loãng, nước muối (thay nước mắm) hay nước mắm pha loãng rồi thêm muối vào. Rất lâu mới có một buổi ăn có vài lát thịt nhỏ xíu, mỏng tanh…

Thuốc men rất thiếu thốn. Chính quyền chế ra một loại thảo dược gọi là Xuyên Tâm Liên được kê toa cùng khắp. Trạm y tế, bệnh viện… đâu đâu cũng nghe nói Xuyên Tâm Liên. Ho cảm: Xuyên Tâm Liên, sưng phù: Xuyên Tâm Liên, nhiễm trùng: Xuyên Tâm Liên… Thuốc kháng sinh vắng bóng. Các bệnh viện đã nghèo đi thấy rõ và điều kiện chăm sóc tệ hại nhanh chóng. Hai người bệnh nằm chung một giường, có khi những người bệnh nằm trên một chiếc cáng kê dọc lối đi công cộng dơ bẩn. Trên lối đi, các giỏ rác đặt rải rác, có giỏ ngã nằm ngang băng bông dính máu rơi ra ngoài…

Trên đường phố, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp. Những chiếc xe đạp sườn trầy trụa, niềng sét, vè méo mó, dây xích (dây sên) lỏng… Người đạp xe thỉnh thoảng dắt xe bị sút sên tấp lên lề đường móc sên vào líp là cảnh tượng thường thấy trên các nẻo đường kể từ khi Sàigòn được đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh. Xe đò, xe tải được gắn thêm bình than phía sau làm thùng nhiên liệu, khi xe đang chạy thỉnh thoảng một cục than cháy đỏ rơi xuống mặt đường. Tối về, các con đường lớn và nhỏ trong thành phố tối đen vì không bật đèn đường... 

Thành phố Hồ Chí Minh quả thật đã khác rất xa Sài-Gòn 6 năm trước. 
Người dân miền Nam thấy các khác biệt đó quá dễ khi so sánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại với Sài-Gòn mấy năm trước tưng bừng ánh điện, xe hơi dập dìu, hàng hóa dồi dào, bịnh viện khang trang, sạch sẽ, hệ thống ngân hàng với các dịch vụ tài chánh tiện lợi và tiến bộ, người dân ăn mặc thanh lịch và cư xử văn minh… 

MIỀN NAM BỊ MẤT TRONG SẠCH, MẤT CAO THƯỢNG, MẤT LÒNG TỰ TRỌNG

Chế độ tem phiếu đưa từ miền Bắc vào miền Nam tỏ rõ tác dụng. Người ta tính với nhau chi li từng lạng thịt lạng mỡ, từng gói đường nửa kí-lô, từng mét vải thô xấu… Trong bịnh viện, trước mặt các bệnh nhân nằm chen chúc hai người một giường, các cô y tá bàn cách cân đong đo đếm chia nhu yếu phẩm. Trong trường học, mặc cho học sinh qua lại, các thầy cô giáo chia nhau từng bịch đường, miếng thịt, từng túi ni-lông con con đựng mỡ… Có khi người ta còn chửi rủa nhau, hay thậm chí đánh lộn nhau vì các thứ đó.

Trong một xã hội thiếu thốn như vậy, kẻ có quyền trên người khác một chút tìm mọi cách vòi tiền. Bước ra xã hội là đối mặt với nhũng nhiễu, với tham nhũng được núp dưới mỹ từ “bồi dưỡng”. Ra phường: “bồi dưỡng” cho cán bộ phường. Lên quận: “bồi dưỡng” cho cán bộ quận. Con đi học: “bồi dưỡng” thầy cô giáo. Người thân bị bệnh phải khám bệnh hay nằm bệnh viện: “bồi dưỡng” cho y tá, bác sĩ…

Ban đầu dân chúng còn nếp lịch sự, cha mẹ gặp riêng thầy cô giáo kính cẩn đưa bao thơ. Dần dần cha mẹ nhờ con chuyển bao thơ. Riết rồi quen, có cha mẹ còn giao cả xấp tiền trần cho con đưa thầy cô. Người bệnh thì ngày càng tự nhiên dúi tiền vào túi các bác sĩ, y tá khi những vị này đến bên giường bệnh.  

Việc bồi dưỡng như nói trên dần dần khiến học sinh khinh lờn thầy cô. Khiến người bệnh khinh lờn bác sĩ. Và một phản ứng tất nhiên: thầy cô không cần giữ lòng tự trọng và tính thanh cao của nghề giáo, bác sĩ đánh mất y đức… 
Đã quá xa rồi cái thời cha mẹ dạy con tôn kính Thầy Cô. Cái thời người học trò lễ phép cúi chào Thầy Cô, lắng tai nghe từng lời khuyên dạy… Cũng đã quá xa rồi cái thời người bác sĩ tận tâm nhẹ nhàng chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân nhìn người bác sĩ đầy vẻ cám ơn và tôn trọng.

MIỀN NAM MẤT TÂM HỒN KHAI PHÁ, RỘNG MỞ, BAO DUNG

Xã hội phân chia rất rõ địch với ta, bạn với thù. Không có người trung gian, người không theo phe phái nào. Anh không thuộc tổ chức của TA thì chính quyền xem và đối xử với anh như với kẻ ĐỊCH. Anh không thuộc BẠN của ta thì chính quyền xem và đối xử với anh như với kẻ THÙ. Anh không đồng ý với chế độ xã hội này, anh có ý kiến khác với các điểm chính của chủ nghĩa xã hội thì anh đích thực là kẻ THÙ, kẻ ĐỊCH của chính quyền, của quân đội. Trong giáo dục chính quyền phân chia nhiều thành phần khác nhau rất chi li để tạo nên các đặc quyền đặc lợi khác nhau trong thi cử. Các thí sinh được chia ra khoảng trên dưới mười thành phần dựa theo mức độ góp công hay ủng hộ của gia đình cho chế độ. Đề thi chỉ có một đề chung nhưng mỗi thành phần có một điểm đậu khác nhau. Cho tới nỗi có năm có học sinh thi đạt 26 điểm vẫn không đậu, có học sinh chỉ đạt 4-5 điểm đã đậu vào trường Y Dược. Chủ nghĩa lý lịch là cái thòng lọng lúc nào cũng lơ lửng trên đầu và sẵn sàng siết cổ tương lai của những công dân có lý lịch được xem là “xấu”. Không thuộc gia đình “Cách mạng”, không phải là đảng viên, người công dân không được tham gia vào bộ máy nhà nước, dù chỉ ở các chức vụ rất thấp… Thời Pháp thuộc, dân Tây da trắng mũi lõ có nhân dạng khác dân Việt da vàng mũi tẹt rõ rệt, vậy mà dân Việt học giỏi, có tài vẫn gia nhập tầng lớp thượng lưu xã hội. Không hiếm các tấm gương như GS. Hoàng Xuân Hãn, TS. Nguyễn Văn Huyên, nhà văn Nguyễn Tường Tam, bác sĩ Tôn Thất Tùng… ở xứ Bắc hay luật gia Bùi Quang Chiêu, đô trưởng Phan Văn Chương, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, luật sư Trình Đình Thảo, luật sư Nguyễn Hữu Thọ … ở xứ Nam. Trái lại, ở miền Nam lúc đó, kể từ sau tháng 4/1975, sự phân biệt Cách mạng và Ngụy vô cùng nghiệt ngã. Dân  NGỤY không được làm công chức, con NGỤY không được thi đậu đại học (vì hệ thống điểm ưu tiên cho con cán bộ quá cao)… Chỉ có một con đường cho Ngụy và con cái của họ: đi kinh tế mới, nghĩa là chôn vùi hiện tại và tương lai nơi khỉ ho cò gáy, bỏ lại nhà cửa tạo nên từ mồ hôi nước mắt trong thành phố tiện nghi cho các nhà “cách mạng” thắng trận. 

Môi trường nghèo khó và kỳ thị nghiệt ngã như vậy bóp nghẹt mọi sáng tạo, mọi khai phá. Người có thực tài, thực học phải bỏ nước ra đi bằng con đường đầy nguy hiểm: vượt biển trên những chiếc ghe gỗ dài chừng hơn chục thước! Chính quyền cũng không muốn người tài ở lại vì sợ tinh thần tự do và sáng tạo của họ có ảnh hưởng lan tỏa trong dân chúng và sẽ có hại cho chế độ chuyên chính độc đảng. Họ tham gia vào việc đẩy dân chúng ra đi và tổ chức thu vàng của những người dân vượt biển! Tài sản của người vượt biên bị tịch thu rồi về tay quan chức địa phương và cấp cao hơn!

TQC

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"